Người trực tiếp cầm lái chiếc canô đưa đồng chí Phạm Hùng về đất liền là ai

Đó là câu nói bất hủ của Phạm Hùng [tên thật là Phạm Văn Thiện, còn gọi là anh Hai, sinh ngày 11/6/1912 tại xã Long Phước, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long] là một chiến sĩ cộng sản kiên cường.

Cuộc đời ông như một cuốn tiểu thuyết viết về những con người thần tiên. Ông là Đại biểu Quốc hội liên tục từ khóa II  năm 1960 đến khóa VII năm 1988. Ông là một trong những người có công lớn trong việc góp phần chỉ đạo thành công cuộc Tổng tuyển cử trong cả nước vào ngày 25/4/1976.

Vì một Quốc hội thống nhất

Sau Đại thắng mùa Xuân năm 1975, toàn miền Nam được giải phóng, Bắc Nam sum họp một nhà. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Tổng Bí thư Lê Duẩn, cùng một lúc chúng ta phải triển khai nhiều công việc trọng yếu.

Trong đó, đồng chí Trường Chinh và Phạm Hùng được phân công chỉ đạo trực tiếp triển khai cuộc Tổng tuyển cử để hoàn thành việc thống nhất đất nước về mặt Nhà nước.

Ngày 5/11/1975, Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Hội đồng cố vấn của Chính phủ cùng đại diện các nhân sĩ, trí thức yêu nước, dân chủ, đã mở Hội nghị liên tịch [mở rộng] tại Sài Gòn.

Hội nghị tiến hành thỏa thuận và đi đến nhất trí về sự cần thiết sớm hoàn thành thống nhất đất nước, trước hết về mặt Nhà nước.

Hội nghị cũng đã đề xuất những nguyên tắc và biện pháp tiến hành hiệp thương giữa hai miền Nam - Bắc và cử đoàn đại biểu miền Nam tham dự Hội nghị hiệp thương với đoàn đại biểu miền Bắc.

Từ ngày 15 đến ngày 21/11/1975, Hội nghị hiệp thương chính trị thống nhất đất nước được tổ chức tại Sài Gòn. Hai đoàn đại biểu đại diện cho hai miền tham dự hội nghị.

Đoàn đại biểu miền Bắc gồm 25 đại biểu, do đồng chí Trường Chinh - Chủ tịch Quốc hội làm trưởng đoàn, đoàn miền Nam gồm 25 đại biểu do đồng chí Phạm Hùng - Bí thư Trung ương Cục miền Nam làm trưởng đoàn.

Hội nghị đã tiến hành thảo luận và đi đến nhất trí hoàn toàn mọi vấn đề thuộc về chủ trương, biện pháp nhằm thống nhất đất nước về mặt Nhà nước.

Thực hiện chủ trương của hội nghị, từ tháng 2/1976, công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tiến tới tổng tuyển cử được triển khai.

Ngày 25/4/1976, cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung lần thứ 2 [lần thứ nhất vào ngày  6/1/1946] được diễn ra trên phạm vi cả nước. Hơn 23 triệu cử tri [chiếm 98,8%] đi bỏ phiếu, 492/605 ứng cử viên đã trúng cử.

Tháng 6/1976, Quốc hội của nước Việt Nam thống nhất với 492 đại biểu, được gọi là Quốc hội khóa VI với ý nghĩa kế tục sự nghiệp của 5 khóa Quốc hội trước, họp kỳ họp đầu tiên tại Hà Nội.

Đây là kỳ họp có ý nghĩa lịch sử quan trọng, là kỳ họp hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước, tạo tiền đề cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước đi lên sau các cuộc chiến tranh.

Đồng chí Phạm Hùng thăm bệnh viện 19-8 Bộ Công an năm 1980. ảnh tư liệu.

Trong kỳ bầu cử đầu tiên này, có những đại biểu đặc biệt vốn là lực lượng thứ 3 của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.

Họ là những người tiêu biểu trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Đây là lực lượng tập hợp các trí thức yêu nước, tham gia vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc bằng nhiều hình thức phong phú.

Có những người trong họ không trực tiếp cầm súng ra chiến trường nhưng họ đứng ngay trong lòng địch và có những phương thức đấu tranh phong phú, mang lại những hiệu quả lớn lao.

Với thành phần đại biểu như vậy, Quốc hội khóa VI tiếp tục nêu cao tư tưởng Đại đoàn kết toàn dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền được thể hiện liên tục từ cuộc tổng tuyển cử đầu tiên ở nước ta.

Người chiến sĩ cộng sản kiên cường

Trong lịch sử cách mạng Việt Nam, hiếm có ai bị chính quyền thực dân Pháp tuyên 2 án tử hình như đồng chí Phạm Hùng.

Gia đình Phạm Hùng tuy không khá giả, nhưng cha mẹ rất quan tâm tới việc học hành của con cái.

Không chỉ giỏi chữ, anh Hai còn là người rất giỏi võ và mê thể thao, nhất là bóng đá. Anh Hai cũng thích văn nghệ như: tuồng, đờn ca tài tử.

Những trăn trở cuối đời của Thủ tướng Phạm Văn Đồng

Năm 1927, sau khi hoàn thành chương trình tiểu học tại Vĩnh Long, Phạm Hùng thi vào Trường Trung học Mỹ Tho do người Pháp mở.

Trong thời gian này, phong trào đấu tranh đòi thả cụ Phan Bội Châu và để tang cụ Phan Châu Trinh diễn ra rầm rộ ở nhiều nơi, lan xuống Mỹ Tho.

Cùng với sự xuất hiện của Nguyễn Ái Quốc và tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam đã tác động mạnh mẽ đến nhận thức và hành động của ông.

Từ giữa năm 1930, Phạm Hùng tham gia nhiều tổ chức liên quan đến Đảng Cộng sản như: Nam kỳ học sinh Liên hiệp Hội, Thanh niên Cộng sản Đoàn với bí danh Phạm Hùng và giữ chức Bí thư Chi bộ trường.

Tháng 10/1930, Phạm Hùng bị Hội đồng kỷ luật trường đuổi học tạm thời 3 tháng vì “có xu hướng chống Pháp” và bị đuổi học hẳn khi mật thám tìm thấy bằng chứng ông có dính líu đến Đảng Cộng sản.

Những câu hỏi lớn liên quan tới vận mệnh dân tộc

Rời ghế nhà trường, Phạm Hùng càng hăng hái hoạt động, tham gia phát truyền đơn, tổ chức biểu tình. Năm 19 tuổi, ông được Xứ ủy Nam kỳ phân công làm Bí thư Tỉnh ủy Mỹ Tho.

Tháng 6/1931, đồng chí Phạm Hùng bị bắt trong cuộc truy lùng của mật thám Pháp. Dùng bao cực hình tra tấn dã man nhưng không khai thác được gì, thực dân Pháp kết án đồng chí Phạm Hùng 3 năm tù giam, 3 năm quản thúc.

Trong phiên Toà Đại hình ngày 20/9/1932 tại Mỹ Tho, thực dân Pháp đã tuyên án tử hình Phạm Hùng và đưa về xà lim án chém Khám Lớn-Sài Gòn.

Tại đây, đồng chí bị đưa ra xử trong “Vụ án Đảng Cộng sản Đông Dương” và lại nhận mức án tử hình. Trước án tử hình thứ hai, đồng chí cười mỉa mai quan toà người Pháp:

- Luật pháp của các ông kỳ thật. Tôi có mỗi một cái đầu đã bị chém, các ông muốn chém nữa thì còn đầu đâu mà chém?

Trước sự đấu tranh quyết liệt của nhân dân ta, nhân dân Pháp và Quốc tế Cộng sản đòi trả tự do cho các tù nhân chính trị trong “Vụ án Đảng Cộng sản Đông Dương”, đồng chí Phạm Hùng được giảm xuống án chung thân khổ sai, đày ra Côn Đảo.

Ngày 17 /1/1934, tù nhân số 6268 Phạm Hùng vừa đến “địa ngục trần gian” Côn Đảo lập tức được đưa ngay vào Sở Chỉ Tồn, Banh 1- nơi khét tiếng là trung tâm khổ sai, dành cho những tù nhân chính trị “ngoan cố”.

Từ năm 1932, Côn Đảo đã có Chi bộ Cộng sản đầu tiên do các đồng chí Nguyễn Hới, Tôn Đức Thắng, Tống Văn Trân, Lê Đức Thọ lãnh đạo.

Đến Côn Đảo, Phạm Hùng được bầu vào ban lãnh đạo của Chi bộ với các nhiệm vụ như: Giúp đỡ anh em tù chính trị ở các khám, tổ chức đấu tranh, học tập, tổng kết kinh nghiệm, biên soạn, dịch thuật tài liệu cho Đảng và tổ chức vượt ngục.

Dưới sự lãnh đạo của các đồng chí Phạm Hùng, Ngô Gia Tự,... anh em tù chính trị tại Côn Đảo đã tổ chức nhiều cuộc đấu tranh, trong đó có việc thành lập “Hội tù nhân thống nhất” để anh em tù nhân có thể giúp đỡ lẫn nhau lúc ốm đau, lao động.

Các cai ngục thường dụ dỗ, tạo điều kiện cho tù thường phạm đánh đập tù chính trị nhằm làm nhụt ý chí đấu tranh của các chiến sĩ cách mạng.

Trong một lần tù thường phạm thách đấu, Phạm Hùng đã đứng ra thách đấu để bảo vệ anh em.

Cố Tổng Bí thư Lê Duẩn có lần kể: “Khi còn ở nhà tù Côn Đảo, chính anh Hai Hùng là người đỡ đòn cho tôi và Bác Tôn.

Mỗi lần ra ăn cơm, tụi cai ngục cứ quất roi xối xả vào anh em tù, anh Hai thường đưa lưng ra đỡ cho tôi và Bác Tôn luồn qua.

Tình cảm của anh Hai đối với đồng chí là tất cả tấm lòng và sự sống chứ không đơn giản bằng lời...”. Bác Tôn đánh giá: “Phạm Hùng là một con người thép”.

Cuối năm 1941, đồng chí Phạm Hùng được bầu làm Bí thư Đảo ủy. Mặc dù thường xuyên bị đánh đập, giam cầm, đồng chí luôn sát cánh cùng anh em chống khủng bố, cứu tế tù nhân các trại giam.

Cách mạng Tháng Tám nổ ra, đồng chí Phạm Hùng lãnh đạo tù nhân giải phóng Côn Đảo.

Sau khi ổn định tình hình Côn Đảo, ngày 23 tháng 9 năm 1945, người thợ máy Tôn Đức Thắng đã trực tiếp lái chiếc ca-nô mang tên “Giải Phóng” về đất liền cùng với đồng chí Phạm Hùng.

Sau 12 năm bị cầm tù tại Côn Đảo, “con người thép” Phạm Hùng đã trở về đất liền trong vòng tay đón mừng của đồng chí, đồng bào.

Với tấm lòng kính trọng và cảm phục, tôi đã viết một bài thơ “Lấp lánh kim cương” để tặng ông, trong đó có đoạn: “Nhớ một thời đời lầm than tăm tối/ Vượt chông gai gan góc trước kẻ thù/ Chí hiên ngang người tử tù khí phách/ Sáng kim cương còn rạng đến ngàn thu”.

Ngọc Quang [Theo lời kể của ông Vũ Mão]

Đồng chí tham gia hoạt động cách mạng từ khi còn là học sinh. Năm 1930, đồng chí được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương, làm Bí thư chi bộ trường học. Năm 1931, đồng chí được phân công làm Bí thư Tỉnh ủy Mỹ Tho.

Tháng 6 năm 1931, bị thực dân Pháp bắt, kết án 3 năm tù, 3 năm quản thúc. Trong lao tù, đồng chí tiếp tục tổ chức tù nhân đấu tranh chống chế độ thực dân, phong kiến.

Ngày 20 tháng 9 năm 1932, thực dân Pháp mở phiên tòa đại hình tại tỉnh Mỹ Tho, kết án tử hình đồng chí và đưa về giam ở xà lim án chém Khám Lớn Sài Gòn.

Trước cuộc đấu tranh mãnh liệt của nhân dân ta, của nhân dân Pháp, Đảng Cộng sản Pháp và Quốc tế Cộng sản, thực dân Pháp buộc phải giảm án tử hình cho một số chiến sĩ cộng sản ở Việt Nam, đồng chí Phạm Hùng được giảm xuống án khổ sai chung thân và đày đi Côn Đảo từ ngày 17/01/1934.

Năm 1934, đồng chí Phạm Hùng được bổ sung vào chi ủy nhà tù Côn Đảo, sau đó được cử làm Bí thư Đảo ủy. Cách mạng tháng Tám nổ ra, đồng chí đã lãnh đạo anh em tù nhân chớp thời cơ giải phóng nhà tù Côn Đảo lần thứ nhất [1945].

Tháng 9/1945, đồng chí Phạm Hùng từ Côn Đảo trở về hoạt động cách mạng ở Sóc Trăng. Tháng 10/1945, đồng chí được bầu vào Xứ ủy Nam bộ, phụ trách Giám đốc Quốc gia Tự vệ cuộc.

Năm 1947, đồng chí được cử làm Phó Giám đốc Sở Công an Nam bộ. Năm 1948, đồng chí được cử làm Trưởng đoàn đại biểu Đảng bộ Nam bộ ra Việt Bắc.

Tháng 6/1950, đồng chí Phạm Hùng trở lại miền Nam và được Xứ ủy cử phụ trách Đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn.

Tháng 2/1951, đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Tháng 3/1952, đồng chí được cử làm Phó Bí thư Trung ương Cục, Bí thư Phân Liên khu ủy miền Đông kiêm Chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chính Phân Liên khu miền Đông Nam bộ.

Năm 1955, đồng chí được cử làm Trưởng phái đoàn đại diện Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam bên cạnh Ủy ban kiểm soát quốc tế tại Sài Gòn.

Tháng 6/1956, đồng chí được cử làm Bộ trưởng Phủ Thủ tướng. Tại Hội nghị lần thứ 10 [khóa II] của Đảng, đồng chí được bầu làm ủy viên Bộ Chính trị.

Năm 1957, đồng chí được cử làm Trưởng ban Thống nhất của Trung ương.

Tháng 4/1958, tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa I, đồng chí được bầu làm Phó Thủ tướng Chính phủ, phụ trách về kinh tế. Tháng 7/1960, tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa II, đồng chí tiếp tục được bầu làm Phó Thủ tướng Chính phủ.

Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III [9/1960], đồng chí được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư. Tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa III [6/1964], đồng chí tiếp tục được bầu làm Phó Thủ tướng Chính phủ, phụ trách kinh tế, tài chính, ngân hàng, nội thương, ngoại thương.

Từ năm 1967 đến năm 1975, đồng chí được cử làm Bí thư Trung ương Cục miền Nam, trực tiếp vào chiến trường chỉ đạo cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược. Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, đồng chí được giao trọng trách thay mặt Đảng, Chính phủ lãnh đạo, điều hành các công việc của Đảng và Nhà nước ở miền Nam.

Tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội của nước Việt Nam thống nhất, khóa VI [6/1976] đồng chí được bầu làm Phó Thủ tướng Chính phủ.

Năm 1980, đồng chí được Đảng, Nhà nước giao trọng trách Phó Thủ tướng phụ trách Nội chính, kiêm Bộ trưởng Nội vụ [nay là Bộ Công an].

Tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa VII [7/1981], đồng chí được bầu làm Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, kiêm Bộ trưởng Bộ Nội vụ.

Tại Đại hội lần thứ VI của Đảng [12/1986], đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị. Tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa VIII [6/1987], đồng chí được bầu làm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng; Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng của Quốc hội; Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Quân sự Trung ương.

Ngày 10/3/1988, đồng chí đột ngột từ trần trên đường đi công tác ở các tỉnh Nam bộ, để lại niềm tiếc thương, xúc động của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân.

Với 58 tuổi Đảng, 60 năm hoạt động cách mạng phong phú và hào hùng, đồng chí Phạm Hùng đã nêu một tấm gương mẫu mực về sự kiên trung, bất khuất, suốt đời phấn đấu, hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân. Đảng và Nhà nước ta đã tặng đồng chí Huân chương Sao vàng, Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng và nhiều Huân chương cao quý khác.

Những cống hiến quan trọng của Đồng chí Phạm Hùng với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc

            * Đồng chí Phạm Hùng thuộc lớp cán bộ tiền bối của Đảng, kiên trung, bất khuất trước kẻ thù

Đồng chí Phạm Hùng sinh ở một vùng đất có truyền thống yêu nước trong một gia đình nông dân. Năm 16 tuổi, đồng chí tham gia hoạt động cách mạng trong tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng Thanh niên Mỹ Tho. Khi 18 tuổi, đồng chí vinh dự được kết nạp vào Đảng, làm Bí thư chi bộ trường học. Năm 19 tuổi, đồng chí được Đảng phân công làm Bí thư Tỉnh ủy Mỹ Tho.

Đang nhiệt huyết lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống thực dân Pháp và chế độ phong kiến, ngày 02/6/1931, đồng chí bị thực dân Pháp bắt tại Mỹ Tho. Kẻ thù đã dùng mọi thủ đoạn thâm độc, mọi cực hình để tra tấn đồng chí. Sau hơn bảy tháng giam cầm, thực dân Pháp đưa đồng chí Phạm Hùng ra tòa đề hình ở Sài Gòn xét xử. Mặc dù không có chứng cớ gì, nhưng tòa án thực dân vẫn khép đồng chí 3 năm tù, 3 năm quản thúc và đưa về Mỹ Tho giam giữ.

Trong lao tù, đồng chí tiếp tục lãnh đạo anh em tù nhân đấu tranh đòi cải thiện chế độ nhà tù, xây dựng đường dây liên lạc với bên ngoài để tiếp tục chỉ đạo phong trào đấu tranh của quần chúng chống chế độ thực dân và bọn phong kiến tay sai. Thực dân Pháp đã đàn áp dã man cuộc đấu tranh của tù nhân, đồng chí Phạm Hùng bị địch biệt giam vào xà lim.

Ngày 20/9/1932, tại Mỹ Tho, thực dân Pháp đã mở phiên tòa đại hình xét xử “những người chống lại an ninh công cộng”, đồng chí Phạm Hùng bị kết án tử hình và đưa về giam ở xà lim án chém Khám lớn Sài Gòn. Trong xà lim án chém, đồng chí đã cảm hóa một số tù thường phạm bị thực dân Pháp kết án xử tử, thức tỉnh lương tâm và truyền niềm tin vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng cho các bạn tử tù.

Sau đó, phong trào đấu tranh của các lực lượng yêu nước và tiến bộ ở trong nước cũng như trên thế giới buộc chính quyền thực dân Pháp phải giảm án tử hình đối với đồng chí và một số chiến sĩ cách mạng xuống chung thân khổ sai, đày ra Côn Đảo tháng 01/1934.

Gần 15 năm tù đày, trong đó 12 năm đồng chí bị thực dân Pháp giam giữ ở nhà tù Côn Đảo - địa ngục trần gian tàn bạo của chế độ thực dân. Tại Côn Đảo, đồng chí đã thể hiện cao đẹp khí phách cách mạng, kiên cường, dũng cảm, sẵn sàng chịu đòn thay cho anh em; cùng chi ủy, chi bộ lãnh đạo tù nhân đấu tranh quyết liệt đòi giảm nhẹ chế độ khổ sai, cải thiện chế độ nhà tù.

Đồng chí trực tiếp tham gia tổ chức nhiều lớp học tập văn hóa, học tập lý luận nâng cao trình độ chính trị, củng cố lập trường, giữ vững lý tưởng và niềm tin vào tương lai của cách mạng cho các chiến sĩ cộng sản, các bạn tù thường phạm, các bạn tù thuộc các đảng phái khác, góp phần quan trọng vào việc biến nhà tù đế quốc thành trường học cộng sản, đào tạo lớp cán bộ cách mạng trưởng thành trong nhà tù đế quốc. Cách mạng tháng Tám năm 1945 nổ ra, với tư cách là Bí thư Đảo ủy, đồng chí đã lãnh đạo tù nhân đứng lên giải phóng nhà tù Côn Đảo lần thứ nhất [1945].

* Đồng chí Phạm Hùng - Nhà lãnh đạo tài năng và có uy tín lớn của Đảng và Nhà nước ta

Đồng chí Phạm Hùng là một trong những nhà lãnh đạo có những cống hiến quan trọng, góp phần làm nên các chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta trong thế kỉ XX. Với ý chí kiên cường, tư duy sáng tạo và nhiệt tình cách mạng, đồng chí được Đảng, Nhà nước tin tưởng giao phó nhiều trọng trách trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc cũng như trong thời kỳ tái thiết, xây dựng đất nước. Trong công tác, thời chiến cũng như trong thời bình, đồng chí luôn thể hiện phong cách làm việc có chương trình kế hoạch, có nguyên tắc nhưng không máy móc, thể hiện rõ tư duy độc lập, tự chủ của một nhà lãnh đạo tài năng.

Với gần 15 năm bị giam cầm trong lao tù đế quốc [từ năm 1931 đến năm 1945], sau khi được Đảng đón từ nhà tù Côn Đảo về đất liền, đồng chí Phạm Hùng tham gia ngay vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Nam bộ. Đồng chí được bầu vào Xứ ủy lâm thời Nam bộ, đến đầu năm 1946, khi đồng chí Lê Duẩn được điều ra Hà Nội, đồng chí Phạm Hùng được bầu làm Bí thư Xứ ủy Nam bộ kiêm Giám đốc Quốc gia Tự vệ cuộc [Giám đốc Nha Công an Nam bộ].

Trên cương vị Bí thư Xứ ủy, đồng chí Phạm Hùng luôn năng nổ, nhiệt huyết, làm việc có kế hoạch, có nguyên tắc và dân chủ, bám sát các nghị quyết của Đảng và những chỉ đạo của Bác Hồ, cùng tập thể Xứ ủy góp phần quan trọng vào việc chỉ đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của quân và dân Nam bộ, lập được nhiều chiến thắng vẻ vang, được Bác Hồ tặng danh hiệu Nam Bộ Thành Đồng. Với tài năng và uy tín, đồng chí đã xây dựng, củng cố khối đoàn kết thống nhất các lực lượng kháng chiến ở Nam bộ; kiện toàn bộ máy lãnh đạo của Xứ ủy trong những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp ở Nam bộ.

 Với tư cách là Giám đốc Quốc gia Tự vệ cuộc, đồng chí Phạm Hùng trực tiếp chỉ đạo xây dựng lực lượng công an cách mạng ở Nam bộ. Đây là một nhiệm vụ rất khẩn trương và quan trọng.

Tính chất phức tạp trong nội bộ các lực lượng kháng chiến ở Nam bộ xuất hiện từ sau Cách mạng tháng Tám đòi hỏi cần phải có một lực lượng công an trung thành với Đảng, đáp ứng yêu cầu công tác bảo vệ cơ sở cách mạng, bảo vệ nhân dân, đồng thời loại trừ các phần tử cả mật thám lẫn tình báo của địch; tổ chức tiêu diệt những phần tử ác ôn gây tổn thất cho Đảng và có nhiều nợ máu với nhân dân. Những chiến công của lực lượng công an Nam bộ làm cho kẻ thù khiếp sợ, nhân dân yêu mến và tuyệt đối tin tưởng, che giấu, giúp đỡ; được Bác Hồ gửi thư khen ngợi.

 Tại Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ V [01/1950], dự thảo Đề án Công an nhân dân Việt Nam do đồng chí Phạm Hùng trình bày đã được Hội nghị nhất trí thông qua. Những nội dung mà đồng chí Phạm Hùng đề cập trong Đề án đã trở thành cơ sở khoa học lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng lực lượng Công an nhân dân Việt Nam hiện nay.

Tại Đại hội toàn quốc lần thứ II của Đảng [1951] đồng chí Phạm Hùng được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương và được chỉ định tham gia Trung ương Cục miền Nam, là Phó Bí thư Trung ương Cục kiêm Bí thư Phân Liên khu ủy miền Đông [03/1952].

Trong suốt 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, đồng chí đã cùng với Xứ ủy Nam bộ, Trung ương Cục miền Nam vận dụng sáng tạo đường lối của Đảng vào điều kiện cụ thể Nam bộ; đề ra nhiều chủ trương quan trọng: Tổ chức tiến hành chiến tranh nhân dân; thực hiện dân chủ ở nông thôn [tịch thu ruộng đất của thực dân Pháp và địa chủ Việt gian phản động, tạm cấp cho dân cày nghèo]; chỉ đạo phong trào đấu tranh ở đô thị; giải quyết thành công vấn đề tôn giáo, làm tốt công tác vận động nhân sĩ, trí thức, tăng cường và mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất; đặc biệt là tăng cường công tác xây dựng Đảng. Nhờ giải quyết tốt vấn đề nông dân và liên minh công - nông - trí, nên cuộc kháng chiến chống Pháp ở Nam bộ không ngừng được đẩy mạnh, vùng giải phóng ngày càng được mở rộng, góp phần quan trọng vào thắng lợi chung của quân dân cả nước trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Sau khi miền Bắc được giải phóng, trên cương vị ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Thống nhất Trung ương, Phó Thủ tướng Chính phủ, đồng chí đã tham gia tổ chức biên soạn và hoàn thiện dự thảo Đề án về hòa bình thống nhất nước nhà và cách mạng miền Nam, làm cơ sở cho Hội nghị Trung ương lần thứ 15 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng [khóa II] xây dựng Nghị quyết 15 về cách mạng miền Nam; tạo ra bước ngoặc cho cách mạng miền Nam từ thế cầm cự giữ gìn lực lượng, chuyển sang thế tấn công và giành thắng lợi.

Năm 1967, đồng chí Phạm Hùng được Đảng giao nhiệm vụ Bí thư Trung ương Cục miền Nam và Chính ủy các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam Việt Nam. Đây là thời điểm quân và dân miền Nam đang bí mật gấp rút chuẩn bị và tiến hành đòn tiến công chiến lược Tết Mậu Thân [1968].

Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân của quân và dân ta nổ ra đồng loạt trên khắp miền Nam, có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đánh bại ý chí xâm lược của kẻ thù, buộc chúng phải thay đổi chiến lược chiến tranh và ngồi vào bàn đàm phán với Chính phủ ta tại Hội nghị Pa-ri. Là một trong những người lãnh đạo cao nhất của cách mạng miền Nam, đồng chí Phạm Hùng đã tỏ rõ tinh thần dũng cảm, kiên cường, bất khuất. Vượt qua gian khổ và ác liệt của đạn bom, góp phần mình vào sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, thực hiện thành công tâm nguyện của Bác Hồ: Đưa non sông Việt Nam thu về một mối.

Sau khi đất nước thống nhất, đồng chí được Đảng và Nhà nước giao nhiều trọng trách: Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng kiêm Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Trong những điều kiện khó khăn phức tạp của đất nước sau giải phóng, đồng chí Phạm Hùng đã thể hiện bản lĩnh của một nhà lãnh đạo giàu kinh nghiệm, quyết đoán và sáng suốt.

Trên mọi cương vị công tác, đặc biệt trên cương vị Bộ trưởng Bộ Nội vụ, đồng chí Phạm Hùng chú trọng xây dựng đạo đức người Công an cách mạng, phát động trong toàn lực lượng Công an phong trào học tập, thấm nhuần sâu sắc và thực hiện nghiêm túc 6 điều Bác Hồ dạy; góp phần xây dựng lực lượng Công an nhân dân trưởng thành lớn mạnh hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giữ vững ổn định chính trị, làm thất bại hoàn toàn các âm mưu bạo loạn, lật đổ của các thế lực thù địch và phản cách mạng thời hậu chiến, giữ gìn sự bình yên cho đất nước.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng [1986], đồng chí Phạm Hùng tiếp tục được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương và Ủy viên Bộ Chính trị. Tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa VIII [17/6/1987], đồng chí được Quốc hội bầu làm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Thủ tướng đầu tiên của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thời kỳ đổi mới.

Tình hình đất nước ta trong những năm đầu đổi mới gặp vô vàn khó khăn, khủng hoảng, lạm phát nghiêm trọng, các thế lực thù địch thực hiện cấm vận, bao vây, phá hoại nhiều mặt, hòng làm đất nước ta kiệt quệ về kinh tế.

Trên cương vị đứng đầu Chính phủ, đồng chí khẳng định trước Quốc hội: “Tập thể Hội đồng Bộ trưởng chúng tôi sẽ cố gắng hết sức mình bằng ý chí tiến công cách mạng, bằng hành động thiết thực, bằng hiệu quả cụ thể để làm tròn trách nhiệm đối với Đảng, Quốc hội và nhân dân”. Hoạt động không mệt mỏi của đồng chí Phạm Hùng trong những năm tháng chèo chống con thuyền cách mạng vượt qua khó khăn thời kỳ đầu đổi mới đã để lại dấu ấn sâu đậm, khẳng định tài năng và tinh thần trách nhiệm của đồng chí với những quyết sách của Đảng và Nhà nước, đưa đất nước ta thoát khỏi đói nghèo, phát triển đi lên.

* Đồng chí Phạm Hùng - Tấm gương mẫu mực về đạo đức cách mạng

Đồng chí Phạm Hùng sinh ra trên mảnh đất Long Hồ, Vĩnh Long, được nuôi dưỡng và lớn lên trong sức mạnh của vùng châu thổ hạ lưu sông Cửu Long - mảnh đất giàu truyền thống đấu tranh cách mạng, trung tâm của Đồng bằng Nam bộ. Trải qua hàng trăm năm khai hoang, mở đất, con người nơi đây đã hình thành nên những phẩm chất tốt đẹp: Cần cù, chịu thương, chịu khó, tương thân tương ái, trượng nghĩa, hào hiệp, ý chí vượt lên số phận, sẵn sàng chấp nhận mạo hiểm, không chịu lùi bước trước khó khăn, thách thức; vừa chống lại sự bất công của xã hội để giành lẽ sống, vừa sẵn sàng xả thân chống ngoại xâm giữ gìn nền độc lập của Tổ quốc.

Truyền thống yêu nước, cách mạng, những phẩm chất quý báu của quê hương Vĩnh Long đã góp phần hun đúc nên một nhân cách lớn, người cộng sản mẫu mực Phạm Hùng, người con kiên trung của Nam Bộ Thành Đồng - danh hiệu do Chủ tịch Hồ Chí Minh phong tặng. Đồng thời, chính tấm gương đạo đức sáng ngời, sự nghiệp cách mạng cao cả của đồng chí đã góp phần bồi đắp, tô đẹp thêm truyền thống tốt đẹp của quê hương Vĩnh Long.

Cuộc đời và sự nghiệp của đồng chí Phạm Hùng là một tấm gương cao đẹp của một người cộng sản chân chính, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, suốt đời tận trung với nước, tận hiếu với dân. Trong suốt quá trình hoạt động cách mạng liên tục sáu mươi năm, đồng chí Phạm Hùng đã tỏ rõ tinh thần kiên trung cách mạng, suốt đời hy sinh vì độc lập, tự do của dân tộc, vì sự nghiệp thống nhất Tổ quốc. Không quản gian nan, nguy hiểm, dù ở cương vị nào, dù ở thời kỳ cách mạng nào, đồng chí Phạm Hùng cũng luôn luôn sẵn sàng xông pha nơi đầu sóng ngọn gió, trung thành tuyệt đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng: Với tinh thần trách nhiệm cao, kiên định, sáng tạo, nghị lực phi thường, đồng chí đã cống hiến đến hơi thở cuối cùng vì hạnh phúc, ấm no của nhân dân.

Trong sinh hoạt, Anh Hai - Phạm Hùng luôn thể hiện phong cách bình dị, gần gũi, ân cần, cởi mở, hết lòng yêu thương đồng chí, dân chủ và rộng lượng với mọi người nhưng lại rất nghiêm khắc với mình. Trên cương vị là người lãnh đạo cao nhất của Chính phủ, nhưng người ta thấy ở đồng chí sự thanh tao, tiết kiệm, điều độ, ngăn nắp, yêu lao động, quý trọng thời gian, không ham muốn quyền lợi cho riêng mình, ghét thói bợ đỡ, công khai tự phê bình và sẵn sàng tiếp thu ý kiến người khác góp ý cho mình. Không chỉ tu dưỡng, rèn luyện đạo đức bản thân, mà trên cương vị của mình, đồng chí Phạm Hùng luôn quan tâm, dành nhiều tâm lực cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, xây dựng các thế hệ cách mạng có năng lực và phẩm chất đạo đức cách mạng.

Đồng chí luôn tin tưởng vào sức mạnh của nhân dân, gắn bó máu thịt với nhân dân, phấn đấu không mệt mỏi cho khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đồng chí không chỉ quan tâm, giáo dục, giác ngộ mà còn gần gũi học hỏi nhân dân, lo từ cái ăn, ở, học hành của dân, bảo vệ lợi ích và tài sản của dân. Đồng chí thường nhắc nhở cán bộ: Đồng bào đã ủng hộ kháng chiến nhiều rồi, không nên lợi dụng dân quý mến mà nhận quà cáp của dân. Những năm tháng gian khổ ở Chiến khu miền Đông, thiếu thốn lương thực, thực phẩm, đồng chí Phạm Hùng luôn gương mẫu tham gia tăng gia sản xuất, trồng rau, nuôi gà, không nhận khẩu phần cơm anh em dành riêng cho mình. Đồng chí nói: “Cùng sống chung với nhau, sống chết bên nhau, thì phải đồng cam cộng khổ. Tôi không thể nào nuốt cơm trôi khi các anh em húp cháo loãng”.

Yêu thương con người là phầm chất bao trùm ở đồng chí Phạm Hùng. Tình yêu thương con người của đồng chí Phạm Hùng được gắn quyện với tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước đã tạo nên tinh thần lạc quan của người chiến sĩ cộng sản. Đối với đồng chí, đồng đội, dù ở cương vị nào, đồng chí luôn chân thành, thẳng thắn, trọng lẽ phải, quý trọng và hòa hợp với mọi người. Đồng chí là một nhà lãnh đạo có tài có đức, có lối sống tình nghĩa, cởi mở, rộng lượng bao dung, khoáng đạt, vị tha và tác phong hòa đồng dễ mến.

Đồng chí Phạm Hùng sinh ra trong một gia đình lao động có truyền thống giáo dục nền nếp. Đồng chí nhận được sự giáo dưỡng chu đáo, toàn diện từ gia đình. Sự giáo dưỡng ấy đã kết tinh ở đồng chí Phạm Hùng thành những phẩm chất đạo đức cách mạng. Đồng chí Phạm Hùng trở thành tấm gương sáng về nghị lực và tình yêu thương của người cộng sản. Đồng chí lo, buồn, vui cho đất nước, nhưng vẫn không quên trách nhiệm với gia đình riêng của mình. Đồng chí Phạm Hùng là người con hiếu nghĩa với cha mẹ, quê hương và đất nước, người chồng thủy chung, người cha mẫu mực, hết lòng thương yêu con cháu. Trong thời gian công tác tại chiến trường miền Nam, mặc dầu rất bận nhưng khi có cơ hội đồng chí vẫn dành cho vợ con, bạn bè ở miền Bắc những tình cảm nồng ấm, yêu thương qua những dòng thư ngắn ngủi mà xiết bao mong đợi và hy vọng vào thắng lợi cuối cùng. Trong gia đình, người vợ hiền [đồng chí Mai Khanh] mà đồng chí Phạm Hùng nhất mực yêu thương cũng học tập ở đồng chí và trở thành mẫu mực cho con cái tự hào và noi theo.

Đồng chí Phạm Hùng là một cán bộ cao cấp chủ chốt của Đảng và Nhà nước ta, tài đức vẹn toàn, có phong cách sống và làm việc thể hiện rõ phong cách của một người học trò ưu tú của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cuộc đời của đồng chí là tấm gương sáng về đạo đức cách mạng của người cộng sản, kiên trung, bất khuất, suốt đời hy sinh phấn đấu phục vụ nhân dân, phục vụ đất nước và xây dựng tình đoàn kết hữu nghị giữa nhân dân ta với các dân tộc và bạn bè trên thế giới./.

Nguồn: Ban Tuyên giáo Trung ương

Video liên quan

Chủ Đề