Nghiên cứu về thực trạng nghỉ học của sinh viên trường Đại học x

Sau đây là mẫu Luận Văn Thạc Sĩ ngành Quản Lý Giáo Dục với đề luận văn là Khắc phục tình trạng bỏ học của sinh viên trường đại học. Hy vọng đề tài luận văn thạc sĩ này sẽ giúp các bạn có thêm tài liệu tham khảo khi viết luận văn tốt nghiệp của mình. Một số tài liệu có phí, các bạn xem thêm nội dung dưới bài viết để biết cách tải nhé. Nếu các bạn có nhu cầu hỗ trợ viết luận văn thạc sĩ,  các bạn có thể tham khảo quy trình, và bảng giá viết luận văn thạc sĩ tại bài viết này.

Bảng giá ==>> Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

Kho 999+  ===>Luận văn thạc sĩ Quản lý giáo dục

1. Lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương phát triển giáo dục – đào tạo cả về quy mô và chất lượng giáo dục. Theo đó, số lượng các trường đại học công lập và ngoài công lập hàng năm tăng lên đáng kể, tạo cơ hội học tập cho phần lớn học sinh tốt nghiệp bậc trung học phổ thông. Sự ra đời của các trường ngoài công lập đã góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và giải quyết các vấn đề xã hội. Năm học 2011-2012 cả nước có 2.162.106 sinh viên đang theo học, trong đó cao đẳng 726.219 sinh viên chiếm tỷ lệ 33,59%, đại học 1.435.887 sinh viên chiếm tỷ lệ 66,41% [không kể sinh viên khối an ninh và quốc phòng]. Theo số liệu công bố của Bộ Giáo dục-Đào tạo cả nước có 419 trường đại học và cao đẳng trong đó: -204 trường đại học [149 trường công lập, 55 trường ngoài công lập] -215 trường cao đẳng [187 trường công lập, 28 trường ngoài công lập] Như vậy, khối các trường ngoài công lập có 83 trường [55 trường đại học và 28 trường cao đẳng], chiếm 20% trong tổng số các trường trong cả nước. Năm học 2011 – 2012, cả nước có 2.162.106 sinh viên, thì các trường ngoài công lập là 317.830 em [chiếm 14,7%]. Các trường ngoài công lập đã đào tạo lực lượng lao động khá lớn cho xã hội, đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. 3 6. ông theo kịp chương trình, gặp khó khăn về kinh tế, thiếu sự quan tâm của nhà trường, công tác quản lý bị buông lỏng… nhà trường chưa có những biện pháp quản lý để khắc phục tình trạng sinh viên bỏ học. L đáng. “Biện pháp quản lý nhằm khắc phục tình trạng bỏ học của sinh viên Trường Đại học Hùng Vương thành phố Hồ Chí Minh ” làm đề tài luận văn thạc sĩ Quản lý giáo dục. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Tình trạng bỏ học của học sinh, sinh viên diễn ra cả ở những nước phát triển và những nước chậm phát triển, điều đó đã tác động xấu đến sự phát triển xã hội; đây là vấn đề thu hút sự quan tâm không chỉ của các nhà quản lý mà còn của các nhà khoa học. Hiện nay đã có một số công trình ở nước ngoài và trong nước nghiên cứu về sinh viên bỏ học. Tiêu biểu là: Ở nước ngoài, Tiến sĩ Hamish Coates, đang làm việc tại Hội đồng Nghiên cứu Giáo dục của Australia, người đứng đầu công trình nghiên cứu “Tình hình sinh viên bỏ học” tại Australia. Ông cho rằng gần 1/3 trong số 35.000 sinh viên đang theo học tại 35 trường đại học nổi tiếng ở Australia đang xem xét từ bỏ các khóa học của họ. Cũng theo nghiên cứu của Hội đồng Nghiên cứu Giáo dục nước này thì điều đáng lo ngại là 30% trong số sinh viên được thăm dò ý kiến ở Australia cho biết họ có thể nghỉ học cho dù chương trình học chưa kết thúc. Những sinh viên này chủ yếu ở những vùng nông thôn, vùng có thu nhập thấp, hay từ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn mà không có đủ tiền chi phí cho việc sinh hoạt, học tập trong thời gian học đại học tại Australia. Nguyên nhân của việc sinh viên muốn bỏ học được tiến sĩ Hamish Coates cho là: do chương trình đào tạo đại học hiện tại thiếu thực hành, chương trình đào tạo khô cứng thiếu hấp dẫn với sinh viên; do sinh viên ở 4 7. những vùng nông thôn, vùng xa gặp khó khăn về kinh tế buộc phải bỏ học do không đủ kinh phi chi trả cho việc học tập và sinh hoạt phí đắt đỏ tại các thành phố lớn. Ở Mỹ, trong một công trình khoa học, có tựa đề “Để ngăn chặn việc học sinh bỏ học” đối với học sinh phổ thông, tác giả đã đề xuất thực hiện biện cao. Tại bang Ohio, phụ huynh phải nộp phạt 500 USD hoặc thậm chí phải lao động công ích tới 70 giờ nếu con bỏ học. Gần đây, học sinh ở Los Angeles vẫn bị phạt từ 200 USD đến 250 USD khi bỏ học. Tại một trường học ở Pennsylvania [Mỹ], trong năm học 2008 – 2009 phụ huynh học sinh đã phải nộp số tiền phạt tổng cộng lên tới 500.000 USD do để con bỏ học, trong khi phạt về hành vi bạo lực chỉ thu được 300 USD. Tuy nhiên, với sinh viên đại học do thực hiện tích luỹ tín chỉ trong quá trình học tập mà không giới hạn thời gian, nên không thực hiện biện pháp phạt tiền nếu sinh viên bỏ học hay ngừng học mà khóa học chưa kết thúc. Như vậy, không chỉ ở những nước có nền kinh tế chậm phát triển, do người dân không đủ kinh phí trang trải trong thời gian học tập cho con em mình mà dẫn đến tình trạng học sinh, sinh viên bỏ học. Ngay cả ở những nước kinh tế phát triển, như Australia, Mỹ tình trạng bỏ học của học sinh, sinh viên vẫn diễn ra. Một phần vì lý do kinh tế, nhưng cũng có nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác dẫn đến tình trạng học sinh, sinh viên bỏ học. Ở trong nước, những năm qua, đã có các chỉ thị, nghị quyết, quyết định của các cấp quan tâm đến việc học tập của sinh viên, tạo điều kiện cho sinh viên vay vốn. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 157/2007/QĐ- TTg về Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam áp dụng chính sách ưu đãi cho sinh viên vay vốn học tập, để hạn chế tình trạng bỏ học của sinh viên ở Dưới góc độ khoa học, tác giả Mai Mộng Tưởng đã đề cập đến trách nhiệm của cộng đồng xã hội đối với việc “Ngăn chặn sinh viên bỏ học, 5 8. trách nhiệm không của riêng ai”. Từ việc nêu lên những nguyên nhân dẫn đến tình trạng sinh viên bỏ học như: khả năng không theo kịp chương trình ở bậc đại học, sinh viên không có tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt phục vụ học tập hay vì quá khó khăn về tiền bạc phải đi làm thêm, sao nhãng học hành dẫn đến bỏ học luôn… Tác giả cho rằng, để khắc phục tình trạng bỏ học của sinh viên cần có những biện pháp đồng bộ, trên cả bình diện vĩ mô và vi mô; đó là sự kết hợp trách nhiệm của cả gia đình, nhà trường và xã hội. Tuy nhiên, những biện pháp được đề xuất chưa đầy đủ, chưa gắn với chức năng quản lý giáo dục. Tác giả Trương Văn Hùng nghiên cứu biện pháp “Hạn chế sinh viên bỏ học” ở Trường Đại học Đông Á. Từ sự thống kê số sinh viên bỏ học, tác giả đã chỉ ra những hình thức bỏ học của sinh viên như ban đầu các em chỉ bỏ giờ; bỏ tiết; sau dần hình thành lỗ hổng kiến thức và nghỉ nhiều thành thói quen; tiến đến bỏ học hoàn toàn [bỏ hẳn hay bỏ luôn]. Tác giả đã chỉ ra những nguyên nhân chủ quan, khách quan dẫn tới sinh viên bỏ học; đồng thời, đề xuất một số biện pháp hạn chế tình trạng bỏ học của sinh viên Trường Đại học Đông Á. Trong đó, các lực lượng giáo dục cần quan tâm đến các em nhiều hơn; cần quản lý sinh viên chặt chẽ hơn về mọi mặt… Đi sâu nghiên cứu “Chính sách cho vay vốn của Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam tác động đến đời sống và học tập của sinh viên sau khi vay vốn”; các tác giả Võ Trà My, Huỳnh Phạm Hồng Liên và Nguyễn Trung Dũng thuộc Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh cho rằng đây là một trong những giải pháp quan trọng giúp sinh viên vượt khó vươn lên, đồng thời góp phần khắc phục tình trạng sinh viên bỏ học do khó khăn về kinh tế. Trên cơ sở phân tích vấn đề sinh viên vay vốn để giải quyết khó khăn trong cuộc sống và học tập ở bậc đại học tại ba trường đại học là Trường Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn TP Hồ Chí Minh, Trường Đại học Mở bán công TP Hồ 6 9. Chí Minh, Trường Đại học Tôn Đức Thắng Thành phố Hồ Chí Minh, các tác giả chỉ ra mục đích vay vốn của sinh viên dùng để chi phí cho các nhu cầu tối cần thiết trong thời gian học như sau: – Đóng học phí [79,60%]; trang trải các nhu cầu sinh hoạt thiết yếu [42,20%, bao gồm ăn uống hằng ngày; trả tiền nhà ở; phương tiện đi lại… ] Tuy nhiên, các tác giả nhận thấy đa số sinh viên cho rằng qui mô vốn được vay 1.000.000đ/tháng từ Ngân hàng Chính sách Xã hội là không đủ nên về cơ bản vẫn chưa giải quyết được vấn đề sinh viên bỏ học do khó khăn về kinh tế. Cũng liên quan đến vấn đề vay vốn để tiêu dùng cá nhân và đóng học phí, nhóm tác giả Công Nguyên và Khánh Nguyên đã tìm hiểu về tình trạng “Cho sinh viên vay nặng lãi” đã và đang trở thành tệ nạn tấn công làng đại học. Các tác giả chỉ rõ, ban đầu các em kẹt tiền, chỉ vay ngắn hạn với số tiền nhỏ nhưng do lãi suất cao, lãi mẹ đẻ lãi con, không có khả năng thanh toán nên “xã hội đen” can thiệp và các em phải bỏ trốn và hậu quả cuối cùng là các em bỏ học không dám đến trường. Các công trình kể trên tuy đã đề cập đến các góc độ khác nhau của vấn đề sinh viên bỏ học, tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống về tình trạng sinh viên bỏ học tại các trường đại học và đặc biệt sinh viên bỏ học tại các trường đại học ngoài công lập. Trước tình trạng sinh viên, nhất là sinh viên nghèo bỏ học có chiều hướng ngày càng gia tăng, gần đây cổng thông tin điện tử của Chính phủ phối hợp với Bộ Giáo dục – Đào tạo, Bộ Tài chính, Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam tổ chức tọa đàm khoa học với chủ đề “Để sinh viên nghèo có tiền theo học”. Tại buổi tọa đàm, đại diện của Bộ Giáo dục – Đào tạo, Bộ Tài Chính, Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam thống nhất nhận định, mục đích của việc cho sinh viên vay vốn là để giải quyết một phần khó khăn về kinh tế, giúp sinh viên nghèo có thể tiếp tục theo học. Buổi tọa đàm cũng nhấn mạnh là vấn đề khó khăn về kinh tế là có thật của một bộ phận sinh viên mà gia đình phần lớn sống ở nông thôn có khó khăn về kinh 7

10. tế. Tuy nhiên, đại diện Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam cho rằng, họ cũng chỉ hỗ trợ một phần trong số những khó khăn của sinh viên, tình trạng sinh viên bỏ học vẫn diễn ra mà chưa có biện pháp nào để giúp các em chống lại căn bệnh trầm kha này. Tóm lại, tình trạng sinh viên các trường đại học, cao đẳng, nhất là các trường ngoài công lập bỏ học đang trở thành vấn đề quan tâm của nhà trường, các bậc phụ huynh và cả xã hội. Đã có một số công trình khoa học nghiên cứu về vấn đề này ở các góc độ khác nhau, tuy nhiên phần lớn những nghiên cứu trên diễn ra ở quy mô nhỏ, phạm vi hẹp, thời gian ngắn và chưa nêu được đầy đủ bản chất của vấn đề sinh viên bỏ học cũng như các giải pháp quản lý để khắc phục. Hiện nay, chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách có hệ thống về tình trạng sinh viên bỏ học tại các trường đại học và đặc biệt tại các trường đại học ngoài công lập. Vì vậy, đề tài mà tác giả lựa chọn là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn, không trùng lặp với các công trình đã được công bố. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Nhiệm vụ nghiên cứu – Luận giải cơ sở lý luận về khắc phục tình trạng bỏ học của sinh viên; – Phân tích thực trạng, xác định nguyên nhân dẫn đến sinh viên bỏ học tại Trường Đại học Hùng Vương thành phố Hồ Chí Minh; – Đề xuất các biện pháp quản lý nhằm khắc phục tình trạng sinh viên bỏ học tại Trường Đại học Hùng Vương thành phố Hồ Chí Minh.

Video liên quan

Chủ Đề