Người giàu là gì

Hai câu hỏi “thế nào là giàu?”, “thế nào là sang?” nghe rất đơn giản nhưng không hề là “đang giỡn”.

Xem bài khác trên Vef.vn

Giàu là có nhiều tiền, và sang là ăn mặc hàng hiệu đắt tiền, xức nước hoa xịn, đi xe trị giá hàng chục tỉ đồng..., nghĩa là cũng phải nhờ có tiền mới sang. Rất nhiều người đã hiểu theo cái nghĩa cực kỳ hạn hẹp như thế.

Ý thức ngày xưa có thể bị đóng khung trong suy nghĩ của vàng bạc, nhung lụa, áo mão cân đai... nên hiểu giàu sang đơn giản là thế. Đọc những dòng chữ của ông tổ sáng tạo ra chữ quốc ngữ là Alexandre de Rhodes, viết về lễ lên ngôi hay đám tang vua ở cố đô Huế, ai cũng thấy sự phô trương giàu sang để thể hiện vương quyền thật hợm hĩnh và lố bịch như thế nào trong một đại dương nghèo khổ và thất học của người dân. Như thế thì mất nước cũng là điều dễ hiểu.

Thế nào là giàu, thế nào là sang?

Ý thức ngày nay rộng mở, nhưng chúng ta tiếp nhận được đến đâu; hiểu sâu xa về giàu và sang đến đâu; dạy về giàu và sang ở nhà trường như thế nào?

Thử định nghĩa lại chữ “giàu”

Giàu là có nhiều tiền, đúng vậy, nhưng đó là giàu vật chất. Tiền là cơ bản, là nền tảng, là phương tiện nuôi thân, nuôi gia đình hay cho những mục tiêu tốt thật đáng hoan nghênh. Ai cũng cần tiền, nhưng cách có được tiền, cách làm ra tiền nên dựa trên sự thông minh, tài năng và lao động lương thiện. Nếu có tiền nhờ có ông bố tham nhũng, hay nhờ một cú lừa đảo lớn, hay do được sinh ra từ “bọc điều” trong một gia đình giàu nứt vách thì cũng nên hạn chế khoe khoang và tự phụ.

Người giàu lòng nhân ái là người biết yêu người, là người mà như nhà thơ Bertolt Brecht đã viết cho một xã hội gần với không tưởng [utopia/utopie] là “lòng tốt trở nên thừa thãi”. Đã có những con người huyền thoại như thế - nhân văn và đầy lòng bác ái. Đã có rất nhiều người nghèo nhưng giàu lòng nhân ái, họ rất đáng được kính trọng hơn những trọc phú đốt tiền và quăng tiền qua cửa sổ.

Người giàu có là người cho đi nhiều nhất. Vì có mới cho đi được. Họ có thể làm việc từ thiện như nhiều nhà tỉ phú hiện nay. Họ có thể đóng góp nhiều sáng tạo tinh thần, như những nhà văn hóa, nhà giáo dục, nhà văn, nhà phát minh, nhà hoạt động xã hội...

Người giàu có là người có nhiều bạn, nhiều người yêu mến. Làm người giàu của xã hội hiện đại rất cần có ý thức xã hội, lòng nhân ái, có sự mến phục và nể trọng, có nhiều bạn.

Trăm người bạn vẫn là quá ít, mà có một kẻ thù đã là quá nhiều.

Thử định nghĩa lại chữ “sang”

Chỉ mới đây thôi, những đám cưới rình rang trong một lâu đài lộng lẫy ở Nam Định với quà tặng cô dâu là một vương miện 100 cây vàng, thực đơn 18 món. Một đám cưới khác ở Bạc Liêu cũng khoảng 2.000 người. Một họ nhà trai ở Hà Tĩnh thuê máy bay riêng để rước dâu... Có lẽ chẳng có chuyện cổ tích nào dám kể chi tiết ăn chơi như thế. Có chăng cũng chỉ là “mọi người nơi nơi chúc tụng và cùng chung vui”.

Những thiếu gia với dàn xe Maybach, Bentley, Lamborghini, Rolls-Royce..., những chuyện cặp bồ với ca sĩ nổi tiếng và ai cũng biết mình là vua tê giác, kim cương và nhiều câu chuyện tương tự khác đang được phát tán nhan nhản, được dư luận theo dõi chi tiết còn hơn cả những mối hiểm họa khác đang rình rập đất nước và thế giới.

Như thế là sang hay sao? Có cần phải như thế không?

Xin thưa, nếu hiểu sang là “nở mặt, nở mày” theo kiểu tung tiền khoe của, và đã có trường hợp ngay sau đám cưới tưng bừng thì phá sản và quỵt nợ công nhân, xấu hổ đổ xuống sông Hậu cũng không hết; nếu hiểu sang là chơi trội để chứng tỏ mình thuộc giới đại thượng lưu [high society] bất chấp nhân, lễ, trí, văn, thiện, mỹ, thì ấy là cốt cách phi văn hóa.

Ngay cả một bộ phận truyền thông đại chúng và một số mạng xã hội cũng hùa theo các chiêu trò lá cải ấy, đã vô tình phát tán bừa bãi những vi trùng xã hội vô cùng nguy hiểm: một mặt là lòng ganh ghét, sự khinh ghét người giàu và người nổi tiếng - một trong những lý do gây ra nhiều xung đột đẫm máu trong lịch sử loài người; mặt khác là sự lệch lạc trong giáo dục thế hệ trẻ, sự định hướng rất sai lầm khi chạy theo những thần tượng lố bịch. Đó là những cách PR hạ cấp và truyền thông nên dứt khoát nói không với nó.

Những trò kệch cỡm của thế hệ con nhà giàu thứ hai ở Trung Quốc hiện nay [phú nhị đại/fuerdai] là một tấm gương tối để xã hội tránh xa. Lẽ ra, sang thì phải như ông Điền Văn nước Tề, tức Mạnh Thường Quân, vừa là tướng quốc, vừa là người biết tiêu tiền để chiêu hiền đãi sĩ, trong nhà luôn có khoảng 3.000 thực khách, môn khách, văn có, võ có.

Rất nhiều người dễ rơi vào bệnh tưởng Molière đã viết Le Malade imaginaire và Le Bourgeois gentilhomme cách đây gần 350 năm, và hình ảnh ông Jourdain thật đáng nực cười. Nhưng hình như ngày nay, không riêng gì ở Việt nam, sự suy đồi về đạo lý đã đẻ ra những sự kệch cỡm quái dị mà Molière, Mark Twain, Vũ Trọng Phụng... cũng không nghĩ ra!

Sang là vẻ đẹp của tri thức, của văn hóa, của cách cư xử đúng mực và có ảnh hưởng tốt, là làm những việc đắc nhân tâm. Và như thế, dù không giàu tiền bạc vẫn có thể sang. Bài viết này chủ yếu kêu gọi các doanh nhân đại gia và con cháu của họ [không kêu gọi các đại gian] hãy nhìn xuống những người bất hạnh, hay ngước lên nhìn ông Trời, hay nhìn ra chung quanh để thấy bà con và đồng bào mình, để cố gắng sáng với hai chữ giàu và sang, chứ không để sự giàu sụ của mình tối và tồi.

Mong lắm thay hỡi những người thông minh và tài giỏi, vì chỉ cần nghĩ đến đạo lý sống trên đời.

Theo TBKTSG

Cận cảnh Học viện bóng đá 3 triệu USD của bầu Đức

Dân sành Hà Nội: Nhà lầu, xe hơi... ăn dè tóp mỡ

Cường đô la lấy tiền đâu để thâu tóm tài sản bầu Đức?

Chủ trang trại lợn bỏ nghề tiết lộ điều khủng khiếp về chất cấm

Bị thương lái Trung Quốc lừa, nông dân khóc vì lợn siêu mỡ

Nhà hàng tiếp khách Trung Quốc, từ chối khách Việt?

Nguyễn Tấn Đời – “Vua” không ngai của giới tài phiệt Sài Gòn trước năm 1975

Sập bẫy lừa giải thưởng 1 triệu USD từ Hoa Kỳ

Mặc áo gắn mác 'Made in Vietnam' là yêu hàng Việt? Chưa chắc đâu!

Tất cả mọi người trên thế giới này, dù là bất kể một ai thì đều muốn mình là một người thật sự giàu, từ giàu rất dễ để có thể hình dung được nhưng thực chất giàu là gì thì bạn đã hiểu chính xác và cụ thể hay chưa. Giàu sẽ mang đến cho một người nào đó có được điều gì đây. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu và phân tích sâu hơn nhé.

Nếu giả sử bạn là một người giàu có về mặt vật chất thì cuộc sống của bạn trở nên đầy đủ hơn rất nhiều. Bạn sẽ có được những thứ trang bị cho cuộc sống của bạn như là nhà cửa, xe cộ,… tất cả chúng được gọi là tiện nghi. Ví như cùng là người nhưng lại phân ra là giàu nghèo, người ăn bận quần áo hiệu, xe sang, ăn ở khách sạn cao cấp, đi du lịch nhiều nơi trển thế giới. Và khi nhìn vào về bề ngoài của một người nào đó thì bạn tự sẽ biết họ là một người giàu có lắm đây.

Nhưng ý kiến trên đã thể hiện được đầy đủ ý nghĩa của giàu có hay không, thực tế thì không hẳn hoàn toàn là như vậy. Có một số nhà khoa học đã có nhiều cuộc nghiên cứu và đưa ra một kết luận khác là, dù nhìn bề ngoài một người ăn bạn vô cùng giàu có, có thể tiền của rất là nhiều, nhìn vào thấy toàn những món đồ mắc tiền. Nhưng bạn không biết được rằng những món đồ đó là sử dụng số tiền vay mượn mà có được. Nếu tính ra thì khoản nợ ấy cũn ngang ngửa với tài sản mà người ta có, nếu là sự giàu sang giống như vậy thì sẽ không bền vững được lâu đâu.

Mỗi một người, mỗi một khía cạnh sẽ có một hiểu khác nhau về sự giàu có. Ví như đối với nhiều người thì nếu bạn có thật nhiều của cải, thì bạn cảm thấy mình la người giàu có, bạn sẽ luôn cảm thấy vô cùng tự tin. Đây cũng là một cách hiểu mà hầu như ai cũng nghĩ là đúng. Nếu có của cải mà không biết cách sử dụng, ăn xài phung phí, thì chỉ sau một khoảng thời gian thôi sẽ trở về với sự ngheo khổ mà thôi, đôi lúc bạn còn có suy nghĩ gọi là bần cùng, tiêu cực. Còn đối với những người biết tiết kiệm, biết làm ăn, với chi tiêu hợp lý thì chắc chắn sau một thời gian tương tự như trên sẽ trở thành một người vô cùng giàu có và cuộc sống trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

Không chỉ có nhiều của cải là giàu có, mà theo một trường hợp với, với một cách nghĩ hoàn toàn khác thì hiểu rằng, nếu muốn đánh giá được một con người có thực sự là giàu hay không thì không phải dùng của cải để làm tiêu chí, mà nó dựa vào việc bạn có được thoải mái hay là không, nếu như trong cuộc sống bạn không có những lo âu, không cần phải suy nghĩ đau đầu, không phải bám vào bất cứ ai để sinh tồn, ăn uống cũng đầy đủ, thì cũng được coi bạn là người giàu sang. Và có thể hiểu một cách đơn giản là giàu được đo bằng khoảng thời gian mà bạn còn hiện hữu, bạn còn có thể cống hiến thì bạn còn giàu. Nếu bạn là người vô ích thì bạn không giàu có gì đâu.

Có một câu chuyện khá vui như thế này, có một người muốn giàu có, anh ta đã nghĩ rằng hãy làm sao cho vẻ bề ngoài vô cùng bắt mắt, giàu sang, nhưng không ai biết được rằng người ấy đang có một khoản vay mượn vô cùng lớn, chính điều này khiến người đó phải suy nghĩ rất nhiều, ngày ngày trôi qua như một nỗi sợ hãi, người này đòi nợm người kia đòi nợ, công việc làm không đủ để trả nợ, cuộc sống gia đình trở nên tranh chấp, cãi vã, cho đến hết cuộc đời cái nợ vẫn cơ bu bám lấy họ. Có nhiều sự thành công cũng đều cần phải trả giá, không tự nhiên mà bạn có thể trở nên giàu có.

Chính điều đó mà bạn có thể hiểu được rằng giàu có là do bản thân bạn cảm nhận lấy chúng, con người luôn được tự do, có một niềm yêu thích riêng của bản thân, chỉ có thể bạn mới được xem là giàu có.

Một số cách thức để bạn có thể nhận thấy rằng mình cũng là một người giàu:

Sự giàu có không phải là một cái gì đó mà bạn có thể cầm nắm được, nhưng bạn muốn có được sự giàu có lâu dài hay trong chốc lát. Bạn có nhận thấy mình giàu có hay không, và xem giới hạn giàu có của bạn là nằm ở mức độ nào.

Nếu bạn có một số của cải để dành, tiền không thể mua được tất cả, nhưng trong một số trường hợp thì tiền lại trở nên vô cùng quan trọng. Nhưng nếu là tiền bạn dành dụm thì chắc chắn sẽ lâu bền. Bạn cứ thử nghĩ mà xem nếu đột nhiên bạn có một món tiền kếch xù, bạn sẽ làm gì, chắc chắn sẽ phung phí nó đi không thương tiếc. Nhưng nếu là tiền bạn cực khổ lắm mới có được thì sao, bạn sẽ cẩn trọng khi sử dụng. Chính ý nghĩa này mà nếu bạn có một khoản tiền để dành thì bạn hiện đã là giàu hơn những người mỗi ngày đều phải lo lắng cho ngày mai sẽ ra sao.

Với một số vật chất bạn có mà bạn vẫn cảm thấy thoải mải, dư dả thì bạn thực sự giàu có rồi đấy. cũng giống như việc nếu bạn làm ra rất nhiều tiền, bạn sẽ có rất nhiều thứ cần suy nghĩ, công việc làm cũng khá cực nhọc, rồi lo lắng đủ mọi chuyện, vậy bạn đầu có gì là vui. Ngược lại một người làm ra ít hơn, nhưng cuộc sống lại không cần lo nghĩ, cũng chẳng cần buồn phiên, luôn cảm thầy thoải mái. Thì chắc chắn khi nhìn vào người khác sẽ nhận định bạn là giàu.

Giàu cũng có thể coi là việc bạn có thể mua được những thứ mình yêu thích. Nếu như bạn mua một món đồ vô cùng giá trị, người khác nhìn vào cho bạn là giàu, còn nếu một thời gian sau bạn có thể đủ tiền mua thì người ta vẫn cho bạn là giàu. Đây là những thông tin đã được kiểm chứng, rất nhiều người sau khi hết thời gian được làm việc, thì họ lại chẳng thể mua cho mình những thứ mình thích. Nhưng nếu bạn làm được điều này thì bạn đã hơn tất cả mọi người rồi.

Bạn có thể theo đuổi những gì bạn thích, giải quyết được những vướng mắc, phấn đấu cho tương lai, có một động lực rất lớn thì đó là nguyên nhân mà bạn giàu có. Việc sử dụng của cải đúng với mục đích thì sẽ mang lại niềm vui cho chính bạn. Hơn nữa đừng bao giờ bị của cải điều khiển bản thân mình, mà nên xem chúng là một phươn tiện giúp cho bạn mà thôi. Nếu cứ chăm chăm vào của cải bạn sẽ đánh mất rất nhiều thứ trong cuộc sống của chính mình đấy. Sau này khi nhìn lại bạn chẳng còn gì, vậy đâu phải là giàu có.

Bạn giàu có khi bạn biết cách kiểm soát của cải. Tức là có kế hoạch làm và tiêu hợp lý, đây là cách mà bạn có được sự tự do và giàu có. Cuộc đời ai cũng nằm trong cái vòng luẩn quẩn là tiền tài, danh vọng, tình cảm. Bạn quá giàu có tham lam thì bạn sẽ cô đơn, bạn quá nghèo cũng cô đơn. Tốt nhất bạn nên biết phân chia sao cho hợp lý.

Giàu có mà tồn tại lâu nhất đó là tình cảm. Tức là mặc dù bạn không thực sự là có nhiều của cải, nhưng bạn biết cho đi những thứ bạn có, như là tiền bạc, công sức, sự chân thành, cho những người trong xã hội đang gặp hoàn cảnh khó khăn, thì bạn được coi là giàu có. Cái mà bạn nhận được đó là những yêu thương, biết ơn. Lúc này bạn sẽ thấy rằng ôi mình thật là giàu có, mà sự biết ơn này nó còn mãi, có khi bạn không còn thì cái điều tốt ấy vẫn tồn tại.

Tất cả những cách hiểu về giàu có ở trên thì đều nằm ở mức độ là tương đối. Vì mỗi người có cách cảm nhận khác nhau. Không thể áp đặt suy nghĩ của mình cho người khác phải hiểu là thứ thế. Vì đây được coi là sự hiểu biết, cảm nhận. Nhưng miễn sao bạn cảm thấy bạn hạnh phúc, vui vẻ, tự do tự tại, không suy nghĩ, không buồn phiền, không có bất cứ một áp lực nào trong cuộc sống thì bạn chắc chắn là giàu có.

Bình luận

comments

Video liên quan

Chủ Đề