Một người không máy uống nhầm thuốc trừ sâu điều đầu tiên cần sơ cứu là

Hoá chất bảo vệ thực vật là gì?

Hoá chất bảo vệ thực vật [BVTV] là bất kỳ chất hay hỗn hợp chất nào được dùng để phòng ngừa, khống chế và tiêu diệt bất kỳ sâu bọ hay vectơ truyền bệnh nào kể cả nấm… Tên gọi này cũng dùng để chỉ cả các hoá chất  dùng để điều hoà sinh trưởng, làm rụng lá, làm khô, làm sai quả, phòng rụng quả, các chất dùng trong bảo quản hàng hoá thực vật.

Như vậy hoá chất bảo vệ thực vật có thể là:

– Thuốc trừ sâu, trừ nhện và côn trùng gây hại như muỗi, ruồi, ve, bọ chét.

– Thuốc diệt nấm, trừ bệnh, trừ vi sinh vật gây hại.

– Thuốc diệt cỏ, làm rụng lá, kích thích sinh trưởng.

– Diệt chuột và các loài gậm nhấm.

Về nguồn gốc và cấu trúc hoá học, HCBVTV có thể là:

– Hoá chất bảo vệ thực vật hữu cơ: chlor hữu cơ, phospho hữu cơ, carbamat, nereistoxin …..

– Hoá chất bảo vệ thực vật vô cơ: các hợp chất của asen, đồng, lưu huỳnh….

– Hoá chất bảo vệ thực vật có nguồn gốc thực vật: các alcaloid, nicotin, pyrethroid, anabazin.

Hoá chất bảo vệ thực vật ngày càng phong phú về chủng loại, nhiều về số lượng sử dụng, kéo theo một thực tế là hoá chất bảo vệ thực vật càng được sử dụng rộng rãi thì càng dễ trở thành nguyên nhân gây ngộ độc. Sự có sẵn hoá chất bảo vệ thực vật cùng số lượng tăng cao của ngộ độc loại hoá chất này cũng phản ánh  một thực tế rằng quản lý sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật ở nước ta còn bất cập, tạo ra nguy cơ cao cho trẻ em nói riêng, cộng đồng nói chung.

Nguyên nhân ngộ độc

Nhiễm độc trong quá trình vận chuyển, tàng trữ, sử dụng [khuân vác, đi phun, bốc xếp trong nhà kho…].

Do tự tử [uống thuốc trừ sâu]. Với các trẻ lớn tuổi vị thành niên dễ bị manh động, vì những lý do nhiều khi rất đơn giản như bố mẹ mắng, thi trượt v.v đã uống  HC bảo vệ thực vật như là một sự giải thoát cho những uất ức của mình.

Do tai nạn [ăn phải các loại hoa quả , rau cỏ có lượng thuốc bảo vệ thực vật tồn dư nhiều.

Các loại hoá chất thường gặp nhất là phospho hữu cơ, clo hữu cơ, pyrethroid, nereistoxin, carbamat, thuốc diệt chuột gây co giật, các hoá chất chống nấm.

Hoa quả nhập khẩu từ Trung Quốc đã từng bị phát hiện có chứa hoá chất bảo vệ thực vật, nho đỏ Trung Quốc có thể nhiễm difenoconazole Loại táo Fuji có xuất xứ từ Yên Đài, Trung Quốc có màu sắc đẹp, vỏ bóng, ăn giòn, sản lượng cả triệu tấn mỗi năm. Tuy nhiên, vừa qua, có thông tin táo Fuji được trồng bằng công nghệ bọc túi tẩm thuốc sâu độc hại và đựng các bọc có chứa thiram [dimetyl dithiocarbamate, rất độc hại] và melarsoprol [hợp chất hữu cơ độc hại chứa arsen]. Nhiều nông dân trồng táo đã bọc táo từ lúc còn non đến lúc chín bằng loại túi tẩm thuốc trừ sâu này.

Trẻ em có thể nhiễm HC bảo vệ thực vật từ thức ăn, từ nước uống, do uống nhầm, do dư lượng trong thực phẩm, hoặc do sự vô ý của người lớn: tẩm thuốc diệt chuột vào lạc rang, kẹo, khoai, bỏng ngô v.v.. và để trong nhà, ven đường đi và trẻ nhỏ đã nhặt ăn rồi bị bệnh…

Các biểu hiện của ngộ độc hoá chất BVTV

Các dấu hiệu bất thường như:

Tiêu hoá: buồn nôn, nôn nhiều ra thức ăn và hoá chất bảo vệ thực vật. Đây là dấu hiệu gặp trong nhiều trường hợp ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật; ỉa chảy dữ dội: gặp khi ngộ độc phospho hữu cơ, nereistoxin, ỉa ra máu tươi gặp trong ngộ độc pereistoxin.

Thần kinh:

Lơ mơ, hôn mê gặp trong các ngộ độc HC bảo vệ thực vật nặng

Co giật: ngộ độc cấp chlor hữu cơ, thuốc diệt chuột các loại , thuốc diệt cỏ [??].

Liệt cơ: phospho hữu cơ, chlor hữu cơ, nereistoxin, pyrethroid làm cho trẻ không đi lại được hoặc không đứng được, liệt cơ hô hấp làm cho trẻ không thở được, thở rất yếu, nhanh, kèm theo xanh tím do thiếu oxy.

Hội chứng bệnh lý thần kinh ngoại vi cấp: tăng cảm giác đau ở bàn chân bàn tay, đau tăng khi đụng chạm đến, kèm rụng lông, liệt gặp khi  ngộ độc các HC có thuỷ ngân, thalium, asen.

Hô hấp: suy hô hấp rất thường gặp và là nguyên nhân trực tiếp gây chết trong ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật, đặc biệt suy hô hấp do tăng tiết đờm dãi và co thắt phế quản trong hội chứng muscarin gặp khi ngộ độc phospho hữu cơ hoặc carbamat. Trẻ khó thở, thở khò khè hoặc thở rít,  thở nhanh nông hoặc ngược lại thở chậm, rời rạc; da xanh tím, vã mồ hôi, co kéo hõm ức, phập phồng cánh mũi,

Tuần hoàn: Mạch chậm gặp khi ngộ độc phospho hữu cơ, carbamat. Mạch nhanh có thể gặp ở ngộ dộc tất cả các loại HC bảo vệ thực vật nhưng thường gặp với ngộ độc các HC bảo vệ thực vật gây co giật và gây độc với tim như các thuốc diệt chuột nhóm fluoroacetamid và fluoroacetat

Tụt huyết áp có thể gặp ở tất cả các ngộ độc nặng: mạch nhanh nhỏ khó bắt hoặc không bắt được, huyết áp tụt hoặc không đo được.

Tiết niệu: Đái ra nước tiểu thẫm màu [đỏ để dần chuyển thành  đen] gặp trong ngộ độc các hoá chất gây co giật, tiêu cơ vân dẫn đến đái ít, hoặc suy thận vô niệu có thể gặp trong ngộ độc HC diệt chuột fluoroacetate và fluoroacetamid, Nereistoxin, thuốc trừ sâu chlor hữu cơ.

Hội chứng cường cholinergic: gặp trong ngộ độc cấp HC bảo vệ thực vật phospho hữu cơ, carbamat: trẻ nôn mửa, kêu khó thở tức ngực, da tái lạnh, vã mồ hôi, run toàn thân hoặc co giật. Da tái, vã mồ hôi, tăng huyết áp: phospho hữu cơ, nicotin.

Xử trí ngộ độc thuốc BVTV

Ngộ độc thuốc BVTC thường có bệnh cảnh và diễn biến phức tạp, tiên lượng khó lường, nguy cơ tử vong cao. Vì vậy, các bệnh nhân ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật cần được nhanh chóng đưa tới bệnh viện để được điều trị kịp thời và chính xác. Tuy nhiên, chúng tôi xin giới thiệu những công việc sơ cứu mà các cộng tác viên hoặc chính gia đình bệnh nhân có thể và phải thực hiện khi phát hiện trẻ ngộ độc hoặc nghi ngờ bị ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật

Việc đầu tiên là nên gọi điện thoại đến Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai hoặc đến trung tâm y tế gần nhất hoặc trạm vận chuyển cấp cứu 115 để được hướng dẫn và hỗ trợ. Sau đó tuỳ điều kiện và hoàn cảnh có thể thực hiện các biện pháp sơ cứu sau:

Hạn chế hấp thu độc chất

– Ngộ độc đường hô hấp: đưa ngay bệnh nhân ra khỏi khu vực nhiễm độc, đặt nằm nơi thoáng gió. Nếu trẻ suy hô hấp, ngừng thở thì cho thông khí nhân tạo [bóp bóng]. Nếu thổi ngạt phải hết sức thận trọng để tránh cho người cấp cứu bị nhiễm độc, nên thay người thổi ngạt sau vài ba phút.

–  Ngộ độc đường da: cởi bỏ quần áo nhiễm độc chất, rửa vùng da tiếp xúc độc chất với xà phòng và nước sạch. Gội đầu nếu tóc nhiễm hoá chất độc.

–  Ngộ độc đường tiêu hoá: Gây nôn nếu phát hiện sớm và bệnh nhân còn tỉnh, không có nguy cơ sặc vào phổi: cho bệnh nhân uống 1 hơi nhiều nước sau đó dùng tăm bông hoặc  tay ngoáy họng gây nôn.

+ Những bệnh nhân nhiễm độc nặng thường tự nôn. Nếu không tỉnh thì không gây nôn vì nguy cơ sặc vào phổi.

+ Cho BN uống than hoạt: loại nhũ tương [Antipois BMai] đóng týp sẵn hoặc loại bột với liều 1-2g/kg cân nặng kèm theo sorbitol 2-4g/kg cân nặng.

Nếu BN co giật nhiều, cho trẻ các thuốc an thần cắt giật nếu có thể

Benzodiazepam ống 10 mg tiêm tĩnh mạch chậm 1/3 – 1 ống mỗi lần, nhắc lại cho đến khi cắt cơn giật.

– Hoặc thiopental tiêm tĩnh mạch 2 mg/kg cân nặng nhắc lại cho đến khi cắt cơn giật.

– Hoặc midazolam ống 5 mg, pha loãng tiêm tĩnh mạch chậm đến khi cắt cơn giật.

hoặc các loại thuốc an thần khác …

Nếu có ngừng tuần hoàn [bệnh nhân hôn mê, ngừng tim – không bắt được mạch, ngừng thở, tiến hành hồi sinh tim phổi: ép tim và thổi ngạt. Duy trì thổi ngạt 2 lần ép tim 15 lần cho đến khi tim đập lại, trẻ tự thở được, kể cả trên xe vận chuyển cấp cứu. Tuy nhiên, khi thổi ngạt cần tránh nhiễm độc cho người cấp cứu bằng cách tránh hít phải khí thở ra của bệnh nhân, thay người thổi ngạt sau mỗi vài phút.

Nếu bệnh nhân hôn mê để bệnh nhân nằm tư thế an toàn: nằm nghiêng, ngửa cổ tối đa, đầu thấp, trong quá trình vận chuyển đến bệnh viện.

Chuyển bệnh nhân đến bệnh viện càng nhanh càng tốt. sau khi thực hiện các biện pháp sơ cứu có thể. Chú ý mang theo các tang vật: thức ăn nước uống nghi nhiễm độc, vỏ chai lọ hoặc chất trừ sâu trẻ đã uống hoặc có trong gia đình…để giúp cho việc chẩn đoán nhanh chóng chính xác độc chất.

Phòng tránh ngộ độc hoá chất BVTV
Cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc cất giữ, vận chuyển, sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật.

Các hoá chất bảo vệ thực vật cần được để tại những nơi kín đáo, ở nhà kho riêng biệt hoặc trong các hộp riêng, có khoá. Không để các HC bảo vệ thực vật gần các nơi để thức ăn, nước uống. Không dấu thuốc diệt chuột lên mái nhà, mái bếp.

Các loại chai lọ bao bì đựng thuốc bảo vệ thực vật cần có đầy đủ nhãn hiệu. không đựng thuốc bảo vệ thực vật trong các vỏ chai lọ nước giải khát [ví dụ vỏ chai lavie]

Không để bất cứ loại hoá chất bảo vệ thực vật nào trong khu vực trẻ em thường vui chơi qua lại.

Không để các mồi bả chuột như lạc rang, bỏng ngô, khoai…có tẩm thuốc diệt chuột ở những nơi trẻ có thể nhìn thấy và lấy được.

Không để trẻ lại gần nơi người lớn đang chuẩn bị các hoá chất trừ sâu, diệt chuột. Nếu đang chuẩn bị thuốc trừ sâu diệt chuột mà có việc khác, cần thu dọn cất thuốc bảo vệ thực vật vào nơi quy định, đúng cách an toàn tránh việc trẻ thấy và lấy ăn nhầm, hoặc nghịch chơi …

Không lạm dụng hoá chất bảo vệ thực vật trong trồng trọt, thu hái đúng thời gian cách ly sau phun thuốc [bình quân 20-25 ngày trở lên].

Cần để ý các diễn biến tâm sinh lý của lứa tuổi vị thành niên, giải quyết các khúc mắc của trẻ, không đánh chửi, không gây sức ép quá mức cho trẻ trong việc học hành

1. Ngộ độc thực phẩm

Tình trạng ngộ độc thực phẩm xảy ra sau khi ăn, uống phải thực phẩm nhiễm khuẩn, nhiễm độc hoặc có chứa chất gây độc, thức ăn bị ôi thiu… Thông thường ngộ độc cấp tính sẽ xuất hiện sau vài phút, vài giờ hoặc 1 - 2 ngày sau khi ăn.

Ngộ độc thực phẩm nặng thì có thể dẫn tới tử vong, nhẹ cũng gây mệt mỏi cả về thể chất và tinh thần cho người bệnh. Vì vậy, tự bảo vệ mình là biện pháp thiết thực đầu tiên cần nghĩ tới, trong đó việc trang bị một số kiến thức về các bước sơ cứu khi bị ngộ độc thực phẩm là việc làm cần thiết.

Khi chẳng may bị ngộ độc thực phẩm, người bệnh thường có các biểu hiện buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, đôi khi có kèm theo các triệu chứng phụ như nhức đầu, chóng mặt, đau cơ, khó thở... tùy theo nguyên nhân gây ngộ độc. Và khi thấy chính mình hoặc người thân có các dấu hiệu của ngộ độc thực phẩm như đã kể trên, cần thực hiện các bước sơ cứu dưới đây:

- Gây nôn [nếu người bệnh không có biểu hiện nôn]: Để hạn chế độc tố ngấm vào cơ thể, biện pháp sơ cứu đầu tiên nên làm là kích thích để người bị ngộ độc nôn những thức ăn trong dạ dày ra ngoài. Có thể dùng tay đã rửa sạch đặt vào lưỡi người bệnh để kích thích gây nôn.

Nôn được càng nhiều thức ăn trong dạ dày ra càng tốt. Khi tiến hành gây nôn cho người bệnh, cần để người bệnh nằm nghiêng, kê hơi cao phần đầu để chất thải nôn ra không bị trào ngược vào phổi, không gây sặc cho người bệnh. Với người bệnh bị ngộ độc thực phẩm đã hôn mê thì không nên kích thích gây nôn vì sẽ dễ gây sặc, ngạt thở.

- Cho người bệnh uống nhiều nước và nghỉ ngơi: Sau khi người bệnh nôn và đi ngoài thì cơ thể sẽ bị mất nước. Chính vì vậy cần tiến hành bù nước cho người bệnh bằng cách cho uống nhiều nước lọc, uống nước oresol hoặc uống nước gạo rang để bù nước cho người bệnh.

- Gọi cấp cứu 115 hoặc đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất: Dù đã tiến hành sơ cứu ban đầu nhưng bệnh nhân vẫn có thể gặp nguy hiểm bất cứ lúc nào. Vậy nên bệnh nhân cần được sự trợ giúp của nhân viên y tế bằng cách gọi cấp cứu 115 hoặc đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

Để dùng oresol an toàn, bác sĩ Thắng khuyến cáo:

- Cần đọc kĩ hướng dẫn cách dùng, liều lượng... nếu hướng dẫn pha với 200 ml thì cần pha chính xác 200 ml vì như thế sẽ đạt nồng độ thẩm thấu phù hợp, pha quá ít hay nhiều nước hơn cũng sẽ nguy hiểm, thậm chí tử vong.

- Chỉ sử dụng dung dịch đã pha trong 24 giờ, bảo quản kĩ tránh nhiễm bẩn, bởi, dung dịch có thể bị nhiễm khuẩn nếu để quá lâu và gây nguy hiểm cho người bệnh.

- Không chia nhỏ gói oresol rồi pha vì rất có thể các thành phần không đồng nhất và dễ gây nhầm lẫn thể tích khi pha.

- Không đun sôi dung dịch đã pha vì khi đó sẽ làm mất tác dụng của thuốc, bay hơi làm tăng độ thẩm thấu.

- Không pha với nước khoáng vì nước này có sẵn thành phần khoáng sẽ làm sai lệch nồng độ, nên pha oresol với nước đun sôi để nguội.

- Khi nhiều người cùng bị ngộ độc, không cho các người bệnh uống chung nước, uống chung oresol vì có thể làm tăng tình trạng của những người bị nhẹ

2. Ngộ độc thuốc trừ sâu phospho hữu cơ

4 loại phospho hữu cơ đã và đang được sử dụng phổ biến ở nước ta là:

    - Thiophốt [Parathion] màu vàng, mùi tỏi, dạng nhũ tương.

    - Vôfatốc [methyl parathion] màu nâu thẫm [dạng nhũ tương] hoặc màu đỏ tươi [dạng bột] mùi cỏ thối.

    - Dipterec dạng tinh thể, màu trắng.

    - DDVP [dichloro diphenyl vinyl phosphat] màu vàng nhạt.

Phospho hữu cơ xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, da, niêm mạc [nhất là mắt] và chủ yếu là đường tiêu hóa [do bàn tay dính thuốc, ǎn uống nhầm, tự tử, đầu độc...].

Triệu chứng ngộ độc phospho hữu cơ: có 2 nhóm triệu chứng chính:

    - Giống muscarin: kích thích hệ thần kinh phó giao cảm, gây:

  • Co đồng tử [có khi co nhỏ như đầu đinh,
  • Tǎng tiết [vã mồ hôi, nhiều nước bọt],
  • Tǎng co bóp ruột: đau bụng, nôn mửa,
  • Co thắt phế quản: tím tái, phù phổi, có thể liệt hô hấp,
  • Hạ huyết áp.

   - Giống nicotin: kích thích các hạch thần kinh thực vật và hệ thần kinh trung ương.

  • Giật cơ, co cơ: co giật mi mắt, cơ mặt, rút lưỡi, co cứng toàn thân...
  • Rối loạn phối hợp vận động...
  • Hoa mắt, chóng mặt, run, nói khó, nhìn lóa, nặng thì hôn mê.

Thường thì chẩn đoán không khó, nếu là vô tình bị ngộ độc, thì triệu chứng quan trọng và khá đặc trưng là đồng tử co nhỏ, vã mồ hôi và nước bọt tiết nhiều...

    - Xét nghiệm máu: hoạt độ men cholinesterase bình thường ở nam giới là 2,54 ? 0,53 micromol, nữ giới: 2,18 ? 0,51 micromol. Nếu giảm 30% là nhiễm độc nhẹ, giảm 50%: nhiễm độc vừa, giảm trên 70% là nhiễm độc nặng.

    - Xét nghiệm nước tiểu định lượng paranitrophenol: chỉ có trong nước tiểu người ngộ độc Thiôphốt và Vôfatốc.

Xử trí: phải rất khẩn trương, sớm phút nào lợi phút ấy.

    - Nếu uống phải: bệnh nhân còn tỉnh: ngoáy họng gây nôn, đồng thời cho uống nhiều nước để hòa loãng chất độc. Rửa dạ dày trước 6 giờ, mỗi lần rửa dùng khoảng 20-30 lít nước sạch [đun ấm nếu trời rét], sau 3 giờ phải rửa lại. Hòa vào mỗi lít nước 1 thìa cà phê muối và 1 thìa to [20g] than hoạt tính. Sau mỗi lần rửa, cho vào dạ dày 200ml dầu parafin [người lớn] và 3ml/kg thể trọng [trẻ em].

Nếu hấp thụ qua da: bỏ hết quần áo bị nhiễm và rửa da bằng nước và xà phòng.

Nếu nhiễm vào mắt: rửa mắt bằng nước trong 10'.

- Hồi sức: sulfat atropin liều cao: giải quyết triệu chứng nhiễm độc giống muscarin. Phải cho đầu tiên, tiêm ngay tức khắc khi xác định là ngộ độc phospho hữu cơ. Tiêm atropin ngay sau khi đặt nội khí quản và hô hấp hỗ trợ.

  • Trường hợp ngộ độc nặng: tiêm tĩnh mạch 2-3mg, sau đó cứ cách 10' lại tiêm một lần cho đến khi đồng tử bắt đầu giãn thì chuyển sang tiêm dưới da, cứ cách 30' lại tiêm 1-2mg cho đến khi tỉnh lại và đồng tử trở lại bình thường. Tổng liều có thể tới 20-60mg. Liều thường dùng: 24mg/24h.
  • Ngộ độc vừa: tiêm dưới da 1-2mg, cứ 15-30' một lần. Tổng liều 10-30mg.
  • Ngộ độc nhẹ: tiêm dưới da 0,5-1mg, 2 giờ 1 lần. Tổng liều 3-9mg.

Theo dõi chặt chẽ nạn nhân trong khi dùng atropin, chú ý triệu chứng nhiễm độc atropin: khô niêm mạc, da khô, đỏ, đồng tử giãn to, nhịp tim nhanh. Nếu nặng: triệu chứng kích thích mạnh, mê sảng... thì phải ngừng atropin.

    - Dung dịch PAM 2,5% [biệt dược Pralidoxime, Contrathion] giúp phục hồi hoạt tính men cholinesterase. Chỉ dùng trước 36 giờ kể từ khi nhiễm độc, dùng sau 36 giờ ít hiệu quả.

Liều dùng: lúc đầu tiêm tĩnh mạch 1-2g, sau đó nhỏ giọt tĩnh mạch mỗi giờ 0,5g hoặc cách 2-3 giờ tiêm tĩnh mạch 1 lần 0,5-1g. Tổng liều tối đa là 3000mg. Tiêm tĩnh mạch rất chậm 200-500mg trong 5-10 phút. Dùng đúng chỉ định và đúng liều, tiến triển tốt rất nhanh: giảm hôn mê, vật vã, giảm mất phản xạ và rút ngắn thời gian điều trị.

  • Truyền dung dịch glucose, thở oxy, hô hấp hỗ trợ, chống co giật, kháng sinh...
  • Chống chỉ định: morphin, aminophyllin.
  • Chế độ dinh dưỡng: kiêng mỡ, sữa. Nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch trong vài ngày đầu. Khi bệnh đã ổn định, có thể cho ǎn đường và đạm qua sonde.

3. Ngộ độc nấm

Biểu hiện ngộ độc nấm gồm có biểu hiện sớm và muộn. Biểu hiện sớm thường xuất hiện sau khi ăn từ 30 phút đến 2 giờ, tối đa là 6 giờ và biểu hiện muộn xuất hiện sau khi ăn từ 6 đến 40 giờ, trung bình 12 giờ. Mức độ ngộ độc tùy thuộc vào các loại nấm.

Nếu ăn phải nấm đỏ [hay còn gọi là nấm mặt trời], nấm mụn trắng [nấm tán da báo] sẽ bị cảm giác buồn ngủ, chóng mặt, khó chịu, ảo giác sảng, giật cơ, co cơ.

Ăn nấm mực, bệnh nhân thường ngộ độc nếu kèm uống rượu bia, sẽ bị đỏ ở mặt, cổ và có cảm giác bốc hoả, vã mồ hôi, trống ngực, nhịp tim nhanh, đau ngực, thở nhanh, khó thở, buồn nôn, nôn, đau đầu, hạ huyết áp.

Ngộ độc nấm phiến đốm chuông thì khó kiểm soát được vận động, dễ bị ảo giác, hoang tưởng, đồng tử [con ngươi mắt] giãn, kích thích vật vã, co giật.

Đặc biệt nếu ăn nấm lục [nấm độc xanh đen], ngộ độc thường có biểu hiện muộn. Từ 6 đến 40 giờ sau ăn, bệnh nhân mới nôn, đau bụng, ỉa chảy dữ dội và nhiều. Vào thời điểm này hầu hết chất độc đã vào máu. Sau 1-2 ngày, các biểu hiện tiêu hoá trên đỡ, người bệnh nghĩ là đã khỏi. Tuy nhiên, trên thực tế tình trạng ngộ độc vẫn tiếp diễn âm thầm ở các cơ quan khác. Và sau 3-4 ngày, bệnh nhân sẽ vàng mắt, vàng da, mệt mỏi, ăn kém, đái ít dần, phù, chảy máu nhiều nơi, hôn mê và tử vong.

Nếu bị ngộ độc nấm, bạn có thể sơ cứu bằng cách:

  • Gây nôn [bằng biện pháp cơ học]: Trong vòng vài giờ sau ăn nấm [tốt nhất trong giờ đầu tiên] nếu bệnh nhân trên 2 tuổi, tỉnh táo, chưa nôn nhiều. 
  • Uống than hoạt: Liều 1 gam/kg cân nặng người bệnh.
  • Cho uống đủ nước, tốt nhất là dùng oresol.
  • Nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất.
  • Nếu người bệnh hôn mê, co giật thì phải cho nằm nghiêng.
  • Nếu người bệnh thở yếu, ngừng thở thì hà hơi thổi ngạt hoặc hô hấp nhân tạo bằng các phương tiện cấp cứu tại chỗ.
  • Không tự về nhà trong 1-2 ngày đầu kể cả khi các biểu hiện ngộ độc ban đầu đã hết.
  • Ngộ độc nấm loại biểu hiện muộn cần được điều trị tại các cơ sở y tế có phương tiện hồi sức tích cực tốt [thường tuyến tỉnh trở lên].

4. Ngộ độc rượu

Triệu chứng của ngộ độc rượu
Biểu hiện của ngộ độc rượu có pha cồn Methanol giống hệt biểu hiện của say rượu như loạng choạng, hoa mắt... nên rất khó phân biệt.

Theo các bác sĩ, chúng ta có thể dựa vào những dấu hiệu dưới để nhận biết và phân biệt giữa say rượu và ngộ độc rượu, từ đó có cách xử lý kịp thời.

Người bị ngộ độc rượu sẽ rơi vào tình trạng tím tái, hôn mê...

Biểu hiện của say rượu

  • Chếnh choáng.
  • Nói líu lưỡi.
  • Phối hợp cơ thể kém.
  • Mất thăng bằng.
  • Buồn nôn, nôn.

Biểu hiện của ngộ độc rượu
Chậm nhất sau 24 giờ sau khi uống rượu pha cồn Methanol, nạn nhân sẽ xuất hiện các triệu chứng của ngộ độc rượu như sau:

  • Bất tỉnh.
  • Co giật.
  • Tê, yếu chân tay hoặc một bên mặt.
  • Nói ngọng dù đã tỉnh táo.
  • Thở khò khè, yếu, nhịp thở không đều, thở chậm, có thể hít sâu và nhịp thở nhanh.
  • Ho yếu, ứ đọng đờm rãi ở miệng, họng.
  • Da, môi, móng tay tím tái, lạnh.
  • Đại tiện, tiểu tiện ra quần.
  • Rối loạn cảm nhận về màu sắc.
  • Nhìn mờ, không rõ ràng.
  • Chướng bụng, đau bụng.
  • Mệt, nôn nhiều.

Cách sơ cứu nạn nhân bị ngộ độc rượu
Khi thấy có người uống rượu có biểu hiện ngộ độc rượu, chúng ta nhanh chóng tiến hành các bước sơ cấp cứu tại chỗ cho nạn nhân để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra. 

  • Kêu gối cho nạn nhân nằm, đầu và vai cao hơn.
  • Nếu nạn nhân bất tỉnh kèm theo hiện tượng ứ đọng đờm rãi, thở khò khè cần cho nằm nghiêng một bên và tìm cách gây nôn, xát mạnh hai bên má.
  • Nếu thời tiết lạnh cần ủ ấm cho bệnh nhân.
  • Không để bệnh nhân ngủ li bì suốt ngày hoặc đêm. Cách vài giờ phải đánh thức bệnh nhân dậy. Cho ăn cháo loãng để tránh hạ đường huyết nếu bệnh nhân tỉnh và có thể ăn uống.
  • Uống nhiều nước ấm để không bị mất nước. Có thể cho bệnh nhân uống các loại nước có tác dụng giải rượu nhẹ như nước gừng tươi, nước cà chua...
  • Nếu lay gọi người bệnh không tỉnh, ứ đọng đờm rãi nhiều, thở sâu, thở nhanh thậm chí co giật... hoặc có tỉnh dậy nhưng đau đầu, chóng mặt, sợ ánh sáng, vã mồ hôi, chân tay lạnh, da xanh tái, mờ hoặc mất hẳn thị lực... cần giữ bệnh nhân ở tư thế cao đầu, nằm nghiêng an toàn và nhanh chóng gọi xe cấp cứu chuyển bệnh nhân tới các cơ sở y tế hoặc bệnh viện.
  • Không cho nạn nhân uống thuốc giải độc rượu, các loại thuốc chống nôn, thuốc giảm đau, hạ sốt... 

Cách phòng tránh ngộ độc rượu 

  • Không uống rượu nồng độ từ 30 độ trở lên vượt quá 30ml/người/ngày. Nên kết hợp vừa ăn vừa uống.
  • Không ngâm rượu với lá, rễ cây, phủ tạng động vật không rõ độc tính hay kinh nghiệm cá nhân để uống.
  • Không uống rượu không có nguồn gốc, rượu không công bố tiêu chuẩn chất lượng, đang uống thuốc điều trị, khi đang đói hoặc mệt.
  • Trẻ em dưới 16 tuổi không được uống rượu bia.
  • Mỗi người nên chủ động không tiếp nhận rượu, bia vào cơ thể, tránh rơi vào tình trạng say rượu, ngộ độc rượu để đảm bảo an toàn sức khỏe của chính mình.

Video liên quan

Chủ Đề