Một hai nghiêng nước nghiêng thành nghĩa là gì

MỘT HAI NGHIÊNG NƯỚC NGHIÊNG THÀNH [27]

Nghiêng nước nghiêng thành: tức “khuynh thành khuynh quốc” 倾城倾国, hình dung phụ nữ cực kì xinh đẹp.

          Bài Chiêm ngưỡng瞻卬  ở phần Đại nhã 大雅  trong Kinh Thi, châm biếm U Vương 幽王 vì say mê Bao Tự 褒姒 và tin dùng hoạn quan mà khiến đất nước suy sụp. Bài thơ có câu:

Triết phu thành thành

Triết phụ khuynh thành

哲夫成城

哲婦傾城

[Đàn ông thông minh mưu trí thì dựng nên thành trì

Đàn bà thông minh mưu trí thì làm nghiêng đổ thành trì]

          Thời Tây Hán, nhạc quan cung đình Lí Diên Niên 李延年 có bài thơ:

Bắc phương hữu giai nhân

Tuyệt thế nhi độc lập

Nhất cố khuynh nhân thành

Tái cố khuynh nhân quốc

Ninh bất tri khuynh thành dữ khuynh quốc

Giai nhân nan tái đắc

北方有佳人

绝世而独立

一顾倾人城

再顾倾人国

宁不知倾城与倾国

佳人难再得

[Phương bắc có một giai nhân

Dung mạo xinh đẹp tựa hồ trên đời không có người thứ hai

Lần đầu đưa mắt nhìn người giữ thành thì thành thất thủ

Đưa mắt nhìn quân vương lần nữa thì đất nước ngả nghiêng

Tuy biết là nghiêng thành nghiêng nước

Nhưng với giai nhân khó mà có cơ hội gặp lại được]

          Theo Hán thư – Ngoại thích truyện 汉书 - 外戚传, có một lần trong buổi yến tiệc ở cung đình, Lí Diên Niên李延年 khi dâng điệu múa đã hát bài thơ này. Hán Vũ Đế汉武帝nghe qua không ngăn được cảm thán: Trên đời làm gì có người nào đẹp như thế? Chị của Hán Vũ Đế là Bình Dương công chúa 平阳公主 tiến cử em gái của Lí Diên Niên. Hán Vũ Đế cho triệu kiến, quả nhiên nàng cực kì xinh đẹp. Từ đó, em gái của Lí Diên Niên trở thành Lí phu nhân 李夫人sủng ái của Hán Vũ Đế.

Một hai nghiêng nước nghiêng thành

Sắc đành đòi một, tài đành hoạ hai

[“Truyện Kiều” 27 – 28]

Nghiêng nước nghiêng thành X. Khuynh thành: Làm nghiêng thành, chỉ người đàn bà đẹp nhất nước. Lý Diên Niên trong Hán thư nói: Phương Bắc có người đẹp nhất đời mà đứng một mình. Một cười làm nghiêng cái thành người ta, hai cười làm nghiêng nước người ta.

[Đào Duy Anh: “Từ điển Truyện Kiều”, nxb Khoa học xã hội, Hà Nội – 1989]

Trong “Kim Vân Kiều” [Đoạn trường tân thanh] do Bùi Khánh Diễn chú thích, ghi rằng:

          Lý Diên Niên thi: Bắc phương hữu giai nhân, tuyệt thế nhi độc lập, nhất cố khuynh nhân thành, tái cố khuyên nhân quốc, khởi bất tri khuynh thành dữ khuynh quốc, giai nhân nan tái đắc.

          李延年詩:北方有佳人絕世而獨立一顧傾人城再顧傾人國豈不知傾城與傾國佳人難再得

          [Thơ ngươi Lý Diên Niên: phương Bắc có người đẹp, nhất đời không ai bằng, liếc trông một lần nghiêng thành, trông hai lần nghiêng nước, không phải không biết thành nghiêng nước đổ, nhưng thực khó được người đẹp]

[Sài Gòn: nxb Sống Mới, 1960] 

Xét: Câu 27 trong “Truyện Kiều”, Nguyễn Du đã lấy ý từ bài thơ của Lí Diên Niên. “Một hai” là Nguyến Du dịch từ “nhất cố và tái cố”.

Theo “Tư liệu Truyện Kiều  - Bản Duy Minh Thị 1872” do GS Nguyễn Tài Cẩn phiên Nôm, thì câu 28 là:

Sắc đành TRỌI một tài đành hoạ hai

                                                     [Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2002]

                                                                 Huỳnh Chương Hưng

                                                                Quy Nhơn 02/01/2020

Tìm và giải thích nghĩa của các thành ngữ của các câu sau :

a] Một hai nghiêng nước nghiêng thành

Sắc đành đòi một, tai đành họa hai.

b] Trông cho chân cứng đá mềm

Trời êm biển lặng mới yên tấm lòng .

c] Có một con ếch quen thói coi trời bằng vung, nên cứ nghênh ngang đi lại khắp nơi ; nhâng nháo nhìn trời và kêu ồm ộp.

Một hai NGHIÊNG NƯỚC, NGHIÊNG THÀNH

Sắc đành đòi một, tài đành hoạ hai

[Câu 27, 28. Tài sắc Thuý Kiều]

“Ví chăng duyên nợ ba sinh

Làm chi những thói KHUYNH THÀNH trêu ngươi!”

[Cầu 257, 258. Kim Trọng than thở]

Lạ cho cái sóng KHUYNH THÀNH

Làm cho đổ quán, xiêu đình như chơi.

[Câu 1301, 1302. Thức Sinh đam mê Kiều].

Nhìn một cai xiêu thảnh người, nhìn một cái nữa đổ nước người. Ý nghĩa là muốn nói đến cái nhan sắc cực kỳ đẹp khiến người ta say mê đến mất thảnh mất nước mà cũng không hay.


Điển tích Nghiêng nước nghiêng thành

Câu này Nguyễn Du dịch lời ca của Lý Diên Niên trong tích Hán Vũ Đế tuyển người đẹp.

Năm Nguyên sóc, Hán Vũ đế cho xấy dựng đền Minh Quang và kén chọn hai ngàn gái đẹp ở vùng Yên, Triệu đưa vào ở trong đó. Những người đẹp được tuyển chọn này chỉ tuổi từ mười lăm trở lên, nhưng quá ba mươi tuổi thì bị thải hồi.

Ngoài đền Minh Quang, Hán Vũ đế còn nhiều nơi khác để chứa gái đẹp. Tống cộng số gái đẹp của nhà vua này lên đến một vạn tám ngàn. Ấy thế mà Hán Vũ đế vẫn còn cho là thiếu.

Một hôm, ca nhân Lý Diên Niên hát cho Hán Vũ đế nghe rằng:

"Bắc phương hữu giai nhân

Tuyệt thế nhi độc lập.

Nhất cố nhân khuynh thành

Tái cố nhân khuynh quốc.

Ninh bất tri khuynh thành dữ khuynh quốc,

Giai nhân nan tái đắc".

[Phương Bắc có người đẹp

Tuyệt vời đứng riêng bậc.

Một nhìn, người nghiêng thành

Hai nhìn, người nghiêng nước.

Há rằng chẳng biết nước, thành nghiêng,

Chỉ vì người đẹp khó tim được].

Hán Vũ đế bèn hỏi:

- Thế gian có người đẹp đến như thế sao?

Tả hữu thưa:

- Tầu bệ hạ, người đẹp trong bài ca ấy chính là cô em gái của Lý Diên Niên vậy.

Hán Vũ đế bèn ra lệnh cho Lý Diên Niên đưa em gái vào cung. Nhà vua rất sủng ái nàng và bắt cả triều thần phải gọi nàng là Lý phu nhân. Vua lại phong cho Lý Diên Niên từ chức Cẩn giám lên chức Hiệp Luật Đô úy.

Lý phu nhân ở với Hán Vũ đế hơn một năm thì sinh được một con trai, tức là Sương ấp vương sau này.

Một thời gian sau Lý phu nhân bị bệnh nặng. Hán Vũ đế tự đến thăm hỏi nhưng không được nàng tiếp. Nàng trùm chăn kín mít và nói với nhà vua:

- Thiếp bị đau nặng đã lâu, hình dung tiều tuy lắm, không dám đem cái nhan sắc héo úa ra mắt nhà vua. Chi xin gởi lại nhà vua một người con trai và mấy người anh em.

Hán Vũ đế nói:

- Phu nhân bệnh nặng e khó qua, hãy mở chăn nhìn ta mà ký thác con và anh em có phải hơn không?

Lý phu nhân vẫn trùm chăn kín mà nói:

- Theo lệ, đàn bà mặt mũi không sạch, không được trông thấy đặng quân phụ.

Nhà vua cố nài nỉ:

- Phu nhân hãy ra mắt trẫm một lần này thôi, trẫm sẽ ban cho phu nhân nghìn vàng, cho con và anh em của phu nhân làm quan to.

Lý phu nhân vẫn một mực khước từ:

- Cho làm quan là quyền ở nhà vua, không do sự ra mắt của thần thiếp.

Nói đoạn, Lý phu nhân quay vào vách, thở dài rồi nín lặng. Hán Vũ đế cả giận, đứng phắt dậy bước ra ngay, không nói thêm tiếng nào.

Các người thân thích biết chuyện, đến trách Lý phu nhân rằng:

- Sao quý nhân không mở mặt ra cho đặng quân vương trông thấy, rồi đem con và anh em ký thác có phải hơn không? Sao lại làm cho nhà vua tức giận đến thế?

Lý phu nhân đáp:

- Đàn bà là kẻ lấy nhan sắc thờ người. Nay nhan sắc đã kém tất nhiên tình yêu phải phai nhạt. Tình yêu đã phai nhạt thì sẽ không còn ân huệ gì nữa. Bấy lâu nhà vua sủng ái ta là chỉ vì ta còn nhan sắc. Nay ta đang ốm nặng, nhan sắc tiều tụy, nếu để nhà vua trống thấy thì, thử hỏi ngài còn yêu ta như trước nữa không. Dĩ nhiên khi tình yêu không còn thì làm sao ngài còn thương đến anh em ta nữa. Nay ta không ra mắt nhà vua là ý muốn gởi gắm anh em một cách thiết tha vậy.

Ít hôm sau Lý phu nhân từ trần. Hán Vũ đế cho chôn cất nàng rất hậu. Nhà vua lại sai họa nhân vẽ ảnh nàng treo trong cung Cam Tuyền để ngày ngày nhìn ngắm. Nhà vua cũng phong chức các anh em của Lý phu nhân làm quan cao.

Hán Vũ đế ngày đêm thương nhớ Lý phu nhân khôn nguôi. Nhà vua sai người đào ao Côn Linh, đông thuyền hình chim phượng để ở ao ấy. Ngài tự chế bài hát, lên thuyền đi chơi bắt các cung nhân hát để giải buồn.

Một hôm, ca nhi hát bài “Lá rụng ve kêu” như sau:

“Xuyến võng im bặt tiếng kêu

Thềm son mấy đợt bụi rêu lờ mờ.

Phòng không lạnh ngắt như tờ,

Gió đưa lá rụng phất phơ cửa ngoài.

Bấy lâu tưởng háo mong hoài,

Trông ai chẳng thấy, bùi ngùi lòng ta...",

Vũ đế nghe bài hát càng buồn rầu thêm, sai lấy nến mỡ rồng soi trong khoang thuyền để tìm hình ảnh Lý phu nhân. Rồi ngài ôm mặt khóc nức nở như một đứa trẻ con... 

Video liên quan

Chủ Đề