Nếu bệnh nhân có thai việc sử dụng thuốc kiểm soát hen có ảnh hưởng thế nào đến thai nhi

Hen suyễn là một bệnh mãn tính ở đường hô hấp khiến cho việc thở trở nên khó khăn. Khi bị hen suyễn, ống dẫn khí của bạn bị viêm dẫn tới kết quả là đường hô hấp có chức năng mang oxy đến phổi bị thu hẹp tạm thời. Việc này sẽ dẫn đến các triệu chứng hen suyễn như ho, thở khò khè, khó thở và tức ngực. Nếu bị hen suyễn nặng, người bệnh có thể bị giảm và mất khả năng nói chuyện. Bệnh hen suyễn còn được biết đến dưới cái tên “hen phế quản“.

Những người mắc bệnh hen suyễn cũng có thể mắc các bệnh lý ở các cơ quan khác. Nhiều nghiên cứu đã xác định rằng trung bình phụ nữ bị hen suyễn có khả năng thụ thai kém hơn phụ nữ không mắc bệnh.

Chứng viêm là đặc trưng của bệnh hen suyễn, gây ảnh hưởng lớn đến các cơ quan khác nhiều hơn so với ảnh hưởng lên hệ thống hô hấp. Chứng viêm có thể làm thay đổi lưu lượng máu đến tử cung và làm suy yếu khả năng trứng được thụ thai.

Tuy bệnh hen suyễn ảnh hưởng đến tốc độ thụ thai, bệnh không làm giảm khả năng thụ thai ở những phụ nữ muốn sinh nhiều hơn một con. Trong thực tế, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những phụ nữ bị bệnh hen suyễn sinh được số lượng con bằng với những phụ nữ không có bệnh, có thể là do phụ nữ bị bệnh hen suyễn sinh con ở lứa tuổi trẻ hơn.

Cải thiện khả năng thụ thai nếu bạn bị hen suyễn

Nếu bạn đang cố gắng có em bé và bị hen suyễn, bạn hãy liên hệ với bác sĩ để được thu xếp điều trị. Bạn nên cố gắng đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt bởi toa thuốc mà bạn đang dùng cần phải được điều chỉnh ngay lúc bạn cần mang thai.

Hầu hết các loại thuốc suyễn đều được cho là an toàn cho thai kỳ. Bạn có thể sử dụng một số loại thuốc điều trị bệnh hen suyễn khác hoặc bạn có thể tiếp tục dùng các loại thuốc đang dùng trong thời gian bạn cố gắng thụ thai. Bác sĩ sẽ tư vấn và chọn ra loại thuốc phù hợp nhất với bạn.
Nếu bạn vừa đang hút thuốc và bị bệnh hen suyễn, bạn nên ngừng hút thuốc lá. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn bỏ thuốc lá.

Ngoài những ảnh hưởng tiêu cực của việc hút thuốc lá đối với sức khỏe thai nhi khi bạn đang mang thai, hút thuốc lá có thể làm cho bệnh hen suyễn nặng hơn. Khi cơn hen tấn công, nguy cơ thai nhi mắc phải các biến chứng nguy hiểm càng tăng lên.

Nếu bệnh suyễn được kiểm soát tốt, hầu hết phụ nữ mắc bệnh hen suyễn đều có thể mang thai và sinh con khỏe mạnh, nguy cơ gặp phải các biến chứng là rất thấp.

Khi mang thai, bạn nên đi khám thường xuyên bởi trong quá trình mang thai, các triệu chứng của bệnh hen suyễn có thể thay đổi. Bác sĩ có thể điều chỉnh liều lượng thuốc phù hợp nhất với bạn.

Kiểm soát tốt bệnh hen suyễn khi bạn đang mang thai sẽ giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh và làm giảm các nguy cơ sau: trẻ sơ sinh nhẹ cân, chứng kinh giật tiền sản, ốm nghén nặng, sinh non.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Hen suyễn và thai kỳ

Trong thai kỳ sẽ có những biến đổi về sinh lý kèm theo đó là  những thay đổi về cơ thể có thể làm cho một số bệnh lý đang kiểm soát tốt có thể trở nên không ổn định và cần thay đổi điều trị. Trong đó thai kỳ có thể làm cho hen suyễn đang ổn định có thể mất kiểm soát đi vào đợt cấp, một trường hợp hen suyễn có từ bé đã ổn định thời gian rất dài có thể xuất hiện trở lại. Tất cả thai phụ bị hen suyễn cần phải hiểu rõ triệu chứng của bệnh, hướng điều trị để kiểm soát bệnh ổn định và những ảnh hưởng lên sự phát triển thai kỳ.

*Mang thai ảnh hưởng đến hen suyễn  như thế nào?

Mỗi người nữ sẽ có những phản ứng với thai kỳ khác nhau, mỗi thai phụ bệnh hen suyễn sẽ có những phản ứng khác nhau với bệnh. Hen suyễn có thể trở nặng ở bất kỳ giai đọan nào của thai nhưng phổ biên nhất là khoảng tuần thứ 17 đến tuần  thứ 36 [khoảng tháng thứ 6 của thai kỳ]. Ở một số phụ nữ  hen suyễn khởi phát từ nhỏ đã ổn định trong suốt thời niên thiếu nay có thể khởi phát trở lại do những xáo trộn sinh lý trong thời gian mang thai.

*Làm thế nào để biết hen suyễn trở nặng?

+ Các dấu hiệu cho biết tình trạng hen suyễn có thể trở nặng: Ho khạc đàm nhiều, khò khè, khó thở, nặng ngực thường gặp vào ban đêm hoặc lúc gần sáng, hoặc khi bạn tập thể dục. Nếu có các biểu hiệu này, sản phụ nên đến khám bác sĩ chuyên khoa về hen suyễn để được tư vấn và điều trị tốt nhất.

+ Các dấu hiệu của cơn hen suyễn nặng:

  • Cơn được cảm nhận là không thường xuyên ở bệnh nhân
  • Khó khăn khi nói, ho
  • Khó thở khi nằm, kích thích, vã mồ hôi, tím tái
  • Co kéo liên tục cơ ức – đòn – chũm.
  • Thở nhanh > 30 lần/ phút
  • Nhịp tim nhanh > 120 lần/ phút.

Nếu có bất kể biểu hiện nào của cơn suyễn nặng cần gọi cấp cứu ngay hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để kịp thời xử trí.

*Hen suyễn sẽ ảnh hưởng đến thai kỳ như thế nào?

Hen suyễn được kiểm soát tốt trong thời gian mang thai sẽ ít hoặc không có nguy cơ ảnh hưởng lên sản phụ và em bé. Nếu tình trạng hen suyễn mất kiểm soát làm thai phụ thường xuyên khó thở có thể ảnh hưởng đến việc cung cấp oxy cho bé trong bào thai, có thể làm cho thai chậm tăng trưởng và em bé nhẹ cân khi sinh hoặc sinh non... Đối với thai phụ sẽ có nhiều nguy cơ như: tăng huyết áp thai kỳ, tiền sản giật, xuất huyết âm đạo và sẩy thai…

*Phụ nữ mang thai dùng thuốc suyễn có an toàn cho thai nhi không?

Các chuyên gia về bệnh hen suyễn đều khuyến cáo thuốc dùng để kiểm soát bệnh hen suyễn là an toàn đối với thai kỳ. Dùng thuốc thường xuyên, đúng cách giúp kiểm soát bệnh tốt sẽ giảm được các nguy cơ thai kỳ cho mẹ và bé. Hầu hết thai phụ kiểm soát bệnh tốt sẽ không có cơn chuyển nặng trong lúc chuyển dạ, có thể sinh con như các thai phụ bình thường khác.

Hen phế quản là một loại bệnh ảnh hưởng đến đường dẫn khí của phổi [phế quản] và gây ra bởi quá trình viêm mạn tính [kéo dài] của phế quản. Nó làm cho phế quản, hoặc đường dẫn khí của người bệnh trở nên nhạy cảm với nhiều tác nhân khác nhau. Khi mẹ bầu bị hen phế quản thường có những dấu hiệu như: thở khò khè, tiếng khò khè thường nghe thấy ở thì thở ra.Tuy nhiên cũng có thể nghe thấy được ở thì hít vào, không thở được, co nặng ngực, ho và nói khó… Những triệu chứng này có thể xảy ra trong suốt ngày hoặc đêm. Mẹ bầu bị hen phế quản thì sẽ gặp nguy hiểm vì có thể sẽ không cung cấp đủ ôxy cho thai nhi. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn về bệnh hen phế quản của mẹ bầu nhé.

1.    Mẹ bầu bị hen phế quản sẽ ảnh hưởng như thế nào đến thai kỳ?

-    Rất nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của thai nghén đối với tình trạng của bệnh đã được tiến hành, nhưng các kết quả thu được cho đến nay còn có nhiều sự khác biệt và không thống nhất. -    Theo những kết quả này, khoảng 35-42% các trường hợp hen phế quản sẽ nặng lên trong thời kỳ mang thai, 33-40% không thay đổi và 18-28% bệnh sẽ nhẹ đi. Việc dự đoán diễn biến của bệnh trong thai kỳ ở từng cá nhân là hết sức khó khăn, do sự tác động cùng lúc của rất nhiều yếu tố có ảnh hưởng trái ngược nhau.

-    Nói chung, ở những người hen phế quản mức độ nhẹ, bệnh thường ít có những diễn biến đáng lo ngại trong thời kỳ mang thai. Ngược lại, những trường hợp hen phế quản nặng, bệnh thường diễn biến xấu đi trong thời kỳ này. Một trong những lý do quan trọng làm cho tình trạng bệnh nặng lên trong thai kỳ là do người bệnh tự ý ngừng hoặc giảm liều điều trị, do lo ngại về tính an toàn của thuốc đối với thai nhi.


Hen phế quản ở mẹ bầu có thể ảnh hưởng đến thai nhi

2.    Bệnh hen phế quản của mẹ bầu có ảnh hưởng như nào tới thai nhi?

-    Hầu hết các bệnh nhân hen phế quản có thể mang thai và sinh nở một cách bình thường như những người khoẻ mạnh khác. Tuy nhiên, những trường hợp hen nặng, không được kiểm soát tốt, có thể gây ra những tác động tiêu cực trên thai do tình trạng thiếu ôxy máu kéo dài.
-    Một số nghiên cứu trong khoảng 2 thập kỷ gần đây cho thấy, những bà mẹ bị hen phế quản có nguy cơ đẻ non, thai nhẹ cân hoặc mắc một số bệnh lý [nhịp tim nhanh, co giật, hạ đường huyết…] cao hơn so với những bà mẹ không mắc bệnh. Tuy nhiên, nguy cơ này là rất nhỏ nếu hen phế quản được điều trị ổn định và nó còn có thể được giảm thiểu bằng cách duy trì sự kiểm soát bệnh tối ưu trong suốt thời kỳ mang thai.

3.    Cách điều trị và kiểm soát bệnh cho mẹ bầu bị hen phế quản

Mẹ bầu bị hen phế quản có nhiều phương pháp điều trị và kiểm soát. Tuy nhiên vẫn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của mẹ bầu trong quá trình thai kỳ như nào. Cụ thể:

-    Mục đích của việc điều trị hen trong lúc mang thai là ngăn chặn những cơn thiếu ôxy cho mẹ, đồng thời giúp cung cấp ôxy đầy đủ cho thai nhi. Mẹ bầu cần phải chú ý để thực hiện nghiêm ngặt các phương pháp điều trị ngăn chặn các cơn hen bất ngờ. -    Điều trị tối ưu bao gồm: kiểm soát chức năng hô hấp; tránh các yếu tố gây kịch phát cơn hen; tư vấn và điều trị bằng thuốc cho từng trường hợp để duy trì chức năng phổi bình thường. Việc điều trị bằng thuốc cần tuân theo nguyên tắc sử dụng lượng thuốc thấp nhất có hiệu quả để kiểm soát bệnh hen. Nếu làm tốt điều trị dự phòng và không bỏ thuốc giữa chừng thì việc mang thai và sinh con vẫn hoàn toàn bình thường và khỏe mạnh. Các bác sĩ sẽ lựa chọn những loại thuốc phù hợp với phụ nữ mang thai. Các thuốc điều trị bệnh hen cho phụ nữ mang thai thường ở dạng phụt, xịt nên sẽ hạn chế được sự ảnh hưởng tới thai nhi.

Khi mang thai, mẹ bầu cần đi khám thai đầy đủ, có lịch làm việc, nghỉ ngơi và chế độ dinh dưỡng hợp lý. Điều quan trọng là luôn luôn phải đảm bảo bệnh hen đã được điều trị và kiểm soát tốt dưới sự tư vấn, hướng dẫn điều trị của bác sĩ chuyên khoa hô hấp và được quản lý và theo dõi tốt của bác sĩ chuyên khoa sản. Sự phối hợp giữa hai chuyên khoa này là yếu tố quyết định cho sự an toàn của mẹ bầu và em bé trong quá trình mang thai, khi chuyển dạ và trong giai đoạn sau sinh.


Mẹ bầu nên điều trị hen phế quản tại các cơ sở y tế chuyên nghiệp để có kết quả tốt nhất

Hiện nay, bệnh viện đa khoa Bảo Sơn đang được nhiều mẹ bầu tại Hà Nội và các tỉnh thành lân cận lựa chọn để thăm khám thai định kỳ nhằm phát hiện sớm và kiểm soát tốt các vấn đề có thể xảy ra trong thai kỳ như bệnh hen phế quản. Khi đăng ký sử dụng dịch vụ thai sản trọn gói, mẹ bầu sẽ được các bác sĩ giàu kinh nghiệm trực tiếp thăm khám và tư vấn với sự hỗ trợ của các trang thiết bị hiện đại. Bởi thế, mẹ có thể hoàn toàn yên tâm về kết quả chẩn đoán và phương pháp điều trị mà các bác sĩ đưa ra. Để được tư vấn thêm thông tin về dịch vụ, quý khách vui lòng liên hệ theo số Hotline 091 585 0770  Tổng đài 1900 599 858

Video liên quan

Chủ Đề