Nguồn năng lượng cần thiết để duy trì sự sống trên Trái đất bắt nguồn từ đầu

Thứ sáu, 19/03/2021 - 08:15

Nước có vai trò vô cùng quan trọng đối với con người hay bất kì sinh vật sống nào trên trái đất. Đây là một trong những nguồn tài nguyên vô cùng quý giá. Nước cần cho mọi sự sống và phát triển. Nước vừa là môi trường, nhưng nó cũng chính là nguồn sống. Nước vừa mang theo vô vàn lợi ích cho sức khoẻ. Nhưng cũng chính là đầu vào, là nguyên liệu trong các hoạt động sản suất, nông nghiệp. Nói một cách dễ hiểu, nếu không có nước sẽ có sự sống.

Cuộc sống trên trái đất bắt nguồn từ trong nước. Tất cả các sự sống trên trái đất đều liên quan và phụ thuộc vào nước cũng như vòng tuần hoàn của nước. Nước là thành phần quan trọng của các tế bào sinh học và là môi trường của các quá trình sinh hóa cơ bản như quang hợp. Các nguồn nước trong tự nhiên không ngừng vận động và thay đổi những trạng thái tồn tại khác nhau như rắn, lỏng, khí tạo nên vòng tuần hoàn nước trong sinh quyển. Nước bốc hơi, ngưng tụ và mưa,… Theo đó, chúng vận chuyển, hoà tan và mang theo nhiều chất dinh dưỡng, khoáng chất và một số chất cần thiết cho đời sống của sinh vật trên trái đất. Nước có ảnh hưởng quyết định đến khí hậu và là nguyên nhân tạo ra thời tiết. Năng lượng mặt trời sưởi ấm không đồng đều các đại dương đã tạo nên các dòng hải lưu trên toàn cầu.

 Nước tham gia vào thành phần cấu trúc sinh quyển. Chúng điều hoà các yếu tố khí hậu, đất đai và sinh vật. Nước còn giúp đáp ứng những nhu cầu đa dạng của con người trong sinh hoạt hằng ngày. Như tưới tiêu cho nông nghiệp, hỗ trợ sản xuất công nghiệp, khai thác và sản xuất điện năng, tạo ra nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, kì vĩ giúp khai thác dịch vụ du lịch của mọi miền đất nước.

Đối với cơ thể con người nước chiếm 70% ở lúc sơ sinh và giảm xuống còn 60% khi trưởng thành,85% khối lượng bộ não được cấu tạo từ nước. Trong cơ thể nước đóng vai trò là dung môi cho những phản ứng hóa học trong cơ thể xảy ra. Nước vận chuyển những nguyên tố dinh dưỡng đến toàn bộ cơ thể. Điều hòa thân nhiệt bằng tuyến mồ hôi…Con người vẫn có thể sống sót nếu nhịn ăn 2 tháng, nhưng không thể tồn tại được nếu thiếu nước khoảng 3-4 ngày. Nếu cơ thể mất đi 2% lượng nước thì khả năng làm việc sẽ giảm đi 20%. Nếu mất đi 10% lượng nước thì cơ thể sẽ tự đầu độc và nếu mất 21% lượng nước sẽ dẫn đến tử vong. Do đó cơ thể luôn cần phải được cung cấp đủ lượng nước cần thiết để đảm bảo sự hoạt động ổn định của mình. Nhưng việc uống nhiều nước quá cũng không phải là tốt vì khi đó thận sẽ phải làm việc quá tải và nếu tình trạng diễn ra trong một thời gian dài sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.

Đối với đa số nước tồn tại trên hành tinh là một điều hiển nhiên bởi vì nó cần thiết cho hoạt động sống của tất cả các sinh vật. Nhưng ngoài ra nước trên hành tinh còn có một nhiệm vụ khác rất quan trọng đó là điều hòa nhiệt độ của trái đất. Bởi nước là một chất lỏng có nhiệt dung riêng rất lớn vào khoảng 4200j/kg.K. Tức là để đun nóng 1 kg nước lên 1 độ thì phải cần phải cung cấp 4200J. Do đó năng lượng mặt trời chiếu đến hành tinh của chúng ta là rất lớn nhưng nhiệt độ của trái đất luôn được duy trì để đảm bảo sự sống.

Rất nhiều người trong chúng ta nghĩ rằng nước chiếm 3/4 diện tích trái đất nên không phải lo lắng về việc thiếu nước. Nhưng  3/4 hay 75% nước đó lại chứa tới 97% là nước mặn ở các đại dương, cái mà chúng ta không thể sử dụng được cho những mục đích hàng ngày được. Đó là chưa kể đến 99.7% trong số 3% nước ngọt lại tồn tại ở dạng băng đá và tuyết. Chỉ còn 0.3% trong tổng số lượng nước ngọt mà chúng ta có thể sử dụng cho mục đích sinh hoạt của mình.

Mặc dù lượng nước ngọt ít là vậy nhưng hàng ngày chúng ta vẫn đang luôn làm cho nó ít hơn bằng sự vô tâm trong cách sử dụng nước một cách hoang phí và làm ô nhiễm nguồn nước. Hiện nay công nghiệp phát triển kéo theo đó là việc thải ra môi trường một lượng lớn nước thải. Nếu lượng nước thải này không được xử lý một cách bài bản thì việc ô nhiễm nguồn nước là điều khó tránh khỏi. Báo chí đã phanh phui rất nhiều những doanh nghiệp vì không muốn bỏ ra một số tiền lớn xử lý nước thải đã cố tình che dấu việc thải trực tiếp nước sau sản xuất ra tự nhiên. Điều này sẽ dẫn đến việc ô nhiễm nguồn nước xung quanh và trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân sống xung quanh.

Theo như dự đoán của những nhà phân tích thì trong tương lai nước sạch sẽ là một nguồn tài nguyên quý hiếm không khác gì dầu mỏ ở những thập kỷ trước và thậm trí nước còn có tầm quan trọng hơn rất nhiều. Dầu mỏ có thể được thay thế bằng khí đốt và những nguồn nhiên liệu khác. Nhưng nước thì không. Sẽ không khó tưởng tượng ra viễn cảnh xung đột giữa những quốc gia xung quanh việc chiếm hữu nguồn nước sinh hoạt.

Trong khi dân số ngày càng tăng, nguồn nước lại ngày càng giảm thì việc tìm đến một giải phải tái xử lý, sử dụng nguồn nước ô nhiễm là một phương pháp cần thiết. Ngày nay chúng ta cũng đang dần từng bước trong việc phát triển những hệ thống xử lý và tái tạo nguồn nước ô nhiễm để phục vụ cho việc sinh hoạt. Trong tương lai rất có thể chúng ta sẽ có những thiết bị tái chế nước với hiệu quả cao và giá thành rẻ, nhưng trước mắt việc mà mỗi người chúng ta có thể làm được đó là hãy sử dụng nước một cách phù hợp tránh lãng phí và có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường, tránh làm ô nhiễm nguồn nước.

Ngọc Kiên

Để kiếm tìm cái nôi của sự sống, trước hết, cần phải hiểu về nhu cầu cơ bản của mọi dạng sống. Những hợp chất thiết yếu cho sự sống bao gồm hydrogen, methane, nitrogen, carbon dioxide, phosphates, và ammonia. Để những chất này tương tác và phản ứng được với nhau, cần có dung môi: nước. Và để phát triển và sinh sản, mọi dạng sống cần năng lượng.


Các dạng sống được chia làm hai nhánh: nhóm tự dưỡng, như thực vật, tự sản xuất năng lượng cho chính mình, và nhóm dị dưỡng, như động vật, tiêu thụ sinh vật khác để lấy năng lượng. Không có sinh vật khác để tiêu thụ, những dạng sống đầu tiên chắc chắn phải là sinh vật tự dưỡng, lấy năng lượng từ mặt trời hay các gradien hóa học.

Bài 1: Giá trị của đa dạng sinh học

Bắt đầu từ năm 1993, ngày 22/5 hàng năm được Liên hợp quốc chọn là Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học [ĐDSH] với mục tiêu nâng cao nhận thức cộng đồng về ĐDSH và phản ánh trách nhiệm của chúng ta trong việc bảo vệ di sản quý giá này cho các thế hệ tương lai.

Trước tiên, chúng ta phải hiểu, theo Công ước ĐDSH thì “ĐDSH là sự phong phú của mọi cơ thể sống có từ tất cả các nguồn trong các hệ sinh thái [HST] trên cạn, ở biển và các HST dưới nước khác và mọi tổ hợp sinh thái mà chúng tạo nên; ĐDSH bao gồm sự: Đa dạng trong loài [đa dạng di truyền hay còn gọi là đa dạng gen], giữa các loài [đa dạng loài], các Hệ sinh thái Đa dạng di truyền được hiểu là tần số và sự đa dạng của các gen và bộ gen trong mỗi quần thể và giữa các quần thể với nhau;

- Đa dạng loài là tần số và sự phong phú về trạng thái của các loài khác nhau;

- Đa dạng HST là sự phong phú về trạng thái và tần số của các HST khác nhau.

Như vậy, ĐDSH là thuật ngữ thể hiện tính đa dạng của các thể sống, loài và quần thể, tính biến động di truyền giữa chúng và tất cả sự tập hợp phức tạp của chúng thành các quần xã và hệ sinh thái.

Giá trị của ĐDSH chính là việc duy trì sự sống trên trái đất vì vậy, vai trò của nó vô cùng to lớn, với hai loại giá trị: Giá trị trực tiếp và giá trị gián tiếp. Giá trị kinh tế trực tiếp của nó là những giá trị của các sản phẩm sinh vật mà được con người trực tiếp khai thác và sử dụng cho nhu cầu thiết yếu của cuộc sống.

Giá trị gián tiếp gồm những cái mà con người không thể bán, những lợi ích đó bao gồm số lượng và chất lượng nước, bảo vệ đất, tái tạo, giáo dục, nghiên cứu khoa học, điều hòa khí hậu và cung cấp những phương tiện cho tương lai của xã hội loài người.

Có thể kể một vài ví dụ như các rạn san hô và thảm thực vật ven biển hỗ trợ chắn sóng và bảo vệ bờ biển; các vùng đất ngập nước điều tiết dòng chảy lũ; rừng và cây rừng ổn định trầm tích, bảo vệ khỏi sạt lở đất. Các hệ sinh thái cũng kéo dài tuổi thọ của cơ sở hạ tầng, do đó tiết kiệm chi phí đầu tư…

Nghiên cứu của các nhà khoa học cũng như thực tiễn đã chứng minh HST đa dạng thể hiện tính ưu việt hơn trong việc cung cấp những nhu cầu cơ bản trong cuộc sống như thực phẩm và nước sạch. Mặt khác, hệ sinh thái đa dạng cũng phục hồi nhanh hơn sau thiên tai.

Tính ĐDSH cũng có nghĩa là những sự chọn lựa. Lâu nay động thực vật luôn đóng vai trò khơi gợi cảm hứng, giúp các nhà khoa học nảy ra nhiều ý tưởng làm tiền đề cho sự ra đời của vô số sáng chế phục vụ đời sống con người, từ dược phẩm cho đến công nghệ. Nói cách khác, thế giới tự nhiên là kho chứa khổng lồ những thông tin, ý tưởng có tiềm năng làm lợi cho nhân loại. Điều này cũng bao hàm cả lương thực, thực phẩm. Hiện tại, trên Trái đất có khoảng 20 ngàn loại lương thực - thực phẩm phục vụ nhân loại. Trước thực trạng biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh ngày càng khó kiểm soát, giải pháp tối ưu để bảo đảm an ninh lương thực cho nhân loại là đa dạng hóa các giống cây trồng đang canh tác.

Giá trị của đa dạng sinh học

Các HST đảm bảo sự chu chuyển của các chu trình địa hóa: oxy và các nguyên tố cơ bản khác trên hành tinh như: Cacbon, nitơ. Chúng duy trì tính ổn định và màu mỡ của đất ở hầu khắp các vùng trên trái đất, làm giảm nhẹ sự ô nhiễm, giảm nhẹ thiên tai.

Để tồn tại và phát triển, loài người luôn dựa trên hai nguồn năng lượng chính mà thiên nhiên phải mất hàng triệu năm để hình thành. Đó là năng lượng hóa thạch là nguồn tài nguyên không tái tạo, vì vậy phải sử dụng hợp lý và tiết kiệm và ĐDSH là nguồn tài nguyên có khả năng tái tạo, nhưng không phải là vô hạn, nên cần phải được sử dụng hợp lý.

Không những vậy, ĐDSH còn có các chức năng quan trọng như: Điều hoà nước, chống xói mòn, đồng hóa chất thải, làm sạch môi trường, đảm bảo vòng tuần hoàn vật chất và năng lượng trong tự nhiên, giảm thiểu thiên tai/các hậu quả cực đoan về khí hậu.

Các quần xã sinh vật bảo vệ rừng đầu nguồn, những hệ sinh thái vùng đệm, giảm nhẹ mức độ lũ lụt và hạn hán cũng như duy trì chất lượng nước. Tán cây và các lớp lá rụng dưới đất ngăn cản sức rơi của những giọt mưa làm giảm tác động của mưa lên đất; rễ cây và các vi sinh vật đất làm thông thoáng không khí trong đất và giảm bớt khả năng xảy ra lũ lụt khi có mưa lớn và làm cho dòng chảy chậm lại đến hàng ngày, hàng tuần sau khi mưa.

Quần xã thực vật có vai trò rất quan trọng trong việc điều hoà khí hậu địa phương, khí hậu vùng và ngay cả khí hậu toàn cầu. Trong khuôn khổ địa phương, cây cối cung cấp bóng mát và khuyếch tán hơi nước làm giảm nhiệt độ không khí khi thời tiết nóng nực. Cây cối trong vườn, trong công viên còn có tác dụng chắn gió và hạn chế sự mất nhiệt từ các toà nhà lớn trong điều kiện khí hậu lạnh giá.

Ngoài ra, còn một chức năng quan trọng của các quần xã sinh vật là chúng có khả năng phân huỷ các chất gây ô nhiễm kim loại nặng, thuốc trừ sâu và các chất thải sinh hoạt khác đang ngày càng tăng do các hoạt động của con người. Các loài nấm và vi khuẩn đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong những quá trình phân huỷ này. Khi những HST như vậy bị tổn thương hay bị suy thoái thì cần phải thay thế bằng một hệ thống nhân tạo để kiểm soát ô nhiễm với giá tiền đắt gấp nhiều lần với chức năng tương tự.

Khả năng quang hợp của các loài thực vật và các loài tảo lam làm cho năng lượng mặt trời được cố định lại trong những tế bào sống. Năng lượng được tích luỹ trong thực vật được con người thu lượm để sử dụng [thu lượm củi hoặc cắt cỏ làm thức ăn cho gia súc hay hái lượm các loài rau, thực phẩm trong thiên nhiên]. Những vật liệu có nguồn gốc thực vật cũng là điểm khởi đầu của các chuỗi thức ăn.

Ở các khu vực cửa sông, dải ven biển là nơi thực vật và tảo thường phát triển rất mạnh. Những thực vật và tảo là mắt xích đầu tiên của hàng loạt các chuỗi thức ăn tạo thành các hải sản như trai, sò, tôm, cua.

Những giá trị kinh tế gián tiếp của ĐDSH như các quá trình xảy ra trong môi trường và các chức năng của HST là những mối lợi không đo đếm được và là vô giá. Do những lợi ích này không phải là hàng hoá hay là dịch vụ nên thường không tính đến trong quá trình tính toán giá trị GDP của quốc gia. Tuy vậy, chúng đóng vai trò rất quan trọng trong việc duy trì các sản phẩm tự nhiên mà nền kinh tế các nước không bị phụ thuộc.

Những việc cần làm

Để thực hiện tốt các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực môi trường và đa dạng sinh học thì cần loại bỏ tư tưởng, quan điểm về việc sử dụng các sản phẩm từ động, thực vật hoang dã làm thực phẩm, thuốc chữa bệnh, đồ trang sức, thời trang, mỹ nghệ, trưng bày, trang trí, quà biếu, tặng… Coi đó như là phương thuốc quý để tăng cường sức khỏe, chữa bệnh và thể hiện sự “giàu có”, “đẳng cấp” của bản thân và gia đình. Cần lên án mạnh mẽ, không tiếp tay cho những hành vi, tư tưởng sai trái này. Hãy nói Không với việc sử dụng, mua bán các sản phẩm từ động, thực vật hoang dã.

Đi kèm với đó, chúng ta không nên coi bảo vệ, giữ gìn ĐDSH là trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị chuyên trách. Điều này, dẫn đến sự thờ ơ, thiếu trách nhiệm của bản thân trong bảo vệ chính sự sống của mỗi người và toàn cộng đồng. Sự nóng lên của trái đất, sự biến đổi khí hậu, tình trạng mưa lũ, bão hay nắng hạn… đã và đang ảnh hường trực tiếp đến mỗi cá nhân hàng ngày và hàng giờ chính là hậu quả của sự suy giảm ĐDSH. Hãy là một tuyên truyền viên, tuyên truyền về vai trò, ý nghĩa của ĐDSH cũng như tác hại, hậu quả nghiêm trọng của sự suy giảm ĐDSH.

Ngoài ra, cần nghiêm túc thực hiện quy định của pháp luật về bảo tồn ĐDSH và tích cực tham gia bảo vệ, chăm sóc và trồng cây xanh ở trường, địa phương.

Quan trọng nhất là, cả hệ thống chính trị, xã hội cùng chung tay lên án, tố cáo nạn, ngăn chặn nạn săn bắt, buôn bán động vật hoang dã, chặt  phá rừng, phá hoại môi trường, cảnh giác với việc mua, bán, sử dụng các loài ngoại lai có thể phá vỡ toàn bộ HST và ảnh hưởng đến các quần thể động vật hoặc thực vật bản địa do sử dụng các loài bản địa làm thức ăn, gây nhiễm độc... hoặc giao phối với chúng làm cho các loài bản địa bị tuyệt chủng hoặc suy thoái [như cây mai dương, hay còn gọi là cây trinh nữ đầm lầy; ốc bươu vàng; tôm hùm đất Trung Quốc…].

Ngày quốc tế Đa dạng sinh học [22/5] năm 2020 có chủ đề: “Các giải pháp của chúng ta sẵn có ở thiên nhiên”, kêu gọi con người sống hài hoà với thiên nhiên, áp dụng các giải pháp dựa vào thiên nhiên để tạo sự thay đổi tích cực, bảo vệ thiên nhiên, đa dạng sinh học và phát triển bền vững. Ngày môi trường thế giới [5/6] năm 2020 cũng tập trung vào chủ đề đa dạng sinh học. Năm nay cũng là năm quan trọng đối với các quốc gia cam kết bảo tồn và khôi phục đa dạng sinh học, với sự kiện Hội nghị quốc tế COP 15 về đa dạng sinh học - hội nghị bản lề chuẩn bị cho Thập kỷ phục hồi hệ sinh thái của Liên hợp quốc [2021-2030], sẽ được tổ chức vào cuối năm.

Việt Nam được đánh giá là 1 trong 25 quốc gia có sự đa dạng sinh học cao. Tuy nhiên, cũng như nhiều quốc gia khác, chúng ta đang đứng trước không ít thách thức khi mà bảo tồn đa dạng sinh học có liên quan mật thiết tới các vấn đề chính trị, phát triển kinh tế và ổn định xã hội.

Việt Hồng

Luật Đa dạng sinh học được Quốc hội thông qua ngày 13-11-2008 và có hiệu lực từ ngày 1-7-2009 đánh dấu mốc quan trọng bảo tồn đa dạng sinh học Việt Nam. Luật này được đánh giá là rất tiến bộ, có tầm nhìn, hệ thống và tiếp cận đầy đủ các cam kết và chuẩn mực quốc tế về bảo tồn đa dạng sinh học. Đây là khung luật đầu tiên của Việt Nam quy định về bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học.

Luật Đa dạng sinh học có riêng Chương 4 [từ điều 37 đến điều 49] quy định về “Bảo vệ động, thực vật hoang dã”. Luật Hình sự sửa đổi qua các năm 2009 và gần đây là năm 2015 đã bổ sung, sửa đổi và tăng nặng hơn các quy định xử phạt đối với các tội săn bắt, giết, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật hoang dã quý hiếm bị cấm theo quy định của Chính phủ hoặc vận chuyển, buôn bán trái phép sản phẩm của loại động vật.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề