Ngữ văn lớp 6 tập 1 trang 15

  1. Chỉ dùng một câu có thể biểu đạt một cách trọn vẹn, đầy đủ, rõ ràng tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng của mình cho người khác biết được không?
  1. Làm cách nào để có thể biểu đạt đầy đủ, trọn vẹn, rõ ràng tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng của mình?
  1. Đọc kĩ câu ca dao sau:

Ai ơi giữ chí cho bền Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai

Hãy suy nghĩ để trả lời

Câu ca dao này được sáng tác nhằm mục đích gì?

Nó nói lên điều gì [chủ đề]?

Câu 6 và câu 8 trong câu ca dao này quan hệ với nhau như thế nào? Chúng liên kết về luật thơ và về ý với nhau ra sao?

Câu ca dao này đã biểu đạt được trọn vẹn một ý chưa?

Có thể xem câu ca dao này là một văn bản không?

đ] Vì sao có thể xem lời phát biểu của thầy [cô] hiệu trưởng trong lễ khai giảng năm học cũng là một văn bản?

  1. Em viết một bức thư cho bạn bè, có phải là em tạo lập một văn bản không?
  1. Bài thơ, truyện kể [có thể là kể bằng miệng hoặc bằng chữ viết], câu đối có phải là văn bản không?
  1. Đơn xin [hay đề nghị,...], thiếp mời có phải là văn bản không?

Hướng dẫn giải

Khi cần biểu đạt một điều gì đó [một tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng,...] cho người khác biết thì ta dùng ngôn ngữ nói hoặc viết [có thể một câu hoặc nhiều câu].

Một câu thường mang một nội dung nào đó tương đối trọn vẹn. Nhưng để biểu đạt những nội dung thực sự đầy đủ, trọn vẹn một cách rõ ràng thì một câu nhiều khi không đủ.

Phải dùng văn bản để biểu đạt thì mới đảm bảo cho người khác hiểu được đầy đủ, trọn vẹn, rõ ràng tư tưởng, tình cảm của mình.

Gợi ý: Câu ca dao này được sáng tác nhằm khuyên nhủ con người, với chủ đề giữ chí cho bền. Về luật thơ, vần [bền - nền] là yếu tố liên kết hai câu 6 và 8. Về ý nghĩa, câu 8 nói rõ giữ chí cho bền là thế nào: là vững vàng, không dao động khi người khác thay đổi chí hướng. Quan hệ liên kết ý ở đây là giải thích, câu sau làm rõ ý cho câu trước. Câu ca dao này là một văn bản.

đ] Vì sao có thể xem lời phát biểu của thầy [cô] hiệu trưởng trong lễ khai giảng năm học cũng là một văn bản? Lời thầy [cô] hiệu trưởng phát biểu trong lễ khai giảng năm học là một văn bản [nói] vì:

  • Nó gồm một chuỗi lời
  • Có chủ đề: Thường là nêu thành tích, hạn chế trong năm học vừa qua, đề ra và kêu gọi thực hiện tốt nhiệm vụ của năm học mới.
  • Các bộ phận của bài phát biểu liên kết chặt chẽ với nhau theo chủ đề và cách diễn đạt.

Bức thư cũng là một dạng văn bản viết. Nó có chủ đề và thường là thông báo tình hình của người viết, hỏi han tình hình của người nhận;

Vì vậy, viết thư cũng có nghĩa là tạo lập một văn bản.

Bài thơ, truyện kể - truyền miệng hay bằng chữ viết, câu đối đều là văn bản.

Đơn xin [hay đề nghị,...], thiếp mời cũng là những dạng văn bản.

Như vậy, thế nào là văn bản?

Văn bản là chuỗi lời nói miệng hay bài viết có chủ đề thống nhất, có liên kết, mạch lạc, vận dụng phương thức biểu đạt phù hợp để thực hiện mục đích giao tiếp.

Bài tập 6. trang 15, 16 SBT Ngữ Văn lớp 6 Tập 1: Đọc bài thơ Cái cầu của nhà thơ Phạm Tiến Duật và trả lời các câu hỏi:

Cha gửi cho con chiếc ảnh cái cầu

Cha vừa bắc xong qua dòng sông sâu;

Xe lửa sắp qua, thư cha nói thế,

Con cho mẹ xem - cho xem hơi lâu.

Những cái cầu ơi, yêu sao yêu ghê,

Nhện qua chum nước bắc cầu tơ nhỏ,

Con sáo sang sông bắc cầu ngọn gió,

Con kiến qua ngòi bắc câu lá tre.

Yêu cái cầu vồng khi trời nổi gió

Bắc giữa trời cao, vệt xanh vệt đỏ,

Dưới gầm cầu vồng nhà máy mới xây

Trời sắp mưa khói trắng hơn mây.

Yêu cái cầu tre bắc qua sông máng

Mùa gặt con đi đón mẹ bên câu;

Lúa hợp tác từng đoàn nặng gánh

Qua câu tre, vàng cả dòng sâu

Yêu cái cầu treo lối sang bà ngoại

Như võng trên sông ru người qua lại,

Dưới cầu nhiều thuyền chở đá chở vôi;

Thuyền buồm đi ngược, thuyền thoi đi xuôi

Yêu hơn, cả cái cầu ao mẹ thường đãi đỗ

Là cái cầu này ảnh chụp xa xa;

Mẹ bảo: cầu Hàm Rồng sông Mã

Con cứ gọi: cái cầu của cha.

[Phạm Tiến Duật, Vầng trăng quầng lửa - Thơ,

NXB Văn học, Hà Nội, 1970, tr. 5 - 6]

Câu 1 trang 16 SBT Ngữ Văn lớp 6 Tập 1: Bài thơ kể về một câu chuyện. Đó là câu chuyện gì và người kể là ai?

Trả lời:

Đọc bài thơ, ta như được nghe một câu chuyện. Người kể xưng "con", kể cho mẹ nghe chuyện về những cây cầu sau khi nhận "thư cha" kèm theo bức ảnh chụp cây cầu mà người cha mới xây xong. Cây cầu của cha gợi lên trong người con hình ảnh về những cây cầu gắn với bao kỉ niệm đẹp đẽ, thân thương.

Câu 2 trang 16 SBT Ngữ Văn lớp 6 Tập 1: Từ“cái cầu của cha” bạn nhỏ liên tưởng đến nhiều cây cầu khác. Hãy liệt kê và nêu hình dung của em về những cây cầu đó.

Trả lời:

Từ "cái cầu của cha", bạn nhỏ liên tưởng đến nhiều cây cầu khác như:

- Cầu tơ nhỏ con nhện bắc để qua chum nước.

- Cầu ngọn gió con sáo bắc để sang sông.

- Cầu lá tre con kiến bắc để qua ngòi.

- Cầu vồng bắc ngang trời khi trời nổi gió.

- Cái cầu tre bắc qua sông máng.

- Cái cầu treo lối sang bà ngoại.

- Cái cầu ao mẹ thường đãi đỗ.

Những cây cầu nối đôi bờ xa cách, giúp những con người, những miền quê gần gũi nhau hơn. Những cây cầu cũng tô điểm thêm cho vẻ đẹp của quê hương, đất nước. Với bạn nhỏ, những cây cầu nhỏ bé cũng là nơi ghi dấu bao kỉ niệm thân thương về gia đình, người thân.

Câu 3 trang 16 SBT Ngữ Văn lớp 6 Tập 1: Biện pháp tu từ nào được sử dụng để biểu đạt tình cảm của bạn nhỏ dành cho những cây câu? Em hãy chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ đó.

Trả lời:

Nhà thơ đã sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ, lặp đi lặp lại từ yêu [6 lần]. Biện pháp tu từ này đã nhấn mạnh tình yêu tha thiết của bạn nhỏ dành cho những cây cầu.

Câu 4 trang 16 SBT Ngữ Văn lớp 6 Tập 1: Theo em, bạn nhỏ yêu nhất là cây cầu nào? Vì sao?

Trả lời:

Trong lời kể của bạn nhỏ, cây cầu nào cũng có vẻ độc đáo, đáng yêu riêng. Nhưng bạn nhỏ yêu nhất là cây cầu trong bức ảnh của cha, là "cái cầu của cha". Đối với mẹ, đó là cầu Hàm Rồng bắc qua sông Mã - cây cầu đóng vai trò vô cùng quan trọng: chi viện cho miền Nam kháng chiến. Chiếc cầu là chứng nhân của biết bao chiến công anh hùng của quân và dân tỉnh Thanh Hoá nói riêng và của dân tộc Việt Nam nói chung trong những năm tháng chiến tranh. Đối với bạn nhỏ thì đó là cây cầu của cha, do chính cha bắc cho xe lửa chạy qua sông sâu. Điều đó khiến cây cầu vốn xa lạ trở nên gần gũi và thân thương. Nói tình yêu quê hương, đất nước bắt nguồn từ tình yêu đối với những điều bình dị nhất là vì vậy.

Câu 5 trang 16 SBT Ngữ Văn lớp 6 Tập 1: Tình cảm của bạn nhỏ đối với những cây cầu thể hiện điều gì?

Trả lời:

Hình ảnh những cây cầu giản dị, thân thương, mộc mạc, chân chất gợi nhắc những kỉ niệm chứa đựng tình cảm của bạn nhỏ đối với cha mẹ, gia đình, quê hương, đất nước. Vì vậy, tình cảm của bạn nhỏ đối với những cây cầu cũng thể hiện tình yêu, niềm tự hào về cha mẹ, gia đình, quê hương, đất nước.

Câu 6 trang 16 SBT Ngữ Văn lớp 6 Tập 1: Hình ảnh người cha và người mẹ xuất hiện trong bài thơ gợi cho em suy nghĩ và cảm xúc gì?

Trả lời:

- Hình ảnh người cha xuất hiện trong bài thơ là một người đi xây cầu, góp phần xây dựng Tổ quốc. Vì tính chất công việc, vì tinh thần trách nhiệm với công cuộc kiến thiết đất nước, người cha thường xuyên phải xa nhà. Nhưng ông luôn dành tình cảm cho gia đình. Mỗi lần hoàn thành công việc, người cha không quên chia sẻ niềm vui, niềm tự hào với những người thân trong gia đình qua những bức ảnh, những lá thư.

- Người mẹ là một nông dân, sống ở nông thôn, nhiệt tình tham gia lao động sản xuất, chẳng quản các công việc đồng áng nặng nhọc của hợp tác xã. Đó cũng là một người mẹ giàu tình yêu thương, luôn chăm lo cho gia đình.

Quảng cáo

Xem thêm các bài giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

  • Bài tập 1. trang 12 SBT Ngữ Văn lớp 6 Tập 1: Đọc lại bài thơ Chuyện cổ tích về loài người [từ Mắt trẻ con sáng lắm đến Đường có từ ngày đó] ....
  • Bài tập 2. trang 12, 13 SBT Ngữ Văn lớp 6 Tập 1: Đọc lại bài thơ Những cánh buồm trong SGK [tr. 57 - 58] và trả lời các câu hỏi ....
  • Bài tập 3. trang 13 SBT Ngữ Văn lớp 6 Tập 1: Đọc lại văn bản Bức tranh của em gái tôi trong SGK [tr. 48 - 51] ....
  • Bài tập 4. trang 13, 14 SBT Ngữ Văn lớp 6 Tập 1: Đọc bài thơ Trường hoa của Ta-go và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới ....
  • Bài tập 5. trang 14, 15 SBT Ngữ Văn lớp 6 Tập 1: Đọc bài thơ Mái ấm ngôi nhà và trả lời các câu hỏi ....
  • Bài tập 1. trang 16 SBT Ngữ Văn lớp 6 Tập 1: Viết đoạn văn [khoảng 7 - 10 câu] ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Trường hoa của Ta-go. ....
  • Bài tập 2. trang 16 SBT Ngữ Văn lớp 6 Tập 1: Viết đoạn văn [khoảng 7 - 10 câu] ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Cái cầu của Phạm Tiến Duật. ....
  • Bài tập 1. trang 16 SBT Ngữ Văn lớp 6 Tập 1: Trình bày cảm nghĩ của em về bài thơ Trường hoa của Ta-go. ....
  • Bài tập 2. trang 16 SBT Ngữ Văn lớp 6 Tập 1: Trình bày suy nghĩ của em về tình cảm gia đình sau khi đọc bài thơ Cái cầu của Phạm Tiến Duật. ....
  • Gói luyện thi online hơn 1 triệu câu hỏi đầy đủ các lớp, các môn, có đáp án chi tiết. Chỉ từ 200k!

Săn SALE shopee tháng 11:

  • Đồ dùng học tập giá rẻ
  • Sữa dưỡng thể Vaseline chỉ hơn 40k/chai
  • Tsubaki 199k/3 chai
  • L'Oreal mua 1 tặng 3

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại //tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài soạn, giải sách bài tập Ngữ văn lớp 6 hay nhất dựa trên đề bài và hình ảnh của sách bài tập Ngữ văn lớp 6 Tập 1, Tập 2 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống [NXB Giáo dục]. Bản quyền giải sách bài tập Ngữ văn lớp 6 thuộc VietJack, nghiêm cấm mọi hành vi sao chép mà chưa được xin phép.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Chủ Đề