Nguyên nhân bị polyp mũi

Polyp mũi là khối u lành tính xuất hiện bên trong mũi, nó phát triển và chiếm gần hết hốc mũi gây nên triệu chứng nghẹt mũi. Nếu polyp xuất hiện cùng lúc ở hai hốc mũi có thể khiến bệnh nhân không thở được và mất dần khả năng ngửi.

I. Bệnh polyp mũi là gì?

Polyp mũi là khối u lành tính, không gây đau xuất hiện trong hốc mũi và được hình thành từ niêm mạc của các xoang hoặc mũi. Polyp mũi thường do hậu quả của viêm xoang mãn tính hoặc viêm mũi dị ứng không được điều trị triệt để, cũng có thể do phản ứng miễn dịch của cơ thể chống lại các vi nấm và tác nhân gây hại.

Polyp mũi hình thành từ niêm mạc của mũi và xoang.

Polyp mũi thường gặp nhiều ở bệnh nhân trên 40 tuổi hoặc trẻ em mắc các bệnh như viêm mũi, viêm xoang dị ứng do nấm, hen phế quản, xơ nang phổi. Bệnh có thể không gây ra bất cứ triệu chứng nào. Tuy nhiên, khi khối u lớn lên chúng có thể gây khó thở, không ngửi được và gây nhiễm trùng thường xuyên.

II. Triệu chứng điển hình của polyp

Các dấu hiệu phổ biến của bệnh polyp mũi:

Thống kê đến hết năm 2020 đã có hơn 2 triệu sản phẩm Detox Orgreen được khách hàng sử dụng và phản hồi tích cực. Hầu hết người dùng đều đánh giá cao hiệu quả giải độc, hạ men gan của Detox Orgreen...

  • Chảy nước mũi.
  • Cảm giác đau ở trên mặt và trán.
  • Đau răng trên.
  • Mất hoặc không có khứu giác.
  • Nghẹt mũi.
  • Cơ thể lạnh.
  • Đau đầu.

Khi nào bạn nên đi khám bác sĩ?

Nếu các triệu chứng nêu trên kéo dài quá 10 ngày các bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Bên cạnh đó, đến ngay bệnh viện để thăm khám khi gặp phải các dấu hiệu sau:

  • Triệu chứng bệnh đột ngột trở nên xấu đi.
  • Khó thở nghiêm trọng
  • Thi lực giảm, khả năng di chuyển của mắt bị hạn chế.
  • Viêm sưng tấy quanh mắt.
  • Đau đầu nhiều kèm theo triệu chứng sốt hoặc không có khả năng nghiêng đầu về phía trước.

III. Nguyên nhân dẫn đến việc hình thành polyp mũi

Người bệnh bị polyp mũi có thể là do các tác nhân dưới đây:

  • Viêm xoang tái đi tái lại nhiều lần hoặc do mãn tính.
  • Bệnh xơ nang phổi gây ra.
Hen suyễn – nguyên nhân gây polyp mũi
  • Hen suyễn.
  • Viêm mũi dị ứng.
  • Hoặc do hội chứng Churg-Strauss.
  • Do bệnh nhân nhạy cảm với thuốc kháng viêm không chứa steroid.
  • Ngoài ra, polyp mũi cũng có thể do yếu tố di truyền gây ra.

IV. Đối tượng nào dễ bị bệnh polyp mũi?

Bất cứ ai cũng có thể mắc polyp mũi. Tuy nhiên, bệnh khá phổ biến ở những người lớn trên 40 tuổi và khả năng nam giới bị polyp mũi cao hơn nữ giới gấp 2 lần. Trẻ em dưới 10 tuổi hiếm khi bị bệnh.

Bên cạnh đó, polyp mũi có liên quan đến bệnh hen suyễn, viêm mũi dị ứng, viêm xoang mãn tính, dị ứng thuốc aspirin, xơ nang,… Vì vậy, những người mắc phải các căn bệnh đường hô hấp nêu trên thường có nguy cơ bị polyp mũi rất cao.

V. Biến chứng của polyp mũi

Polyp mũi đơn độc và nhỏ thường không gây ra bất kỳ vấn đề nghiêm trọng nào và ít khi gây biến chứng. Tuy nhiên, nếu polyp lớn hoặc đa polyp có thể gây nên những biến chứng nghiêm trọng như:

  • Nghẹt thở dẫn đến ngưng thở khi ngủ.
  • Làm bùng phát những cơn hen suyễn nặng hơn.
  • Gây nhiễm trùng xoang, thường là viêm xoang mãn tính.
  • Làm biến đổi cấu trúc của mặt gây tật song thị [nhìn đôi] hoặc hai mắt xa nhau bất thường. Biến chứng rất hiếm khi xảy ra và thường xuất hiện ở những người bệnh bị xơ nang phổi.

VI. Chẩn đoán bệnh polyp mũi

Bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh bằng cách khám tổng quá, khám mũi hoặc đặt câu hỏi. Bên cạnh đó, polyp có thể được nhìn thấy bằng các xét nghiệm, thủ thuật. Cụ thể:

  • Nội soi mũi: Phương pháp này được sử dụng khi polyp mũi nằm quá sâu bên trong hốc mũi. Bác sĩ sẽ dùng một ống nội soi mũi [có gắn kính lúp hoặc máy ảnh nhỏ] đưa vào mũi đến khoang mũi và giúp kiểm tra chi tiết bên trong mũi và xoang.
Chẩn đoán polyp mũi bao gồm nội soi mũi, chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm dị ứng
  • Nghiên cứu chẩn đoán hình ảnh: Hình ảnh thu được bằng phương pháp chụp cắt lớp điện toán [CT] có thể giúp bác sĩ xác định vị trí và kích thước của polyp ở các khu vực sâu hơn của xoang. Cách làm này giúp bác sĩ đánh giá được mức độ viêm của niêm mạc mũi. Đồng thời, giúp chuyên viên y tế loại trừ các vật cản khác có thể có trong khoang mũi. Chẳng hạn như sự bất thường về cấu trúc mũi hoặc phát triển của các khối u gây ung thư.
  • Xét nghiệm dị ứng: Bác sĩ có thể đề nghị phân tích da để xác định xem bệnh hình thành có phải do yếu tố dị ứng hay không. Nếu xét nghiệm dị ứng không cho kết quả, bác sĩ có thể sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện xét nghiệm máu để phát hiện các kháng thể đặc hiệu với một số chất gây dị ứng.

VII. Điều trị polyp mũi như thế nào?

Trong trường hợp polyp mũi nhỏ có thể dùng thuốc để điều trị bệnh. Các loại thuốc xịt mũi chứa corticoid có thể làm giảm phản ứng viêm của niêm mạc mũi. Đồng thời, giúp làm teo polyp mũi và tăng luồng không khí đi qua mũi. Một số loại thuốc chữa polyp mũi bao gồm:

  • Thuốc chống viêm: Các loại thuốc kháng viêm có thể giúp làm giảm triệu chứng tắc nghẽn nhờ làm giảm kích thước của polyp.
  • Thuốc xịt mũi corticoid: Giúp cải thiện triệu chứng chảy nước mũi, đồng thời giúp làm giảm cảm giác tắc nghẽn do polyp mũi co lại. Thuốc được dùng điều trị bệnh thường là budesonide [Rhinocort] và fluticasone [Veramyst, Flonase]. Tuy nhiên, người bệnh không nên dùng thuốc trong thời gian dài, bởi thuốc có thể gây nên những tác dụng phụ nghiêm trọng.
Điều trị polyp mũi bằng thuốc, phẫu thuật, tránh xa tác nhân gây bệnh.
  • Thuốc corticoid đường uống hoặc đường tiêm: Prednisone có thể được lựa chọn nếu thuốc xịt mũi không mang lại kết quả điều trị. Nhưng đây không phải là một giải pháp lâu dài, bởi tác dụng phụ mà corticoid gây ra  có thể làm tăng huyết áp, ứ dịch nhầy và tăng nhãn áp.
  • Thuốc kháng histamin, thuốc kháng nấm hoặc thuốc kháng sinh: Các loại thuốc này mặc dù không loại trừ được polyp mũi nhưng giúp chấm dứt nguyên nhân gây bệnh.

Nếu những triệu chứng polyp mũi vẫn không được cải thiện mà còn gây ra nhiều biến chứng, lúc này phẫu thuật cắt bỏ polyp là điều hoàn toàn cần thiết. Tùy thuộc vào kích thước, vị trí và số lượng của khối polyp mà bác sĩ sẽ chỉ định biện pháp phẫu thuật hợp lý.

Phẫu thuật nội soi thường được áp dụng để cắt khối polyp lớn và nằm sâu trong hốc mũi. Bên cạnh đó, biện pháp này không chỉ giúp loại bỏ polyp mũi mà còn giúp mở rộng phần xoang nơi polyp thường hình thành. Sau khi cắt bỏ polyp mũi, bệnh nhân nên dùng nước muối để vệ sinh mũi, tránh trường hợp polyp mũi quay trở lại. Ngoài ra, có thể sử dụng thuốc xịt mũi hoặc thuốc chống dị ứng để phòng ngừa polyp phát triển.

VIII. Phòng chống bệnh polyp mũi

Người bệnh có thể kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tái phát bằng những gợi ý sau:

  • Kiểm soát tốt bệnh hen suyễn và dị ứng.
  • Tránh xa các tác nhân gây kích ứng niêm mạc mũi như khói thuốc lá, phấn hoa, bụi bẩn, mảnh vụn.
  • Thường xuyên rửa tay bằng chất tẩy rửa là một trong những cách tốt nhất giúp bạn bảo vệ hệ hô hấp, tránh nhiễm trùng do vi khuẩn và vi rút gây viêm xoang, viêm mũi.
  • Vệ sinh nhà cửa, chăn màn, bao gối, nệm,… sạch sẽ, hạn chế mạt nhà – nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng hàng đầu.
  • Sử dụng máy tạo ẩm nếu không khí trong nhà có dấu hiệu bị khô.
  • Dùng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi và miệng.

ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.

Chủ Đề