Ngành Tâm lý học tội phạm lấy bao nhiêu điểm

Đối với các bạn vừa kết thúc kỳ thi THPT Quốc gia, có lẽ câu hỏi lớn nhất mà các bạn quan tâm đó chính là ngành nghề mình muốn theo học lấy bao nhiêu điểm. Trong số đó, ngành tâm lý học cũng là ngành được khá nhiều bạn trẻ quan tâm. Vậy, điểm chuẩn ngành tâm lý học là bao nhiêu? 

1. Điểm chuẩn ngành tâm lý học?

Tâm lý học là một ngành nghề khoa học, chuyên nghiên cứu tâm lý và sức khỏe tinh thần, cụ thể là những hành vi, cảm xúc của con người. Mục tiêu chính của tâm lý học đó chính là trang bị các phương pháp ứng dụng tâm lý tốt nhất trong các lĩnh vực như khoa học hành vi, nghiên cứu thị trường, kinh doanh, tâm lý học lứa tuổi,… 

Ở thời điểm hiện tại, khi mà kinh tế, đời sống xã hội ngày càng phát triển thì con người phải chịu đựng khá nhiều những sức ép, áp lực công việc từ gia đình và xã hội. Chính những yếu tố này sẽ khiến chúng ta bị trầm cảm, rối loạn căng thẳng, stress,… Lúc đó, người ta mới cần một chuyên gia tâm lý cần thiết để hỗ trợ tâm lý một cách tốt nhất. 

Điểm chuẩn ngành tâm lý học, nên học tâm lý học ở đâu?

Không chỉ có trách nhiệm chữa trị, người làm nghề tâm lý còn phải làm việc với tư cách “bác sĩ tâm hồn”, tư vấn và can thiệp, giúp đỡ tâm lý để giải tỏa những áp lực, những khúc mắc đang tồn tại của bệnh nhân. Rõ ràng, ngành tâm lý học thực sự rất quan trọng trong đời sống xã hội.

Chính vì thế mà nhu cầu nhân lực của ngành này không ngừng tăng lên đáng kể. Khác xa so với nhiều năm trước, ngành tâm lý học hiện tại được khá nhiều trường Đại học xét tuyển, được nhiều thí sinh theo đuổi hơn và điểm chuẩn mỗi trường chính vì thế mà cũng có những nét khác biệt nhau. 

Sau đây là mức điểm trúng tuyển của một số trường Đại học sở hữu chất lượng đào tạo ngành tâm lý ấn tượng, được khá nhiều học sinh và các bậc phụ huynh quan tâm sát sao. 

1. Trường Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn thành phố Hồ Chí Minh xét tuyển ngành tâm lý học với 4 tổ hợp [Toán – Sinh – Hóa], [Toán – Anh – Văn], [Văn – Địa – Sử]  và [Văn – Anh – Sử]. 22,2 đến 23,2 là điểm trúng tuyển đối với cả 4 môn tổ hợp.

2. Trường Đại học Sư Phạm thành phố Hồ Chí Minh  xét tuyển ngành tâm lý học với 3 tổ hợp xét tuyển [ Toán – Sinh – Hóa], [Toán – Anh – Văn], [Văn – Địa – Sử]. Mức điểm 20,75 là điểm trúng tuyển của tất cả các tổ hợp môn.

3. Trường Đại học Công Nghệ thành phố Hồ Chí Minh [HUTECH] xét tuyển ngành tâm lý học với 4 tổ hợp xét tuyển A00 [Toán – Hóa – Lý], A01 [Toán – Anh – Lý], D01 [Toán – Anh – Văn] và C00 [Văn – Địa – Sử]. 16 đến 18 ở cả 4 tổ hợp môn là mức điểm trúng tuyển của ngành này.

2. Nên học ngành Tâm lý học ở đâu? 

Điểm chuẩn của ngành tâm lý học năm 2019

Điểm chuẩn của ngành Tâm lý học ở mỗi trường là hoàn toàn khác nhau. Học trường nào cũng vậy, điều quan trọng là các bạn phải phân tích, cân nhắc những điểm yếu và điểm mạnh của từng trường, môi trường học tập và đội ngũ giảng viên ra sao để kịp thời đưa ra những sự lựa chọn tốt nhất cho riêng mình. Ngoài ra, các bạn cần quan tâm đến điểm chuẩn ngành Tâm lý học dao động ra sao ở các trường mà mình yêu thích. 

Các bạn có thể học ngành tâm lý học ở Đại Học Sư Phạm TPHCM, Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn – Đại Học Quốc Gia Hà Nội, Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn – Đại Học quốc gia TPHCM, Đại Học Sư Phạm – Đại Học Huế, Đại Học Văn Hiến hay Đại Học Sư Phạm Hà Nội.

Ngoài việc xét tuyển bằng hình thức thi THPT Quốc gia thì các bạn cần lưu ý tới những trường xét tuyển bằng học bạ. Một trong số những trường chuyên xét tuyển bằng hình thức này đó là Đại học Hồng Đức và Đại học HUTECH. Sau khi học xong, các bạn hoàn toàn có thể làm việc tại các phòng tư vấn, gọi điện,… ở các cơ quan, các doanh nghiệp, phòng tâm lý,… 

Trên đây là bài viết về vấn đề điểm chuẩn ngành tâm lý học, nên học tâm lý học ở đâu? Hy vọng những thông tin trên sẽ là những góc nhìn đa chiều và khách quan để các bạn có những sự lựa chọn đúng đắn nhất. Các bạn cũng có thể chọn trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch nếu yêu thích ngành Y Dược. Chúc các bạn may mắn và thành công. 

Việc chăm sóc sức khỏe tinh thần đã, đang và sẽ ngày càng được đề cao không kém so với việc chăm sóc sức khỏe thể chất. Do vậy, sức hút của ngành Tâm lý học trong những năm gần đây rất cao. Ngành Tâm lý học là gì?, ngành Tâm lý học lấy bao nhiêu điểm?,... là những câu hỏi nhận được sự quan tâm của hầu hết phụ huynh và thí sinh khi tìm hiểu về ngành học này.
Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cần thiết, từ đó giúp các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về ngành Tâm lý học - cơ sở quan trọng cho việc lựa chọn ngành nghề tương lai.

   

Nếu yêu thích ngành Tâm lý học, các bạn có thể tham khảo mức điểm trúng tuyển của các trường uy tín sau đây: 
Đại học Sư phạm Hà Nội: Điểm trúng tuyển năm học 2020 của ngành Tâm lý học dạo động từ 22.5 đến 24.5 điểm. 

Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG TP.HCM: Năm 2020, điểm chuẩn ngành Tâm lý học với các tổ hợp môn B00, C00, D01, D14 có số điểm dao động từ 25.9 đến 26.6 điểm.
Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng: Với 2 hệ đào tạo, số điểm trúng tuyển ngành Tâm lý học năm 2020 của trường này dao động từ 15.5 đến 15.75 điểm
Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM [UEF]: Dự kiến xét tuyển ngành Tâm lý học năm 2021, có số điểm dao động từ 18 đến 35 điểm tùy ngành và phương thức. 

 

“Ngành Tâm lí học lấy bao nhiêu điểm?” là thắc mắc của rất nhiều bạn thí sinh

   

Bên cạnh xét tuyển bằng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT thì phương thức xét tuyển học bạ tại UEF là cơ hội để các bạn đến gần hơn với cánh cửa đại học, mở ra lựa chọn mới dẫn đến con đường chinh phục đam mê của mỗi bạn sinh viên.  Có 2 phương thức liên quan đến xét tuyển học bạ là: xét bằng tổ hợp 3 môn lớp 12 hoặc xét bằng tổng điểm trung bình 5 học kỳ. Khi chọn phương thức xét tuyển này, các sĩ tử cần đảm bảo những điều kiện sau đây: Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương, Tổng điểm trung bình 3 môn lớp 12 đạt từ 18.0 trở lên với trình độ đại học hoặc Tổng điểm trung bình 5 học kỳ [HK1, HK2 lớp 10, HK1, HK2 lớp 11, HK1 lớp 12] đạt từ 30 điểm trở lên. Tại UEF, chương trình đào tạo cử nhân Tâm lý học sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản và chuyên sâu về tâm lý người, những kỹ năng thực hành tâm lý phục vụ cho việc ứng dụng tâm lý học vào cuộc sống, thuộc các khía cạnh khác nhau trong hoạt động sản xuất, hoạt động kinh doanh,…

Nếu bạn là người thích thú với việc lý giải tại sao chúng ta lại hành xử như thế này mà không làm như thế kia thì Tâm lý học là ngành hoàn toàn phù hợp với bạn. Tuy nhiên, để theo đuổi và chinh phục ngành này, nếu chỉ có đam mê thôi thì chưa đủ mà môi trường đào tạo phù hợp với khả năng của các bạn cũng rất quan trọng. Tin rằng, bài viết ngành Tâm lý học lấy bao nhiêu điểm trên đây sẽ là cơ sở để các bạn xây dựng lộ trình học tập và ôn luyện hợp lý. Chúc các bạn thành công. 

 

Skip to content

     Sự phát triển của xã hội kéo theo nhiều áp lực, âm thầm tác động đến cảm xúc, hành vi của con người.  Người ta luôn mong muốn có một đời sống tâm lý bình yên và các mối quan hệ gia đình, xã hội thật suôn sẻ, tốt đẹp. Ngành Tâm lý học vì thế trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Những năm gần đây, ngành Tâm lý học khá hấp dẫn thí sinh đăng ký xét tuyển, nên điểm chuẩn có xu hướng tăng.

Ngành Tâm lý học là gì?

   Tâm lý học là ngành khoa học nghiên cứu tinh thần, hành vi, tư tưởng con người. Cụ thể hơn là nghiên cứu việc xử lý thông tin cũng như biểu hiện hành vi của con người [cảm xúc, ý chí, suy nghĩ, hành động]; làm rõ những bản chất thật sự bên trong của con người bằng cách đi sâu vào từng ngõ ngách đời sống xoay quanh chủ thể con người từ văn hóa, y học, giáo dục, đến kinh tế, chính trị…

 Ngành Tâm lý học cần tố chất gì?

  • Kỹ năng giao tiếp, khéo léo, biết lắng nghe, thấu hiểu và chia sẻ, đồng cảm. Trong đó, khả năng lắng nghe là một tố chất  quan trọng.
  •   Ham học hỏi, có sự hiểu biết rộng về các lĩnh vực của đời sống, bao gồm kiến thức kinh tế, xã hội, pháp luật, sức khỏe,… đặc biệt là khoa học xã hội.
  •  Thích khám phá thế giới nội tâm bí ẩn.
  •   Kiên nhẫn, hòa nhã và chịu được áp lực cao trong công việc.

Ngành Tâm lý học ra trường làm gì?

  • Nhà tâm lý học đường: Giúp cho những học sinh có thể giải tỏa được những áp lực, khúc mắc trong học tập, cuộc sống, từ đó có thể chuyên tâm vào việc học tập đạt thành tích tốt.
  • Nhà trị liệu tâm lý: Làm việc độc lập hoặc hỗ trợ cho các bác sĩ tâm thần giúp cho người cần trị liệu phân tích, hiểu và giải quyết những mâu thuẫn tâm lý với người khác cũng như là những khó khăn tâm lý của chính bản thân mình.
  • Chuyên viên tham vấn:Gặp gỡ, trò chuyện giúp cho những người có nhu cầu hiểu, nhận thức được vấn đề của mình và tìm cách giải quyết.
  • Nhà tâm lý học: Làm công tác nghiên cứu, hoạch định chính sách liên quan đến tâm lý ứng dụng trong quản trị, kinh doanh, tham gia vào các dự án, tổ chức trong và ngoài nước.
  • Nhà tư vấn tuyển dụng:Giúp các nhà quản lí doanh nghiệp, tổ chức… đánh giá nhu cầu nhân lực của tổ chức, nghiên cứu để xác định các yêu cầu của vị trí tuyển dụng, lên kế hoạch và thực hiện phỏng vấn tuyển dụng các ứng viên có những đặc điểm phù hợp.

Ngành Tâm lý học thi khối nào?

 Các tổ hợp môn  thường dùng xét tuyển vào ngành Tâm lý học:

  • A00: Toán, Vật lí, Hóa học
  • A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh
  • B00: Toán, Hóa học, Sinh học
  • C00: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí
  • D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh

Điểm chuẩn Ngành tâm lý học

     Những năm gần đây, cùng với mức độ quan tâm của thí sinh, điểm chuẩn Ngành tâm lý học tăng dần, nhất là ở các trường tốp đầu. 

Điểm chuẩn Ngành Tâm lý học khu vực Hà Nội

  • Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn –ĐHQG Hà Nội [QHX]:  19,5-28 [Năm 2020]
  • Học viện Quản lý Giáo dục [HVQ]: 15 [Năm 2020]
  • Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội [SPH]: 22,5-24,5 [Năm 2020]

Điểm chuẩn Ngành Tâm lý học khu vực TPHCM

  • Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn –ĐHQG TPHCM:  25,9-26,6 [Năm 2020]
  • Trường Đại Học Sư Phạm TPHCM: 22-24,5 [Năm 2020]
  • Trường Đại Học Sài Gòn: 22,15 [Năm 2020]
  • Trường Đại học Công Nghệ TPHCM: 18 [Năm 2020]
  • Trường Đại học Văn Lang: 18 [Năm 2020]
  • Trường Đại Học Văn Hiến: 15 [Năm 2020]
  • Trường ĐH Lao động Xã hội TPHCM: 19,5 [Năm 2020]

Điểm chuẩn Ngành Tâm lý học ở khu vực miền Trung

  • Trường ĐH Sư phạm Huế: 15 [Năm 2020]
  • Trường ĐH Sư phạm Đà Nẵng: 15,5-15,75 [Năm 2020]

Ngành tâm lý học học gì?

Chương trình đào tạo đại học ngành Tâm lí học sẽ trang bị cho người học:

1. Về kiến thức

  •  Kiến thức về Chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh –
  •  Kiến thức chung về khoa học xã hội và nhân văn
  •  Kiến thức về phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu khoa học –
  • Kiến thức về cơ sở sinh học của tâm lí người
  • Kiến thức về cơ sở xã hội của tâm lí người
  • Kiến thức về bản chất và quy luật của các hiện tượng tâm lí cá nhân và xã hội
  •  Kiến thức về phương pháp nghiên cứu và đánh giá tâm lí
  • Kiến thức về sự phát triển tâm lí, nhân cách con người
  •  Kiến thức về lĩnh vực Tâm lí học xã hội [đối với SV lựa chọn hướng chuyên ngành Tâm lí học xã hội]
  • Kiến thức về lĩnh vực Tâm lí học quản lí- kinh doanh
  • Kiến thức về lĩnh vực Tâm lí học lâm sàng [đối với sinh viên lựa chọn hướng chuyên ngành Tâm lí học lâm sàng].
  • Kiến thức về lĩnh vực Tâm lí học tham vấn [đối với sinh viên lựa chọn hướng chuyên ngành Tâm lí học tham vấn]

 2. Về kĩ năng

  • Kĩ năng thiết kế nghiên cứu tâm lí – Kĩ năng thiết kế đề cương nghiên cứu tâm lí học. – Kĩ năng xây dựng bộ công cụ nghiên cứu. – Kĩ năng sử dụng các phương pháp thu thập thông tin.
  •  Kĩ năng triển khai nghiên cứu tâm lí  – Kĩ năng lập kế hoạch thực hiện. – Kĩ năng đặt vấn đề, xây dựng giả thuyết. – Kĩ năng thu thập số liệu, xử lí thông tin. – Kĩ năng viết báo cáo kết quả nghiên cứu.
  • Kĩ năng giao tiếp -Kĩ năng làm việc nhóm – Kĩ năng chẩn đoán, đánh giá tâm lí người – Kĩ năng nhận dạng các vấn đề tâm lí – Kĩ năng tư vấn tuyển dụng nhân sự [đối với SV lựa chọn hướng chuyên ngành Tâm lí học quản lí – kinh doanh]
  • Kĩ năng tổ chức lao động và quản lí nhân sự -Kĩ năng tham vấn tâm lí cho cá nhân -Kĩ năng tham vấn tâm lí cho nhóm [đối với SV lựa chọn hướng chuyên ngành Tâm lí học tham vấn] – Kĩ năng tham vấn trực tuyến [đối với SV lựa chọn hướng chuyên ngành Tâm lí học tham vấn]
  • Các kĩ năng sử dụng ngoại ngữ, các phần mềm tin học và các kĩ năng mềm khác …

 3. Về phẩm chất đạo đức

  •  Phẩm chất đạo đức cá nhân – Tôn trọng và yêu thương con người. – Tinh thần tự học, làm chủ bản thân. 
  • Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, xã hội – Có tinh thần vì cộng đồng, thân thiện với môi trường. – Tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghề tâm lí [giữ bí mật, vì lợi ích của khách hàng, trung thực, tôn trọng khách hàng].

Các bài viết có thể bạn quan tâm:

Mình là Mai, có kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn hướng nghiệp. Truongvietnam là một blog hướng nghiệp về ngành, nghề và việc làm cho các bạn trẻ mới vào ĐH và ra trường.

Cài đặt Trường Việt Nam này trên iPhone của bạn

, sau đó Thêm vào Màn hình chính

×

Nhận bài viết mỗi ngày    Nhận Lần khác

Video liên quan

Chủ Đề