Năm 2023 quốc gia nào tuyên bố rời khỏi eu năm 2024

Phát biểu trên kênh truyền hình ATV của Hungary, ông Andras Simor nói rằng trong khi việc rời khỏi EU theo kiểu Brexit là một kịch bản khó xảy ra, định hướng trên "là một kịch bản có thể xảy ra".

"Đó là xác suất", ông Simor giải thích. "Nếu năm 2022 là 10% thì đến giờ đã tăng lên 20%, 30%".

Trích dẫn tỷ lệ lạm phát gia tăng tại nước này và việc EU giữ lại 30 tỷ USD tài trợ cho Budapest, ông Simor nói rằng ông "quan ngại Chính phủ Hungary sẽ đưa đất nước vào tình thế mà việc rút khỏi Liên minh châu Âu trở thành một giải pháp thay thế thực sự".

Mặc dù Hungary là nước hưởng lợi ròng từ viện trợ của EU nhưng phần lớn khoản hỗ trợ này vẫn bị đóng băng trong vài năm qua. Theo các quan chức ở Brussels, các chính sách chống nhập cư cứng rắn của Thủ tướng Hungary Viktor Orban, cáo buộc đàn áp quyền độc lập tư pháp và quyền tự do truyền thông là lý do dẫn đến việc EU trì hoãn hỗ trợ cho Hungary.

Thủ tướng Hungary Viktor Orban. [Ảnh: Reuters]

Trong khi Chính phủ Hungary tiếp cận thành công một phần số tiền hỗ trợ bằng cách dỡ bỏ quyền phủ quyết đối với viện trợ kinh tế của EU cho Ukraine vào năm 2022, Thủ tướng Viktor Orban vẫn tiếp tục chỉ trích sự ủng hộ của khối đối với Kiev. Ông Orban đã nhiều lần kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức ở Ukraine, đồng thời cáo buộc, "các quan chức ở Brussels ủng hộ Ukraine" gây xung đột với Nga, "làm tổn hại đến lợi ích của châu Âu".

Những bất đồng giữa Thủ tướng Orban với EU đã vượt ra ngoài lĩnh vực địa chính trị. Phát biểu tại một sự kiện dành cho giới trẻ ở Romania vào ngày 22/7, ông Orban tuyên bố, EU "từ chối di sản Cơ đốc giáo, tiến hành thay thế dân số của mình thông qua di cư và tiến hành một cuộc tấn công LGBTQ" chống lại các xã hội bảo thủ.

Mặc dù thường xuyên lên tiếng chống lại Brussels, ông Orban đã nhiều lần bác bỏ ý tưởng rời khỏi EU. Các cuộc thăm dò được thực hiện kể từ cuộc trưng cầu dân ý về Brexit vào năm 2016 đã liên tục ghi nhận sự ủng hộ cao của người dân đối với việc ở lại khối này, mặc dù một cuộc khảo sát gần đây của Eurobarometer đã ghi nhận sự sụt giảm 12 điểm ở những người có "hình ảnh tích cực" về EU, và chỉ 39% hiện có thiện cảm với Liên minh châu Âu.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!

Việt Nam vẫn chưa đưa ra những tuyên bố chính thức nào về ý muốn gia nhập BRICS. Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Việt Nam gần đây đã chính thức "bày tỏ sự quan tâm" tới việc mở rộng của khối này.

Ngày 8/5, một tài khoản mang tên BRICS News trên mạng xã hội X đăng thông tin rằng theo thông tin mới nhận thì Việt Nam sẽ gia nhập khối BRICS trong năm 2024.

Hôm 9/5, phản hồi trước thông tin này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nói:

“Là một thành viên có trách nhiệm và tích cực trong cộng đồng quốc tế, triển khai đường lối đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa, độc lập tự chủ, Việt Nam luôn sẵn sàng tham gia và đóng góp tích cực tại các cơ chế, tổ chức, diễn dàn đa phương toàn cầu cũng như khu vực."

"Cũng như nhiều nước trên thế giới, chúng tôi theo dõi thảo luận về tiến trình mở rộng thành viên của BRICS".

Trước đó, vào tháng 8/2023, bà Phạm Thu Hằng cũng đã đưa ra tuyên bố tương tự khi có thông tin Việt Nam quan tâm tham gia nhóm BRICS.

Vào năm 2006, Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc đã thiết lập khối “BRIC”, viết tắt từ tên tiếng Anh của các quốc gia này.

Nam Phi gia nhập vào năm 2010 và khối đã đổi tên sang “BRICS”.

Từ đầu năm 2024, BRICS có thêm 6 thành viên mới gia nhập gồm Argentina, Ai Cập, Ethiopia, Iran, Ả Rập Xê Út và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất [UAE].

Như vậy hiện có 11 nước tham gia BRICS.

Khối BRICS gồm tổng dân số khoảng 3,5 tỷ người, tương đương 45% dân số thế giới.

Tổng giá trị nền kinh tế của các quốc gia này đạt hơn 28.500 tỷ USD – khoảng 28% nền kinh tế toàn cầu.

BRICS hình thành nhằm mang các quốc gia đang phát triển quan trọng nhất đến gần nhau, tạo đối trọng về kinh tế và chính trị với các quốc gia giàu có hơn ở Bắc Mỹ và Tây Âu.

Hồi tháng 7/2023, Nam Phi cho biết có hơn 40 quốc gia đã bày tỏ sự quan tâm muốn gia nhập BRICS, trong đó có 22 nước đã chính thức đệ đơn gia nhập.

Lợi và hại gì nếu Việt Nam gia nhập BRICS?

Ngày 19/4, đài RT thân chính phủ Nga trích dẫn báo Izvestia của Nga cho biết Việt Nam đang trong tiến trình đệ trình hồ sơ gia nhập BRICS, dẫn thông tin từ Đại sứ quán Việt Nam tại Nga.

Hãng thông tấn TASS của Nga hôm 11/4 cũng đăng tin Việt Nam đang xem xét về việc gia nhập BRICS, dẫn thông tin từ báo Izvestia.

Tuy nhiên, theo TASS, Đại sứ quán Việt Nam tại Nga không xác nhận liệu Việt Nam đã đệ trình đơn gia nhập BRICS hay chưa.

Trước đó, các cơ quan truyền thông Nga như Sputnik, TASS đăng thông tin là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Hợp tác Nam Phi Naledi Pandor hồi tháng 8/2023 đăng tải danh sách 23 quốc gia chính thức có nguyện vọng gia nhập BRICS, bao gồm Việt Nam.

Truyền thông Việt Nam đã im lặng về thông tin này và Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng đưa ra chưa bình luận hay bác bỏ.

TASS dẫn phân tích từ các chuyên gia cho rằng việc Việt Nam chưa đưa ra tuyên bố chính thức về nguyện vọng gia nhập BRICS có lẽ xuất phát từ việc Hà Nội muốn duy trì sự cân bằng chính trị khi lợi ích trong mối quan hệ song phương với Mỹ có thể lớn hơn lợi ích gia nhập BRICS.

Cho đến nay, Việt Nam vẫn kiên định với nền ngoại giao cây tre, duy trì cân bằng chiến lược với các nước lớn, tránh bị rơi vào vòng xoáy đối đầu.

Tiến sĩ Nguyễn Hồng Hải từ Đại học Queensland [Úc] nhận định với BBC News Tiếng Việt rằng nếu gia nhập BRICS ở thời điểm hiện nay thì Việt Nam cũng chỉ có thêm một địa chỉ diễn đàn đa phương để tham gia, nhưng không có lợi ích thực chất nếu xét về góc độ kinh tế.

"Tuy hợp tác kinh tế được nhấn mạnh là nền tảng, nhưng cho đến nay BRICS cũng chưa thiết lập được những cơ chế và khung chế định chặt chẽ nhằm thúc đẩy và đảm bảo hợp tác kinh tế hiệu quả, ngoại trừ Diễn đàn Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn BRICS và Ngân hàng Phát triển Mới [NDB]. Các số liệu từ hiệu ứng của sự hợp tác kinh tế do các cơ chế của BRICS tạo ra cũng chưa thể hiện rõ ràng."

Xét về bất lợi, theo Tiến sĩ Nguyễn Hồng Hải, Việt Nam sẽ phải chuẩn bị tâm thế, dù không muốn, "là đi theo một nhóm muốn tạo lập một trật tự quốc tế mới, đứng về một phe chống lại sự ảnh hưởng của Mỹ và phương Tây".

"Đây là điều không phù hợp với chính chủ trương và chính sách đối ngoại của Việt Nam. Nhìn vào các thành viên hiện nay của BRICS, bao gồm cả thành viên mới là Iran, có thể thấy rõ ràng BRICS là một câu lạc bộ của những quốc gia 'không thân thiện' với Mỹ và phương Tây. Giả sử tới đây, Triều Tiên đặt vấn đề gia nhập BRICS, liệu Nga và Trung Quốc có từ chối? Trong bối cảnh đó, việc gia nhập BRICS sẽ ảnh hưởng tới sự hợp tác giữa Việt Nam với Mỹ và các nước phương Tây khác khi Việt Nam đang có nhu cầu thúc đẩy hợp tác kinh tế chặt chẽ và nhiều hơn nữa với những nước này để thực hiện được các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của mình."

"Tóm lại, ở thời điểm này, tôi chưa thấy lợi ích thực chất của việc Việt Nam gia nhập BRICS. Ngược lại, nó có thể đem lại nhiều bất lợi hơn. Ngoại giao cây tre Việt Nam cũng sẽ khó có thể tạo dựng được lòng tin với Mỹ và phương Tây trong bối cảnh này," ông cho biết.

Lún sâu vào vùng ảnh hưởng của Bắc Kinh?

Nguồn hình ảnh, Linh Pham/Bloomberg via Getty Images

Chụp lại hình ảnh, 30 lô sầu riêng của Việt Nam mới đây bị Trung Quốc 'tuýt còi' với lý do được hải quan Trung Quốc đưa ra là nhiễm kim loại nặng cadimi vượt ngưỡng cho phép. Ảnh một nông dân thu hoạch sầu riêng ở huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ vào ngày 25/4/2024

Trung Quốc là quốc gia thúc đẩy mạnh mẽ nhất việc mở rộng khối BRICS để làm đối trọng với sức thống lĩnh từ phương Tây.

Có nhận định cho rằng Trung Quốc xem BRICS là phương tiện cho những tham vọng địa chính trị và muốn mở rộng BRICS nhanh chóng.

Nga ủng hộ điều này vì hiện đang trong tình thế thiếu thốn đồng minh và đối tác sau cuộc xâm lược Ukraine.

Trong khi đó, Ấn Độ và Brazil thì gần với Mỹ hơn và luôn xem BRICS là một phương tiện để duy trì thế trung lập trong một thế giới đa cực, hơn là một khối địa chính trị chống phương Tây.

Việt Nam, sau nhiều năm chần chừ, cũng đã chính thức ký gia nhập "cộng đồng chia sẻ tương lai" với Trung Quốc vào tháng 12/2023.

Tiến sĩ Nguyễn Hồng Hải cho rằng:

"Hiện tại, cán cân thương mại Việt Nam - Trung Quốc đang mất cân bằng gần như tuyệt đối, trong đó Việt Nam là bên siêu nhập siêu, chênh lệch hơn 100 tỉ USD. Mấy tháng vừa qua, Trung Quốc có vẻ đẩy mạnh nhập khẩu nông sản của Việt Nam. Thế nhưng, đây là những sản phẩm mà Trung Quốc dễ dàng áp dụng những quy định và chế tài một cách cưỡng bức của họ để hạn chế nhập khẩu. Ví dụ, mới đây Hải quan Trung Quốc đã 'tuýt còi' 30 lô sầu riêng của Việt Nam vì bị cho là nhiễm kim loại nặng cadimi. Nhưng thực tế, kết quả kiểm tra và xác minh của phía Việt Nam cho thấy báo buộc của phía Trung Quốc là không đúng. Đây là một trong những ví dụ cho thấy khi chưa gia nhập BRICS thì Việt Nam đã phụ thuộc rất nhiều vào Trung Quốc rồi."

Các quốc gia thường sử dụng đồng đô la Mỹ để giao dịch nhưng các chính trị gia hàng đầu ở Brazil và Nga đã đề xuất tạo một dạng tiền tệ BRICS để giảm sức thống trị của đô la. Tuy nhiên, vấn đề này đã không được thảo luận tại Thượng đỉnh năm 2023 của BRICS.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Hồng Hải, khi gia nhập BRICS, cùng với nỗ lực của Trung Quốc thúc đẩy phi đồng đô la và đẩy mạnh sự ảnh hưởng của đồng nhân dân tệ, khả năng Việt Nam phụ thuộc vào Trung Quốc sẽ nhiều hơn.

"Khi đó, Việt Nam sẽ ở trong tình trạng tiến thoái lưỡng nan. Đó là Việt Nam không thể từ bỏ đồng đô la để chỉ sử dụng đồng nhân dân tệ và ngược lại. Thậm chí, Việt Nam cũng sẽ không thể sử dụng đô la và nhân dân tệ song hành để làm hài lòng cả hai bên," ông nhận định.

Nam Bán Cầu trỗi dậy, BRICS thách thức Mỹ?

Nguồn hình ảnh, MIKE HUTCHINGS/POOL/AFP/Getty Images

Chụp lại hình ảnh, Các nhà lãnh đạo BRICS gồm Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa, ông Michel Temer khi đương chức Tổng thống Brazil và Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Thượng đỉnh BRICS lần thứ 10 vào ngày 26/7/2018 ở thành phố Johannesburg, Nam Phi

Tiến sĩ Nguyễn Hồng Hải đánh giá tiếng nói của Nam Toàn cầu [Global South] - hay các nước đang phát triển - đang mạnh lên. [Lưu ý, Nam Toàn cầu và Bắc Toàn cầu [Global North] là các thuật ngữ địa chính trị, với sự phân chia không hoàn toàn theo địa lý như các thuật ngữ Nam Bán cầu và Bắc Bán cầu.]

"Sở dĩ tiếng nói của Global South mạnh lên là vì thực lực cả về kinh tế và quân sự của nhiều nước trong nhóm này tăng. Ngoài ra, do sự cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn mà vị thế địa chính trị của nhiều nước trong Global South cũng tăng và vì thế mà tiếng nói của họ cũng tăng theo."

"Năm ngoái, Ấn Độ đăng cai hai Hội nghị Thưởng đỉnh có tên là 'Tiếng nói của Nam Toàn cầu' [Voice of Global South Summit]. Đây là sáng kiến của Ấn Độ. Hơn 100 quốc gia từ khắp các châu lục tham gia, nhưng đáng lưu ý là Trung Quốc không tham gia cả hai hội nghị thượng đỉnh này."

"Tôi nghĩ thế giới hiện nay đang cho thấy sự phân cực rõ nét hơn. Một thế giới đa cực và đa trung tâm cũng rõ hơn và trong thế giới này thì Global South cũng đang khẳng định tiếng nói của mình mạnh mẽ hơn. Nhưng nếu nói là thách thức với nghĩa là có khả năng thay đổi trật tự hiện nay thì chưa đủ khả năng. Nói như vậy không có nghĩa là tôi xem nhẹ vai trò của Global South, mà chỉ muốn nói là cần phải có thêm thời gian và chừng nào mà Mỹ và các nước phương Tây vẫn ảnh hưởng về kinh tế, đóng vai trò duy trì và cân bằng quyền lực, thì trật tự thế giới hiện nay sẽ không thay đổi. Thách thức ư? Có! Nhưng chưa thể thay đổi trật tự tế giới hiện nay ít nhất là trong 30 đến 50 năm nữa."

Trước đó, Giáo sư Padraig Carmody từ Đại học Trinity College Dublin trả lời BBC News hồi tháng 2 về mục đích chính của Trung Quốc trong khối BRICS:

"Thông qua BRICS, Trung Quốc đang cố gắng gia tăng quyền lực và tầm ảnh hưởng – đặc biệt tại châu Phi. Trung Quốc muốn trở thành tiếng nói dẫn đầu Nam Toàn cầu," ông nói.

Nga, một quốc gia lớn khác trong BRICS, lại có một mục đích khác.

Nhà nghiên cứu Creon Butler từ Viện nghiên cứu Chatham House nói vào tháng 2/2024:

“Nga xem khối này nằm trong một cuộc chiến chống Phương Tây, giúp vượt qua các lệnh trừng phạt bị áp đặt sau cuộc xâm lược của Ukraine.”

Tư cách thành viên của Iran cũng gia tăng tính chất chống phương Tây trong khối BRICS, ông cho biết thêm.

Nhận định với BBC News hồi tháng 8/2023 về việc liệu BRICS có phải là một khối "chống Mỹ" hay không, ông Sarang Shidore, Giám đốc chương trình Global South của Viện Quincy từ Washington, cho rằng:

"Tôi nghĩ thông điệp là đây là nhóm đa dạng các nước, không có quốc gia nào là đồng minh thân cận của Mỹ, đồng minh chính thức, hai hoặc ba thành viên sẽ là đối thủ của Mỹ. Nhưng nhìn chung, đây không phải là một nhóm quốc gia chống Mỹ."

Tuy nhiên, ông cũng cho rằng việc BRICS mở rộng cũng cho thấy một sự chuyển biến.

"Sẽ không còn là một thế giới mà nước Mỹ có thể xác lập tất cả các chuẩn mực hoặc điều khiển tất cả các định chế. Đó là điều rõ ràng. Nhưng còn về sự thay thế? Không, tôi sẽ nói là BRICS chỉ mang vai trò bổ sung hơn là thay thế."

Chủ Đề