Nghị định 121 về xử lý vi phạm hành chính

Trang Thông tin điện tử SỞ TÀI CHÍNH tỉnh Tuyên Quang

Giấy phép xuất bản số: /GP-TTXBBC ngày... của Sở Thông tin & Truyền thông tỉnh Tuyên Quang

Trưởng ban biên tập: Ông Hà Trung Kiên - Giám đốc Sở Tài chính

Địa chỉ: Phường Tân Hà, TP Tuyên Quang, Tỉnh Tuyên Quang

Điện thoại: Điện thoại: 02073 822 620 - Email:

© 2019 - Bản quyền thuộc về Sở Tài chính tỉnh Tuyên Quang.
Ghi rõ nguồn Sở Tài chính tỉnh Tuyên Quang và dẫn đến URL nguồn tin khi phát hành lại thông tin từ website này.

Đang trực tuyến: 6 - Tổng số truy cập:

Ngày 10/10/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 121/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong xây dựng, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/11/2013. So với Nghị định 23/2009/NĐ-CP trước đây, Nghị định 121/2013/NĐ-CP quy định chi tiết, cụ thể hơn và bổ sung hơn 40 hành vi vi phạm mới; mức phạt ở một số hành vi cao hơn Nghị định cũ.

Ngày 10/10/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 121/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong xây dựng, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/11/2013. So với Nghị định 23/2009/NĐ-CP trước đây, Nghị định 121/2013/NĐ-CP quy định chi tiết, cụ thể hơn và bổ sung hơn 40 hành vi vi phạm mới; mức phạt ở một số hành vi cao hơn Nghị định cũ.

Nhằm tuyên truyền, hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, cá nhân nắm rõ quy định pháp luật cũng như chế tài xử phạt khi tham gia hoạt động trên các lĩnh vực thuộc quyền quản lý của ngành xây dựng; Ngày 25/7/2014, Sở Xây dựng Hà Tĩnh tổ chức Hội nghị tập huấn Nghị định số 121/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng và Thông tư số 02/2014/TT-BXD hướng dẫn Nghị định 121/2013/NĐ-CP tại ủy ban nhân dân Huyện Cẩm Xuyên.

Tham dự Hội nghị có đồng chí Lê Văn Thống, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Tĩnh. Chủ trì, trực tiếp hướng dẫn là đồng chí Nguyễn Khánh Trình - Thanh tra Sở Xây dựng Hà Tĩnh.

Đối tượng tập huấn gần 300 cá nhân là các cán bộ chuyên trách quản lý xây dựng, cán bộ các ban quản lý dự án, huyện, phường, xã trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên và các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp hoạt động về lĩnh vực xây dựng đóng trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên.

Hội nghị tập trung nghiên cứu Nghị định 121/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong xây dựng; Nghị định 180/2007/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng; Thông tư 02/2014/NĐ-CP hướng dẫn Nghị định 121/2013/NĐ-CP. Tại hội nghị các đại biểu đã nêu nhiều vấn đề xoay quanh các nội dung liên quan đến công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn; các trường hợp áp dụng thực tiễn của Nghị định; sự phù hợp giữa Nghị định so với triển khai thực tế tại địa phương; mối tương quan giữa chế tài xử phạt và các nội dung liên quan đến các văn bản pháp luật về xây dựng.

Các ý kiến của các đại biểu đã được Lãnh đạo Sở, Thanh tra Sở Xây dựng trao đổi, trả lời làm rõ vấn đề và cơ bản thỏa mãn được phần lớn các câu hỏi của đại biểu.

Thông qua Hội nghị nhằm hệ thống, củng cố và nâng cao kiến thức quản lý trật tự xây dựng đô thị cho cán bộ xã, phường, thị trấn và cán bộ phòng hạ tầng kỹ thuật huyện, cán bộ ban quản lý dự án; cũng như nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đang tham gia hoạt động xây dựng trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên, góp phần nâng cao trật tự, kỷ cương trong xây dựng.

Kể từ sau Hội nghị, Sở Xây dựng sẽ tiếp tục triển khai theo dõi, giám sát việc thực hiện, chấp hành của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp hoạt động về lĩnh vực xây dựng thông qua hình thức kiểm tra, thanh tra chuyên ngành. Mọi sai phạm sẽ được xem xét, xử lý theo đúng các quy định của pháp luật.

Nguyễn Khánh Trình - Thanh tra Sở

Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:

Nghị định 121/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng.

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG; KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN; KHAI THÁC, SẢN XUẤT, KINH DOANH VẬT LIỆU XÂY DỰNG; QUẢN LÝ CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT; QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN NHÀ VÀ CÔNG SỞ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật nhà ở ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Luật kinh doanh bất động sản ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Luật quy hoạch đô thị ngày 17 tháng 6 năm 2009;

Căn cứ Luật khoáng sản ngày 17 tháng 11 năm 2010;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng;

Xem thêm: Điều kiện và phân loại chủ thể kinh doanh bất động sản

Chính phủ ban hành Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở,

Chương 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức và mức phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản và xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật [trong đô thị, khu đô thị mới, dự án phát triển nhà ở, khu công nghiệp, khu kinh tế và khu công nghệ cao]; quản lý phát triển nhà và công sở.

2. Nghị định này được áp dụng đối với:

a] Tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quy định tại Khoản 1 Điều này xảy ra trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác;

b] Cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt và tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này.

Xem thêm: Xử phạt xe chở đất dễ rơi vãi không có bạt phủ che

3. Nghị định này không áp dụng đối với cơ quan nhà nước, cán bộ công chức, viên chức thuộc trường hợp quy định tại Điều 1 của Nghị định số81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính.

Điều 2. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính

1. Mọi hành vi vi phạm hành chính phải được phát hiện kịp thời và đình chỉ ngay. Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành kịp thời công minh, triệt để và đúng trình tự, thủ tục quy định tại Nghị định này. Mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật.

2. Đối với dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm nhiều công trình hạng mục công trình mà chủ đầu tư, nhà thầu có hành vi vi phạm hành chính giống nhau đối với nhiều công trình, hạng mục công trình thì hành vi vi phạm tại mỗi công trình, hạng mục công trình vi phạm được xác định là một hành vi vi phạm hành chính.

Điều 3. Mức phạt tiền

1. Mức phạt tiền tối đa được quy định như sau:

a] Trong lĩnh vực hoạt động xây dựng là 1.000.000.000 đồng;

b] Trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở là 300.000.000 đồng.

Xem thêm: Quy định của pháp luật về tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng

2. Mức phạt tiền quy định từ Chương II đến Chương VI Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với tổ chức, trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 Khoản 2 Điều 21; Điểm a, Điểm b Khoản 1 Điều 38 và Khoản 4 Điều 56 Nghị định này.

3. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.

Điều 4. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính

1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động kinh doanh bất động sản, quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật, sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng là 01 năm.

2. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng, quản lý phát triển nhà và công sở là 02 năm.

3. Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:

a] Khi người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phát hiện có vi phạm hành chính mà vi phạm hành chính này đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm. Đối với dự án đầu tư xây dựng công trình, thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm là ngày dự án được bàn giao, đưa vào sử dụng;

b] Khi người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phát hiện có vi phạm hành chính mà vi phạm hành chính này đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm;

Xem thêm: Quy định về cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản

c] Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân do cơ quan có thẩm quyền chuyển đến thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Điểm a, Điểm b Khoản 3 Điều này. Thời gian cơ quan có thẩm quyền thụ lý, xem xét được tính vào thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính.

4. Trong thời hiệu quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này, nếu tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt của cơ quan có thẩm quyền thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.

Điều 5. Hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả

1. Các hình thức xử phạt chính:

a] Cảnh cáo;

b] Phạt tiền.

2. Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động từ 06 tháng đến 24 tháng.

Xem thêm: Hợp đồng góp vốn kinh doanh Bất động sản, mua bán nhà đất

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

3. Các biện pháp khắc phục hậu quả:

Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính, ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

a] Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;

b] Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường;

c] Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn;

d] Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính;

đ] Buộc phá dỡ công trình xây dựng, bộ phận công trình xây dựng vi phạm theo quy định tại Nghị định số 180/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị [sau đây viết tắt là Nghị định số 180/2007/NĐ-CP];

Xem thêm: Hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng với UBND

e] Các biện pháp khác được quy định tại Nghị định này.

Chương 2.

HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ TRONG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG

MỤC 1. ĐỐI VỚI CHỦ ĐẦU TƯ

Điều 6. Vi phạm quy định về khảo sát xây dựng

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không lưu trữ hoặc lưu trữ không đầy đủ kết quả khảo sát xây dựng theo quy định.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức nghiệm thu kết quả khảo sát xây dựng không đúng trình tự, thủ tục quy định.

3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

Xem thêm: Điều kiện kinh doanh bất động sản là nhà ở

a] Không lập, phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng, phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng hoặc không phê duyệt bổ sung nhiệm vụ khảo sát xây dựng trước khi nhà thầu thực hiện khảo sát xây dựng;

b] Thực hiện khảo sát xây dựng hoặc thuê nhà thầu khảo sát không đủ điều kiện năng lực theo quy định;

c] Không thực hiện giám sát khảo sát xây dựng theo quy định;

d] Không tổ chức nghiệm thu báo cáo kết quả khảo sát xây dựng;

đ] Thực hiện khảo sát xây dựng không đúng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quy định hoặc thực hiện khảo sát không phù hợp với phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng đã được duyệt;

e] Sử dụng bản đồ địa hình không đáp ứng yêu cầu cho việc lập quy hoạch đô thị phù hợp với từng loại đồ án quy hoạch đô thị;

g] Không thực hiện khảo sát đo đạc bổ sung trong trường hợp bản đồ địa hình không phù hợp với hiện trạng tại thời điểm lập quy hoạch xây dựng.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Xem thêm: Chế tài xử lý vi phạm pháp luật trong kinh doanh bất động sản

a] Buộc thực hiện khảo sát đo đạc bổ sung và điều chỉnh lại quy hoạch xây dựng theo kết quả khảo sát đo đạc bổ sung đối với hành vi quy định tại Điểm g Khoản 3 Điều này;

b] Buộc hủy bỏ kết quả khảo sát đối với hành vi quy định tại Điểm a, Điểm b, Điểm d, Điểm đ, Điểm e Khoản 3 Điều này.

Điều 7. Vi phạm quy định về lưu trữ, điều chỉnh quy hoạch xây dựng

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không lưu trữ hoặc lưu trữ không đầy đủ hồ sơ đồ án quy hoạch xây dựng theo quy định.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a] Điều chỉnh quy hoạch xây dựng không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quy định, quy hoạch phân khu không phù hợp với quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết không phù hợp với quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết có tỷ lệ lớn hơn không phù hợp với quy hoạch chi tiết có tỷ lệ nhỏ hơn đã được phê duyệt;

b] Điều chỉnh quy hoạch chi tiết của dự án đầu tư phát triển đô thị mà không điều chỉnh đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc hủy bỏ và lập lại quy hoạch xây dựng điều chỉnh đối với hành vi quy định tại Khoản 2 Điều này.

Xem thêm: Để vật liệu xây dựng lấn chiếm vỉa hè

Điều 8. Vi phạm quy định về lập dự án đầu tư xây dựng công trình

Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

1. Lập dự án đầu tư xây dựng công trình mà không đủ điều kiện năng lực theo quy định;

2. Không tổ chức lập dự án đầu tư xây dựng đối với công trình theo quy định bắt buộc phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình;

3. Lập dự án đầu tư xây dựng công trình không đầy đủ nội dung theo quy định.

Chủ Đề