Xơ gan mất bù tiếng ảnh là gì

  • Đôi khi xét nghiệm máu và/hoặc các chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn

Xơ gan được nghi ngờ nếu bệnh nhân có bệnh gan mạn tính [ví dụ: viêm gan virut mạn tính Viêm gan C, mạn tính viêm gan B Viêm gan B, mạn tính và C, bệnh gan do rượu Bệnh gan do rượu ] hoặc nếu kết quả của xét nghiệm chức năng gan Các xét nghiệm dùng trong bệnh lý gan và túi mật là bất thường; trong những trường hợp như vậy, các xét nghiệm được thực hiện để kiểm tra xơ hóa, và nếu có xơ hóa, để xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh [giai đoạn]. Biết giai đoạn xơ hóa có thể hướng dẫn các quyết định y tế. Ví dụ, sàng lọc cho ung thư tế bào gan Ung thư biểu mô tế bào gan và cho giãn tĩnh mạch dạ dày thực quản Giãn tĩnh mạch được chỉ định nếu xơ gan được xác nhận, nhưng thường không được chỉ định cho xơ gan nhẹ hoặc trung bình. Đánh giá mức độ xơ hóa gan giúp đánh giá tiên lượng của bệnh nhân viêm gan vi-rút mạn tính. Tuy nhiên, kể từ khi có sẵn các loại thuốc kháng vi-rút tác dụng trực tiếp, việc biết mức độ xơ hóa đã trở nên ít quan trọng hơn trong việc quyết định khi nào nên bắt đầu điều trị bằng thuốc kháng vi-rút.

Các xét nghiệm được sử dụng để xác định giai đoạn xơ hóa bao gồm các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, xét nghiệm máu, sinh thiết gan, và xét nghiệm mới đánh giá độ đàn hồi gan.

Chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn bao gồm siêu âm thông thường, CT và MRI. Những xét nghiệm này có thể phát hiện bằng chứng xơ gan Xơ gan và tăng áp lực tĩnh mạch cửa Tăng áp lự tĩnh mạch cửa , chẳng hạn như nốt bề mặt gan, lách to Lách to và giãn tĩnh mạch. Tuy nhiên, chúng không nhạy đối với xơ hóa trung bình hoặc xơ hóa tiến triển và có thể không phát hiện ra một số trường hợp xơ gan nếu không có lách to và giãn tĩnh mạch. Mặc dù xơ hóa có thể có đặc điểm làm thay đổi mức cản âm trên siêu âm hoặc không đồng nhất của tín hiệu trên CT, những phát hiện các đặc điểm này không đặc hiệu và có thể chỉ ra chỉ có mỡ trong nhu mô gan.

Các công nghệ âm mới có thể làm tăng độ chính xác của siêu âm và MRI để phát hiện xơ hóa hoặc xơ gan sớm; bao gồm

  • Siêu âm đàn hồi Siêu âm

  • Chẩn đoán hình ảnh xung lực

Đối với các xét nghiệm này, sự rung động âm thanh được áp dụng cho vùng bụng với một đầu dò. Tốc độ truyền những rung động này qua mô gan cho thấy gan bị cứng [tức là bị xơ hóa] như thế nào. Tuy nhiên, một số bệnh lý khác ngoài xơ hóa cũng làm tăng độ cứng của gan viêm gan Tổng quan về Viêm Gan vi-rút , tăng áp lực tim phải, và trạng thái sau bữa ăn. Ngoài ra, những kỹ thuật này chưa được xác nhận ở bệnh nhân mang thai. Do đó, việc sử dụng các kỹ thuật này thường không được khuyến cáo ở những bệnh nhân có một trong những tình trạng này.

Sinh thiết gan vẫn là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán và phân đoạn xơ gan và để chẩn đoán rối loạn gan tiềm ẩn gây xơ hóa. Tuy nhiên, sinh thiết gan là thủ thuật xâm lấn, dẫn đến 10 đến 20% nguy cơ biến chứng nhẹ [ví dụ đau sau phẫu thuật] và 0,5 đến 1% nguy cơ biến chứng nghiêm trọng [ví dụ chảy máu nặng]. Ngoài ra, sinh thiết gan bị giới hạn bởi sai số khi lấy mẫu và chưa đồng thuận hoàn toàn trong việc giải thích các phát hiện của mô bệnh học. Vì vậy, sinh thiết gan có thể không phải lúc nào cũng được thực hiện. Sinh thiết gan thường không được thực hiện chỉ để phân loại xơ gan trừ khi các xét nghiệm không xâm lấn khác mang lại kết quả bất thường.

Xét nghiệm máu bao gồm các dấu ấn có sẵn kết hợp dấu ấn gián tiếp [ví dụ, bilirubin huyết thanh] và các dấu ấn trực tiếp của chức năng gan. Các dấu ấn trực tiếp là các chất liên quan đến quá trình tổng hợp các chất lắng đọng ngoài gian bào hoặc các cytokin là các chất lắng đọng ngoài gian tế bào. Những dấu ấn này được sử dụng tốt nhất để phân biệt giữa 2 mức độ xơ hóa: vắng mặt đến mức tối thiểu và trung bình đến nặng; chúng không phân biệt chính xác giữa các mức độ xơ hóa từ trung bình đến nặng. Vì vậy, nếu nghi ngờ xơ hóa, một phương pháp tiếp cận là bắt đầu với một trong những dấu ấn này và sau đó làm sinh thiết gan khi các dấu ấn chỉ ra cho thấy xơ hóa mức độ từ vừa đến nặng.

Những xét nghiệm nào được thực hiện có thể phụ thuộc vào mức độ nghi ngờ trên lâm sàng, dựa trên thăm khám lâm sàng, bao gồm cả kết quả xét nghiệm gan. Ví dụ, các xét nghiệm máu không xâm lấn có thể được sử dụng để xác định liệu sinh thiết có được chỉ định; trong một số trường hợp, các chẩn đoán hình ảnh có thể không cần thiết.

Khi gan bị tổn thương, các tế bào trong gan sẽ cố gắng sửa chữa và tạo thành những mô sẹo, các mô sẹo xuất hiện ngày càng nhiều gây tình trạng xơ gan. Giai đoạn nặng nhất của bệnh xơ gan là xơ gan mất bù, lúc này các chức năng gan gần như đã mất hoàn toàn chức năng. Để tìm hiểu xơ gan mất bù là gì? Biểu hiện, phương pháp chẩn đoán, điều trị và cách phòng ngừa bệnh, mời bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây.

1. Bệnh xơ gan mất bù là gì?

Bệnh xơ gan do các tác nhân gây hại cho gan tấn công trong một thời gian dài, khiến các tế bào gan bị hư hại, chất dần và hình thành các mô sẹo, các mô sẹo cản trở các chức năng của gan và khiến gan không thể khôi phục được như trước, dần dần dẫn đến xơ gan. 

Xơ gan phát triển theo hai giai đoạn khác nhau bao gồm giai đoạn còn bù và giai đoạn mất bù. Ở mỗi giai đoạn, người bệnh sẽ có các triệu chứng khác nhau. Trong đó xơ gan mất bù còn được gọi là xơ gan cổ trướng. Đây là giai đoạn cuối cùng của xơ gan và cực kỳ nguy hiểm.

Vào giai đoạn cuối lúc này, gan đã mất đi chức năng giải độc, từ đó khiến sức khỏe người bệnh có chiều hướng xấu đi do cơ thể bị nhiễm độc. 

2. Nguyên nhân gây xơ gan mất bù

Nguyên nhân gây xơ gan mất bù phổ biến là do sự tiến triển của xơ gan kết hợp với các yếu tố khác. Trong đó, uống quá nhiều rượu bia cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến xơ gan tiến triển nặng hơn.

Các loại ung thư khác nhau cũng có thể gây biến chứng, dẫn đến xơ gan mất bù. Xơ gan cổ trướng do ung thư thường là bởi ung thư tiến triển hoặc tái phát lại. Ngoài ra, một số bệnh lý khác liên quan cũng góp phần gây nên xơ gan như: mỡ máu,  đái tháo đường, viêm gan virut B, C…

Xơ gan mất bù là giai đoạn cuối của bệnh xơ gan, làm mất đi chức năng gan và ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe

3. Các biểu hiện của xơ gan mất bù là gì?

Như đã đề cập ở trên, xơ gan mất bù là giai đoạn cuối của bệnh xơ gan. Đây là lúc mà khả năng phục hồi và thải độc của gan đã không còn. Triệu chứng dễ nhận thấy nhất ở giai đoạn này chính là cổ trướng. 

Cổ trướng được hình thành do sự tích lũy dịch gây ra tình trạng phình to ổ bụng. Đối với người khỏe mạnh, ở khoang màng bụng giữa lá thành và lá tạng có bao phủ một khoang ảo không chứa nước, nếu có thì chỉ là một phần nhỏ dịch nhầy bôi trơn. Nếu ở khu vực này xuất hiện một lượng dịch thì người ta sẽ gọi đó là tràn dịch màng bụng hay là cổ trướng. Phần dịch này chứa một lượng lớn Protein dạng albumin có màu vàng nhạt.

Lưu ý:

Các biểu hiện của xơ gan cổ trướng thường chỉ được phát hiện khi bệnh đỡ trở nên nghiêm trọng, không còn khả năng tự phục hồi. Người bệnh lúc này sẽ có các biểu hiện như: 

– Tích trữ nước, phình bụng, dễ vỡ mạch máu, suy thận 

– Sa sút cân nhanh chóng trong thời gian ngắn

– Chân bị phù nề, ấn vào có vết lõm và phải mất 1 – 2 phút để hồi lại

– Da có màu vàng nhẹ, càng về sau sẽ càng đậm hơn

– Gan không lọc được amoniac nên não sẽ bị nhiễm độc, khiến người bệnh bị hôn mê, lúc tỉnh lúc ngất

– Sao mạch trên da, môi, lưỡi, niêm mạc nhợt nhạt, nôn, tiêu chảy, bầm huyết dưới da.

Bệnh nhân bị xơ gan mất bù có thể chuyển thành ung thư gan, gây tử vong chỉ sau một thời gian ngắn.

Báng bụng, nổi mạch máu là những dấu hiệu muộn của xơ gan giai đoạn cuối

3. Các biện pháp chẩn đoán và điều trị xơ gan mất bù

3.1 Phương pháp chẩn đoán xơ gan mất bù 

Ngoài việc thăm khám thể chất và hỏi về các triệu chứng, bệnh lý hiện tại của bệnh nhân, các bác sĩ có thể chỉ định thêm các phương pháp khám như: 

– Chọc dịch ổ bụng lấy chất lỏng từ bụng của bệnh nhân để kiểm tra, xét nghiệm các dấu hiệu bệnh như ung thư hay nhiễm trùng. Thông qua xét nghiệm này có thể chỉ ra được nguyên nhân gây nên cổ trướng. 

– Chẩn đoán bằng hình ảnh như chụp CMT, MRI, siêu âm đàn hồi mô gan để xem được hình ảnh bên trong ổ bụng của người bệnh.

3.2 Một số phương pháp điều trị xơ gan giai đoạn mất bù

Như đã trả lời câu hỏi xơ gan mất bù là gì? Thì đây là giai đoạn cuối của bệnh, lúc này, các biện pháp điều trị chủ yếu để làm giảm thiểu các triệu chứng và ngăn ngừa những diễn tiến xấu của bệnh. Tùy vào từng giai đoạn của bệnh, các biến chứng cũng như thể trạng của bệnh nhân, các bác sĩ sẽ chỉ định áp dụng một số phương pháp điều trị như sau: 

– Chỉ định bệnh nhân sử dụng thuốc lợi tiểu giúp loại bỏ bớt chất lỏng ra khỏi người bệnh nhân.

– Dừng ngay việc uống rượu bia, cắt giảm lượng muối ăn hàng ngày

– Trong một số trường hợp, nếu bệnh nhân có quá nhiều dịch trong ổ bụng, khiến người bệnh khó thở, thuốc lợi tiểu không có tác dụng, bác sĩ sẽ chỉ định chọc hút dịch cổ trướng.

– Người bệnh ở giai đoạn cuối sẽ bị phù chân, do chức năng gan suy giảm, dẫn đến việc đi lại trở nên khó khăn hơn,… Chính vì thế, khi nghỉ ngơi, bệnh nhân cần phải được kê chân cao hơn so với đầu, mục đích là để giảm tình trạng phù. 

– Do chức năng gan bị suy giảm, mất đi khả năng đào thải độc tố nên người bệnh cũng cần vệ sinh răng, mũi, miệng để tránh bị nhiễm trùng, giúp người bệnh thoải mái hơn.

– Không chỉ vậy, cần tạo cho người bệnh một không gian yên tĩnh, thoải mái để nghỉ ngơi, tránh ồn ào.

Trường hợp bệnh nhân cổ trướng quá to, thuốc lợi tiểu không có tác dụng, bác sĩ sẽ chỉ định chục hút dịch ổ bụng để giảm biến chứng nguy hiểm

4. Một số biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả

4.1 Đối với những người chưa mắc các bệnh lý về gan 

Để đề phòng xơ gan, các bác sĩ khuyến cáo nên thực hiện các bước sau để chăm sóc gan: 

– Hạn chế dùng rượu bia và các thức uống chứa chất kích thích như cafe, nước tăng lực.

– Chế độ ăn uống lành mạnh, tích cực ăn các loại rau xanh và hoa quả, ngũ cốc nguyên hạt và thịt nạc. Hạn chế dầu mỡ và đồ chiên rán

– Duy trì cân nặng, nên có kế hoạch giảm cân trong trường hợp thừa cân, béo phì để tránh bị gan nhiễm mỡ

– Sử dụng thực phẩm sạch, đảm bảo an toàn để hạn chế tối đa gây tổn thương cho gan do phẩm màu hoặc các chất bảo quản khác.

– Ăn chín uống sôi, tránh ăn thức ăn sống dễ gây nhiễm ký sinh trùng.

4.2 Với những người đang mắc bệnh về gan

Với những trường hợp đã bị viêm gan hoặc xơ gan, thì sau đây là một số phương pháp giúp người bệnh phòng ngừa cổ trường, bao gồm: 

– Ngừng uống rượu bia, bỏ thuốc lá

– Tập luyện đều đặn, duy trì cân nặng

– Hạn chế muối cho chế độ ăn uống

– Đối với những người mắc bệnh viêm gan B hoặc C cần theo dõi định kỳ 3 đến 6 tháng một lần để phát hiện và điều trị sớm các trường hợp viêm gan tiến triển, hạn chế những biến chứng nặng như xơ gan hoặc ung thư gan. 

– Tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, hỏi ý kiến bác sĩ trong trường hợp cần sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh lý liên quan khác.

Trên đây là một số thông tin cơ mà cần biết về bệnh xơ gan mất bù là gì. Gan là cơ quan vô cùng quan trọng đối với cơ thể chúng ta. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, hãy tới ngay chuyên khoa gan mật uy tín để được chẩn đoán nguyên nhân và điều trị kịp thời.

Video liên quan

Chủ Đề