Ngành Khai thác vận tải nên học trường nào

Ngành khai thác vận tải là quá trình lên kế hoạch, áp dụng và kiểm soát các luồng chuyển dịch của hàng hóa hay thông tin liên quan tới nguyên nhiên liệu vật tư [đầu vào] và sản phẩm cuối cùng [đầu ra] từ điểm xuất phát tới điểm tiêu thụ. 

Ngành khai thác vận tải là quá trình lên kế hoạch, áp dụng và kiểm soát các luồng chuyển dịch của hàng hóa hay thông tin liên quan tới nguyên nhiên liệu vật tư [đầu vào] và sản phẩm cuối cùng [đầu ra] từ điểm xuất phát tới điểm tiêu thụ. Hay còn gọi là hậu cần trong vận chuyển.

Xem thêm: Tư vấn chọn trường đại học khối A1

2. Mục tiêu đào tạo ngành khai thác vận tải

 Ngành khai thác vận tải được học chuyên sâu về quản lý chuỗi cung ứng vận chuyển trọn gói từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ hàng hóa bao gồm nhiều phương thức vận tải khác nhau như đường bộ, đường sắt và đường biển. Đồng thời, ngành này cũng được học kiến thức marketing quốc tế, chuỗi cung ứng, hệ thống phân phối, giao nhận vận tải, quản trị chiến lược, xây dựng - quản lý hệ thống các chuỗi bố trí kho bãi và các điểm kết nối kho bãi, các phương thức vận tải nhằm tiết kiệm chi phí và thời gian trong cung ứng hàng hóa.

Về kỹ năng chuyên môn sinh viên có thể tham gia lập kế hoạch, tổ chức, điều hành dịch vụ vận tải đa phương thức. Thực hành nghiệp vụ giao nhận vận tải đa phương thức. Có khả năng phân tích luồng hàng, xác định nhu cầu khách hàng, qui hoạch trung tâm phân phối và quản trị qui trình phân phối từ trung tâm đến khách hàng.

Có thể lập kế hoạch và tổ chức công tác đóng gói, kho bãi, xếp dỡ, giao nhận, vận tải và cung ứng; thực hành nghiệp vụ kế toán của doanh nghiệp; lập và phân tích các báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, phân tích hiệu quả của hoạt động logistics và vận tải đa phương thức, tham mưu kế hoạch logistics chiến lược; thiết kế mạng lưới logistics; xây dựng qui trình khai thác, phát triển và quản trị chuỗi cung ứng.

Có khả năng học tập ở trình độ cao hơn [Đại học, Thạc sĩ, Tiến sĩ] để nâng cao trình độ nghiệp vụ, hoặc học thêm các chuyên ngành khác cùng ngành hoặc khác ngành.

Xem thêm: Ngành nào sẽ hot trong tương lai 5-10 năm tới?

3. Vị trí và khả năng làm việc sau khi tốt nghiệp

Sau khi ra trường, sinh viên có thể công tác tại các doanh nghiệp làm dịch vụ logistics, doanh nghiệp làm dịch vụ vận tải đa phương thức nói riêng và các doanh nghiệp dịch vụ vận tải, giao nhận nói chung, cụ thể: Doanh nghiệp vận tải: Vận tải thủy nội địa; Vận tải ôtô; Vận tải hàng hóa; Vận tải bằng taxi; Vận tải container; Vận tải khách bằng xe buýt; Vận tải khách theo tuyến cố định; Vận tải khách bằng taxi; Vận tải khách du lịch…

Bộ phận khai thác, điều hành [điều độ] tại Bến xe; Kho bãi hàng hóa; Cảng thủy nội địa; Cảng biển; Doanh nghiệp giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu; Doanh nghiệp Logistic và Doanh nghiệp có đội xe, đội tàu...

Trung tâm điều hành vận tải; Phòng vận tải; Phòng quản lý phương tiện và người lái; Cảng vụ đường thủy nội địa...

4. Nhu cầu xã hội và cơ hội nghề nghiệp

Để quản lý khai thác có hiệu quả các hệ thống hạ tầng và dịch vụ giao thông cần phải có một đội ngũ nhân viên khai thác vận tải chất lượng cao, đạt chuẩn mực quốc tế, vì thế các sinh viên học Ngành khai thác vận tải luôn là đích ngắm của các doanh nghiệp vận tải, Logistics FDI vì tính thực tiễn của nó đối với xã hội.

Với hệ thống hơn 30 cảng biển, sản lượng hàng hóa đã khai thác thông qua các cảng từ 181 triệu tấn [năm 2007], lên đến 286 triệu tấn [2011] và năm 2012 là trên 300 triệu tấn. Năm 2015, tổng sản lượng vận tải do đội tàu biển Việt Nam thực hiện ước đạt 118,7 triệu tấn, tăng 9,5% so với năm 2014, sản lượng hàng hóa thông qua hệ thống cảng biển Việt Nam ước đạt 427,3 triệu tấn, tăng 14,6%, trong đó hàng công-te-nơ đạt 12 triệu TEUs, tăng 15,5% so với năm 2014.

Công nghệ quản trị hiện đại về chuỗi cung ứng cũng đã được áp dụng tại các doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, như hệ thống kho phân phối, cảng cạn [ICD], hệ thống gom hàng container [CFS], các ga hàng hóa hiện đại tại các sân bay như TCS, SCSC [sân bay Tân Sơn Nhất] và NTSC, ACS [sân bay Nội Bài].

Trong những năm gần đây, ngành Khai thác vận tải luôn chiếm được cảm tình của các thí sinh. Đây là ngành học siêu hấp dẫn với mức lương tốt và tương lai công việc cực rộng mở. Nếu bạn đang quan tâm đến ngành học này thì hãy đọc bài viết dưới đây nhé!

1. Tìm hiểu về ngành Khai thác vận tải

  • Ngành Khai thác vận tải là quá trình lên kế hoạch, áp dụng và kiểm soát các luồng chuyển dịch của hàng hóa hay thông tin liên quan tới nguyên nhiên liệu vật tư [đầu vào] và sản phẩm cuối cùng [đầu ra] từ điểm xuất phát tới điểm tiêu thụ hay còn gọi là hậu cần trong vận chuyển.
  • Mục tiêu đào tạo ngành Khai thác vận tải đó là đào tạo sinh viên học chuyên sâu về quản lý chuỗi cung ứng vận chuyển trọn gói từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ hàng hóa bao bằng nhiều phương thức vận tải khác nhau như phương thức vận tải đường bộ, đường sắt và đường biển. Đồng thời, ngành này cũng đào tạo cho sinh viên được học kiến thức marketing quốc tế, chuỗi cung ứng, hệ thống phân phối, giao nhận vận tải, quản trị chiến lược, xây dựng - quản lý hệ thống các chuỗi bố trí kho bãi và các điểm kết nối kho bãi, các phương thức vận tải nhằm tiết kiệm chi phí và thời gian trong cung ứng hàng hóa.
  • Sinh viên khi theo học ngành này sẽ có những hiểu biết chuyên sâu về Kinh tế vận tải, Logistics [giao nhận - kho vận], Định mức kinh tế, Marketing vận tải, Hàng hóa và thương vụ vận tải, Giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, Luật giao thông thủy - bộ. Tổ chức xếp dỡ hàng hóa, Cảng và khai thác cảng, Kê khai giá cước vận tải, Lập kế hoạch kinh doanh vận tải, Quản trị chiến lược, Phân tích kinh doanh vận tải, Khai thác vận tải... Cùng với đó là kỹ năng thực hành, thực tập tại các doanh nghiệp, phục vụ tối đa cho công việc sau này.
Quá nhiều sức hút trong ngành học Khai thác vận tải

2.Các khối thi vào ngành Khai thác vận tải

- Mã ngành:7840101

- Ngành Khai thác vận tải xét tuyển các tổ hợp môn sau:

  • A00 - Toán, Lý, Hóa
  • A01 - Toán, Lý,Anh
  • D01 - Toán, Văn, Anh
  • D90 - Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh
  • D07 - Toán, Hóa học, Tiếng Anh

*Xem thêm:Các tổ hợp môn xét tuyển Đại học - Cao đẳng

3. Điểm chuẩn ngành Khai thác vận tải

Năm 2018, điểm chuẩn của ngành Khai thác vận tải dao động trong khoảng 15 đến 21,2 điểm, tùy theo phương thức xét tuyển của từng trường.

4. Các trường đào tạo ngành Khai thác vận tải

Ngành Khai thác vận tải đang được nhiều thí sinh và phụ huynh quan tâm và cũng là một trong số những ngành nghề liên quan đến vận tải được thí sinh đăng ký học tập nhiều. Trên cả nước hiện nay đã và đang có một số trường đào tạo ngành học này như các trường dưới đây:

  • Đại học Giao thông Vận tải
  • Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải [Cơ Sở Hà Nội]
  • Đại học Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh
  • Phân hiệu Đại học Giao thông Vận tải tại TP.HCM

5. Cơ hội việc làm ngành Khai thác vận tải

Học ngành Khai thác vận tải có cơ hội làm việc rất lớn sau khi ra trường. Khi học tập và tốt nghiệp Khai thác vận tải, bạn có thể làm ở các vị trí công việc sau:

  • Công tác tại các doanh nghiệp làm dịch vụ logistics, doanh nghiệp làm dịch vụ vận tải đa phương thức nói riêng và các doanh nghiệp dịch vụ vận tải, giao nhận nói chung;
  • Kế hoạch, khai thác, marketing, dịch vụ khác hàng, kinh doanh quốc tế, kho vận, cung ứng vật tư, kế toán…
  • Doanh nghiệp vận tải: vận tải thủy nội địa, vận tải ôtô, vận tải hàng hóa, vận tải bằng taxi, vận tải container;
  • Vận tải khách bằng xe buýt, vận tải khách theo tuyến cố định, vận tải khách bằng taxi, vận tải khách du lịch…
  • Bộ phận khai thác, điều hành [điều độ] tại bến xe;
  • Kho bãi hàng hóa, cảng thủy nội địa, cảng biển;
  • Doanh nghiệp giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu;
  • Doanh nghiệp Logistic và doanh nghiệp có đội xe, đội tàu;
  • Trung tâm điều hành vận tải;
  • Phòng vận tải, phòng quản lý phương tiện và người lái;
  • Cảng vụ đường thủy nội địa...
Học ngành học Khai thác vận tải ra trường làm những công việc gì?

6. Mức lương ngành Khai thác vận tải

Mức lương ngành Khai thác vận tải cực khủng nhưng luôn trong tình trạng “khát” nhân lực trầm trọng. Cụ thể:

  • Với những lao động chất lượng cao, có trình độ chuyên môn sâu, kỹ năng thực hành chuyên nghiệp, thành thạo và khả năng tiếng Anh tốt, mức lương khởi điểm cho nhân sự chất lượng cao mới tốt nghiệp có thể ở mức 400 - 500 USD/tháng.
  • Đối với những người hoạt động trong lĩnh vực Khai thác vận tải lâu năm, có mối quan hệ rộng, thì mức lương có thể tính bằng ngàn USD đến trăm ngàn USD cho một tháng làm việc.

7. Những tố chất phù hợp với ngành Khai thác vận tải

Để thành công trong ngành Khai thác vận tải, bạn cần đáp ứng những yêu cầu về nắm vững chuyên môn nghiệp vụ, có kỹ năng thực hành thực tế nhuần nhuyễn. Ngoài ra bạn cần phải:

  • Có kinh nghiệm trong ngành Khai thác vận tải là một lợi thế;
  • Khả năng nói và viết tiếng Anh lưu loát;
  • Sự năng động, sáng tạo trong công việc;
  • Khả năng làm việc độc lập và quyết đoán;
  • Có khả năng xử lý tình huống, giám sát và huấn luyện nhân viên;
  • Tràn đầy nhiệt huyết và năng động với tinh thần trách nhiệm cao;
  • Có sức khỏe tốt để làm việc được lâu dài;
  • Chịu được áp lực lớn từ công việc bởi đây là ngành khá vất vả.

Bài viết đã cung cấp những thông tin tổng quan về ngành Khai thác vận tải, hy vọng sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về ngành học có nhiều triển vọng này.

Video liên quan

Chủ Đề