Nếu ô A1 chứa giá trị số -4 ô B1 chứa 2 tại ô C1 chứa 7 kết quả của công thức A1, B1,C1 2 là

Câu 44: Thao tác chọn một khối, ô tính nào là ô tính được kích hoạt?

A. Không có ô tính nào.

B. Ô chọn cuối cùng.

C. Ô chọn giữa.

D. Ô chọn đầu tiên.

Câu 45: Trên trang tính ô đang được kích hoạt [Ô đang được chọn] khác với ô khác ở điểm nào?

A. Ô tính đó có viền đậm xung quanh.

B. Ô tính đó có đường viền nhấp nháy.

C. Ô tính đó có màu nền khác.

D. Ô tính đó không có gì khác.

Câu 46: Kết quả của hàm =Average[3,8,10] là:

A. 21

B. 7

C. 10

D. 3

Câu 47: Có thể quan sát ở đâu trên trang tính để biết được một ô chứa công thức hay ô đó không chứa công thức:

A. Thanh công cụ.

B. Thanh công thức.

C. Thanh bảng chọn.

D. Hộp tên.

Câu 48:

Để tính giá trị trung bình của ô A1, B1, C1 các cách tính nào sau đâu là đúng:

A. =Sum [ A1+B1+C1]

B. =Average[A1,B1,C1]

C. =Average [A1,B1,C1]

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 49: Cho hàm =Sum[A5:A10] để thực hiện?

A. Tính tổng của ô A5 và ô A10

B. Tìm giá trị lớn nhất của ô A5 và ô A10

C. Tính tổng từ ô A5 đến ô A10

D. Tìm giá trị nhỏ nhất từ ô A5 đến ô A10

Câu 50: Địa chỉ khối được phân cách nhau bằng dấu gì?

A. Dấu chấm phẩy [;].

B. Dấu phẩy [,].

C. Dấu gạch ngang [-].

D. Dấu hai chấm [:].

Câu 51: Muốn biết kết quả biểu thức [32 – 7]2 – [6 – 5 ]3 tại ô A3 nhập công thức:

A. =[32 – 7]2 – [6 – 5 ]3

B. =[32 – 7]^2 – [6 – 5 ]^3

C. =[32 – 7]^2 – [6 – 5 ]3

D. =[32 – 7]2 – [6 – 5 ]*[6 – 5]

Câu 52: Ở ô E2 gõ =[9+3]/2+[7-5]^2*2 kết quả là:

A. 12

B. 13

C. 14

D. 15

Câu 53: Trang tính có thể chứa dữ liệu kiểu nào sau đây?

A. Số.

B. Kí tự.

C. Cả số và kí tự.

D. Không chứa dữ liệu kiểu nào.

Trên trang tính, khi sao chép một ô có nội dung là công thức chứa địa chỉ, các địa chỉ sẽ được điều chỉnh để giữ nguyên vị trí tương đối giữa các ô chứa công thức [ C1  D1] và ô địa chỉ trong công thức [ A1+B1  B1+C1].


Đáp án: B


Đồng thời, vì bạn đặt công thức liên quan đến BeginNum và EndNum, nên khi thay đổi 2 số này, kết

quả tô màu cũng thay đổi.



Bạn thấy đấy, nếu bạn chưa xem bài này mà thấy 1 file tương tự của người khác, bạn có thể lầm tưởng

người ta sử dụng code của VBA. Sự thực thì quá đơn giản phải không?

Chiêu số 19: Đánh dấu những ô chứa công thức bằng Conditional Formatting

Khi một ô có chứa dữ liệu, bạn có thể muốn biết dữ liệu trong ô đơn thuần là dữ liệu nhập vào, hay dữ

liệu là kết quả của 1 công thức. Bạn có thể chỉ cần click chọn ô đó và xem trên thanh công thức. Bạn

cũng có thể dùng phím tắt Ctrl + ~ để chuyển qua lại giữa chế độ xem giá trị và xem công thức.

Chiêu số 19 này sẽ giới thiệu với bạn 1 hàm tự tạo, kết hợp với Conditional Formatting để đánh dấu ô

chứa công thức. Bằng cách này có thể giúp bạn tìm ra tất cả những ô chứa công thức trong số 10.000 ô

mà không phải ngó từng ô một.

Mặc dù bạn có thể dùng 1 hàm có sẵn của Macro4 trong Conditional Formatting, như sau:

Trong hộp thoại Conditional Formatting, chọn công thức, gõ công thức này: = CELL[“type”,A1].

Nhưng hạn chế của việc dùng hàm Cell[] là công thức sẽ tự tính lại mỗi khi có sự thay đổi nhỏ xíu

trong bảng tính. Vì Cell[] là 1 hàm thuộc loại volatile. Khi Excel tính lại Cell[] cho 10.000 ô như trên

sẽ khiến cho bạn bực mình vì chờ đợi.

Do đó bạn hãy dùng tuyệt chiêu sau đây, đơn giản, dễ làm và không phải hàm loại volatile:

Bạn hãy nhấn Alt – F11 để vào cửa sổ VBA, nhấn chuột phải vào This Workbook để insert vào 1

module. Nhập đoạn code sau vào khung soạn thảo:

PHP Code:

Function IsFormula [CheckCells As Range]

IsFormula = CheckCells.HasFormula

End Function

Do tính chất của Property HasFormula, hàm bạn mới tạo sẽ trả về các giá trị luận lý True, False. Nghĩa

là khi bạn gõ vào ô bất kỳ công thức = IsFormula[A1] sẽ cho kết quả True nếu A1 chứa công thức và

cho kết quả False nếu A1 chứa giá trị.

Đóng cửa sổ VBA lại, trở về bảng tính. Bây giờ đánh dấu toàn bộ vùng dữ liệu của bạn [có thể chọn

dư ra một số cột và dòng, phòng khi bạn cập nhật thêm dữ liệu] sao cho ô A1 là ô hiện hành.

Bằng cách như chiêu số 18, bạn vào được chỗ cần thiết để gõ công thức trong hộp thoại Conditional

Formatting, và gõ vào:

=IsFormula[A1], sau đó định dạng tô màu hoặc đổi màu chữ cho khác những ô còn lại.

Sau khi nhấn OK bạn sẽ được kết quả là tất cả những ô chứa công thức sẽ được tô màu. Nếu bạn thêm

hoặc thay đổi 1 ô, nếu ô đó trở thành công thức thì lập tức ô đó đổi màu.

Đôi khi bạn không thấy kết quả, vì anh Bill lanh chanh và chậm hiểu, anh ta cho rằng công thức sử

dụng hàm của bạn là 1 text nên ảnh tự sửa thành : =”IsFormula[A1]”. Vậy bạn phải vào chỗ cũ sửa lại.



Bây giờ mỗi khi bạn sửa hoặc thêm 1 ô trở thành công thức, ô đó sẽ có màu. ngược lại, nếu bạn sửa 1

công thức thành giá trị hoặc thêm giá trị vào 1 ô, ô đó sẽ không có màu.

Cái CF và cái UDF này đơn giản mà thực sự hữu ích, bạn nhỉ!

Chiêu 20: Đếm hoặc cộng những ô đã được định dạng có điều kiện

Chúng ta thường hỏi: "Làm thế nào để tính toán với những ô đã được tô một màu cụ thể nào đó?" Câu

hỏi này thường được nêu ra, bởi vì Excel không có một hàm bình thường nào để thực hiện được nhiệm

vụ này; tuy nhiên, nó có thể được thực hiện bằng một hàm tự tạo.

Vấn đề duy nhất xảy ra với việc sử dụng hàm tự tạo, là nó không thể lọc ra bất kỳ một loại định dạng

nào đã được áp dụng bởi việc định dạng có điều kiện [conditional formatting]. Tuy nhiên, suy nghĩ

một tí, bạn vẫn có thể có được kết quả tương tự mà không phải cần đến một hàm tự tạo.

Giả sử rằng bạn có một danh sách dài những con số trong dãy $A$2:$A$100. Và bạn đã áp dụng định

dạng có điều kiện cho dãy đó: đánh dấu những ô nào có giá trị nằm trong khoảng từ 10 đến 20. Bây

giờ, bạn muốn lấy ra giá trị của những ô thỏa mãn điều kiện mà bạn đã thiết lập, và tính tổng của

những ô đã được áp dụng định dạng đó. Không có gì khó! Bạn đừng để những kiểu định dạng đã được

áp dụng chi phối bạn, nói cách khác, bạn không cần quan tâm những ô đó được định dạng kiểu gì.

Bạn chỉ cần quan tâm đến điều kiện để áp dụng định dạng cho chúng [trong trường hợp này, là

những ô có giá trị trong khoảng từ 10 đến 20].

Bạn có thể dùng hàm SUMIF[] để tính tổng của những ô thỏa mãn điều kiện nào đó, nhưng chỉ một

điều kiện mà thôi! Nếu muốn có nhiều điều kiện, bạn phải dùng hàm SUMIFS[] trong Excel 2007,

hoặc là dùng một công thức mảng. Ở đây tôi sẽ nói đến công thức mảng, vì nó có thể sử dụng trong

hầu hết các phiên bản của Excel.

Với trường hợp đã ví dụ trong bài này, bạn sử dụng một công thức mảng giống như sau:

=SUM[IF[$A$2:$A$100>10, IF[$A$2:$A$10010, IF[$A$2:$A$100 10, < 20]. Để làm điều này, bạn theo các bước sau:

Chọn ô B2 và nhập vào đó công thức:

=IF[AND[A2>10, A210. Trong ô D2, nhập vào biểu thức 10] * [$A$2:$A$10010], --[$A$2:$A$100 10, ô đó sẽ có giá trị là 1 [TRUE], còn

không thì bẳng 0 [FALSE]; Mảng thứ hai, cũng tương tự như vậy, nhưng áp dụng cho những ô có giá

trị 10 và không tô màu

- Nếu bạn đứng ở dòng 59: dòng lẻ nhưng không có dữ liệu => không tô màu.

Mở rộng: Tô màu cách 2 dòng tô 1, hoặc tô xen kẽ 3 màu trở lên:

Bạn chỉ cần sửa công thức ASAP cho phù hợp, kết hợp với CountA[] cho linh hoạt. Thí dụ với các

công thức như hình:



Bạn sẽ có kết quả như hình, dòng nào không có dữ liệu thì không tô màu



Chiêu 22: Tạo hiệu ứng 3D trong các bảng tính hay các ô

Bất cứ khi nào bạn nhìn thấy một hiệu ứng 3D trong một chương trình hoặc một ứng dụng, chẳng hạn

như Excel, ắt hẳn bạn sẽ thấy một sự đánh lừa qua thị giác được tạo ra bởi cách định dạng đặc biệt.

Chính bạn cũng có thể tạo ra hiệu ứng này một cách dễ dàng bằng cách định dạng một ô hoặc một dãy

các ô. Phiên bản Excel 2007 đã đưa vào các styles của ô, vì vậy bạn có thể tạo hiệu ứng 3D và lưu nó

lại để sử dụng vào bất cứ khi nào bạn muốn.

Hãy bắt đầu với một ví dụ đơn giản, chúng ta sẽ tạo hiệu ứng 3D cho một ô để nó nhìn nổi lên trên

giống như một nút lệnh [button].

Trong một bảng tính trống, bạn chọn ô D5. [Bạn chọn ô D5 bởi vì nó không nằm rìa bảng tính]. Dưới

Cell Options ở tab Home, chọn Format ➝ Format Cells ➝ Border [với phiên bản trước Excel 2007:

Format ➝ Cells ➝ Border]. Hoặc các bạn có thể click chuột phải, chọn Format cells ➝ Border.

Trong hộp line, chọn đường dày nhất thứ 2 [bên phải, thứ 3 từ dưới đếm lên]. Chắc chắn rằng màu

được chọn là màu đen [hoặc chọn automatic nếu bạn chưa thay đổi mặc định của lựa chọn này]. Bây

giờ click chọn đường viền bên phải và đường viền bên dưới ở bảng



Quay trở lại với box color để chọn màu trắng. Vẫn chọn đường viền dày thứ 2, và chọn hai đường viền

còn lại là đường viền bên trên và bên trái của ô.



Chọn tab Fill [với phiên bản trước Excel 2007: chọn tab Patterns] trong hộp thoại Format Cells và

chọn màu xám. Click chọn OK và thôi không chọn ô D5 nữa [di chuyển con trỏ chuột sang ô khác]. Ô

D5 sẽ xuất hiện nổi lên giống như một button. Bạn đã làm tất cả điều đó chỉ với các đường viền và

bóng đổ.



Nếu muốn vui hơn và đa dạng hơn, bạn tạo một ô nhìn giống như là bị lõm hoặc thụt vào trong thì

chọn ô E5 [vì nó kế ô D5 và sẽ sử dụng cho bài tập tiếp theo]. Chọn Home ➝ Cells ➝ Format ➝

Format Cells ➝ Bord [với phiên bản trước Excel 2007: Format ➝ Cells ➝ Border] và chọn đường

viền dày nhất thứ 2 [thứ 3 bên phải từ dưới đếm lên] trong bảng line và chắc chắn màu được chọn là

màu đen cho đường viền ở trên và bên trái. Chọn màu trắng trong bảng màu cho đường viền ở bên

phải và bên dưới ô. Chọn tab Patterns và chọn màu xám. Click OK. Ô E5 sẽ bị lõm xuống. Việc này

trái ngược với ô D5 là hiệu ứng trội lên.



Nếu bạn cảm thấy thích thú với style của ô mà bạn đã tạo ra. Bạn lưu lại bằng cách chọn Home ➝

Styles ➝ Cell Style ➝ NewCell Style, bạn gõ tên mà bạn muốn đặt cho style này vào và click OK.

Chú ý rằng các Styles của ô chỉ được lưu lại ở workbook hiện tại mặc dù bạn có thể kết hợp các Styles

này từ những workbooks khác. Lựa chọn này không có trong các phiên bản trước Excel 2007. Nếu bạn

muốn lưu một style của ô trong các phiên bản trước thì bạn vào Format➝ Style.

Sử dụng hiệu ứng 3D cho một bảng dữ liệu

Kế tiếp, chúng ta sẽ làm thí nghiệm với công cụ này để thấy được các loại hiệu ứng 3D mà bạn có thể

tạo ra cho các bảng hoặc các sheets của mình. Chọn ô D5 và E5, click chọn công cụ Format Painter

[biểu tượng cái chổi quét ] dưới Clipboard options trên tab Home [với phiên bản trước Excel 2007:

xem trên thanh standard toolbar]. Trong khi nhấn chuột trái, Click chọn ô F5 và rê chuột qua ô J5, sau

đó nhả ra.



Bây giờ chọn vùng D5:J5 và click chọn công cụ Format Painter

một lần nữa. Cùng lúc nhấn chuột

trái, chọn ô D6, kéo chuột ngang sang phải và kéo xuống ô J15, sau đó nhả ra.



Hiệu ứng 3D của một dãy ô

Nếu bạn muốn lưu style của bảng này, bạn chọn Home ➝ Styles ➝Format as Table ➝ NewTable

Style. Với các phiên bản trước Excel 2007 thì bạn không thể lưu style của một bảng.

Chúng ta đã sử dụng một đường viền dày để chắc rằng hiệu ứng được thấy một cách rõ ràng, tuy

nhiên, bạn có thể tạo ra một sự tinh tế hơn bằng cách sử dụng một đưởng mảnh hơn.

Bạn cũng có thể sử dụng các đường khác để tạo ra những hiệu ứng hay hơn. Cách dễ nhất để tìm ra

những sự kết hợp có hiệu quả là bạn nên thử và kiểm tra sai sót trên một bảng tính trống để tạo ra hiệu

ứng mà bạn muốn. Bạn chỉ bị giới hạn bởi sự tưởng tượng và có lẽ là khiếu thẩm mỹ.



Thí dụ dùng màu khác



Thí dụ dùng đường kẻ không liền nét cho những đường kẻ ngang

Hãy luôn luôn nhớ rằng hiệu ứng 3D có thể làm cho bảng tính dễ đọc, nhìn có vẻ chuyên nghiệp và dễ

cảm nhận hơn, nhưng khi chúng được sử dụng quá mức chúng có thể có những ảnh hưởng trái ngược.

Nên nhớ, sử dụng mọi thứ có mức độ.

Nếu bạn muốn tạo ra đi xa hơn và cung cấp những hiệu ứng 3D một cách tự động và sinh động, bạn có

thể kết hợp 3D với định dạng có điều kiện để tự động cung cấp nhiều style mà bạn thích.

Bổ sung:



Bạn có thể dùng chính hiệu ứng 3D cho 1 ô [đã thực hiện ở trên] để dùng như 1 button thực thụ, nếu

bạn kết hợp với VBA. Giả sử bạn muốn bảng tính của bạn có 1 button [nổi, đương nhiên], khi nhấn

vào nó sẽ chìm xuống và thực thi 1 macro nào đó. Khi nhấn 1 lần nữa thì nút này sẽ nổi lên và thực

hiện 1 macro khác hoặc dừng thực hiện macro thứ nhất.

Dùng công cụ ghi macro để ghi lại quá trình lập hiệu ứng 3D cho 1 ô D5, ta được 1 đọan code trong

Module, sửa lại chút đỉnh với 1 biến Public IsRun để tuỳ trường hợp gán Border thích hợp:

PHP Code:

Sub Change1[]

With Selection.Borders[xlEdgeLeft]

.LineStyle = xlContinuous

.Weight = xlMedium

.ColorIndex = IIf[IsRun, 2, 0]

End With

With Selection.Borders[xlEdgeTop]

.LineStyle = xlContinuous

.Weight = xlMedium

.ColorIndex = IIf[IsRun, 2, 0]

End With

With Selection.Borders[xlEdgeBottom]

.LineStyle = xlContinuous

.Weight = xlMedium

.ColorIndex = IIf[IsRun, 0, 2]

End With

With Selection.Borders[xlEdgeRight]

.LineStyle = xlContinuous

.Weight = xlMedium

.ColorIndex = IIf[IsRun, 0, 2]

End With

End Sub

Bây giờ dựa vào sự kiện SelectionChange của sheet, ta làm cho ô D5 thay đổi border như sau:

PHP Code:

Private Sub Worksheet_SelectionChange[ByVal Target As Range]

If Target.Address = "$D$5" Then

If Target = "Run" Then

Target = "Stop"

IsRun = False

Else

Target = "Run"

IsRun = True

End If

Change1

Cells[1, 1].Select

End If

End Sub

Các bạn xem file đính kèm. Thí dụ này chỉ là minh hoạ, không có đoạn code nào được thực thi, nhưng

ô D5 đã trở thành 1 nút nhấn thực sự.

Chiêu 23: Bật, tắt chức năng Conditional Formatting bằng 1 checkbox

Bạn thường dùng Data Validation để giới hạn dữ liệu nhập vào, hoặc dùng Conditional Formatting để

cảnh báo khi nhập dữ liệu trùng. Nhưng đôi khi bạn muốn tắt chúc năng cảnh báo của CF. Có 1 cách

đơn giản để bật tắt chức năng này bằng cách sử dụng 1 checkbox. Xem thêm bài Chiêu số 18: Điều

khiển Conditional Formating bằng checkbox.

Nhưng ở đây là CF tô màu dữ liệu nhập trùng.



Trong thí dụ dưới đây, bạn sẽ dùng CF để đánh dấu [tô màu] những ô có dữ liệu xuất hiện nhiều hơn 1

lần trong vùng dữ liệu. Giả sử trong vùng A1:A100 bạn đã thiết lập CF với công thức như sau:

=CountIf[$A$1:$A$100,$A1]>1

Bây giờ bạn muốn tuỳ ý bật tắt cái CF này. Trước tiên bạn cùng công cu Form hoặc Control Toolbox,

vẽ 1 cái Checkbox lên sheet. Thiết lập Property Cell Link cho cái checkbox này là 1 ô nào đó, thí dụ

K1. Ta vào Name box đặt nuôn tên cho ô này là IsCheck.

Bây giờ click chọn vùng dữ liệu A1:A100 sao cho ô A1 là ô hiện hành. Thiết lập Conditional

Formatting cho vùng này với công thức sau:

=AND[COUNTIF[$A$1:$A$100,$A1]>1,IsCheck]

Nhấn nút Format để tô màu theo ý muốn, rồi OK.

Sau khi hoàn thành, khi bạn check vào cái checkbox, ô K1 sẽ thành True, và những ô có dữ liệu trùng

sẽ bị tô màu.

Trái lại, khi bạn uncheck cái checkbox, ô K1 sẽ có giá trị False, và chẳng có ô nào bị tô màu nữa.

Cũng như chiêu số 18, bạn hoàn toàn có thể dùng cái toggle Button làm 1 cái công tắc bật tắt y như cái

checkbox.

Chắc cũng cần nói lại cách mà công tắc này hoạt động:

Do công thức của bạn là AND[điều kiện 1, điều kiện 2], nên chỉ cần 1 trong 2 điều kiện không thoả [=False],

nguyên đk chung sẽ False, CF không hoạt động; vì CF chỉ có tác dụng khi điều kiện chung là True.

Chiêu 24: Dùng nhiều List cho 1 Combobox

Excel cung cấp cho bạn những cách để chọn 1 thứ trong 1 danh sách để nhập liệu vào 1 ô. Trong đó có

công cụ combobox, từ danh sách xổ xuống của combobox, bạn có thể chọn 1 ngày trong tuần, 1 tháng

trong năm, hoặc 1 sản phẩm trong danh sách. Nếu bạn cần chọn lựa trong 3 danh sách khác nhau, bạn

sẽ nghĩ rằng bạn cần 3 cái combobox.

Thay vì vậy, bạn dùng chiêu sau đây, kết hợp 1 combobox với 3 option button. Trong thí dụ sau, bạn

hãy tạo 1 bảng tính, điền số từ 1 đến 7 vào vùng A1:A7, điền từ chủ nhật đến thứ hai vào vùng B1:B7,

và điền tháng từ tháng 1 đến tháng 7 vào vùng C1:C7.

Một cách nhanh nhất để điền 21 ô này là hãy gõ 1 vào A1. Trong khi nhấn giữ Ctrl, nắm cái fill handle

của ô A1 và kéo xuống A7. Tiếp theo, gõ Sunday vào B2, doubled-click vào fill handle của B1. Cuối

cùng gõ Jan vào ô C1, doubled-click vào fill handle của C1. Xong.

Bây giờ bạn vào Developer ➝ Controls ➝ Insert ➝ Form Controls [với Excel 2003, View ➝

Toolbars ➝ Forms] và nhấn icon Option Button. Vẽ 3 cái lên sheet. Vẽ thêm 1 cái Groupbox bao

quanh 3 cái Option cho đẹp. Bây giờ vẽ 1 cái Combobox ở 1 chỗ thích hợp.

Nhấn chuột phải vào các Option, chọn Edit Text, sửa các từ Option1, Option 2, Option 3, Groupbox1

như hình:



Nhấn chuột phải vào 1 Option bất kỳ, chọn Format Control, trong tab Control, gõ $F$1 vào ô Cell Link.



Ở ô D6 gõ công thức =ADDRESS[1;$F$1]&":"&ADDRESS[7;$F$1]

Vào Define Name, đặt mới 1 name MyRange, công thức là =INDIRECT[$D$6]

Nhấn chuột phải vào cái combobox, vào Format control, trong Cell link gõ MyRange, Cell link là

$G$1.

Bây giờ khi bạn chọn 1 trong các option, ô F1 thay đổi các giá trị từ 1 đến 3, ô D6 thay đổi với các giá

trị $A$1:$A$7, $B$1:$B$7, $C$1:$S$7. Và list trong combobox cũng đổi theo.

Bổ sung:

Có 1 vấn đề là 3 list không phải lúc nào cũng dài bằng nhau [bằng 7 trong thí dụ trên], thí dụ số từ 1

đến 10, thứ trong tuần từ Chủ nhật đến thứ bảy, tháng từ 1 đến 12. Vậy ta sẽ phải làm gì?

Ta hãy làm từ từ nhé, trước tiên là cách dùng ô phụ [tác giả cũng dùng 2 ô phụ].

Gõ công thức sau vào ô G1:

=COUNTA[INDIRECT[ADDRESS[1;$F$1]&":"&ADDRESS[100;$ F$1]]]

Với công thức trên, G1 sẽ có các giá trị là 10, 7, 12 tương ứng với F1 là 1, 2, 3.

Sửa tiếp số 7 chết trong công thức ô D6 thành $G$1 cho động:

=ADDRESS[1;$F$1]&":"&ADDRESS[$G$1;$F$1]

Kết quả hoàn toàn mỹ mãn. Ô D6 sẽ lần lượt là $A$1:$A$10, $B$1:$B$7, $C$1:$C$12



Bây giờ là cách GPE: dấu [bỏ] các ô phụ.

Hiện Name MyRange của ta là =INDIRECT[$D$6],

Sửa bước thứ nhất là thay $D$6 bằng công thức của D6:

=INDIRECT[ADDRESS[1;$F$1]&":"&ADDRESS[$G$1;$F$1]]

Kế đó thay $G$1 bằng công thức của G1:



Video liên quan

Chủ Đề