Nêu ví dụ thực tế vận dụng tính chất của nước Nước có thể hòa tan một số chất

– Nước cung cấp vào hoạt động sản xuất đảm bảo an ninh lương thực cho xã hội: Nước tưới tiêu, nước làm ruộng…– Nước giúp cho mọi sinh hoạt của con người như tắm, giặt, rửa, nấu, nướng… đảm bảo được chất lượng cuộc sống của mỗi con người và sức khỏe cho cộng đồng.– Nước tạo ra năng lượng điện để cung cấp cho hoạt động của nền kinh tế thông qua việc sử dụng động lực hay năng lượng dòng chảy của các con sông làm quay các tuốc bin nước và máy phát điện, đây là nguồn năng lượng sạch và chiếm 20% lượng điện của thế giới, đồng thời hạn chế được giá thành nhiên liệu và chi phí nhân công.– Nước tham gia phần lớn vào việc sản xuất ra các sản phẩm để trao đổi, mua bán trên thị trường.

– Nước có ý nghĩa quan trọng trong việc làm giảm ô nhiễm môi trường….

– Nuôi dưỡng tế bào: Nước cung cấp nguồn chất khoáng, vận chuyển chất dinh dưỡng cần thiết cho các tế bào trong mọi hoạt động trong cơ thể. Nước mà chúng ta sử dụng hàng ngày thường chứa một lượng đáng kể các chất khoáng có lợi cho sức khỏe.

– Chuyển hoá và tham gia các phản ứng trao đổi chất: Nước là dung môi sống của các phản ứng hóa học trong cơ thể. Nước trong tế bào là một môi trường để các chất dinh dưỡng tham gia vào các phản ứng sinh hóa nhằm xây dựng và duy trì tế bào. Nhờ việc hòa tan trong dung môi mà các tế bào có thể hoạt động và thực hiện được các chức năng của mình.

– Đào thải các chất cặn bã: Nước loại bỏ các độc tố mà các cơ quan, tế bào từ chối đồng thời thông qua đường nước tiểu và phân.

Đề thi học kì 1 lớp 4 môn Khoa học năm học 2018 – 2019 trường tiểu học Hà Trung có đáp án chi tiết.

Trường Tiểu Học Hà Trung         ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I

Năm học: 2018 – 2019              Môn: Khoa học  – Lớp 4

Thời gian : 40 phút

Em hãy khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng [từ câu 1 đến câu 3] và hoàn thành các  bài tập dưới đây.

1. Người thừa cân béo phì có nguy cơ mắc bệnh gì?  M2 

A. Bệnh về mắt

B.  Rối loạn tiêu hóa

C. Tim mạch, tiểu đường

D. Kém phát triển về trí tuệ

2. Thức ăn chứa nhiều chất bột đường là: M1

A. Thịt, cá, trứng, cua.

B. Đậu cô ve, đậu nành, rau cải.

C. Bắp.dừa, lạc, mỡ lợn, xôi nếp.

D. Gạo, bún, khoai lang, bắp.

3.  Quá trình lấy thức ăn, nước uống, không khí từ môi trường xung quanh để tạo ra chất riêng cho cơ thể và thải những chất cặn bã ra môi trường thường được gọi chung là quá trình gì?  M2

A. Quá trình hô hấp

B. Quá trình bài tiết

C. Quá trình tiêu hóa

D. Quá trình trao đổi chất

4. Nối thông tin ở cột A với thông tin ở cột B sao cho phù hợp:  M3

A

Cơ thể thiếu

B

Tác hại là

Chất đạm Còi xương
I-ốt Mắt nhìn kém,có thể mù lòa
Vi-ta-min A Kém phát triển thể lực và trí tuệ
Vi-ta-min D Suy dinh dưỡng

5.  Vai trò của nước đối với sự sống là gì?   M2

[Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống]

Nước chiếm phần lớn trọng lượng cơ thể người và động vật.
Nước chỉ cần cho những thực vật và động vật sống ở dưới nước.
Nhờ có nước mà cơ thể hấp thu được những chất dinh dưỡng hòa tan.
Nước giúp con người vui chơi giải trí.

6. Lựa chọn các từ trong ngoặc đơn để điền vào chỗ chấm trong các câu dưới đây cho phù hợp:                [các-bô-níc,  vi khuẩn,  ni-tơ,  ô-xy ]

–       Không khí gồm hai thành phần chính là …….…… Và …….……………

–       Ngoài hai thành phần chủ yếu trên, không khí còn chứa các thành phần khác như:  ……………., hơi nước, …………….bụi .

7. Chọn các từ thích hợp mưa, ngưng tụ, đám mây, hạt nước vào chỗ chấm: M2

Hơi nước bay lên cao, gặp lạnh ………………….. thành những …………….. rất nhỏ, tạo nên các ………….Các giọt nước có trong các đám mây rơi xuống đất tạo thành ………………..

8:  Các bức ảnh dưới đây cho em biết không khí có những tính chất gì? M3

Không khí có những tính chất của là:……………………… …

9.  Nêu ví dụ chứng tỏ con người đã vận dụng các tính chất của nước vào cuộc sốngM3

Nước chảy từ trên cao xuống thấp: …………………………………

Nước có thể hòa tan một số chất: …………………………………

10. Trong trường hợp nào chúng ta phải dùng bình ô-xy?  M4

ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM MÔN KHOA HỌC LỚP 4

KTĐK HỌC KÌ 1 – NĂM HỌC 2018 – 2019

1. C [0,5đ]

2. D [0,5đ]

3. D [1đ]

4.  [1đ]

Chất đạm / Suy dinh dưỡng

I-ốt / Kém phát triển thể lực và trí tuệ

Vi-ta-min A / Mắt nhìn kém,có thể mù lòa

Vi-ta-min D / Còi xương

[Mỗi ý đúng được 0,25đ]

5. [1đ]

Thứ tự đáp án : Đ –  S – Đ – Đ

[Mỗi ý đúng được 0,25đ]

6. [1đ]

Thứ tự các từ cần điền là : ô-xy/ Ni-tơ/  các-bô-níc/ vi khuẩn,

[Mỗi ý đúng được 0,25đ]

7. [1đ]

Thứ tự điền đúng: ngưng tụ, hạt nước, đám mây, mưa.

[Mỗi từ điền đúng được 0,25đ]

8. [1đ]

Trả lời: Không khí không có hình dạng nhất định. Không khí có thể nén lại hoặc giãn ra. Không khí có xung quanh chúng ta.

9. [2đ]

–       Nước chảy từ trên cao xuống thấp: lợp mái nhà dốc xuống để thoát nước nhanh, chạy máy phát điện,… [0,5đ]

–       Nước có thể hòa tan một số chất: pha nước chanh giải khát, pha nước muối để súc miệng,…[0,5đ]

10. [1đ]

Trả lời: Người ta phải dùng bình ô-xy để thở khi: bị khó thở [ bệnh nặng], lặn sâu dưới biển, leo lên đỉnh những ngọn núi cao,…

Câu 22. Nêu ví dụ chứng tỏ con người đã vận dụng các tính chất của nước vào cuộc sống [mỗi tính chất nêu hai ví dụ]

- Nước chảy từ trên cao xuống thấp: lợp mái nhà dốc xuống để thoát nước nhanh, chạy máy phát điện.

- Nước có thể hòa tan một số chất: pha nước chanh giải khát, pha nước muối để súc miệng.

- Nước có thể thấm qua một số vật: Dùng để giặt quần áo, tưới cây.

BÀI SOẠN KHOA HỌC LỚP 4BÀI 20: NƯỚC CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ?I. MỤC TIÊU: Giúp HS- Nêu được một số tính chất của nước: nước là chất lỏng trong suốt, không màu,không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định; nước chảy từ cao xuống thấp,chảy lan ra khắp mọi phía, thấm qua một số vật và hoà tan một số chất.HS có khả năng phát hiện ra một số tính chất của nước bằng cách:- Quan sát để phất hiện màu, mùi, vị của nước.- Làm thí nghiệm chứng minh nước không có hình dạng nhất định, chảy lan ra mọiphía, thấm qua một số vật và có thể hòa tan một số chất.- Giáo dục học sinh có ý thức tiết kiệm nước, bảo vệ nguồn nước trong sạch, khôngbị ô nhiễm.II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:- GV và HS chuẩn bị đồ dùng đủ cho các nhóm hoạt động:- Giấy báo, khăn bông, miếng xốp, túi ni lông, chai nhựa, bát sứ, khay đựng nước, 1ít đường, muối, cát, cốc thủy tinh , …III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:A. Hoạt động khởi động:Tổ chức trò chơi:- HĐ cả lớp: Tổ chức trò chơiChủ tịch HĐTQ tổ chức chơi trò chơi: “Chiếc hộp hạnh phúc”B. Hoạt động cơ bản:1. Tình huống xuất phátViệc 1: Giới thiệu bài: GV đặt câu hỏi gợi mở:Hãy kể tên những chất lỏng mà em biết? [Xăng, dầu, rượu, nước mắm, nước cam,sữa...]Đố em trong những chất lỏng đó, chất lỏng nào hằng ngày được sử dụng nhiều nhất?[Nước]. Vậy để biết nước có những tính chất gì, bài học hôm nay sẽ trả lời cho câuhỏi đó.Việc 2: GV kí hiệu SGK, viết tên bài lên bảng, nêu mục tiêu bài học.Việc 3: Chia sẻ với các bạn trong nhóm mục tiêu bài học. [ phiếu học tập ghi mụctiêu bài học; mỗi nhóm 1 phiếu]2. Ý kiến ban đầu của học sinh:Việc 1: GV yêu cầu HS quan sát tranh, viết hoặc vẽ dự đoán của mình về tính chấtcủa nước.Việc 2: HS thảo luận nhóm, vẽ hoặc viết dự đoán của mình về tính chất của nướcViệc 3: Đại diện nhóm trình bày.- GV nhận xét.3. Đề xuất câu hỏi:11.Nước có màu, có mùi, có vị không ?2. Nước có hình dạng nhất định không?3. Nước thấm qua những gì?4. Nước có thể hòa tan hoặc không hòa tan một số chất nào?5. Nước chảy như thế nào?* GV : Trên đây là những thắc mắc của các nhóm, vậy chúng ta nên làm gì để giảiquyết các thắc mắc trên cô trò mình cùng tiến hành làm thí nghiệm.4. Đề xuất và tiến hành các thí nghiệm nghiên cứu.a. Phát hiện màu, mùi, vị của nước[ trả lời câu hỏi 1]- HĐ nhóm:Việc 1: - Nhóm trưởng nhận đồ thí nghiệm [1 cốc sữa, 1 cốc đường tổ chức cho cácbạn cùng làm thí nghiệm.Việc 2: Gọi các bạn trả lời câu hỏi: - Cốc nào đựng nước, cốc nào đựng sữa?- Làm thế nào để bạn biết điều đó?- HĐ cả lớp: Trưởng ban học tập tổ chức cho các bạn trình bày.Các giác quan cần sửCốc nướcCốc sữadụng để quan sát1.Mắt - nhìnKhông có màu, trong Màu trắng đục, khôngsuốt, nhìn rõ chiếc thìa nhìn rõ thìa2. Lưỡi - nếmkhông có vịCó vị ngọt của sữa3. Mũi - ngửiKhông có mùiCó mùi của sữa* GV: Qua quan sát ta có thể nhận thấy, nước trong suốt, không màu, không mùi,không vị.* GV lưu ý cho HS: Trong cuộc sống, có một số chất không màu, không mùi, khôngvị và là chất độc nên các em tuyệt đối không được ngửi và nhất là không được nếm.b. Phát hiện hình dạng của nước [trả lời câu hỏi 2]- GV gọi nhóm trưởng lên nhận đồ dùng thí nghiệm.- GV yêu cầu các nhóm:* Đổ nước vào các vật chứa bằng thủy tinh với những hình dạng khác nhau.* Quan sát hình dạng của nước trong các vật chảy* Rút kết luận về hình dạng của nó.- HĐ nhóm: Các nhóm tiến hành làm thí nghiệm.- Đại diện nhóm trình bày: Khi đổ nước vào các lọ thủy tinh khác nhau thì nướctrong các vật thủy tinh cũng có hình khác nhau.- Vậy nước không có hình dạng nhất định.* GV nhận xét.c.Tìm hiểu xem nước chảy như thế nào? [trả lời câu hỏi 5]- HĐ cá nhân: Đọc thầm thông tin trong SGK- HĐ nhóm: Nhóm trưởng nhận đồ dùng thí nghiệm, Tổ chức cho các bạn đổ nướclên mặt một tấm kính đươc đặt nghiêng trên một khay nằm ngang, quan sát và nhậnxét.* Báo cáo với cô giáo: Nước chảy từ cao xuống thấp, lan ra mọi phía.2* Cho HS xem đoạn phim nước chảy từ trên cao xuống.* Liên hệ: Trong thực tế, người ta ứng dụng tính chất nước chảy từ trên cao xuốngthấp để làm gì? [làm mái nhà dốc cho nước mưa chảy xuống, sức nước chảy làmquay tua bin sản xuất, … ]d. Phát hiện tính thẩm thấu hoặc không thẩm thấu của nước đối với một số vật.[trả lời câu hỏi 3].- HĐ cá nhân: Đọc thầm thông tin trong SGK- HĐ nhóm: - Nhóm trưởng tổ chức, theo dõi các bạn làm thí nghiệm. [em đổ nướctrên chiếc khăn bông, khăn ướt, đổ nước trên tấm xốp; đổ nước vào túi ni lông, nướckhông thấm ướt bề ngoài túi ni lông].* Báo cáo với cô giáo: Nước thấm qua một số vật.* Liên hệ: Nước thấm qua một số vật. Vậy trong cuộc sống hàng ngày, người tavận dụng tính chất này của nước để làm gì?- HS có thể trả lời : Lọc nước, giặt áo quầnH: Để một vật không bị thấm nước, ta phải lưu ý điều gì?- Không để các vật dễ thấm nước [vải, khăn bông, sách vở,…] ở những nơi ẩm ướt…H: Trong thực tế, người ta vận dụng tính chất nước không thấm qua một số để làmgì?- Dùng chậu, chai,…làm bằng nhôm, nhựa, ..để chứa nướce. Phát hiện nước có thể hoặc không thể hòa tan một số chất[trả lời câu hỏi 4].- HĐ cá nhân: Đọc thầm thông tin trong SGK- HĐ nhóm: - Nhóm trưởng tổ chức, theo dõi các bạn làm thí nghiệm, trình bàytrước lớp:Đặt 3 cốc thủy tinh lên bàn, đổ nước vào 3 cốc- lượng nước bằng nhau. Cốc 1, emcho vào một thìa muối, cốc 2 em cho vào 1 thìa đường, cốc 3 em cho vào 1 ít cát.Dùng thìa khuấy đều cả 3 cốc, em thấy cốc 1 không còn muối, cốc 2 không cònđường, cốc số 3 vần còn nhìn thấy cát. Em kết luận nước hòa tan được một số chất.5. Kết luận và hợp thức hóa kiến thức.- GV: Nước có những tính chất gì?- HĐ cả lớp: Nêu lại tất cả các tính chất của nước:+ Nước là một chất lỏng, trong suốt, không màu, không mùi, không vị.+ Nước không có hình dạng nhất định.+ Nước chảy từ trên cao xuống thấp, lan ra mọi phía.+ Nước thấm qua một số vật.+ Nước hòa tan một số chất.C. Hoạt động thực hành:- HĐ cặp đôi: Trao đổi với bạn về vận dụng những tính chất của nước vào cuộcsống:- HS nêu- HĐ cả lớp: Xem một số hình ảnh về vận dụng tính chất của nước vào cuộc sống.- Liên hệ: Em đã làm gì để góp phần bảo vệ môi trường.D. Hoạt động ứng dụng:3- Chia sẻ với người thân về các tính chất của nước.- Tuyên truyền cho mọi người về các biện pháp bảo vệ nguồn nước4

Video liên quan

Chủ Đề