Mức lương trung bình của người dân đông nam á

Theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới [WB], năm 2021, Singapore là nước có thu nhập bình quân cao nhất trong khu vực Đông Nam Á, đạt khoảng 64.010 USD. Brunei xếp thứ 2 với thu nhập bình quân đạt khoảng 30.320 USD.

Malaysia có thu nhập bình quân đạt khoảng 10.710 USD, xếp thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á. Thái Lan xếp thứ 4 với thu nhập bình quân đạt khoảng 7.090 USD. Indonesia xếp thứ 5 với thu nhập bình quân đạt khoảng 4.180 USD.

Việt Nam có thu nhập bình quân đạt khoảng 3.590 USD, xếp thứ 6 trong khu vực Đông Nam Á. Cùng với đó, Philippines, Lào, Campuchia, Myanmar và Đông Timor có thu nhập bình quân lần lượt là 3.550 USD, 2.500 USD, 1.580 USD, 1.170 USD và 1.140 USD.

Theo đó, 100.000 USD tương đương với 1,5 năm thu nhập bình quân của Singapore; 3,3 năm với mức thu nhập bình quân của Brunei; 9,3 năm với mức thu nhập bình quân của Malaysia.

Singapore, Brunei và Malaysia là 3 nước có mức thu nhập bình quân tương trương 100.000 USD dưới 10 năm.

Số năm mà thu nhập bình quân các nước trong khu vực Đông Nam Á tương đương 100.000 USD

Cùng với đó, 100.000 USD tương đương 28 năm thu nhập bình quân Philippines, 14 năm thu nhập bình quân của Thái Lan , còn thu nhập bình quân Việt Nam tương đương khoảng 27,8 năm.

Còn thu nhập bình quân hiện tại của Lào, Campuchia, Myanmar Đông Timor tương đương 100.000 USD khoảng 40 năm; 63,5 năm; 85,5 năm và 88 năm.

Trong các quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á, Singapore và Brunei là 2 nước được xếp vào nhóm nước có thu nhập cao [thu nhập bình quân trên 12.536 USD]. Malaysia, Thái Lan, Indonesia được xếp vào nhóm nước có thu nhập trung bình cao [thu nhập bình quân trong khoảng 4.046 – 12.535 USD].

Các quốc gia còn lại Việt Nam, Philippines, Lào, Campuchia, Myanmar, Đông Timor đều thuộc nhóm nước có thu nhập trung bình thấp [thu nhập bình quân trong khoảng 1.036 – 4.045 USD].

Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ, với mức thu nhập bình quân đầu người hiện nay, Việt Nam có khả năng gia nhập nhóm nước có thu nhập trung bình cao trước năm 2030 nếu không vướng bẫy thu nhập trung bình thấp.

Tuy nhiên, kinh nghiệm thế giới cho thấy, đa số các quốc gia khi chạm đến ngưỡng này thì tốc độ tăng trưởng chậm dần, nhiều vấn đề của nền kinh tế xuất hiện mang tính cơ cấu và gặp khó khi giải quyết dứt điểm.

Cùng với đó, nền kinh tế phải đối mặt với nhiều vấn đề về già hóa dân số, an sinh xã hội, môi trường, cạn kiệt tài nguyên… hệ quả là chỉ rất ít các quốc gia vượt qua được bẫy thu nhập trung bình để trở thành nước phát triển, có thu nhập cao.

Tại Tọa đàm đối thoại chính sách: "Đổi mới thể chế kinh tế tại Việt Nam, hướng tới nước thu nhập trung bình cao trước năm 2030" diễn ra vào 1/3, GS. Phạm Hồng Chương nói rằng: "Trong số 101 quốc gia có mức thu nhập trung bình trong thập niên 1960, chỉ có 13 quốc gia trở thành nước có thu nhập cao vào năm 2008. Thực tiễn này cho thấy để biến khát vọng thành hiện thực, Việt Nam phải tiếp tục con đường đã chứng tỏ mang lại thành công trong hơn 30 năm qua, đó là phát triển kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế".

Cũng tại Tọa đàm, TS. Fred McMahon thuộc Viện Nghiên cứu Fraser Canada cho rằng, "đòn bẩy" cho hạ tầng kinh tế sẽ giúp nâng cao thu nhập đầu người đồng thời tăng năng suất và tăng trưởng kinh tế. Lợi thế khác, Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng mạnh mẽ với mức trung bình 6% trong vòng 10 năm qua, trong khi các quốc gia giàu hơn sẽ tăng trưởng chậm lại. Mặt khác, các quốc gia khác [như Indonesia, Malaysia, Philippines và Thái Lan] bắt kịp tốc độ tăng trưởng của Việt Nam nhưng "mờ nhạt" dần khi họ không thể cải thiện tự do kinh tế.

Từ năm 2015 tới nay, các quốc gia khu vực Đông Nam Á liên tục tăng lương tối thiểu, tốc độ này chậm lại vào giai đoạn ảnh hưởng dịch COVID-19. Tuy nhiên, giá trị đồng lương của hầu hết các nước đều giảm do tốc độ tăng lương không bù được lạm phát. Riêng Việt Nam, tác động của tăng lương tối thiểu bù được lạm phát nên giá trị thật của tiền lương tăng nhẹ.

Tổ chức Lao động Quốc tế [ILO] vừa có báo cáo về đánh giá về tiền lương tối thiểu các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương và khu vực Đông Nam Á [ASEAN] giai đoạn 2015-2022.

Với khu vực châu Á - Thái Bình Dương giai đoạn trước năm 2020, các nước đều có xu hướng tăng lương tối thiểu vùng, mức tăng bình quân khoảng 2,5%/năm. Tuy nhiên, từ năm 2020 tới nay, do ảnh hưởng dịch COVID-19, các nước ít tăng lương tối thiểu hơn, trong khi lạm phát tăng cao, dẫn tới thực tế giá trị đồng lương giảm so với giá hàng hoá từ 2,3 - 44,7%. Do các nước đều phải đối mặt nhiều sức ép giá cả hàng hoá tăng cao, đặc biệt với giá lương thực, nhiên liệu và gián đoạn chuỗi cung ứng.

Với khu vực ASEAN, giai đoạn từ năm 2015 tới nay, tiền lương tối thiểu các nước cũng có xu hướng điều chỉnh tăng.

Cụ thể, Việt Nam tăng lương tối thiểu ổn định và nhất quán, từ mức 119 USD/tháng lên 168 USD/tháng hiện hành; Campuchia tăng từ 128 USD/tháng lên 194 USD/tháng; trong khi Malaysia tăng mạnh từ mức 230 USD/tháng lên 341 USD/tháng [tăng gần 50%].

Một số quốc gia ASEAN lại có mức tăng lương vừa phải, như: Thái Lan tăng từ 228 USD/tháng lên 252 USD/tháng; Philippines từ 151 USD/tháng lên 177 USD/tháng; Indonesia áp dụng lương theo cấp tỉnh [không tính toàn quốc], nên mức lương cũng khác nhau, từ 122-312 USD/tháng [tuỳ vùng]. Lào tăng từ 111 USD/tháng lên 127 USD/tháng vào năm 2019, nhưng sau đó giảm còn 85 USD/tháng do tỷ giá tiền nội tệ so với USD giảm mạnh.

Dù các nước tăng lương tối thiểu , nhưng theo ILO, giá trị thật của lương đều giảm, do lạm phát tăng cao, cụ thể: Giá trị lương của Lào giảm hơn 27%, Myanmar giảm hơn 21%, Đông Timor giảm 12%, Campuchia giảm 6,5%, Thái Lan giảm 2,7%, Indonesia giảm 2,6%.

Một số nước đạt được tăng lương tối thiểu làm tăng giá trị thật, gồm: Malaysia tăng hơn 29%, Trung Quốc tăng hơn 5,6%, Philippines tăng hơn 4%, Việt Nam tăng 0,7%.

Trong khu vực, Thái Lan áp dụng tăng lương tối thiểu 4 lần, nhưng do lạm phát, nên giá trị thực tế của tiền lương giảm 2,7%. Trường hợp của Lào tăng lương không định kỳ, vài năm mới tăng một lần, nên khó bù được lạm phát. Cụ thể, giai đoạn 2015-2019, Lào tăng lương danh nghĩa lên hơn 75,7%, tháng 8/2022 tăng lương thêm 9,1%, nhưng vẫn không bù được lạm phát nên giá trị thật của lương giảm.

Campuchia và Việt Nam có phương thức và thời điểm tăng lương tối thiểu gần như tương đồng. Lần gần nhất Việt Nam tăng lương tối thiểu là vào tháng 7/2022, tính chung giai đoạn 2015-2022 lương tối thiểu tại Việt Nam tăng tổng 19,8%. Cùng giai đoạn, lương tối thiểu của Campuchia tăng 23,4%. Tuy nhiên, Việt Nam áp dụng lương tối thiểu cho toàn bộ khu vực doanh nghiệp, còn Campuchia chỉ áp dụng lương tối thiểu với ngành dệt may, da giày, may mặc.

Từ các phân tích trên, ILO khuyến nghị, lương tối thiểu cần phải được bảo vệ để người lao động không bị trả lương quá thấp, tránh họ rơi vào cảnh nghèo khó, nên cần duy trì mức đảm bảo cuộc sống của họ, kể cả khi lạm phát.

Theo ILO, lạm phát đang tác động làm giảm lương và thu nhập của khoảng 186 triệu người lao động khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Do đó, cần điều chỉnh lương tối thiểu theo kịp lạm phát để giữ giá trị thật của tiền lương cho người lao động.

Tuy nhiên, ở một số quốc gia, việc tăng lương nhiều có thể gây khó khăn hoặc tạo ra rủi ro, đặc biệt với các nước đã có lương tối thiểu ở mức tương đối cao so với thu nhập trung bình của toàn nền kinh tế. Đặc biệt khi dịch COVID-19 đã tác động nghiêm trọng đến việc làm và năng suất lao động.

Do đó, việc tăng lương tối thiểu phải dựa trên các số liệu cụ thể, chính xác về lạm phát, tăng trưởng kinh tế, việc làm, khả năng chi trả của doanh nghiệp, năng suất lao động… Tiền lương tăng mà không tăng năng suất lao động có thể tiếp tục gây ra lạm phát và từ đó lại ảnh hưởng đến việc làm, thu nhập của người lao động.

Theo tienphong.vn Copy link

Link bài gốc Lấy link! //tienphong.vn/viet-nam-tang-luong-toi-thieu-on-dinh-va-nhat-quan-post1595317.tpo

Chủ Đề