Người học có những quyền nào sau đây

Giới thiệu về cuốn sách này

Page 2

Giới thiệu về cuốn sách này

Toán 12

Ngữ văn 12

Tiếng Anh 12

Vật lý 12

Hoá học 12

Sinh học 12

Lịch sử 12

Địa lý 12

GDCD 12

Công nghệ 12

Tin học 12

Cộng đồng

Hỏi đáp lớp 12

Tư liệu lớp 12

Xem nhiều nhất tuần

Trắc nghiệm: Quyền được bảo vệ trẻ em không bao gồm những quyền nào sau đây?

A.Quyền được bảo vệ tính mạng, thân thể

B. Quyền được khai sinh có quốc tịch

C. Quyền được học tập dạy dỗ

D. Quyền được bảo vệ danh dự nhân phẩm

Trả lời

Đáp án đúng C. Quyền được học tập dạy dỗ.

Cùng top lời giải tìm hiểu về quyền bảo vệ của trẻ em nhé !

1. Quyền trẻ em là gì? Thế nào là quyền trẻ em?

- Quyền trẻ em được hiểu là là những quyền con người được áp dụng dành riêng cho trẻ em, ở mỗi độ tuổi khác nhau thì trẻ em được hưởng quyền và gánh vác những nghĩa vụ khác nhau.

- Quyền trẻ em nhằm đảm bảo cho trẻ em không chỉ là người tiếp nhận thụ động lòng nhân từ của người lớn, mà các em là những thành viên tham gia tích cực vào quá trình phát triển.

- Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu Á và là nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước về Quyền trẻ em, vào ngày 20/2/1990. Tuy còn gặp nhiều khó khăn, Việt Nam đã đạt nhiều tiến bộ trong việc đưa tinh thần và nội dung của Công ước vào chiến lược phát triển kinh tế – xã hội và luật pháp quốc gia.

2. Quyền và bổn phận của trẻ em

- Quyền và bổn phân của trẻ em được nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định tại Luật trẻ em 2016 do Quốc hội ban hành.

- Dưới đây là những quyền căn bản của trẻ em Việt Nam [ Luật trẻ em 2016 ]

a. Quyền của trẻ em

Điều 12. Quyền sống

- Trẻ em có quyền được bảo vệ tính mạng, được bảo đảm tốt nhất các Điều kiện sống và phát triển.

Điều 13. Quyền được khai sinh và có quốc tịch

- Trẻ em có quyền được khai sinh, khai tử, có họ, tên, có quốc tịch; được xác định cha, mẹ, dân tộc, giới tính theo quy định của pháp luật.

Điều 17. Quyền vui chơi, giải trí

- Trẻ em có quyền vui chơi, giải trí;được bình đẳng về cơ hội tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với độ tuổi.

Điều 22. Quyền được sống chung với cha, mẹ

- Trẻ em có quyền được sống chung với cha, mẹ; được cả cha và mẹ bảo vệ, chăm sóc và giáo dục, trừ trường hợp cách ly cha, mẹ theo quy định của pháp luật hoặc vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.

- Khi phải cách ly cha, mẹ, trẻ em được trợ giúp để duy trì mối liên hệ và tiếp xúc với cha, mẹ, gia đình, trừ trường hợp không vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.

Điều 23. Quyền được đoàn tụ, liên hệ và tiếp xúc với cha, mẹ

- Trẻ em có quyền được biết cha đẻ, mẹ đẻ, trừ trường hợp ảnh hưởng đến lợi ích tốt nhất của trẻ em; được duy trì mối liên hệ hoặc tiếp xúc với cả cha và mẹ khi trẻ em, cha, mẹ cư trú ở các quốc gia khác nhau hoặc khi bị giam giữ, trục xuất; được tạo Điều kiện thuận lợi cho việc xuất cảnh, nhập cảnh để đoàn tụ với cha, mẹ; được bảo vệ không bị đưa ra nước ngoài trái quy định của pháp luật; được cung cấp thông tin khi cha, mẹ bị mất tích.

Điều 25. Quyền được bảo vệ để không bị xâm hại tình dục

- Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị xâm hại tình dục.

Điều 26. Quyền được bảo vệ để không bị bóc lột sức lao động

- Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị bóc lột sức lao động; khôngphải lao độngtrước tuổi, quá thời gian hoặclàmcông việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật; không bị bố trí công việc hoặc nơi làm việc có ảnh hưởng xấu đến nhân cách vàsự phát triển toàn diện của trẻ em.

Điều 27. Quyền được bảo vệ để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc

- Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặclàmtổn hại đến sự phát triển toàn diện của trẻ em.

Điều 28. Quyền được bảo vệ để không bị mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt

- Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt.

Điều 29. Quyền được bảo vệ khỏi chất ma túy

- Trẻ em có quyền được bảo vệ khỏi mọi hình thức sử dụng, sản xuất, vận chuyển, mua, bán, tàng trữ trái phép chất ma túy.

Điều 30. Quyền được bảo vệ trong tố tụng và xử lý vi phạm hành chính

- Trẻ em có quyền được bảo vệ trong quá trình tố tụng và xử lý vi phạm hành chính; bảo đảm quyền được bào chữa và tự bào chữa, được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp; được trợ giúp pháp lý, được trình bày ý kiến, không bị tước quyền tự do trái pháp luật; không bị tra tấn, truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể, gây áp lực về tâm lývàcác hình thức xâm hại khác.

Điều 31. Quyền được bảo vệ khi gặp thiên tai, thảm họa, ô nhiễm môi trường, xung đột vũ trang

- Trẻ em có quyền được ưu tiên bảo vệ, trợ giúpdưới mọi hình thứcđể thoát khỏi tác động của thiên tai, thảm họa, ô nhiễm môi trường, xung đột vũ trang.

b. Bổn phận của trẻ em

- Đi đôi với những quyền lợi trên là nhưng Bổn phần của trẻ em, những điều này được pháp luật quy định từĐiều 37 đến Điều 41 Luật Trẻ em 2016. Cụ thể như sau:

- Bổn phận của trẻ em đối với gia đình:

+ Kính trọng, lễ phép, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; yêu thương, quan tâm, chia sẻ tình cảm, nguyện vọng với cha mẹ và các thành viên trong gia đình, dòng họ.

+ Họctập, rèn luyện, giữ gìn nề nếp gia đình, phụ giúpcha mẹ vàcác thành viên tronggia đìnhnhững công việc phù hợp với độ tuổi, giới tính và sự phát triển của trẻ em.

- Bổn phận của trẻ em đối với nhà trường, cơ sơ trợ giúp xã hội và cơ sở giáo dục khác:

+ Tôn trọng giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, cơ sở trợ giúp xã hội và cơ sở giáo dục khác.

+ Thương yêu, đoàn kết, chia sẻ khó khăn, tôn trọng, giúp đỡ bạn bè.

+ Rèn luyện đạo đức, ý thức tự học, thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường, cơ sở giáo dục khác.

+ Giữ gìn, bảo vệ tài sản và chấp hành đầy đủ nội quy, quy định của nhà trường, cơ sở trợ giúp xã hội và cơ sở giáo dục khác.

- Bổn phần của trẻ em đối với cộng đồng, xã hội:

+ Tôn trọng, lễ phép với người lớn tuổi; quan tâm, giúp đỡ người già, người khuyết tật, phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, người gặp hoàn cảnh khó khăn phù hợp với khả năng, sức khỏe, độ tuổi của mình.

+ Tôn trọng quyền, danh dự, nhân phẩm của người khác; chấp hành quy định về an toàn giao thông và trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ, giữ gìn, sử dụng tài sản, tài nguyên, bảo vệ môi trường phù hợp với khả năng và độ tuổi của trẻ em.

+ Phát hiện, thông tin, thông báo, tố giác hành vi vi phạm pháp luật.

- Bổn phận của trẻ em đối với quê hương, đất nước:

+ Yêu quê hương, đất nước, yêu đồng bào, có ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tôn trọng truyền thống lịch sử dân tộc; giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của quê hương, đất nước.

+ Tuân thủ và chấp hành pháp luật; đoàn kết, hợp tác, giao lưu với bạn bè, trẻ em quốc tế phù hợpvớiđộ tuổivàtừng giai đoạn phát triển của trẻ em.

- Bổn phận của trẻ em với bản thân:

+ Có trách nhiệm với bản thân; không hủy hoại thân thể, danh dự, nhân phẩm, tài sản của bản thân.

+ Sống trung thực, khiêm tốn; giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể.

+ Chăm chỉ học tập, không tự ý bỏ học, không rời bỏ gia đình sống lang thang.

+ Không đánh bạc; không mua, bán, sử dụng rượu, bia, thuốc lá và chất gây nghiện, chất kích thích khác.

+ Không sử dụng, trao đổi sản phẩm có nội dung kích động bạo lực, đồi trụy; không sử dụng đồ chơi hoặc chơi trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của bản thân.

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Với câu hỏi trắc nghiệm GDCD 12 Bài 8: Pháp luật với sự phát triển của công dân có đáp án, chọn lọc sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm, củng cố kiến thức để đạt điểm cao trong bài thi trắc nghiệm môn Giáo dục công dân lớp 12.

Câu 1. Quyền đưa ra phát minh, sáng chế, sáng kiến cải tiến kỹ thuật là thuộc quyền nào dưới đây của công dân ?

Quảng cáo

A. Quyền sáng tạo.

B. Quyền được phát triển.

C. Quyền học tập.

D. Quyền lao động.

Hiển thị đáp án

Câu 2. Một trong những nội dung của quyền được phát triển của công dân là công dân

A. có quyền được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tai năng.

B. được học ở các trường đại học.

C. được học ở nơi nào mình thích.

D. được học môn học nào mình thích.

Hiển thị đáp án

Quảng cáo

Câu 3. Quyền học tập của công dân không bao gồm nội dung nào dưới đây ?

A. Quyền học không hạn chế.

B. Quyền được học ở bất cứ trường đại học nào theo sở thích.

C. Quyền được học thường xuyên, học suốt đời.

D. Quyền được đối xử bình đẳng về cơ hộ học tập.

Hiển thị đáp án

Câu 4. Đoạt giải quốc gia trong kỳ thi học sinh giỏi, D được tuyển thẳng vào Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. D đã được hưởng quyền nào dưới đây của công dân ?

A. Quyền học suốt đời.

B. Quyền ưu tiên trong tuyển sinh.

C. Quyền được phát triển của công dân.

D. Quyền ưu tiên lựa chọn nơi học tập.

Hiển thị đáp án

Câu 5. Quyền học tập của công dân không bao gồm nội dung nào dưới đây ?

A. Quyền học bất cứ nghành nghề nào mình thich.

B. Quyền học thường xuyên, học suốt đời.

C. Quyền học không hạn chế.

D. Học ngành, nghề phù hợp với khả năng và điều kiện của mình.

Hiển thị đáp án

Quảng cáo

Câu 6. Quyền sáng tạo của công dân không bao gồm nội dung nào dưới đây ?

A. Tự do nghiên cứu khoa học.

B. Kiến nghị với các cơ quan, trường học.

C. Đưa ra phát minh, sáng chế.

D. Sáng tác văn học, nghệ thuật.

Hiển thị đáp án

Câu 7. Là học sinh giỏi, H được vào học ở trường Chuyên của tỉnh. H đã được hưởng quyền nào dưới đây của công dân ?

A. Quyền học không hạn chế.

B. Quyền ưu tiên trong tuyển sinh.

C. Quyền được phát triển của công dân.

D. Quyền ưu tiên trong lựa chọn nơi học tập.

Hiển thị đáp án

Câu 8. Công dân có quyền học ở các cấp / bậc học, từ Tiểu học đến Đại học và Sau Đại học theo quy định của pháp luật là thể hiện

A. quyền học không hạn chế.

B. quyền học thường xuyên.

C. quyền học ở nhiều bậc học.

D. quyền học theo sở thích.

Hiển thị đáp án

Câu 9. Quyền học của công dân không bị phân biệt đối xử về dân tộc, tôn giáo, nguồn gốc của gia đình thể hiện quyền nào dưới đây của công dân ?

A. Bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.

B. Bình đẳng về cơ hội học tập.

C. Bình đẳng về thời gian học tập .

D. Bình đẳng về hoàn cảnh gia đình.

Hiển thị đáp án

Câu 10. Quyền học không hạn chế của công dân là công nhận công dân có quyền

A. học ở mọi bậc học thông qua thi tuyển hoặc xét tuyển.

B. học ở bất cứ trường nào mà không cần thi tuyển hoặc xét tuyển.

C. học ở mọi lúc, mọi nơi .

D. học ở bất cứ ngành, nghề nào theo sở thích mà không cần điều kiện gì.

Hiển thị đáp án

Câu 11. Sau mấy năm làm công nhân, anh Đ vào học hệ Đại học tại chức. Anh Đ đã thực hiện quyền nào dưới đây của công dân ?

A. Quyền học tập và lao động.

B. Quyền học không hạn chế.

C. Quyền học thường xuyên.

D. Quyền tự do học tập.

Hiển thị đáp án

Câu 12. Nội dung nào dưới đây không phải là trách nhiệm của Nhà nước trong việc đảm bảo quyền học tập của công dân ?

A. Miễn giảm học phí cho học sinh thuộc diện chính sách.

B. Ưu tiên chọn trường đại học cho tất cả mọi người.

C. Cấp học bổng cho học sinh giỏi.

D. Giúp đỡ học sinh vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn.

Hiển thị đáp án

Câu 13. Quy chế tuyển sinh đại học quy định những học sinh đoạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia và quốc tế được ưu tiên tuyển thẳng vào các trường đại học là thể hiện quyền nào dưới đây của công dân ?

A. Quyền được khuyến khích.

B. Quyền học tập.

C. Quyền được phát triển.

D. Quyền được ưu tiên.

Hiển thị đáp án

Câu 14. Sau một năm nghiên cứu, anh B là kỹ sư nhà máy đã cải tiến máy móc, rút ngắn quy trình sản xuất, nâng cao năng suất lao động. Anh B đã thực hiện quyền nào dưới đây của công dân ?

A. Quyền lao động sáng tạo.

B. Quyền được phát triển.

C. Quyền sáng tạo.

D. Quyền cải tiến máy móc.

Hiển thị đáp án

Câu 15. Công dân có quyền sáng tác các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học là nội dung quyền nào dưới đây của công dân ?

A. Quyền sáng tạo.

B. Quyền tác giả.

C. Quyền được phát triển.

D. Quyền tự do cá nhân.

Hiển thị đáp án

Câu 16. Nội dung nào dưới đây không thuộc quyền được phát triển của công dân?

A. Những người phát triển sớm về trí tuệ có quyền học vượt lớp.

B. Những học sinh nghèo được miễn giảm học phí.

C. Những học sinh xuất sắc có thể được học ở các trường chuyên.

D. Những người đoạt giải trong các kỳ thi quốc gia được tuyển thẳng vào đại học.

Hiển thị đáp án

Câu 17. Việc công dân học bất cứ ngành nghề nào phù hợp với năng khiếu, khả năng, sở thích và điều kiện của mình là một trong các nội dung của

A. quyền học tập của công dân.

B. quyền được phát triển của công dân.

C. quyền tự do của công dân.

D. quyền lựa chọn ngành nghề của công dân.

Hiển thị đáp án

Câu 18. Khẳng định nào dưới đây là đúng về quyền học tập của công dân ?

A. Công dân có quyền học không hạn chế thông qua thi tuyển hoặc xét tuyển

B. Công dân có thể tự do vào học ở các trường học.

C. Mọi công dân có thể vào học đại học mà không cần có điều kiện gì.

D. Mọi công dân có thể học ở bất kỳ trường đại học nào.

Hiển thị đáp án

Câu 19. Công dân có thể học bằng nhiều hình thức khác nhau và học ở các loại hình trường, lớp khác nhau là biểu hiện của quyền

A. học thường xuyên, học suốt đời.

B. tự do học tập.

C. học bất cứ nơi nào.

D. bình đẳng về trách nhiệm học tập.

Hiển thị đáp án

Câu 20. D múa rất đẹp và đã giành giải thưởng quốc gia về biểu diễn nghệ thuật múa, nên D được tuyển thẳng vào Trường Đại học Văn hóa - Nghệ thuật. D đã được hưởng quyền nào dưới đây của công dân ?

A. Quyền học tập theo sở thích.

B. Quyền học tập không hạn chế.

C. Quyền được khuyến khích, bổi dưỡng để phát triển tài năng.

D. Quyền học tập có điều kiện trong môi trường nghệ thuật.

Hiển thị đáp án

Câu 21. Q thi đỗ và được tuyển chọn vào lớp Cử nhân chất lượng cao của Trường Đại học M. Q đã được hưởng quyền gì dưới đây của công dân ?

A. Quyền học không hạn chế.

B. Quyền ưu tiên trong tuyển sinh.

C. Quyền được phát triển của công dân.

D. Quyền ưu tiên trong lựa chọn nơi học tập.

Hiển thị đáp án

Câu 22. L không đủ điểm xét tuyển nên không được vào học ở trường đại học. L cho rằng mình không còn quyền học tập nữa. Trong trường hợp này, theo em, L có thể tiếp tục thực hiện quyền học tập nữa không ?

A. Có thể học bất cứ lúc ngành nào.

B. Có thể học ở bất cứ cơ sở giáo dục nào mà mình muốn.

C. Có thể tiếp tục học theo các hình thức khác nhau.

D. Có thể học tập không hạn chế.

Hiển thị đáp án

Câu 23. Trong kỳ tuyển sinh năm nay, V không trúng tuyển vào đại học nên đã cho rằng mình không được thực hiện quyền học tập nữa. Còn X thì nói V vẫn có quyền học tập. Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây ? Vì sao ?

A. Quyền học tập của V đã chấm dứt vì V không còn khả năng đi học.

B. Quyền học tập của V đã chấm dứt vì V không còn cơ hội học.

C. Vẫn có quyền học tập vì V có thể học thường xuyên, học suốt đời.

D. V không có quyền học tập vì V có thể phải nhập ngũ.

Hiển thị đáp án

Câu 24. Pháp luật nước ta khuyến khích tự do sáng tạo, phổ biến các tác phẩm văn học, nghệ thuật có lợi cho đất nước là nhằm thúc đẩy quyền nào dưới đây của công dân ?

A. Quyền sáng tạo.

B. Quyền được phát triển.

C. Quyền tinh thần.

D. Quyền văn hóa.

Hiển thị đáp án

Câu 25. Quyền của công dân được hưởng đời sống vật chất và tinh thần đầy đủ để phát triển toàn diện là nội dung quyền nào dưới đây của công dân ?

A. Quyền được phát triển.

B. Quyền được tham gia.

C. Quyền được học tập.

D. Quyền được sống còn.

Hiển thị đáp án

Câu 26. Pháp luật nước ta quy định trừng trị nghiêm khắc những hành vi xâm phạm quyền phổ biến các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học là nhằm thúc đẩy quyền nào dưới đây của công dân ?

A. Quyền được phát triển.

B. Quyền tinh thần.

C. Quyền sáng tạo.

D. Quyền văn hóa, giáo dục.

Hiển thị đáp án

Câu 27. Nội dung nào dưới đây không thuộc quyền được phát triển của công dân ?

A. Những người phát triển sớm về trí tuệ có quyền được học vượt lớp.

B. Những học sinh là con thương binh, bệnh binh được miễn giảm học phí.

C. Những học sinh học xuất sắc có thể được học ở các trường chuyên.

D. Những người đoạt giải trong các kỳ thi quốc gia được tuyển thẳng vào đại học.

Hiển thị đáp án

Câu 28. Nếu không trúng tuyển vào đại học công lập, công dân có thể thực hiện quyền học tập thường xuyên, học suốt đời của mình bằng cách nào dưới đây ?

A. Học ở trường tư thục.

B. Học ở hệ tại chức.

C. Học ở hệ từ xa.

D. Học ở các trường khác.

Hiển thị đáp án

Câu 29. Sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông, H tiếp tục vào học Đại học chuyên ngành Quản trị kinh doanh. H đã thực hiện quyền nào của công dân ?

A. Học thường xuyên, học suốt đời.

B. Học ở nhiều hình thức khác nhau.

C. Học không hạn chế.

D. Học khi có điều kiện.

Hiển thị đáp án

Câu 30. Vì gia đình có hoàn cảnh khó khăn nên chị P không có điều kiện học tiếp ở đại học. Sau mấy năm, chị P vừa làm việc ở nhà máy, vừa theo học tại chức. Chị P đã thực hiện quyền nào của công dân ?

A. Quyền lao động thường xuyên, liên tục.

B. Quyền được phát triển toàn diện.

C. Quyền học thường xuyên, học suốt đời.

D. Quyền tự do học tập.

Hiển thị đáp án

Câu 31. Nếu không có điều kiện theo học hệ chính quy, công dân có thể thực hiện quyền học tập thường xuyên, học suốt đời của mình bằng cách nào dưới đây ?

A. Học ở hệ tại chức.

B. Học ở nơi nào mình muốn.

C. Học ở bất cứ ngành nào.

D. Học theo sở thích.

Hiển thị đáp án

Câu 32. Sau hai năm tìm tòi, nghiên cứu, anh A là kỹ sư nhà máy đã tạo ra sáng kiến hợp lý hóa quy trình sản xuất, khiến năng suất lao động cao hơn trước. Anh A đã thực hiện quyền nào của dưới đây của mình ?

A. Quyền học tập.

B. Quyền được phát triển.

C. Quyền sáng tạo.

D. Quyền lao động.

Hiển thị đáp án

Câu 33. Sau khi tốt nghiệp Trung học cơ sở, X được vào học Trường Trung học phổ thông Chuyên của tỉnh. X đã được hưởng quyền nào dưới đây của công dân ?

A. Quyền học không hạn chế.

B. Quyền học suốt đời.

C. Quyền được phát triển.

D. Quyền tự do học tập.

Hiển thị đáp án

Câu 34. Bạn L học giỏi nên đã được vào học lớp chuyên Anh của Trường Trung học phổ thông X. Vậy L đã được hưởng quyền nào dưới đây của công dân ?

A. Quyền học tập không hạn chế.

B. Quyền học thường xuyên, học suốt đời.

C. Quyền được phát triển.

D. Quyền học tập theo sở thích.

Hiển thị đáp án

Câu 35. H có năng khiếu âm nhạc, đã giành giải thưởng quốc gia về đàn Piano, nên H được tuyển thẳng vào Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Vậy H đã được hưởng quyền nào dưới đây của công dân ?

A. Quyền học tập theo sở thích.

B. Quyền học tập không hạn chế.

C. Quyền được khuyến khích, bồi dưỡng phát triển tài năng.

D. Quyền được học tập có điều kiện trong môi trường âm nhạc.

Hiển thị đáp án

Câu 36. Kh. rất say mê nhạc cụ dân tộc, giành giải Ba trong cuộc thi quốc gia và được đặc cách nhận vào học tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Kh. đã được hưởng quyền nào dưới đây của công dân ?

A. Quyền học không hạn chế.

B. Quyền thường xuyên, học suốt đời.

C. Quyền được phát triển.

D. Quyền bình đẳng về cơ hội học tập.

Hiển thị đáp án

Câu 37. Sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông, Tr. tiếp tục vào học Đại học. Vậy Tr. Đã thực hiện quyền nào dưới đây của công dân ?

A. Quyền thường xuyên, học suốt đời.

B. Quyền tự do học tập.

C. Quyền học không hạn chế.

D. Quyền được phát triển.

Hiển thị đáp án

Câu 38. Anh M đăng kí học thêm văn bằng 2 môn tiếng Anh để nâng cao trình độ vào các ngày thứ 7 và chủ nhật hằng tuần. Việc làm đó thể hiện

A. mọi công dân có quyền học tập không hạn chế.

B. công dân có thể học bất cứ ngành, nghề nào.

C. công dân có quyền học thường xuyên, học suốt đời.

D. công dân được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập.

Hiển thị đáp án

Câu 39. Bạn K là dân tộc Nùng, bố mẹ bạn K cho bạn đi học ở dưới huyện cùng các bạn dân tộc Kinh.Việc làm của bạn L thể hiện

A. mọi công dân có quyền học tập không hạn chế.

B. công dân có thể học bất cứ ngành, nghề nào.

C. công dân có quyền học thường xuyên, học suốt đời.

D. công dân được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập.

Hiển thị đáp án

Câu 40. Bạn D sáng tạo ra máy bắt bọ xít giúp ích cho người nông dân trong việc tăng năng suất cây vải. Việc làm của D thể hiện

A. quyền học tập.

B. quyền sáng tạo.

C. quyền phát triển.

D. quyền nghiên cứu khoa học.

Hiển thị đáp án

Câu 41. Công dân có quyền được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng là nội dung

A. quyền học tập.

B. quyền sáng tạo.

C. quyền phát triển.

D. quyền nghiên cứu khoa học.

Hiển thị đáp án

Câu 42. Những người có tài được tạo mọi điều kiện để làm việc và phát triển, cống hiến tài năng cho Tổ quốc thuộc

A. quyền học tập.

B. quyền sáng tạo.

C. quyền phát triển.

D. quyền nghiên cứu khoa học.

Hiển thị đáp án

Câu 43. Trẻ em được hưởng chế độ chăm sóc sức khỏe ban đầu và phòng bệnh thuộc

A. quyền học tập.

B. quyền sáng tạo.

C. quyền phát triển.

D. quyền nghiên cứu khoa học.

Hiển thị đáp án

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm GDCD 12 có đáp án, hay khác:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

Video liên quan

Chủ Đề