Một số giải pháp nhằm nâng cao việc hình thành năng lực, phẩm chất cho học sinh lớp 1

Một số giải pháp giúp học sinh lớp 1 phát triển phẩm chất Chăm học, chăm làm qua môn học tự chọn.

Đọc bài Lưu

Trong những năm gần đây việc thực hiện nâng cao chất lượng dạy học, nâng cao các năng lực, phẩm chất cho học sinh và đổi mới phương pháp cũng như hình thức dạy học buổi 2 ở Tiểu học đã được ngành giáo dục , các nhà trường chỉ đạo quyết liệt nhằm đạt mục tiêu giáo dục toàn diện người học. Qủa thật trong chương trình, thời khóa biểu hiện nay của các lớp chúng ta thấy hầu hết không có tiết luyện toán, luyện tiếng việt mà thay vào đó là các tiết HĐNGLL, Tự học, luyện các môn thuộc về năng khiếu, sở trường của các em. Qua đó, chúng ta những người làm trong ngành giáo dục cũng đã nắm bắt và thấu hiểu được song song với việc truyền thụ kiến thức cho học sinh thì viêc rèn luyện và nâng cao năng lực, phẩm chất một lần nữa lại được khẳng định nó có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển toàn diện. Vậy tại sao môn Tự học lại có thể giúp học sinh phát triển tốt được phẩm chất chăm học, chăm làm như vây? Với môn học này tôi xin đưa ra các giải pháp, việc làm cụ thể như sau:

Giải pháp 1. Xác định được nhóm học sinh có cùng sở thích về một môn học để thành lập nhóm. Trong nhóm đó cần lựa chọn ra được bạn xứng đáng nhất làm nhóm trưởng để điều hành các thành viên thực hiện nhiệm vụ của nhóm.

Giải pháp 2. GV hướng dẫn việc làm cụ thể của từng nhóm và yêu cầu nhóm trưởng quan sát kĩ các thành viên của mình để yêu cầu ai cũng có trách nhiệm thực hiện, phải biết phối hợp với các bạn trong nhóm để trao đổi về nhiệm vụ của mình.

Giải pháp 3. Khi phân chia nhóm cần xen kẽ được các thành viên có năng lực hợp tác khác nhau để qua quá trình thảo luận nhóm các em sẽ tự học hỏi được kinh nghiệm lẫn nhau. Học sinh có năng lực hợp tác tốt sẽ giúp đỡ học sinh có năng lực yếu hơn và qua đó cũng nêu cao được vai trò tự quản và khả năng giao tiếp cho các em tốt hơn.

Giải pháp 4. Giáo viên cần ấn định thời gian thảo luận của các nhóm rõ ràng, dứt khoát để giúp mỗi thành viên trong nhóm có thái độ làm việc tích cực. Mà các em muốn hoàn thành sớm thì rất cần sự hợp tác tốt, tính tích cực, chăm chỉ, siêng năng của mỗi thành viên trong nhóm. Chính vì vậy mà phẩm chất chăm học, chăm làm của mỗi em lại được phát triển tốt hơn.

Giải pháp 5.Phát triển Năng lực tự học và giải quyết vấn đề.

Trên thực tế dạy học cấp tiểu học nói chung cũng như dạy học học sinh lớp 1 nói riêng thì để giáo dục và nâng cao được năng lực tự học, giải quyết vấn đề thì đó là một việc làm khó khăn. Điều này là do xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lí của độ tuổi các em. Phải chăng các em còn quá nhỏ để có thể có ý thức trong việc xác định được nhiệm vụ tự học cho mình, lứa tuổi này các em còn thích chơi, chưa hiểu hết được giá trị của năng lực tự học hoặc nhiều em vẫn còn có suy nghĩ vô tư về những nhận xét, hay những con điểm khi thực hiện đánh giá định kì hay là chưa thấy được vai trò quan trọng trong các kì thi ,Chính những điều này dẫn đến các em chưa thể tự ý thức được tầm quan trọng về tính tự học, tự giải quyết vấn đề của bản thân. Nhưng nếu giáo viên biết vận dụng đặc điểm tâm lí lứa tuổi các em lớp 1 là thích khuyến khích, động viên và nói lời khen thì đây cũng là một vấn đề có thể khai thác tốt hơn nhằm gây được hứng thú học tập cũng như tạo ra và rèn luyện cho các em năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề một cách nhanh nhất mà hiệu quả.

Giải pháp 6.Lựa chọn nội dung bài phù hợp với khả năng của từng học sinh, phải đảm bảo mang tính vừa sức.

Giải pháp 7. Giáo viên cần hiểu rõ được nội dung kiến thức còn hỗng ở một số học sinh chậm để trao đổi và rèn luyện thêm, nhắc nhở thêm ý thức học tập ở nhà

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Video liên quan

Chủ Đề