Mũi 2 covid cách mũi 1 bao lâu

1. Vì sao cần khoảng cách giữa 2 mũi tiêm?

Việc tiêm vaccine mang lại nhiều lợi ích cho bản thân người tiêm và cộng đồng. Tiêm vaccine là biện pháp hạn chế mắc bệnh. Tiêm vaccine cũng là để người mắc bệnh không dễ dàng lây cho người khác và khó bị người khác lây. Tuy nhiên, mục tiêu này chưa thể đạt được nếu tỷ lệ tiêm vaccine còn thấp.

Đặc biệt, việc tiêm vaccine giúp người mắc bệnh [đã được tiêm] không bệnh nặng, và giảm rõ rệt nguy cơ tử vong.

Theo PGS.TS. Dương Thị Hồng - Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, việc mũi 2 cách mũi 1 trong 1 khoảng thời gian nhất định tuân theo hướng dẫn của các nhà sản xuất giúp cơ thể có được miễn dịch đầy đủ và bền vững chống lại tác nhân gây bệnh.

Lưu ý không tiêm vaccine sớm hơn lịch tiêm chủng của mũi vaccine tiếp theo. Nếu bạn bị hoãn tiêm chủng hoặc chưa được tiêm chủng đúng lịch, cần tiêm mũi vaccine nhắc lại sớm nhất và không phải tiêm vaccine lại từ đầu.

Có thể rút ngắn khoảng cách giữa 2 mũi tiêm vaccine phòng COVID-19 của AstraZeneca.

2. Có thể rút ngắn khoảng cách giữa 2 mũi tiêm

Tính đến nay, có 5 loại vaccine phòng COVID-19 cần tiêm 2 mũi, được đưa vào tiêm cho người dân tại Việt Nam. Mỗi mũi cách nhau theo khoảng thời gian quy định. Cụ thể:

- Vaccine COVID-19 do hãng Astra Zeneca [Anh] sản xuất: Khoảng cách mũi 1 cách mũi 2 từ 8-12 tuần.

- Vaccine Comirnaty do hãng Pfizer/BioNTech [Mỹ/Đức] sản xuất: Khoảng cách là 3 - 4 tuần.

- Vaccine Moderna mRNA-1273 do hãng Moderna [Mỹ] sản xuất: Khoảng cách là 4 tuần.

- Vaccine COVID-19 [Vero Cell], Inactived do hãng Sinopharm [Trung Quốc] sản xuất: Khoảng cách là 3-4 tuần.

- Vaccine Spunik V do Viện Nghiên cứu Gamaleya [Nga] sản xuất: Khoảng cách là 3-4 tuần.

Mới đây, Bộ Y tế vừa cho phép các tỉnh, thành phố tự quyết định việc rút ngắn khoảng cách giữa 2 mũi vaccine phòng COVID-19 của AstraZeneca. Theo Tổ chức Y tế thế giới [WHO], khoảng cách giữa 2 mũi tiêm AstraZeneca có thể là 4 tuần. Tuy nhiên, phải đảm bảo tuân thủ theo khuyến cáo của WHO, hướng dẫn của nhà sản xuất và phù hợp với tình hình dịch bệnh, đáp ứng được công tác phòng, chống dịch.

3. Tiêm mũi 2 quan trọng như thế nào?

PGS.TS. Dương Thị Hồng cho hay.

Theo khuyến cáo của nhà sản xuất, đối với vaccine tiêm nhiều liều, cần tuân thủ tiêm đủ mũi để đạt được hiệu quả phòng bệnh cao nhất. Hiệu lực bảo vệ của vaccine hình thành sau mũi 1 và liều thứ 2 sẽ củng cố và gia tăng hiệu lực đó, đồng thời giúp bảo vệ cơ thể mạnh hơn, kéo dài thời gian hơn.

Với các vaccine phòng COVID-19 có lịch tiêm 2 mũi, nếu không tiêm mũi thứ hai, sau một thời gian, nồng độ miễn dịch sẽ giảm và lâu hơn nữa sẽ không bảo vệ người tiêm 1 mũi vaccine phòng bệnh truyền nhiễm nói chung và bệnh COVID-19 nói riêng. Với mỗi loại vaccine, các nhà sản xuất đã nghiên cứu lịch tiêm nhắc lại để có được miễn dịch cũng như hiệu quả bảo vệ phòng bệnh tốt nhất.

Vì vậy, mọi người cần phải tiêm chủng đầy đủ các mũi vaccine và tuân thủ các mũi tiêm nhắc lại theo khuyến cáo của ngành y tế để giúp phòng bệnh truyền nhiễm nguy hiểm này.

4. Có thể kết hợp 2 loại vaccine?

Tại công văn số 6030/BYT-DP ngày 27/7/2021 về hướng dẫn tiêm 2 liều vaccine phòng COVID-19 nêu rõ: Tất cả những người đã tiêm mũi 1 với loại vaccine nào thì tiêm mũi 2 bằng vaccine đó. Trong trường hợp nguồn vaccine Astra Zeneca hạn chế, chỉ có thể tiêm mũi 2 vaccine do Pfizer sản xuất cho người tiêm chủng mũi 1 vaccine Astra Zeneca [nếu người được tiêm chủng đồng ý], khoảng cách giữa 2 mũi tiêm là 8-12 tuần.

Những người đã tiêm mũi 1 bằng vaccine do Sinopharm, Pfizer, Moderna sản xuất thì mũi thứ 2 chỉ tiêm vaccine cùng loại.

Cần tiêm chủng đầy đủ các mũi vaccine và tuân thủ các mũi tiêm nhắc lại theo khuyến cáo.

Tuy nhiên, trong một thông báo gần đây, Bộ Y tế đã khuyến cáo về việc sử dụng kết hợp hai loại vaccine phòng COVID-19 khác nhau: Trong trường hợp bất khả kháng khi nguồn cung vaccine COVID-19 mũi 1 đã tiêm không đủ để tiêm mũi 2 thì có thể sử dụng vaccine khác để tiêm mũi 2. Theo đó, nếu đã tiêm mũi 1 vaccine do Moderna sản xuất thì mũi 2 có thể tiêm vaccine Pfizer và ngược lại.

5. Tiêm kết hợp 2 loại vaccine có ảnh hưởng đến tác dụng phòng bệnh không?

PGS.TS. Dương Thị Hồng cho biết, theo khuyến cáo của WHO, một số quốc gia đã thực hiện việc tiêm kết hợp hai loại vaccine, ghi nhận có hiệu quả bảo vệ phòng bệnh COVID-19 và tính an toàn, một số phản ứng thông thường sau tiêm ghi nhận là chấp nhận được.

Các nghiên cứu gần đây từ một số quốc gia đã chỉ ra rằng tiêm vaccine AstraZeneca ở liều đầu tiên và vaccine Pfizer ở liều thứ hai có thể tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh mẽ. Lượng kháng thể sinh ra tương đương tiêm 2 mũi vaccine Pfizer. Tuy nhiên, sự kết hợp này cũng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ là các phản ứng thông thường nhiều hơn.

Chúng tôi khuyến cáo người dân cần tiêm chủng đầy đủ hai liều vaccine phòng bệnh COVID-19 ngay khi có cơ hội được tiêm chủng để chủ động phòng bệnh COVID-19 cho chính mình và góp phần tạo miễn dịch cộng đồng để đẩy lùi dịch bệnh nguy hiểm này. [PGS. TS. Dương Thị Hồng]

6. Lưu ý khi tiêm vaccine mũi 2

Cũng như tiêm vaccine COVID-19 mũi 1, tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 2 cũng có thể gặp các tác dụng phụ. Thông thường thời gian gặp phải tác dụng phụ trong vòng từ 1 đến 3 ngày. Các triệu chứng có thể gặp thường là sốt, mệt mỏi, đau cánh tay…

Tuy nhiên, không nên quá lo lắng khi gặp các tác dụng phụ này. ThS. BS. Nguyễn Hồng Hà - Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Phó Chủ tịch Hội truyền nhiễm Việt Nam cho hay:

- Sau tiêm nếu sốt nhẹ, dưới 38,5 độ C, không cần uống thuốc hạ sốt. Tuy nhiên, có thể giảm đau tại chỗ tiêm bằng cách đắp khăn sạch, mát và ẩm lên vùng tiêm. Đồng thời giảm cảm giác khó chịu do sốt bằng cách uống nhiều nước, mặc trang phục nhẹ, thoáng…

- Nếu sốt cao trên 38,5 độ C hoặc đau nhiều, có thể uống thuốc hạ sốt giảm đau paracetamol [acetaminophen]. Lưu ý, giữa các liều cần cách nhau ít nhất 4 – 6 giờ. Không được dùng thuốc chứa corticosteroid [vì làm giảm tác dụng sinh miễn dịch của vaccine trừ trường hợp bị phản vệ nặng].

- Sau tiêm mũi 2, ngoài việc dùng thuốc hạ sốt khi sốt cao, việc bổ sung nước cho cơ thể là rất quan trọng. Khi uống nước, nên uống từ từ và chia nhỏ lượng nước cần uống. Nên bổ sung các loại nước hoa quả như nước chanh, nước cam, nước bưởi ép để cung cấp thêm vitamin cần thiết cho cơ thể. 

Ngoài ra, có thể bù nước và điện giải thông qua dung dịch oresol đường uống. 

- Trong trường hợp cơ thể có các phản ứng bất thường, cần thông báo cho bác sĩ và đến cơ sở y tế để kịp thời xử lý.

//suckhoedoisong.vn/tiem-mui-2-vaccine-covid-19-rat-quan-trong-day-la-ly-do-169211012133419484.htm

Bích Thủy [Nguồn: suckhoedoisong.vn]

Nguyễn Bích Thủy

Cập nhật: 16:04 - 23/12/2021 | Lần xem: 269752

Với sự hỗ trợ của Nhóm Chuyên gia Tư vấn Chiến lược [SAGE] về Tiêm chủng và Nhóm Công tác về vắc xin COVID-19, Tổ chức Y tế Thế giới [WHO] tiếp tục xem xét các bằng chứng mới về sự cần thiết và thời điểm tiêm liều nhắc lại vắc xin phòng COVID-19. Đặc biệt cần quan tâm đánh giá tác động của việc xuất hiện biến thể mới Omicron trong thời gian gần đây lên hiệu quả của vắc xin.

Cho đến nay, các bằng chứng cho thấy mức độ bảo vệ của vắc-xin chống lại bệnh nặng sẽ giảm trong vòng 6 tháng sau khi tiêm đầy đủ liều cơ bản. Trong đó, thời gian bảo vệ chống lại biến thể Omicron có thể bị thay đổi và vẫn đang được nghiên cứu. Bằng chứng về hiệu quả của vắc xin đang suy giảm, đặc biệt là sự suy giảm khả năng bảo vệ chống lại bệnh nặng ở các nhóm dân số có nguy cơ cao. Do đó, đòi hỏi phải có sự phát triển  và tối ưu hóa các chiến lược tiêm chủng để phòng ngừa bệnh nặng, bao gồm cả việc sử dụng có mục tiêu tiêm chủng các liều tăng cường vắc xin phòng COVID-19.

Đa số các trường hợp nhiễm COVID-19 hiện tại được quan sát thấy nằm ở những người chưa được tiêm phòng vắc xin COVID-19. Đối với những trường hợp đã tiêm ngừa nhưng vẫn nhiễm COVID-19 sau đó thì trong hầu hết các trường hợp, các biến cố này ít nghiêm trọng hơn so với những người chưa được tiêm chủng. Tuy nhiên, dữ liệu mới liên tục cho thấy sự suy giảm về hiệu quả của vắc xin chống lại sự lây nhiễm COVID-19 theo thời gian kể từ khi tiêm chủng và sự suy giảm đáng kể hơn ở người lớn tuổi. Cụ thể, hiệu quả của vắc xin chống lại bệnh nặng COVID-19 giảm khoảng 8% [khoảng tin cậy 95% [KTC 95%]: 4 - 15%] trong thời gian 6 tháng ở tất cả các nhóm tuổi. Ở người lớn trên 50 tuổi, hiệu quả của vắc xin chống lại bệnh nặng giảm khoảng 10% [KTC 95%: 6 - 15%] so với cùng kỳ. Hiệu quả của vắc xin chống lại bệnh có triệu chứng giảm 32% [KTC 95%: 11 - 69%] đối với những người trên 50 tuổi.

Theo thống kê của WHO cho thấy hiện nay có ít nhất 126 quốc gia trên toàn thế giới đã đưa ra khuyến nghị về tiêm chủng liều nhắc lại hoặc bổ sung vắc xin phòng COVID-19 và có hơn 120 quốc gia đã bắt đầu triển khai theo chương trình. Đối tượng mục tiêu được ưu tiên phổ biến nhất đối với liều nhắc lại là người lớn tuổi, nhân viên y tế và người bị suy giảm miễn dịch. Các quyết định đề xuất và triển khai về liều tăng cường vắc xin phòng COVID-19 rất phức tạp. Ngoài dữ liệu lâm sàng và dịch tễ học, cần phải xem xét các chiến lược, chương trình quốc gia và quan trọng là đánh giá mức độ ưu tiên của nguồn cung cấp vắc xin trên toàn cầu. Một số nước trên thế giới như Philippines, Anh, Đức, Hàn Quốc, Thái Lan, … đã cắt giảm khoảng thời gian sử dụng liều nhắc lại vắc xin phòng COVID-19 từ 6 tháng xuống còn ít nhất 3 tháng sau khi tiêm đủ liều thứ hai của liều vắc xin cơ bản, nhằm mục đích cố gắng ngăn chặn sự gia tăng các ca bệnh mới, đặc biệt là kiềm chế khả năng lây nhiễm của biến thể Omicron.

Tương tự, ngày 17/12/2021, Bộ Y tế cũng đã ban hành văn bản số 10722/BYT-DP. Cụ thể quy định:

+Tiêm liều bổ sung vaccine COVID-19 cho người từ 18 tuổi trở lên và đảm bảo bao phủ cho toàn bộ người từ 50 tuổi trở lên đã tiêm đủ liều cơ bản [tiêm 1 hoặc 2 hoặc 3 mũi tùy theo loại vaccine] với khoảng cách sau mũi cuối cùng của liều cơ bản từ 28 ngày đến 3 tháng bao gồm: người có tình trạng suy giảm miễn dịch vừa và nặng như người ghép tạng, ung thư, HIV;… người đã tiêm đủ liều cơ bản bằng vaccine của hãng Sinopharm hoặc vaccine Sputnik V.  Loại vaccine tiêm bổ sung cùng loại với liều cơ bản hoặc vaccine mRNA.

+Tiêm liều nhắc lại vắc xin COVID-19 cho đối tượng người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm đủ liều cơ bản hoặc liều bổ sung với khoảng cách sau mũi cuối cùng của liều cơ bản ít nhất 3 tháng.

Qua đó đặc biệt chú ý việc rút ngắn thời gian tiêm liều nhắc lại vắc xin phòng COVID-19 còn 3 tháng thay vì 6 tháng theo văn bản số 10225/BYT-DP ngày 01/12/2021 của Bộ Y tế trước đây để phù hợp với tình hình Việt Nam hiện tại. Từ đó, góp phần phòng dịch hiệu quả để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19 cho những người đã được tiêm chủng đủ liều cơ bản.

Thủy Tiên – Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM

Nguồn:

[1] //www.who.int/news/item/22-12-2021-interim-statement-on-booster-doses-for-covid-19-vaccination---update-22-december-2021

[2] //www.reuters.com/world/asia-pacific/philippines-cuts-covid-19-booster-shot-interval-three-months-2021-12-21/

Video liên quan

Chủ Đề