Nguyễn đình luyện là ai

3 năm sau khi quyết định đầu tư 40.000 USD cho khóa học Making the Stage [khóa học cao cấp nhất thế giới dành cho các diễn giả] trong 4 ngày, anh đã trở thành một trong số ít diễn giả đắt show nhất Việt Nam.  

Phá sản 3 công ty trước khi trở thành diễn giả


Con đường bước vào nghề diễn giả của Nguyễn Đình Luyện giống như một hành trình tất yếu sau những trải nghiệm đau thương với thương trường của anh. Bởi trước khi nghề diễn giả tìm đến anh, anh đã bị phá sản đến... 3 công ty. Công ty thứ nhất là công ty về dịch vụ giải pháp sáng tạo, chuyên cung cấp ý tưởng cho các công ty, đặc biệt là công ty còn hình thành một chuỗi cafe rubic tạo được ấn tượng rất tốt với khách hàng. Ban đầu công ty có những tín hiệu rất tích cực từ thị trường, gặp được nhiều đối tác tốt và có những hợp đồng kha khá. Tuy nhiên, khi thị phần ngày càng bị bó hẹp thì công ty đã lộ ra nhiều yếu điểm, đặc biệt là việc có tới 11 cổ đông, đều là những người giỏi như nhau nên không có một thủ lĩnh thực sự để chỉ đạo. Cuối cùng, sau nhiều tháng cố gắng cầm cự, công ty đã phải giải thể sau khi không thống nhất được các quyết sách quan trọng.

Công ty thứ 2 là một công ty chuyên cung cấp các sản phẩm thực phẩm chức năng. Tương tự như công ty đầu, công ty thứ hai của anh cũng có những bước khởi đầu rất tốt, thu hút được nhiều đối tác bán hàng khắp cả nước. Nhưng chỉ sau một năm rưỡi, anh cũng buộc phải đóng cửa công ty khi nhận ra, mình không mạnh trong lĩnh vực này. Anh Luyện chia sẻ: "Cứ cho rằng mình tập hợp được một đội ngũ giỏi và quản lý tốt là được nhưng thực sự là tôi đã nhận ra công việc đấy không đúng với mình. Bởi mình không thực sự am hiểu những mặt hàng mà mình cung cấp nên không đánh giá đúng được giá trị của từng sản phẩm, đôi khi chỉ hơn kém nhau một thành phần thôi cũng có thể mang đến những lợi nhuận khổng lồ. Đó là lỗ hổng lớn mà tôi không thể lấp nhanh được, buộc lòng tôi phải tuyên bố phá sản".


Công ty thứ ba lại chỉ tồn tại trong một thời gian khá ngắn bởi gặp phải một lỗi quản trị rất lớn, là quản lý theo kiểu gia đình trị. Vì công ty không cổ phần hoá nên có nhiều ông chủ, do đó sẽ dẫn tới nhiều ý kiến không thể đồng nhất, cũng không theo được các quy tắc kinh doanh căn bản. "May mà tôi sớm nhận ra hình thức này không ổn nên đã thoát được sớm, khi công ty chưa thực sự rơi vào khủng hoảng".


Tham gia mở và quản lý 3 công ty nhưng không mang lại kết quả gì khiến Nguyễn Đình Luyện chán nản. Anh quyết tâm... đi làm thuê để học hỏi thêm kinh nghiệm và anh lựa chọn làm sale [bán hàng] cho Công ty Âu Úc, một công ty chuyên phân phối các mặt hàng gia dụng có trụ sở ở Khu công nghiệp Tân Tạo [TP. Hồ Chí Minh]. Thời điểm ấy, công ty có khoảng 50 nhóm bán hàng ở khắp các tỉnh và muốn thực hiện khâu bán hàng đột phá lớn, nhằm cạnh tranh với các ông lớn như Unilever và P&G. Họ quyết tâm đào tạo người làm sale thực sự giỏi qua nhiều đợt sàng lọc để bắt đầu giai đoạn cạnh tranh thị phần khốc liệt. Ban đầu công ty chọn 50 trưởng nhóm bán hàng từ khắp cả nước, sau 2 tháng cạnh tranh bằng các chiến lược bán hàng, công ty lựa chọn 10 người để đào tạo tiếp. Sau hai tháng đào tạo, họ lọc lại còn 2 người, là Nguyễn Đình Luyện và một trưởng nhóm ở TP. Hồ Chí Minh. Sau đợt đào tạo quyết liệt này, nhóm của Luyện tăng doanh số đáng kể và từ đấy, anh trở thành người đào tạo của công ty. Bất cứ một thị trường nào có dấu hiệu sa sút doanh số, họ lại điều anh đến đào tạo, nhằm lấy lại doanh số đã mất và phát triển thị phần cho các sản phẩm của công ty.

Đập vỡ ghế trong khi đang diễn thuyết


Công việc tiến triển tốt cho tới khi anh gặp lại một người bạn thân trong tình trạng căng thẳng, mệt mỏi vì công việc kinh doanh đang xuống dốc. Vì biết Luyện chuyên đào tạo cho đội sales ở công ty nên người bạn anh ngỏ lời nhờ anh đào tạo giúp. Ban đầu Luyện từ chối vì anh là người đào tạo cho công ty, chỉ "lên lớp" cho đội nhóm của công ty. Nhưng sau khi nghe mức độ "bi đát" của công ty anh bạn, Luyện không thể từ chối, đành "giấu" công ty Âu Úc, tổ chức 2 buổi đào tạo cho đội sales hộ anh bạn thân mà không nhận bất kỳ một chi phí nào. 2 tháng sau, anh nhận được điện thoại từ anh bạn thân báo tình hình công ty đã khả quan hơn và gợi ý anh nên theo đuổi nghề đào tạo bởi anh rất giỏi trong việc tạo động lực cho người khác.

Diễn giả Nguyễn Đình Luyện tại một buổi đào tạo. Ảnh T.G.


Thời điểm này, anh cũng chính thức tiếp xúc với khái niệm diễn giả và tìm đọc được nhiều đầu sách của các diễn giả nổi tiếng trên toàn thế giới. Anh nhận ra nếu làm không đúng vai trò, một diễn giả dễ bị trở thành một giảng viên. Anh chia sẻ: "Cả diễn giả và giảng viên đều được gọi là thầy cho mỗi buổi đào tạo. Nhưng giảng viên chỉ làm một việc là trình bày kiến thức từ một giáo trình có trước; còn người diễn giả, ngoài việc chuẩn bị giáo trình, họ phải liên tục vận động để làm nóng không khí, để tạo động lực và tác động trực tiếp vào cảm xúc, giác quan, tình cảm của học viên, buộc học viên hành động. Một điểm mạnh của diễn giả là họ không tạo ra một khuôn mẫu để tất cả mọi học viên cùng chui vào đó và đúc ra một sản phẩm công nghiệp như nhau".


Nguyễn Đình Luyện cho biết: "Cũng chỉ vì cần phải tạo động lực và tác động trực tiếp nên các giác quan, cảm xúc của học viên mà tôi đã không ít lần phải đập vỡ ghế trong các buổi diễn thuyết. Tôi đập ghế vì người Việt Nam mình luôn giỏi nói hơn là làm. Rõ ràng trong lúc cùng học, họ đã hứa với tôi họ sẽ thực hành nhưng khi tôi cần người làm thì không một ai có ý kiến. Tôi bị căng thẳng, muốn đập một cái gì đó để buộc những người ngồi dưới phải hành động và tôi vớ được mấy cái ghế. Tôi đập không thương tiếc. Cả hội trường với hàng trăm con người im lặng... Lúc đấy, vì quá nhập tâm vào bài thuyết giảng mà tôi không nhớ ra, ngồi bên dưới, có rất nhiều người đáng tuổi cha chú mình nên sau đó, tôi đã nói lời xin lỗi. Nhưng hiệu quả mang lại thật không ngờ bởi sau đó gần như ai cũng muốn đồng hành cùng tôi trong các bài tập".


Hiện, lịch đào tạo của Nguyễn Đình Luyện đang rất kín, ngày hai buổi anh diễn thuyết cho các công ty lớn thế nhưng không vì thế mà anh chểnh mảng chuyện "bổ túc" thêm "vốn liếng" kinh nghiệm của mình. Anh chia sẻ: "Tôi vẫn còn nhớ chương trình đầu tiên tôi tổ chức, chi ra khoảng 30 triệu mà thu lại được 10 triệu. Rồi những ngày đầu tiên theo đuổi nghề diễn thuyết, tìm được người ngồi nghe mình nói thôi đã thấy sướng rồi. Dù bây giờ thu nhập của tôi đến 100-200 triệu/tháng nhưng chưa thể làm giàu được từ nghề, bởi nghề diễn giả này, phải học cả đời, học để làm mới mình, để đúc rút những tinh túy nhất của nhân loại trên thế giới truyền đạt lại cho các học viên".

Nguyễn Đình Luyện tham gia khóa huấn luyện Making the Stage vào năm 2011, sau 1,5 năm nộp đơn đăng ký. Khóa học có 50 người học trên toàn thế giới, được chia thành 5 lớp học khác nhau. Điều đặc biệt của khóa học là nhà tổ chức luôn tìm những người giỏi nhất để dạy cho học viên. Ngày đầu tiên, Blair Singer [được mệnh danh là ông vua bán hàng] diễn thuyết riêng về việc mở đầu như thế nào. Ngày thứ 2 sẽ được Joltan [chuyên gia về huấn luyện giao tiếp số 1 thế giới] dạy về sức mạnh nội tâm. Ngày thứ 3, Larry [bậc thầy đạo diễn Hollywood] sẽ dạy cách biểu cảm khuôn mặt, cách tạo cảm xúc cho người nghe. Ngày thứ 4 là T.Harv Eker [diễn giả sáng tạo chương trình Tư duy triệu phú] dạy cách kết thúc ấn tượng như thế nào. Ngày thứ 5 năm T.Harv Eker sẽ tổng hợp lại các nội dung đã xuất hiện tại khóa đào tạo. Trong khóa học này, các diễn giả sẽ đứng lớp từ 8h sáng đến 8h tối, sau đó ăn cơm và 10 trò tự tập lại với nhau đến khoảng 2h sáng hôm sau. Chi phí cho 4 ngày học mất khoảng 40.000 USD.

Hoàng Nguyên

tuancuoituan

[NTD] - Mặc dù Chính phủ đã ban hành Nghị định 42/2014/NĐ-CP về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp, nhưng một số tổ chức, doanh nghiệp đã phớt lờ và nghiễm nhiên hoạt động trái phép, coi thường pháp luật.

Dấu hiệu vi phạm pháp luật thể hiện rõ tại công ty Công ty CP Nhượng quyền Thương mại Quốc tế G10 [trụ sở tại 16 N8A, KĐT Trung Hoà-Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội] khi phóng viên [PV] chúng tôi thâm nhập thực tế tại công ty.

Quảng cáo của Công ty G10.

Trước mắt chúng tôi, cảnh tượng bát nháo của nhiều nhóm tập thể và sự tấp nập của người ra kẻ vào, đặc biệt trong số đó, phần đông là các bạn trẻ. Trong không khí náo nhiệt, sự xuất hiện nhiều gương mặt trẻ đầy hào hứng, họ trao đổi, bàn tán, huyên thuyên không ngớt chuyện. Đáng chú ý, câu chuyện làm giàu đầy hấp dẫn với viễn cảnh về một tương lai mà thu nhập hàng trăm triệu đồng một cách nhàn hạ.

PV tiếp cận bạn trẻ tên Đương, người tự xưng là nhân viên phát triển hệ thống của công ty thì được biết, công ty này chỉ mới đi vào hoạt động một thời gian ngắn. Vậy mà công ty đã đưa ra quyền lợi của thành viên tham gia đầu tiên sẽ được hưởng những quyền lợi và ưu đãi vô cùng hấp dẫn. Cụ thể, theo lời kể của Đương, công ty kinh doanh các mặt hàng chủ yếu như Máy lọc nước Pi, vòi tắm tạo hương thơm, bếp hồng ngoại, thời trang trẻ em, phân vi sinh… Nhưng theo quan sát của PV thì không thấy có bất kỳ một loại loại hàng hóa nào ở đây?! Trả lời những thắc mắc của PV, Đương chống chế: do công ty chưa khai trương nên không thể trưng bày sản phẩm. Và PV hỏi tiếp khi nào khai trương thì bạn ấy “ấm ớ” và chỉ biết là cuối tháng 4/2015.

Bằng chứng công ty thu tiền bán hàng đa cấp bất chính.

Theo thông tin và tài liệu mà nhân viên công ty cung cấp, để được tham gia vào hệ thống của công ty, mỗi khách hàng cần mua một giáo trình, giá bán 500.000 đồng, sau đó có thể chọn mua thêm một trong 4 gói sản phẩm của công ty có giá từ 4,5 triệu đến 9 triệu đồng. Đặc biệt, với gói 9 triệu đồng, người tham gia còn nhận được nhiều chính sách đãi ngộ qua bốc thăm trúng thưởng… Bên cạnh đó còn được miễn phí tham gia học khóa đào tạo [khóa học trị giá 10 triệu đồng một buổi] cái tên khá sến như “Hẹn hò với tương lai” do diễn giả Nguyễn Đình Luyện, người được tôn sùng, thổi phồng như vị “thánh” mà nhân viên công ty dành cho Luyện, mặc dù, nhân vật này, trong xã hội là ai, như thế nào thì chả ai biết được.

Ngoài ra, sau khi chọn mua một trong các gói sản phẩm trên, khách hàng sẽ được tham gia phát triển hệ thống và nhận được 8 loại mức hoa hồng khác nhau với số tiền nhận được có thể lên tới vài trăm triệu đồng mỗi tháng khiến chúng tôi nghe xong không khỏi “choáng váng” trước mức thu nhập khủng khiếp này. Điều đáng nói ở đây, thực hư của mức thu nhập do công ty vẽ ra mà là những khoản tiền thu trá hình, “đội lốt” dưới hình thức mua hàng mà công ty này đã và đang thực hiện.

Tiếp tục tìm hiểu vấn đề này, PV được các nhân viên công ty cho xem hàng trăm phiếu thu tiền của nhiều khách hàng mua giáo trình và các gói sản phẩm để tham gia hệ thống. Trên các phiếu thu này đều ghi rõ thông tin khách hàng, có chữ ký khách hàng và thủ quỹ, có con dấu đỏ của công ty nhưng nội dung thu tiền thì ghi là mua hàng, chứ không ghi rõ là loại hàng gì. Lạ hơn, ngay cả khi PV hỏi khách hàng về vấn đề này, họ cũng không hề hay biết mình nộp tiền để mua mặt hàng nào, mà chỉ biết đó là “tiền thị trường” theo như lời công ty. Khi có người thắc mắc về hợp đồng hay mã số khách hàng, thì câu trả lời từ các nhân viên của Công ty luôn là “sẽ nhận được sau khi công ty khai trương”. Cuối cùng tất cả những gì khách hàng cầm trong tay chỉ là một tờ phiếu thu mơ hồ mà cũng không có gì là căn cứ chắc chắn.

Có thể thấy, nếu trường hợp công ty G10 tổ chức thu tiền của những người tham gia mạng lưới chịu rất nhiều rủi ro. Trường hợp công ty chuyển địa điểm, đổi tên… thì người tham gia, khách hàng biết tìm đâu? Trên thực tế, không ít người dân chưa nắm rõ luật pháp đã bị “nếm quả đắng” trong hoạt động kinh doanh đa cấp trái phép này!

Để có cái nhìn sâu rộng hơn về những vi phạm của đơn vị này, PV Báo Người tiêu dùng sẽ tiếp tục tìm hiểu và thông tin đến độc giả trong các số báo tới.

Nghị định 42/2014/NĐ-CP, tại điều 5 qui định những hành vi bị cấm trong hoạt động bán hàng đa cấp:

• Yêu cầu người muốn tham gia bán hàng đa cấp phải đặt cọc hoặc đóng một khoản tiền nhất định dưới bất kỳ hình thức nào; yêu cầu phải mua một số lượng hàng hóa dưới bất kỳ hình thức nào để được quyền tham gia mạng lưới; yêu cầu phải trả thêm một khoản tiền dưới bất kỳ hình thức nào để được quyền duy trì, phát triển hoặc mở rộng mạng lưới

• Hạn chế một cách bất hợp lý quyền phát triển mạng lưới của người tham gia bán hàng đa cấp dưới bất kỳ hình thức.

• Cho người tham gia bán hàng đa cấp nhận tiền hoa hồng, tiền thưởng, lợi ích kinh tế khác từ việc dụ dỗ người khác tham gia bán hàng đa cấp.

Nam Dũng

Video liên quan

Chủ Đề