Nguyên nhân chính dẫn đến xung đột của đế quốc ottoman và safavids là gì ?

CHƯƠNG 12 : PHƯƠNG TÂY ĐẾN VỚI PHƯƠNG ĐÔNG 905-1266 SH [1500-1850 CN]

Tamim Ansary

Trần Quang Nghĩa dịch

Giữa những năm 1500 và 1800 CN, người Tây Âu giương buồm đi khắp thế giới và lập thuộc địa gần như mọi nơi. Trong một số vùng, họ chỉ đơn giản chiếm làm sở hữu, thay thế toàn bộ dân bản địa: Bắc Mỹ và Úc Châu chịu chung số phận này, trở thành gần như là phần kéo dài của châu Âu.

Trong những vùng khác, họ vẫn giữ nguyên dân bản địa tại chỗ nhưng chuyển về sống trên đầu họ như một một tầng lớp ưu tú kiểm soát mọi nguồn tài nguyên quan trọng. Một bộ phận dân bản địa cuối cùng cũng trở thành tôi tớ hoặc nô lệ của bọn thực dân trong khi những người còn lại cố tiếp tục sống trong những điều kiện hạn chế. Đó là số phận của dân tộc trong hầu hết vùng Nam Mỹ và Phí châu hạ Sahara.

Tuy nhiên, tại một vài nơi – nhất là ở Trung Quốc và trung tâm Hồi giáo – người châu Âu chạm trán với các xã hội tổ chức tốt, giàu có, tiến bộ về mặt công nghệ hoàn toàn có khả năng giữ gìn bản sắc của mình, và ở đây sự tương tác giữa người mới đến và dân bản địa đi theo một lộ trình êm dịu hơn. Thế giới Hồi giáo thể hiện một bi kịch tâm lý đặc biệt  phức tạp, trước tiên, bởi vì người Tây Âu đã có một lịch sử dính líu với người Hồi, và thứ hai, bởi vị họ bắt đầu lục tục vào thế giới Hồi giáo ngay khi ba đế chế Hồi giáo vĩ đại đang tiến lên đỉnh cao quyền lực rực rỡ.

CHỦ NGHĨA ĐẾ QUỐC TÂY PHƯƠNG: QUYỀN LỰC BIỂN VƯƠN ĐẾN TOÀN CẦU

Chúng ta hãy làm rõ một điều: việc người Âu xâm nhập vào thế giới Hồi giáo không hề dẫn đến một sự va chạm giữa hai nền văn minh. Trong thời kỳ thuộc địa hóa này, “nền văn minh Âu châu ” chưa hề xung đột với “nền văn minh Hồi giáo “, và đó là chìa khoá để tìm hiểu về những gì xảy ra tiếp theo. Thật ra, sau năm 1500, người Tây Âu đến thế giới Hồi giáo chủ yếu với mục đích mậu dịch. Có gì đe dọa đâu? Mậu dịch là điều mà người ta làm thay cho chiến tranh. Mậu dịch – có sao đâu, nó đồng nghĩa với hòa bình!

Người Âu cũng không đến với số đông. Cuộc thám hiểm đầu tiên của người Âu bằng đường biển do nhà quý tộc Bồ Đào Nha Vasco da Gama dẫn đầu gồm 4 thuyền và toàn bộ thủy thủ đoàn 171 người. Họ đến Calicut trên bờ biển  tây nước Ấn vào năm 1498 và yêu cầu nhà cai trị địa phương cho họ mở một trạm mậu dịch dọc bờ biển ở đó để mua bán. Nhà cai trị bằng lòng. Tại sao không chứ? Nếu bọn người lạ này muốn mua vải vóc, hoặc bông vải thô, hoặc đường hoặc bất cứ thứ gì, tại sao ông ta lại nói không? Dân ông có làm ăn mà! Bạn không kiếm ra tiền nếu từ chối bán hàng hoá của mình.

Người Âu đúng là có gặp chút hiềm thù từ những người Hồi quanh vùng đó về sau này, nhưng chính người Hồi cũng là người xâm phạm ở phía nam xa xôi này. Người Bồ nhận được sự hậu thuẫn của người Ấn giáo địa phương xây dựng một thị trấn và đồn lính nhỏ tại một nơi gọi là Goa. Họ không có gì đặc biệt để bán, nhưng đúng là họ có tiền để mua , và khi năm tháng trôi qua càng có nhiều  người hơn kéo đến và nhiều tiền hơn để tiêu xài, vì vàng của châu Mỹ tràn ngập nền kinh tế Âu châu. Goa trở thành một điểm cắm chốt  thường trực của Bồ Đào Nha tại Ấn Độ.

Rồi thêm  nhiều nhà buôn đến từ những phần khác của Tây Âu. Người Pháp lập một “trạm mậu dịch” [thương điếm] ở Pondicherry và người Anh tại Madras. Người Hà Lan cũng giương buồm và bắt chước. Các cộng đồng  người Âu này bắt đầu đánh nhau tranh giành lợi thế kinh doanh, nhưng người Ấn giáo ít để ý đến. Tại sao họ phải quan tâm đến ai thắng? Babur và hậu duệ của ông chỉ vừa mới thành lập đế chế Moghul ở phía bắc, và họ là câu chuyện lớn của thời đại, lớn hơn nhiều nhóm các nhà buôn vô danh đang xây cất các đồn lính nhỏ nhoi dọc bờ biển. Và thế là thế kỷ 16 trôi qua mà người Âu không tạo ra tác động gì đáng kể vào thế giới Hồi giáo. 

Rồi một lần nữa, không phải tất cả người Âu đến thế giới Hồi giáo đều là nhà buôn. Một số đến với tư cách cố vấn doanh nghiệp hoặc tư vấn kỹ thuật. Năm 1598, hai anh em người Anh, Robert và Anthony Sherley, tìm đường đến Ba Tư, giữa lúc Ba Tư đang trong thời hoàng kim dưới triều đại quân vương Safavid vĩ đại nhất, Shah Abbas. Người Anh nói mình đến trong hòa bình với.một đề nghị hấp dẫn cho vua Ba Tư: họ muốn bán đại bác và súng trường và họ hứa sẽ hậu thuẫn kỹ thuật để bảo trì sản phẩm của mình – họ sẽ cho người đến huấn luyện binh lính của Shah sử dụng vũ khí mới, dạy chiến lược quân sự phối hợp với vũ khí mới, và dạy họ cách sửa chữa vũ khí, đại loại những việc như thế.

Shah Abbas thích những gì ông nghe. Ba Tư thời Safavid lẹt đẹt đi sau các nước láng giềng về mặt công nghệ quân sự. Nhóm Qizilbash không thích súng; họ vẫn còn đánh nhau hầu hết bằng giáo và gươm và cung; sự thiếu sót này khiến quân Safavid phải trả giá ở Trận Chaldiran, và giờ bọn địch Ottoman đang ra sức ngăn các chuyến chở vũ khí đến Ba Tư. Mua vũ khí và được tư vấn kỹ thuật từ một hòn đảo cỏn con xa lắc, vô nghĩa ở Tây Âu dường như là một giải pháp hoàn hảo. Bọn Anh có nghề, và một nhúm tụi nó ở quá xa dường như chả có thể gây hại gì được. Và như thế khởi đầu lệ giao cho các cố vấn Âu châu nắm giữ các vị trí chỉ huy trong quân đội Ba Tư. 

Tuy nhiên, đúng là không phải mọi tương tác giữa người Tây phương và người Hồi đều hoà bình. Người Thổ Ottoman và người Cơ đốc đã đánh nhau hàng thế kỷ nay; biên giới phía tây của họ là biên giới giữa hai thế giới, và ở đây sự cọ xát xảy ra. Tuy nhiên,  giữa các trận đánh và thậm chí giữa lúc trận chiến đang gầm thét tại nơi này thì tại nơi khác hoạt động mậu dịch vẫn tiếp diễn, bởi vì đây không phải là loại chiến tranh toàn diện kiểu Thế Chiến II. Các trận đánh chỉ hạn chế về mặt địa lý. Ngay lúc hai quân đội đụng độ tại một chỗ, cách đó vài dặm hoạt động giao dịch có thể vẫn tiếp diễn bình thường. Sự cọ xát có chiều kích ý thức hệ để lại từ sau thời Thập Tự Chinh – Cơ đốc đấu với Hồi giáo – nhưng theo một nghĩa thực tiễn trận đánh  là sự bùng nổ của bạo lực chuyên nghiệp giữa các quân vương về lãnh thổ. Suy cho cùng, nhiều người Cơ đốc và Do Thái sống trong đế chế Ottoman, và một số họ có mặt trong quân đội Ottoman,  chiến đấu cho bên đó, không phải vì nhiệt tình yêu quý nhà Othman gì đâu mà chỉ vì đó là công ăn việc làm, và họ cần tiền. Loại đánh nhau này chắc chắn cho phép người ngoài cuộc đi lại mua bán.

Vào thế kỷ 17, không chỉ có nhà buôn Venise mà còn có nhà buôn Pháp,  Anh, Đức, Hà Lan,  và Âu châu khác đi  vào lãnh thổ Hồi giáo mang theo không phải vàng mà là súng ống. Những nhà kinh doanh này đóng góp vào một tiến trình làm biến đổi chầm chậm và không lay chuyển được Đế chế Ottoman hùng mạnh thành một vật kỳ quái lê lết mà người Âu gọi là Con Bệnh của Châu Âu, hoặc đôi khi – nhỏ nhẹ hơn nhưng theo một số cách nào đó thậm chí còn ngạo mạn hơn – “vấn đề phương Đông.” Tuy nhiên, tiến trình quá chậm, quá lan toả và quá phức tạp đến nỗi thật khó cho ai đó đi qua lịch sử của nó hết ngày này sang ngày khác có thể nhận ra được mối liên hệ giữa sự xâm nhập của Tây phương và sự băng hoại đang nảy mầm.

Việc đầu tiên cần chú ý về tiến trình là những gì không xảy ra. Đế chế Ottoman không sụp đổ trong ngọn lửa của quân thù chinh phục. Rất lâu sau khi đế chế hoàn toàn hoi hóp, rất lâu sau khi nó không khác gì một thây ma bị diều hâu mổ rỉa, người Ottoman còn có thể huy động lực lượng quân sự gây tổn thất.

Các sử gia nhất trí hai thảm bại quân sự quan trọng đánh đấu khởi đầu của sự kết thúc triều đại Ottoman, mặc dù cả hai ít nhiều không được người Thổ chú ý đến vào lúc đó. Một là trận Lepanto, xảy ra vào năm 1571. Trong trận thủy chiến này, quân Venice và đồng minh hủy diệt gần như toàn bộ hạm thuyền Địa Trung Hải Ottoman. Ở châu Âu, trận chiến được tung hô như một dấu hiệu giật gân cho thấy bọn Thổ ngoại đạo cuối cùng đang suy thoái.

Ở Istanbul, tuy nhiên,  vị tể tướng so sánh việc tổn thất hạm thuyền giống như việc cạo râu: nó chỉ làm bộ râu mới mọc rậm hơn mà thôi. Thật ra, trong vòng một năm, người Ottoman thay thế toàn bộ hạm thuyền đã mất với một hạm thuyền còn lớn hơn và hiện đại hơn, trong đó có 8 chiến thuyền lớn nhất từng xuôi ngược trên Địa Trung Hải.  Trong vòng 6 tháng sau đó, quân Ottoman thắng lại vùng đông Địa Trung Hải,  chinh phục Cyprus , và bắt đầu quấy nhiễu Sicily. Không lấy gì làm ngạc nhiên các nhà phân tích Ottoman đương đại không thấy trận Lepanto là điểm ngoặt lớn lao gì tại thời điểm đó. Phải mất ít nhất một thế kỷ nữa trước khi sự thống trị của hải quân Âu châu trở nên rõ ràng hơn và viễn cảnh của sự thống trị không thể lầm lẫn được.

Sự kiện quân sự quan trọng khác xảy ra sớm hơn một chút với một sự kiện tiếp theo xảy ra muộn hơn. Sự kiện sớm hơn là Suleiman the Magnificent thất bại không đánh chiếm được Vienna.  Lực lượng Ottoman không ngừng xua quân về phía tây, và vào năm 1529 họ đến cổng thành Vienna,  nhưng vị sultan vây hãm thành phố nổi tiếng của Áo quá muộn. Khi mùa đông đến, ông quyết định rút khỏi Vienna và nghĩ bụng sẽ chinh phục lần sau. Nhưng không có lần sau cho Suleiman, vì có vấn đề khác nổi lên và ông quên khuấy đi – suy cho cùng, đế chế quá to lớn, và đường biên giới quá dài và lúc nào cũng có chuyện nổi lên tại biên giới ở chỗ này chỗ kia khiến ông xao nhãng. Vị sultan không hề tiến hành cuộc công kích nào khác vào Vienna  nhưng người đương thời với ông không thấy chuyện này là dấu hiệu suy yếu của ông. “Chinh phục Vienna” luôn có mặt trong danh sách việc phải làm của ông; chỉ có điều ông quá bận rộn. Ông chiến đấu và thắng nhiều trận khác, và thời cai trị của ông quá thành công đến nỗi chỉ có thằng ngu tào lao mới cho rằng đế chế Ottoman đang suy thoái chỉ vì ông không lấy được Vienna. Suy cho cùng đó không phải là một thất bại quân sự, mà chỉ là thất bại không ghi thêm một thắng lợi đè bẹp như thường lệ.

Vậy mà khi nhìn lại,  các sử gia có thể hoàn toàn thấy rõ rằng việc Suleiman thất bại không chiếm được Vienna đánh dấu  một bước ngoặt. Ngay lúc đó đế chế đã bành trướng hết mức. Sau thời điểm đó, nó không còn mở rộng thêm nữa. Điều này khó thấy rõ vào lúc đó bởi vì đế chế lúc này cũng đang đánh ai đó ở đâu đó, và tin tức từ chiến trường thường tốt. Có thể quân Ottoman đang thua trận đây đó, nhưng họ cũng thắng trận đây đó. Có phải họ thua nhiều hơn thắng? Có phải họ thua các trận lớn và chỉ thắng các trận nhỏ? Đó chính là câu hỏi thực sự, và câu trả lời là đúng, nhưng điều đó khó đo lường đối với người trong cuộc. Làm sao cân đo được ý nghĩa của một trận đánh? Một số kẻ cất tiếng kêu báo động, nhưng lúc nào không có  những kẻ như thế. Suy cho cùng, vào năm 1600, đế chế chắc chắn là không thu hẹp.

Tuy nhiên, không thu hẹp lại là điều không tốt lắm cho Đế chế Ottoman. Thật ra, đế chế  này xây dựng trên tiền đề của việc bành trướng thường xuyên. Nó cần chiến tranh liên tục ở biên giới  và nói chung thành công để mọi cơ chế nội bộ phức tạp của nó hoạt động được.

Trước hết, việc bành trướng là nguồn lợi tức, mà đế chế không thể đánh mất.

Thứ hai, chiến tranh có tác dụng như một chiếc van an toàn, xả các áp lực nội bộ ra ngoài. Chẳng hạn, số nông dân bị buộc bỏ ruộng đất vì lý do này hay lý do khác không quanh quẩn đói khát và vô vọng,  rồi quay ra xô xát  gây rối loạn trị an. Nhóm người này luôn có thể được sung vào quân ngũ, đi ra trận, kiếm được chiến lợi phẩm, rồi trở về nhà và có vốn làm ăn. …

Một khi sự bành trướng ngừng lại, tất cả sức ép này bắt đầu quay ngược vào bên trong. Những ai không còn có thể sinh nhai trên mảnh đất vì bất cứ lý do gì giờ trôi dạt ra thành phố. Cho dù họ có tay nghề, họ vẫn không thể kiếm cơm. Các phường hội kiểm soát mọi hoạt động chế tác và họ không thể thu nhận quá nhiều người mới. Thế là một số lớn người trôi dạt cuối cùng thất nghiệp và bất bình. Và còn nhiều hậu quả khác như thế phát sinh từ việc không còn bành trướng được nữa.

Thứ ba, giới devshirme cổ điển lệ thuộc vào việc chinh phục thường xuyên các lãnh thổ mới nhờ đó “các nô lệ” có thể được chiêu mộ cho các tổ chức sản sinh giới ưu tú của đế chế. Giới janissary từ đầu hoạt động dưới một hạn chế trọng yếu: họ không được phép lấy vợ và sinh con thừa kế, một cơ chế nhằm giữ cho huyết thống mới mẻ lưu thông trong bộ máy. Nhưng một khi việc bành trướng ngừng lại, giới devshirme bắt đầu tù đọng. Và rồi các  janissary bắt đầu lập gia đình. Và rồi họ làm những gì con người luôn làm cho con cái mình: vung ảnh hưởng ra để tranh thủ cho con cái mình các cơ hội giáo dục và việc làm tốt như có thể. Việc đó hoàn toàn tự nhiên, nhưng nó có nghĩa là giới janissary đóng thành lớp vỏ cứng ưu tú mang tính thừa kế, thường trực, mà kết quả là tính năng động của đế chế đã giảm sút bởi vì từ đây các chuyên gia và chuyên viên điều hành đế chế không còn được độc quyền tuyển ra từ những ứng viên có triển vọng mà còn có cả bọn đần có cha mẹ giàu có và tai to mặt lớn.

Không ai kết nối các tình trạng tù đọng này với sự kiện là Suleiman đã thất bại chinh phục Vienna hàng thập kỷ trước đây. Làm sao họ có thể được? Hậu quả liên hệ quá xa xôi và quá gián tiếp với các nguyên nhân đến nỗi đối với công luận chúng chỉ biểu lộ một dạng bất ổn xã hội không xác định được rất khó giải thích, một dạng khiến các nhà bảo thủ tôn giáo kêu ca về tình trạng đạo đức của xã hội và tầm quan trọng của việc khôi phục các giá trị lỗi thời như kỷ luật và tập quán kính lão đắc thọ.

Rồi đến việc tiếp theo sau thất bại của Suleiman. Vào năm 1683, người Ottoman ra sức lần nữa đánh chiếm Vienna và họ lại thất bại lần nữa giống như cánh đó 154 năm nhưng lần này họ bị đánh chạy dài bởi một liên minh các lực lượng Âu châu. Về mặt kỹ thuật trận đánh Vienna thứ hai này cũng chỉ là một thất bại không ghi thêm một thắng lợi, nhưng giới ưu tú Ottoman biết rõ họ đã bị đánh bại nặng nề và có điều gì đó rất không ổn.

Việc đó khiến họ kiên trì quyết tâm tăng cường sức mạnh quân sự. Họ dễ dàng cho rằng sự hùng mạnh và năng động của đế chế phụ thuộc vào binh lính và vũ khí. Chống lại các lực lượng vô hình làm xói mòn đế chế, họ nghĩ đến việc đẩy cao thành trì quân sự. Đổ tài nguyên vào quân đội của mình, tuy nhiên, chỉ gây phí tổn nhiều hơn cho một chính quyền đã quá tải.

Nó quá tải một phần vì các nhà buôn Âu châu bước vào nền kinh tế đã làm đảo lộn sự kiểm soát và cán cân tinh tế trong hệ thống Ottoman. Hãy quên trận Lepanto.  Hãy quên cuộc vây hãm Vienna.  Rốt cục, chính các nhà buôn,  chứ không phải binh sĩ, là người đã làm sụp đổ Đế chế Ottoman. 

Cho phép tôi vạch ra vài chi tiết. Trong Đế chế Ottoman,  các phường hội [liên kết với các dòng tu Sufi] kiểm soát mọi hoạt động sản xuất và họ bảo vệ các thành viên mình bằng cách loại trừ cạnh tranh. Một phường hội có độc quyền về việc sản xuất xà phòng, chẳng hạn, trong khi một phường hội khác độc quyền đóng giày …. Các phường hội không thể lợi dụng thế độc quyền của mình để nâng giá, bởi vì nhà nước áp đặt các hạn chế về giá cả. Nhà nước bảo hộ dân chúng và các phường hội bảo vệ các thành viên; mọi thứ cân bằng, mọi thứ đâu vào đấy.

Rồi bọn Tây phương bước vào hệ thống. Họ không cạnh tranh với phường hội bằng cách bán xà phòng hoặc giày – nhà nước không cho phép. Không, họ đến tìm đồ để mua, chủ yếu là nguyên liệu thô,  như sợi len, thịt, da, gỗ, dầu, kim loại …. Bất cứ thứ gì họ có thể mó tay vào. Nhà cung cấp sung sướng vì bán được hàng, và thậm chí nhà nước cũng khoái trá trên thương vụ này, bởi vì nó mang vàng vào đế chế, và như thế làm sao là điều xấu được? Khổ thay, người châu Âu cũng nhắm đến cùng các thứ nguyên liệu mà các phường hội cần đến để sản xuất hàng hoá. Và người Âu có thể giành mối phường hội vì họ có vàng châu Mỹ trong túi xách còn phường hội chỉ có lợi nhuận của mình, vốn bị giới hạn vì nhà nước kiểm soát giá cả. Họ không thể bù lại sự sai biệt bằng số lượng – bằng cách sản xuất và bán thêm sản phẩm – chỉ vì họ không thể có đủ nguyên vật liệu để gia tăng sản xuất. Với tình trạng người nước ngoài hút cạn tài nguyên ra khỏi lãnh thổ Ottoman và chuyên chở chúng đến châu Âu, thợ thủ công trong đế chế Ottoman cảm thấy gay go: sản xuất nội địa bắt đầu sụt giảm.

Các viên chức Ottoman nhìn ra vấn đề và giải quyết bằng cách cấm xuất khẩu nguyên vật liệu chiến lược cần thiết cho nền sản xuất nội địa. Nhưng luật lệ loại này chỉ mở đường cho các cơ hội lậu thuế: khi xuất khẩu sợi len là phạm tội, thì chỉ có tội phạm mới xuất khẩu sợi len. Nền kinh tế chợ đen bắt đầu phất lên; một tầng lớp nhà giàu mới làm ăn chợ đen xuất hiện; và vì họ đang kiếm tiền bất hợp pháp, họ phải hối lộ các quan chức ngó lơ, mở đường cho nạn tham nhũng tràn lan, tạo nên một tầng lớp nhà giàu mới biết “làm ăn”: bọn quan chức ăn bám tiền đút lót.

Vì thế bây giờ nhiều kẻ có dư tiền bất chính để tiêu xài mà không do sản xuất gia tăng. Các  công dân Ottoman mới phất này có thể tiêu tiền của họ vào thứ gì? Đầu tư vào các ngành kỹ nghệ hợp pháp là không được rồi: nó sẽ gây sự chú ý không mong muốn của nhà nước. Vì thế họ làm theo những gì mà các tay buôn lậu ma túy trong xã hội Mỹ hiện đại làm. Họ tiêu xài thoải mái vào các hàng xa xỉ cao cấp. Trong thế giới Ottoman, việc này chủ yếu là tiêu thụ hàng hoá của Tây phương, có thể mua được bằng tiền mặt chi bên dưới gầm bàn. Chính cái chiều hướng phá hoại khả năng sản xuất hàng hoá của Ottoman đang cung cấp một thị trường béo bỡ cho kỹ nghệ Âu châu và ngẫu nhiên  rút vàng trở lại châu Âu. 

Tiền mặt bên ngoài đi vào hệ thống Ottoman ngay khi sản xuất sụt giảm phát sinh lạm phát: đó là điều xảy ra khi bạn có nhiều tiền hơn săn đuổi ít hàng hoá hơn. Ai bị tổn thương vì nạn lạm phát? Người bị tổn thương là người có lợi tức cố định. Thời buổi này, chúng ta hay đồng nhất “lợi tức cố định” với “lợi tức nhỏ”; chúng ta nghĩ đến những người lãnh trợ cấp sống bằng tiền bảo hiểm hoặc phúc lợi xã hội. Trong xã hội Ottoman,  không có hệ thống phúc lợi. Gia đình và cộng đồng chăm sóc các người già và người bệnh của họ. Không, ở xã hội Ottoman, người có “lợi tức cố định” là viên chức hành chính được trả lương và đặc biệt hơn các quan chức triều đình – cái tầng lớp cao hoàn toàn phi sản xuất phồng to đó. Bọn người có “lợi tức cố định ” đó giàu có vượt quá các ước mơ của Croesus [một vị vua nổi tiếng giàu có ở xứ Lydia, khoảng 500 TCN: ND], nhưng cho dù người giàu nhất trong số những người giàu phần nào cũng cảm thấy bị đe dọa khi sức mua của mình đi xuống. Vào năm 1929, khi thị trường chứng khoán Hoa Kỳ sụp đổ, một số chủ ngân hàng nhảy qua cửa sổ từ tầng cao vẫn còn trị giá một triệu đô khi họ chạm vỉa hè. Họ có bao nhiêu không thành vấn đề: vấn đề đối với họ là họ đã thâm hụt hơn bao nhiêu. Tương tự, ở xã hội Ottoman, lạm phát làm các quan triều giàu có sống trên đồng lương cố định cảm thấy như mình phải thắt lưng buộc bụng và điều này họ không thích. Họ bắt đầu bổ sung lợi tức của mình bằng cách sử dụng thứ công cụ duy nhất họ kiểm soát.

Các quan triều [và viên chức hành chính] kiểm soát điều gì? Con đường vào bộ máy quản trị và tư pháp của nhà nước. Tuy nhiên,  khi người ta không có vai trò gì ngoài việc cung cấp lối vào, thì họ không có quyền lực trừ khi họ khước từ lối vào. Các quan triều và viên chức hành chính trong Đế chế Ottoman bắt đầu ngăn cản thay vì tạo điều kiện cứu xét đơn từ – trừ khi họ được đút lót. Đế chế Ottoman trở thành cơn ác mộng đối với thủ tục hành chính. Để được giải quyết hồ sơ, người dân cần hối lộ cho người quen biết với người quen biết với người có thể  hối lộ những người cứu xét.

Để chặn đứng tình trạng tê liệt của bộ máy hành chính, nhà nước cho tăng lương, để các quan triều và viên chức hành chính sẽ không thấy cần phải nhận hối lộ. Nhưng nhà nước không có nguồn quỹ bổ sung vì sản xuất đình đốn, nhất là vì nhà nước đã không còn bành trướng, nên không còn lợi tức nào chảy vào két sắt như lúc xưa nhờ đi xâm lược. Để tăng lương, cho phụ cấp, và lương binh sĩ, nhà nước buộc phải in thêm tiền.

In thêm tiền lại thúc đẩy lạm phát – và cái vòng lẩn quẩn bắt đầu. Mọi việc mà chính quyền Ottoman làm để chặn đứng tham nhũng và xúc tiến tính hiệu năng chỉ làm trầm trọng thêm tình hình. Cuối cùng, các viên chức chính quyền đầu hàng và quyết định thuê mướn một số cố vấn bước vào và giúp họ lập lại trật tự. Các cố vấn họ thuê mướn là các cố vấn quản lý và chuyên viên kỹ thuật đến từ một lục địa dường như biết phải làm sao: tây Âu.

Có lẽ một nhà hành pháp xuất sắc nào đó có thể làm điều gì đó để gỡ rối tình trạng đưa giới cầm quyền Ottoman đi đến tình trạng đáng tiếc này; nhưng chính sự thành công của đế chế, và chính sự hùng mạnh của triều đại cầm quyền, đã biến đổi nền văn hóa vương giả  và cuộc sống của hoàng tộc thành rào cản ngăn trở những Mehmet Nhà Chinh Phục hay Suleiman Cự Phách mới nào xuất hiện. Đặc biệt, triều đình càng ngày càng phình to hơn, nặng nề hơn, và kém hiệu quả hơn cho đến khi nó như một vật quái dị khổng lồ nào đó mà toàn thể xã hội phải vác trên lưng.

Biểu tượng nguyên mẫu của sự quái dị này có lẽ là cái gọi là Grand Seraglio, hậu cung của vị Sultan ở Istanbul. Các triều đại trước đây quanh thế giới Hồi giáo đều có hậu cung, tất nhiên, nhưng trong xã hội Ottoman,  định chế tối tăm này vượt đến quy mô chưa từng thấy, có lẽ trừ ra ở Trung Quốc thời nhà Mình.

Hàng ngàn thiếu nữ từ mọi dân tộc bị chinh phục được đưa về sống trong mê cung Grand Seraglio. Mặc dù đắm chìm trong khung cảnh xa hoa tráng lệ, phần đông các thiếu nữ này buộc phải giam mình trong các khuê phòng chốn mê cung. Các phụ nữ hậu cung được cung cấp mỹ phẩm và các đồ tiêu dùng khác cần thiết để làm họ rạng rỡ thăng hoa và không làm việc gì khác hơn là ngồi trang điểm: không lao động hữu ích, không được cho học tập, không có gì giúp họ giải khuây khỏi cuộc sống tẻ nhạt vô nghĩa. Họ là tù nhân trong các xà lim cẩn đá quý.

Tình trạng cô lập của phụ nữ đã tồn tại hàng trăm năm trong quá trình thành lập thế giới Hồi giáo, nhưng thậm chí vào thời điểm này, nó không ăn sâu vào toàn tập quán xã hội, mà chỉ ảnh hưởng đến tầng lớp trên. Ở vùng quê, lữ khách còn tình cờ bắt gặp nhiều phụ nữ quần quật trên đồng ruộng hoặc chăn thả  gia súc trên vùng đồi. Ở khu vực đô thị, phụ nữ tầng lớp thấp kém vẫn lui cui làm lụng trong các cửa hàng tạp hóa, đi chợ cho hộ gia đình hoặc chào hàng bán các đồ mỹ nghệ mình làm. Trong giới tầng lớp trung lưu, một số phụ nữ sở hữu tài sản, quản lý doanh nghiệp, và điều hành công nhân. Nhưng sự xuất hiện công khai của các phụ nữ này cho thấy chồng họ xuất thân từ vị thứ khiêm tốn.

Các bậc mày râu thuộc giai cấp đặc quyền phô trương địa vị của mình bằng cách giữ đám phụ nữ của mình khỏi đời sống công cộng và giấu biệt họ trong khu vực riêng tư chốn phòng the không cho ai nhìn thấy mặt. Tâm lý nằm bên dưới tập quán này, theo tôi, là do định kiến nam giới cho rằng mình càng giữ được mọi phụ nữ trong nhà mình tránh xa bọn đàn ông dâm đãng bên ngoài càng nhiều thì danh giá mình càng cao trong mắt người khác. Cuối cùng, đây chính là mục đích thực sự của việc cô lập phụ nữ, và trong một môi trường văn hoá như thế, ngay cả các ông chồng thuộc giai tầng xã hội  thấp hơn cũng chịu áp lực phải giữ người phụ nữ của mình khuất mặt để họ không bị mất mặt với bọn đàn ông khác.

Trong hậu cung của vị sultan, hội chứng này phóng đại lên đến mức độ chóng mặt. Theo sử dụng thông thường, nhất là trong số những nhà Đông phương học tây phương, từ hậu cung có một gợi ý dâm dục, như thể cuộc sống thường nhật ở hậu cung chỉ là những trò trững giỡn về tình dục từ sáng đến tối; nhưng làm sao có thể như thế được? Vị sultan chỉ là một người, và không có người đàn ông nào khác có thể thấy được các phi tần trong chốn hậu cung trừ bọn lính canh, và bọn lính canh đều là hoạn quan. Còn vị sultan, người ta có thể ngạc nhiên khi biết, không bỏ nhiều thời gian tiêu khiển của ông để lẩn quẩn trong hậu cung, chơi đùa với thê thiếp. Một hoạn quan được giao nhiệm vụ đặc biệt chọn ra một cô cho vị sultan ngủ mỗi đêm, và tên hoạn quan này hộ tống cô gái được chọn bí mật đi dưới sự che chở của bóng đêm, đến phòng ngủ vị sultan. Sự phóng túng tình dục và ức chế tình dục đan quyện một cách kỳ lạ với nhau trong định chế này. 

Hoạn quan có thể di chuyển tự do giữa hậu cung và thế giới bên ngoài, hành động như tai mắt và bàn tay của các phi tần, như phương tiện giúp họ biết tin về thế giới bên ngoài, như công cụ giúp họ tạo ra ảnh hưởng ngoài đó. Các con cái của vị sultan, kể cả con trai, lớn lên trong hậu cung cho đến khi 12 tuổi, không hề sống lẫn lộn với đám thường dân hoặc tham gia vào sóng gió của cuộc sống bình thường cho đến tuổi trưởng thành. Và đến lúc  một vị thái tử lên ngôi thì y đã hoàn toàn là một sinh vật điển hình mắc chứng rối loạn chức năng xã hội mà kỹ năng chủ yếu của y là xoay sở qua mê lộ các mưu đồ chốn  hậu cung.

Và mưu đồ đó thật cực kì và khốc liệt, bởi vì cho dù một thế tử có thể đã được chỉ định làm người thừa kế, các bà mẹ của nhiều hoàng tử khác không nhất thiết mất hết hy vọng con trai mình sẽ chiếm được ngôi báu và họ sẽ trở thành nhân vật quyền lực trong đế chế. Vì thế các bà và con cái họ bày mưu lập kế và ra sức [và đôi khi thành công] ám sát các đối thủ tiềm năng cho đến khi vị sultan qua đời,  khi đó cuộc đấu tranh giành quyền lực chuyển từ mưu đồ ở phòng sau đến cuộc đấu đá tại phòng trước. Ông hoàng nào bước ra trong chiến thắng sẽ chiếm được ngai vàng không chỉ cho riêng mình mà còn cho một phe phái phụ nữ và hoạn quan nào đó trong hậu cung. Một ông vua con Ottoman lớn lên trong môi trường này biết mình có cơ may trở thành vị chủ nhân tối cao của đế chế thì ít mà rủi ro bị hại chết trước khi đến tuổi trưởng thành thì nhiều.

Hệ thống này cuối cùng sản sinh một dòng các sultan yếu đuối, ngu ngốc, và lập dị. Nhưng bản thân sự kiện này không phải là nguyên nhân suy thoái và sụp đổ của Đế chế Ottoman, bởi vì lúc mà tình trạng tham nhũng của hệ thống đã đến mức chín mùi, thì vị sultan đã không còn điều hành nhà nước nữa. Các quyền hành pháp của ông đã bắt đầu suy sụp không lâu sau khi Suleiman Cự Phách qua đời. Trong hệ thống Ottoman,  tể tướng trở thành người nắm giữ vị trí quyền lực.

 Vậy mà triều đình lóng ngóng với một hậu cung khổng lồ đúng là đã ngăn trở Đế chế Ottoman,  bởi vì nó ngốn quá nhiều chi phí nhưng sản xuất quá ít – đúng ra là không sản xuất được gì, thậm chí không cả các quyết định. Tể tướng  và các viên chức khác phải điều hành đế chế trong khi phải vác triều đình này trên vai và nuôi dưỡng đám ăn hại đó, khiến toàn bộ hoạt động vụng về và ù lỳ.

Giữa năm 1600 và 1800, Ba Tư thời Safavid  cũng đang gỡ rối. Người châu Âu sẵn sàng khai thác những gì xảy ra, nhưng chính các nghịch lý nội bộ của vương quốc mới khiến nó tan rã. Trước hết, sự thối rữa triều đại theo thường lệ bắt đầu xuất hiện. Các hoàng tử được nuôi nấng trong xa hoa quá mức khi lên ngôi đã thành vô luân và lười nhác. Mỗi lần một tên vua tồi tệ này chết, cuộc đấu tranh giành quyền kế vị bùng phát; bất kỳ ai giành được ngôi vương cũng thừa hưởng một lãnh thổ tàn hoại vì chiến tranh và thường quá lười nhác hoặc bất tài không thể chỉnh đốn thiệt hại, vì thế thời hoàng kim hóa thành thời bạc, thời bạc biến thành đồng, và đồng thành bùn.

Khi nhà Safavid mới lên nắm quyền họ đã hình thành một đạo Hồi Ba Tư rất khác biệt bằng cách biến giáo phái Shi’i thành quốc giáo. Lúc đầu  điều này hữu ích đối với nhà nước, bởi vì nó xiển dương tính cố kết quốc gia khiến Ba Tư trở nên hùng cường dù là nước nhỏ. Nhưng điều ấy cũng gây chia rẽ với giáo phái Sunni trong nước, và khi vương quyền suy yếu đi, người Sunni quay ra nổi loạn và bắt đầu lý khai.

Biến đạo Shi’i thành quốc giáo chính thức cũng có một mặt yếu. Nó tạo cho các học giả tôn giáo Shi’i một ý thức nguy hiểm cho là mình quan trọng, nhất là nhóm mujtahid, một chức danh có nghĩa “học giả quá minh triết đến nỗi có quyền đưa ra các phán xét cơ bản” [về sau các chức danh này gọi là ayatollahs]. Các ulama dòng Shi’i này bắt đầu tuyên bố rằng nếu Ba Tư thực sự là một nhà nước Shi’i,  các nhà vua chỉ có thể cai trị nếu được họ chấp thuận, bởi vì chỉ họ mới nói thay cho Đấng Imam Giấu Mặt. Đáng sợ thay, giới ulama có mối liên kết mạnh với giới nông dân và nhà buôn vốn hình thành nên giai cấp trung lưu đô thị. Các ông vua Safavid do đó bỗng thấy mình đối mặt với kiểu lựa chọn của Hobson [chọn theo một đề nghị được đưa ra hoặc không chọn gì cả: ND]. Nếu họ muốn được sự tán thành của giới ulama họ sẽ phải nhượng quyền tối cao cho nhóm ayatollah; nếu họ muốn xác lập quyền hành của mình là tối cao, họ sẽ phải bất chấp sự tán thành của giới ulama và trong tình huống đó cai trị mà không có tính hợp pháp được dân chúng hậu thuẫn.

Họ chọn giải pháp thứ hai; nhưng các ông vua thiếu tính hợp pháp phải cần nền tảng quyền lực khác ban cho họ quyền hành, thế thì nhà Safavid nương vào ai? Họ không  có ai để nương tựa trừ quân đội – và lúc này quân đội của họ được trang bị, huấn luyện và “cố vấn” bởi các chuyên gia Âu châu.  Tóm lại, các vua Safavid Ba Tư cuối cùng nhờ người Cơ đốc Âu châu giúp đỡ kiềm chế phe học giả đạo Hồi vốn được hậu thuẫn của quần chúng: rõ ràng là một công thức mời gọi sự rắc rối.

Khi thế kỷ 18 lụi tàn, các cuộc đấu đá giành ngôi càng ngày càng dữ dội hơn. Các phe phái tranh chấp bắt đầu chiêu mộ nhiều cố vấn quân sự Âu châu và nhập khẩu nhiều vũ khí Âu châu để được lợi thế trước đối thủ. Và đến một lúc  cuộc tranh giành quyền lực không thể tạo ra các bên chiến thắng đơn lẻ. Các bên tranh chấp khác nhau chiếm các vùng lãnh thổ khác nhau. Và khi Ba Tư tan rã, các tỉnh lỵ Sunni thoát ly khỏi vương quốc, và các vùng láng giềng theo Sunni như người Uzbek và Afghan đột nhập vào vương quốc để giáng đòn tàn phá khủng khiếp.

Khi khói lửa tan hết dòng họ Safavid biến mất. Thay thế họ là một triều đại mới. Trên danh nghĩa, triều đại Qajar này cai trị xứ sở đã bị thu nhỏ gọi là Iran trong 131 năm sau. [Nó vẫn còn là “Ba Tư” đối với người Âu châu, nhưng dân bản địa thường gọi xứ sở này là Iran vào lúc này, mặc dù tên không chuyển đổi tại bất kì một thời điểm nào: cả hai tên đều xuất xứ vào thời cổ đại.] Dưới các triều vua Qajar, các xu hướng gây rối loạn của thời kỳ Safavid trở thành sự kiện bình thường, được nhìn nhận. Quân đội quốc gia đầy dẫy các cố vấn và sĩ quan Âu châu. Giới ulama bất hòa kinh niên với hoàng gia. Bất bình trước ảnh hưởng của người nước ngoài ngoài tại triều đình, các ulama này đoàn kết thành lực lượng bảo vệ văn hoá truyền thống đạo Hồi, được hậu thuẫn bởi các tầng lớp hạ và trung lưu. Các tên vua thì nói chung lười nhác, tham lam, thiển cận, và suy yếu. Người Âu châu giật dây các con rối này theo ý mình.

Người Âu châu không hề xâm lược Ba Tư. Họ chỉ đến buôn bán, làm việc, “giúp đỡ.” Nhưng họ ở đó khi mọi thứ tan rã. Và như các vi-rút cơ hội thường núp lén lút trong cơ thể không ai nhìn thấy rồi gây bệnh khi cơ chế miễn dịch sụp đổ, người Âu châu chui vào mọi khe nứt mở ra trong xã hội phân mảnh, càng lớn mạnh khi vết nứt càng to miệng, cho đến cuối cùng họ làm chủ.

Người châu Âu không nhận ra là họ đang làm chủ Ba Tư; và đó do một phần bởi vì không có thứ gọi là “họ”. Người Tây phương đến Ba Tư từ các xứ Âu châu khác nhau, và người Ba Tư không phải là kẻ thù của họ nhưng là tấm phông sân khấu. Kẻ thù, đối với mỗi nhóm người châu Âu, là nhóm châu Âu khác. Người Anh, Pháp, Nga, Hà Lan và khác nữa cứ xâm nhập vào các khoảng trống quyền lực của Ba Tư để chinh phục Ba Tư thì ít mà để ngăn cản người Âu châu khác chinh phục Ba Tư thì nhiều. Cuộc cạnh tranh cuối cùng chỉ còn Nga đấu với Anh, và để hiểu rõ cuộc tranh đua này, ta phải kể đến các sự kiện sấm sét xảy ra ở xa hơn về phía đông, trong đế chế cuối cùng trong ba Đế chế Hồi giáo vĩ đại, miền đất của người Moghul.

Trong đế chế Moghul sự xung khắc cốt lõi vẫn luôn là Ấn giáo đấu với Hồi giáo.  Akbar Vĩ Đại đã tìm được một cách điều hợp hiệu quả, nhưng cháu cố Aurangzeb của ông đã đảo ngược mọi chính sách của ông, áp đặt một đạo Hồi chính thống khắt khe, thi hành trở lại sự đối xử phân biệt đối với Ấn giáo, dập tắt  các nhóm tôn giáo nhỏ hơn như giáo phái Sikh không chút khoan dung. Nhưng nói gì thì nói đối với sự cuồng tín hẹp hòi của con người này, Aurangzeb vẫn là một tay cự phách, vì vậy ông không chỉ giữ vững mà còn mở rộng đế chế của mình. Tuy nhiên, ông lúc này cũng gieo rắc bất mãn và căng thẳng chỉ đợi dịp một nhà cai trị bất tài lên ngôi là bùng phát và hủy hoại đế chế.

Nhà cai trị bất tài lên ngôi chính là người kế vị tiếp theo Aurangzeb—và người tiếp sau ông này và người tiếp sau vị đó nữa và cứ thế đi xuống tiếp. Trong 200 năm đầu tiên của triều đại Moghul,  đế chế chỉ có 6 hoàng đế; trong 50 năm sau có đến 8. Trong 6 người đầu tiên, có đến 5 là thiên tài lịch sử thế giới; trong 8 người cuối cùng, tất cả đều chả ra gì.

Trong thời kỳ 50 năm của các tên vua này, các vì vua Ấn giáo tên Marathas nổi dậy một lần nữa ở phía nam. Người Sikh trở thành một lực lượng chiến đấu. Các nawab, thống đốc tỉnh lỵ Hồi, bắt đầu phớt lờ mệnh lệnh từ kinh đô và cai trị như những ông hoàng độc lập. Đúng ra, Ấn Độ phân rã thành các nhà nước nhỏ hơn và mỗi nhà nước lại lâm vào cảnh hỗn loạn khi đụng độ bùng phát giữa người Ấn giáo và Hồi giáo  và các giáo phái khác, khiến đời sống bấp bênh cho tất cả mọi người.

Trong suốt thời kỳ phân mảnh, người Bồ, Hà Lan, Pháp, và Anh chực chờ trên bờ ranh, làm ăn tại các trạm mậu dịch dọc bờ biển. Lúc đầu, các thương nhân Bồ thống trị hoạt động mậu dịch này. Rồi người Hà Lan cho họ ra rìa, dựng các đồn lính và trạm buôn bán ở Đông nam Á và Ba Tư, và đánh bại lực lượng hải thuyền Bồ bằng các con tàu lớn hơn và pháo lớn hơn. Rồi người Pháp nhảy vào và chiếm phần mình, và người Anh cũng vậy, họ dựng một đồn lính ở Madras  vào năm 1639, lấy được Bombay [giờ được gọi là Mumbai] sau này một chút khi ông vua của họ kết hôn với một công chúa Bồ Đào Nha [Bombay là của hồi môn của cô] và rồi lập một thuộc địa trên Vịnh Bengal, trở thành Calcutta.

Người Âu châu nào đến Đông Á trong kỷ nguyên này biểu thị một điều gì đó mới và chưa có tiền lệ trong lịch sử thế giới. Họ không phải là tướng lĩnh hoặc binh sĩ, họ không đến với tư cách sứ thần của nhà vua,  họ không đại diện cho chính quyền. Họ là các nhân viên các công ty tư nhân, nhưng công ty thuộc loại mới: công ty nắm giữ cổ phần liên hiệp, hoặc, theo cách gọi ngày nay, các tập đoàn 

Công ty đầu tiên như thế ra đời vào năm 1553, khi 40 nhà buôn Anh mỗi người hùn 25 cân vàng để tài trợ chuyến đi tìm đường biển đến Ấn Độ. Chuyến viễn chinh họ tài trợ tìm thấy Moscow thay vì Ấn Độ  [đừng hỏi tại sao], nhưng nó mang về nhà một món lợi kết sù và khi tin này lan truyền, những người khác kêu gào xin được hùn vốn vào “Công Ty Nga”. Người nào đã nộp phí đăng ký nhận được một biên nhận cho phép họ hưởng được một tỷ lệ lợi nhuận của công việc làm ăn tương lai của công ty, biên nhận này họ có thể bán lại cho những kẻ đầu cơ nếu muốn [và thế là định chế của thị trường chứng khoán đã ra đời].

Khoảng 1600, ba phiên bản quốc gia đồ sộ của tập đoàn đầu tiên đó ra đời tại châu Âu: đó là “Các Công ty Đông Ấn’ của Anh, Hà Lan,  và Pháp. Mỗi công ty là một tập đoàn có trách nhiệm hữu hạn với các cổ đông tư nhân. Mỗi công ty được thành lập với mục đích duy nhất là kiếm lợi tức trong hoạt động mậu dịch ở Đông Á để làm giàu cho cổ đông. Mỗi công ty do một ban giám đốc điều hành. Mỗi công ty được chính quyền quốc gia mình ban đặc quyền và cấp độc quyền hoạt động kinh doanh tại khu vực đông Hồi. Các thực thể đang lừa phỉnh để trục lợi ở Ba Tư, Ấn Độ, và Đông Nam Á khi đó là các tập đoàn này.

Qua thời gian 2 thế kỷ ở Ấn Độ, các tập đoàn Âu châu này làm thay đổi kết cấu của nền kinh tế Ấn Độ theo các cách khiến nhớ đến những gì đã xảy ra trong thế giới Ottoman.  Ở Bengal, nơi người Anh hất cùi chỏ loại khỏi các đối thủ Âu châu khác, Công ty Đông Ấn gần như hủy diệt ngành mỹ nghệ Bengal, nhưng không hề nhận ra mình làm điều ấy. Nó chỉ đơn giản mua sạch các nguyên liệu với giá rất tốt. Dân chúng thấy có lợi lớn khi bán nguyên vật liệu cho Anh hơn là sử dụng vật liệu đó để sản xuất hàng hoá của mình. Khi nền kinh tế bản địa phá sản, dân Bengal càng ngày càng lệ thuộc vào người Anh và cuối cùng phục tùng họ.

Khi lần đầu tiên các tập đoàn đến Ấn Độ, họ cạnh tranh để giành được sự ưu đãi của hoàng đế Moghul, nhưng khi đế quốc suy  sụp, sự ưu đãi của chính quyền trung tâm càng ngày càng ít quan trọng hơn. Người Âu châu bỗng nhận ra rằng liên minh với các nhà cai trị địa phương đang trỗi dậy còn tốt hơn. Nhưng họ phải chọn đúng người, bởi vì một số hóa thành người thất thế và bị loại ra. Ức đoán sai về nội tình chính trị của tiểu lục địa có thể làm tiêu tan tài sản công ty. Do đó, tốt hơn là không ức đoán mà phải ra sức kiểm soát thành quả của các cuộc đấu tranh quyền lực địa phương. Vì mục tiêu này, các công ty mang vào quân đội tư để hỗ trợ các đồng minh của mình. Ở đây, cũng như ở Ba Tư, kẻ thù của mỗi nhóm Âu châu không phải là dân chúng địa phương mà là nhóm Âu châu khác. Bằng cách hậu thuẫn các đồng minh Ấn Độ, các tập đoàn Âu châu thực sự đang tiến hành các cuộc chiến uỷ nhiệm chống nhau. Người Bồ thua cuộc sớm, sau đó người Hà Lan bị loại ra [khỏi Ấn Độ, nhưng vẫn còn thống trị ở Đông Nam Á] và cuộc đấu đá giành Ấn Độ rút cục chỉ còn Anh đấu với  Pháp.

Tình cờ, người Pháp và Anh cũng vào chung kết trong trận đấu giành Bắc Mỹ, cách nửa vòng trái đất. Tại đó, một trận đột kích giữa vài chục người Âu khởi động một chuỗi sự kiện kết thúc là biến toàn bộ Ấn Độ thành thuộc địa của Anh. Nó khởi đầu vào mùa xuân  1754, khi một thiếu tá lục quân Anh có tên George Washington đang dẫn đầu một đoạn khảo sát đi dọc sông Ohio thì đụng đầu một đội thám thính người Pháp. Hai bên trao đổi hoả lực, một người Virginia và 10 người Pháp tử trận, và một trận xung đột toàn cầu nổ ra giữa Anh và Pháp, với sự vào cuộc của hầu hết cường quốc Âu châu khác. Ở Bắc Mỹ cuộc xung đột mang tên Trận chiến Pháp và Thổ dân Da Đỏ, ở châu Âu là Trận chiến Bảy Năm, và ở Ấn Độ Trận chiến Carnatic Thứ Ba.

Như cái tên ám chỉ, các đối thủ Âu châu ở Ấn Độ đã chiến đấu hai cuộc chiến uỷ nhiệm trong vùng Carnatic phía bắc Madras ngày nay, ra sức đặt các đồng minh của mình lên ngôi vua hèn mọn. Trong mỗi trường hợp, cuộc chiến được tiến hành bởi Công ty Đông Ấn của Anh và Pháp. Vào năm 1756 vị nawab Bengal, Siraj al-Dawlah, tràn vào đồn lính Anh tại Calcutta. Vào một đêm tháng 6 oi bức, ai đó [không phải vị nawab; ông không hay biết gì hết] nhốt 64 công dân Anh vào trong một xà lim ngầm thiếu không khí. “Ai đó” được cho là sẽ phân loại họ trong đêm đó và thả họ ra về, nhưng các tín hiệu chồng chéo và các tù nhân bị giữ lại xà lim suốt đêm. Sáng hôm sau, 43 người bị giam đã chết.

Báo cáo nhanh chóng tìm đường đến Anh. Báo chí phát rồ. Họ dán nhãn hiệu cho xà lim của nawab là “cái lỗ đen của Calcutta.” Đồn đi thổi lại, kích thước của xà lim thu nhỏ dần, còn số tù nhân thì nở ra, cuối cùng lên tới 146, và số người chết tăng lên 123. Câu chuyện làm công luận Anh phẫn nộ. Ở Ấn Độ, một viên thư ký trước đây của công ty có tên  Robert Clive, giờ là đại uý trong quân đội tư nhân của công ty, hành quân đến Calcutta để trả thù. Y hạ bệ vị nawab, đặt ông chú y ngồi vào ghế y. [Sự kiện tạo ra sự thay đổi này gọi là trận Plassey, gồm có việc Clive hối lộ các vệ sĩ của vị Nawab cho chúng đi về nhà và rồi bắt giữ và hành hình vị nawab bị bỏ rơi này.]

Thậm chí lúc đó, người Anh không xưng mình là người cai trị, cho dù chỉ một tỉnh lỵ này của Ấn Độ. Chính thức, Bengal vẫn thuộc quyền sở hữu của nhà Moghul và chính quyền của nó vẫn thuộc người Bengal. Clive tự bổ nhiệm mình là viên chức của chính quyền tỉnh lỵ này, và ấn định mức lương cho mình là 30,000 bảng một năm. Công ty Đông Ấn tự phong là “cố vấn” chính quyền Bengal, không có gì hơn. Để tăng hiệu quả, công ty quyết định tiến lên lãnh việc thu thuế vì lợi ích của chính quyền Moghul.  Và lần nữa, để tăng hiệu quả, họ quyết định tiến lên và chi tiêu tiền, trực tiếp, tại chỗ: tại sao phải mất công gửi về kinh đô và rồi lại chuyển về? Ôi, và từ đó quân đội riêng của công ty coi sóc việc giữ gìn an ninh và duy trì luật pháp và trật tự. Nhưng công ty cứ khăng khăng cho rằng mình không trị vì Bengal: nó chỉ đang cung ứng các dịch vụ cần thiết và được trả phí.

Một it năm đầu tiên dưới sự  cai trị của người Anh gây tác tệ cho dân bản địa. Công ty giao việc điều hành thường nhật vào tay người địa phương và chỉ tập trung vào những vấn đề liên quan đến lợi ích làm ăn của nó. Về thực tế, điều này có nghĩa “chính quyền” [vô quyền] có trách nhiệm giải quyết mọi vấn đề trong khi công ty [nhiều quyền hành] được đặc quyền gặt hái mọi lợi ích nhưng rũ bỏ bất cứ trách nhiệm đối với phúc lợi của nhân dân; suy cho cùng, nó không phải là chính quyền. Các viên chức công ty tham lam rút hết máu của Bengal, nhưng người nào phàn nàn được quy cho “chính quyền.” Hành động cướp bọc tỉnh lỵ dẫn đến nạn đói kém giết chết một phần ba dân số chỉ trong hai năm – ở đây chúng ta đang nói về dân số ước tính 10 triệu người. Nạn đói cũng gây thiệt hại cho lợi tức của công ty, tuy nhiên, cũng chỉ như một cây ký sinh phải chịu đựng khi cây xanh nó đang ăn bám bị khô héo.

Đến lúc này, chính quyền Anh quyết định nhảy vào. Nghị viện bổ nhiệm một toàn quyền cho Ấn Độ, đẩy mạnh sự kiểm soát với Công ty Đông Ấn,  và gửi binh lính đến tiểu lục địa.  Trong một trăm năm tiếp theo, ở Ấn có đến hai quân đội Anh: cái gọi là binh lính “công ty John” làm việc cho các tập đoàn và binh lính “công tỷ của Nữ Hoàng”, làm việc cho vương quyền. Tuy nhiên,  cần lưu ý rằng chỉ có sĩ quan mới là người Âu. Bọn mang súng và hứng đạn là các lính tuyển mộ bản xứ hoặc lính nghĩa vụ có tên sepoy.

Ở Bengal, Clive đặt ra một tiền lệ sẽ sớm được lặp lại trong nhiều  nhà nước khác. Ông quy định rằng Anh có quyền lực và quyền lợi để bổ nhiệm và hạ bệ các nhà cai trị trong bất cứ khu vực nào ở Ấn Độ nơi có lợi ích kinh doanh của Công ty Đông Ấn. Sau năm 1763, điều đó có nghĩa là toàn thể Ấn Độ, bởi vì Pháp thua trong Cuộc Chiến Bảy Năm và đã bỏ rơi tiểu lục địa. 

Anh chẳng bao lâu ra sắc lệnh rằng bất cứ khi nào một nhà cai trị Ấn qua đời mà không có người nam kế vị, thì vua nước Anh sẽ thừa kế lãnh thổ của ông ta. Theo cách này, Anh quốc dần dần nắm quyền kiểm soát trực tiếp nhiều nhà nước. Ở các nhà nước khác, nó thiết lập quyền uỷ nhiệm cai trị phù hợp với nguyện vọng và lợi ích của Anh. Ấn Độ trở thành một mảnh vá gồm các nhà nước bị cai trị trực tiếp hay gián tiếp bởi người Anh, Công ty Đông Ấn dần dần trỗi dậy như một quyền lực  đứng đầu ở tiểu lục địa và là người kế vị thực sự của triều đại Moghul. 

Nước Anh mất các thuộc địa ở Bắc Mỹ gần như vào thời điểm họ nắm được quyền kiểm soát Ấn Độ. Tướng Cornwallis, người được biết rõ bởi những ai ngưỡng mộ lịch sử Mỹ như kẻ bị George Washington đánh bại tại Yorktown, là vị toàn quyền thứ hai tại Ấn Độ và là người thực sự củng cố quyền kiểm soát của Anh tại đây. Nếu nhìn trong bối cảnh lịch sử Mỹ, thì Cornwallis là một kẻ thua cuộc, nhưng cơ may là ông đã chết trong niềm tự hào về những thành tựu của đời mình, bởi vì nhờ ông Ấn Độ đã trở thành “hòn ngọc trong vương quốc Anh,” sở hữu thuộc địa quý giá nhất của đất nước, và là chìa khóa cho sự thống trị toàn cầu.

Với các nguồn tài nguyên mênh mông của tiểu lục địa, Anh có thể tài trợ cho các cuộc phiêu lưu thuộc địa xa hơn ở châu Phi và nơi khác trên khắp thế giới.  Do đó, tất nhiên, nó rất nhạy cảm về bất kì mối đe dọa nào đối với hòn ngọc của nó. Và mối đe dọa như thế bắt đầu lộ diện khi thế kỷ 18 nhường đường cho thế kỷ 19: mối đe dọa do nước Nga bành trướng đặt ra.

Khi người Thổ chinh phục Constantinople, họ nhấn chìm Cơ đốc Chính thống Giáo vào cơn khủng hoảng. Constantinople đã từng là “Tân La Mã” và là trái tim của thế giới Cơ đốc [Chính thống]. Không có trái tim, làm thế nào đức tin có thể tiếp tục  sống? Đại Công tước Moscow bước vào chỗ đứt gãy. Con người này, Ivan Đệ Tam, tuyên bố kinh đô của mình là “Đệ Tam La Mã”, trái tim mới của Cơ đốc Chính thống. Cháu nội, Ivan Khủng khiếp, lấy danh hiệu  Caesar, theo truyền thống đế chế của La Mã cổ đại. [Tất nhiên, theo tiếng Nga, danh hiệu Caesar được phát âm là “czar.”] Giữa năm 1682 và 1725, một vị czar, Peter Đại Đế, xây dựng một quân đội khủng và bắt đầu cắt xén một đế chế ở phía đông Moscow. Khoảng 1762, khi Catherine Đại Đế của triều đại Romanoff lên nắm quyền,  đế chế này vươn xa quá Biển Caspian, thậm chí quá dãy Ural, vào sâu tận vùng Siberia, trải dài lên khắp vùng đất phía bắc Ấn Độ, Ba Tư, Mesopotamia, và Tiểu Á.

Chẳng bao lâu Catherine lưu ý là nước Nga không chỉ đẩy vể phía đông; nó cũng có thể đẩy về phía nam. Quân đội của Catherine giao tranh với quân Ottoman để giành bờ biển Đen và đẩy lùi người Thổ ra khỏi châu Âu. Đánh đuổi quân Ottoman thì OK, nhưng người Anh không thể để người Nga tiến xuống nam vào Ba Tư hoặc tệ hơn, xuống vùng núi nơi các bộ tộc Afghan cư trú, bởi vì điều đó sẽ tạo cho quân Nga ở trong tầm đánh vào hòn ngọc của vương triều Anh. Trong nhiều thế kỷ, thật ra, vùng núi Hindu Kush và vùng cao nguyên Ba Tư đã được sử dụng như điểm xuất phát cho cuộc chinh phục Ấn Độ. Các lãnh đạo Anh quyết tâm phải ngăn cản mũi tiến quân của Nga tại bất kỳ nơi nào dọc theo phòng tuyến này. Và thế là Trời chơi Lớn bắt đầu.

“Trò chơi Lớn” là thuật ngữ do nhà văn Anh Rudyard Kipling đặt ra để chỉ cuộc tranh chấp giữa Anh và Nga giành quyền kiểm soát lãnh thổ giữa Đế chế Nga ở phía bắc và Đế chế Anh ở phía nam. Mọi vùng đất từng là Ba Tư thời Safavid, mọi vùng đất nay là Afghanistan, và phần lớn vùng đất ngày nay là Pakistan, và tất cả lãnh thổ mà trước kia thuộc địa phận của các cộng hòa Xô viết trước đây như Turkmenistan, Uzbekistan, Kyrghizistan, và Tajikistan— tất cả miền đất này là vũ đài trong đó Trò Chơi Lớn được “trình diễn.”

Tất nhiên, nó không phải là một trò chơi, nhưng cũng không hẳn là một cuộc chiến. Thỉnh thoảng trận đánh bùng nổ, và một số ít cuộc tàn sát, hành động tàn bạo diễn ra đây đó, nhưng Trò Chơi Lớn phần nhiều là bày mưu, xúi giục, thỏa hiệp, vận dụng thủ đoạn, vận động chính trị, hối lộ, và làm thối nát dân chúng trong vùng đã đề cập. Đối thủ là hai cường quốc Âu châu lớn, còn dân chúng sinh sống trong vùng đất này, hầu hết là người Hồi, chỉ là những con cờ, những công cụ của trò chơi.

Tại Iran, các vua Qajar nuôi hy vọng khiến xứ sở họ trở lại hùng mạnh bằng cách nhập khẩu công nghệ và kỹ thuật Âu châu.  Biết chọn ai đây? Có quá nhiều nước để lựa chọn! Các phái đoàn Nga gây sức ép ở đây, các phái đoàn và doanh nhân Anh gây áp lực tại đó. Người Pháp, người Đức, người Thụy Điển,  và những người khác cũng có mặt khắp nơi. Người Qajar có ít quyền lực đối với người Âu vốn sở hữu họ toàn bộ. Họ có thể đã đục đẽo được chút ít độc lập nếu họ khéo sử dụng nhóm người Âu này chống lại nhóm khác nhưng các vua Iran nhìn thấy các cơ hội khác ở đây, cơ hội làm giàu mình bằng cách bán các hợp đồng độc quyền cho người Âu và bỏ túi tiền lại quả. Về bản chất, họ bán đấu giá nền kinh tế của mình cho người nước ngoài.

“TRÒ CHƠI LỚN”

Một chuyển nhượng đặc biệt  táo bạo là giao cho công dân Anh gốc Đức Nam tước Julius de Reuters đặc quyền xây dựng tuyến xe điện và xe hỏa trên toàn xứ Iran, đặc quyền khai thác khoáng sản và khai thác gỗ, đặc quyền xây dựng và hoạt động ngân hàng quốc gia của xứ sở. Y được tất cả những điều này đổi lấy số tiền mặt phải trả cho vị shah và lời hứa trả một số tiền nhỏ trong tương lai cho ngân khố nhà nước. Một cơn bão chống đối nổi lên, có thể chẳng tạo nên sự khác biệt gì trừ ra Nga cũng tham gia chống lại vì lý do riêng của mình. Dưới sức ép này vị shah oằn mình và phải hủy bỏ việc cấp phép. Tuy nhiên, theo điều khoản ghi trong hợp đồng mà ông đã ký, Iran giờ phải trả cho Nam tước Reuters 40,000 bảng Anh tiền bồi thường. Cũng may cho vị shah là sổ tiền này không rút từ túi tiền của ông mà từ ngân khố Iran. Do đó, đất nước [và người trả thuế] phải trả cho một quý ông Anh một số tiền khổng lồ mà không cần phải xây dựng gì – và vụ làm ăn chắc chắn để lại cho y một quyền kiểm soát trong hội đồng quản trị của ngân hàng quốc gia Iran mới.

Kiểu tình huống này xảy ra một lần nữa và lại nữa, mỗi thương lượng lại làm đầy ắp túi một ông vua tham nhũng và họ hàng của y và cho phép một công ty hoặc chính quyền Âu châu quyền kiểm soát trong lĩnh vực nào đó của nền kinh tế Iran. Nếu việc thương lượng bị hủy bỏ như đôi khi gặp phải, người dân phải đóng thuế để trả tiền bồi thường kết sù. Các công dân Iran biết rất rõ điều gì đang xảy ra, nhưng chỉ biết bó tay. Dù suy yếu như thế, nhưng các ông vua Qajar có nhiều quyền hạn với thần dân mình: họ còn có thể bắt thần dân mình vào tù, tra tấn và hành hình họ.

Từ quan điểm Âu châu, tuy nhiên, đất nước bị cắt xẻo và băm dằm và tiêu hủy chỉ là chiến lợi phẩm: câu hỏi lớn là xứ sở nào ở châu Âu sẽ ra tay hủy diệt và xứ sở nào sẽ cuối cùng có lợi thế chiến lược cho việc khai thác tiếp tục. Vì hai đối thủ chủ lực khá đồng tài ngang sức, Anh và Nga cuối cùng chia cắt Iran thành nhiều vùng ảnh hưởng, với Nga chiếm được quyền bá chủ và cướp phá miền bắc còn Anh quyền tương tự ở miền Nam. Thỏa hiệp này ít nhiều củng cố biên giới bắc và nam của đất nước và đánh dấu một đường vạch mà phía đông của nó không có gì chắc chắn ở tương lai, một đường vạch sẽ trở thành biên giới của Iran với Afghanistan. 

Trong khi đó, Trò Chơi Lớn cũng đang diễn tiến trong lãnh thổ ở phía đông, vùng núi Hindu Kush và đồng bằng phía bắc vùng núi đó. Tại đây, vào đầu thế kỷ 18, một thủ lĩnh bộ tộc có tên Ahmad Shah Baba đã thống nhất các bộ tộc ương ngạnh Afghan và cắt ra một trong các đế chế nằm sóng soài này có lúc vươn vào tận Ấn Độ. Tuy nhiên,  đế chế của Ahmad Shah ắt phải là đế chế cuối cùng trong các đế chế này, bởi vì những người kế vị của ông phải giải quyết một thực tế mới: hai quyền lực đế quốc Âu châu sừng sõ gây áp lực từ phía bắc và phía nam. Người Nga liên tục gửi gián điệp và đặc vụ vào lãnh thổ Afghan để gây sức ép kết đồng minh với nhà vua hoặc với bất kì thủ lĩnh cạnh tranh nào có thể lật đổ y.  Người Anh cũng hành động tương tự.

Hai lần, Anh xâm lược và cố gắng đánh chiếm Afghanistan,  để phong tỏa người Nga, nhưng mỗi lần người Afghan đều đẩy lùi được quân Anh. Trận chiến Anh-Afghan thứ nhất kết thúc vào năm 1841 với quân Afghan tàn sát toàn bộ cộng đồng và quân đội Anh khi họ cố rút ra khỏi xứ. [Tuy nhiên,  một toán quân Anh quay lại không lâu sau đó và phóng hỏa Đại Bách Hóa ở Kabul và thiêu chết mọi người trong đó.]

Người Anh vẫn còn liếm láp vết thương từ cuộc xâm lược Afghanistan thứ nhất khi một trận đại hỏa hoạn bùng phát ở Ấn Độ. Nó bắt đầu vào năm 1857 với vụ nổi dậy trong đám bộ binh được biết dưới tên sepoy. Các sĩ quan Anh đã ra lệnh cho binh lính này bôi dầu mỡ vào các viên đạn của họ với một hỗn hợp mỡ bò và mỡ lợn và mệnh lệnh này khó lòng mà chấp nhận. Đại đa số lính sepoy hoặc theo Ấn giáo hoặc theo Hồi giáo. Đối với Ấn giáo, bò là con vật thiêng liêng vì thế bôi mỡ bò là điều phạm thánh. Đối với người Hồi, lợn là động vật ô uế về mặt tín ngưỡng, và bôi mỡ lợn các viên đạn là điều họ cảm thấy ghê tởm. 

Một hôm nguyên trung đoàn sepoy từ chối nạp đạn. Viên sĩ quan chỉ huy đưa ra hành động quyết định: ông bắt toàn thể vào tù, thế là toàn thị trấn bùng phát bạo loạn. Hiển nhiên, người Anh không hề nghĩ rằng ra lệnh bôi trơn đạn bằng mỡ bò và lợn có thể xúc phạm các sepoy đến như vậy. Hành động thiếu hiểu biết này phản ánh hố sâu văn hoá giữa các sĩ quan Anh và binh sĩ mình, một hố sâu không tồn tại trước khi người Âu đến, thậm chí cho dù quân đội Ấn Độ luôn gồm nhiều nhóm tôn giáo và sắc tộc khác nhau chen chúc nhau, người Thổ Hồi giáo chiến đấu bên cạnh người Ba Tư Hồi giáo chiến đấu bên cạnh người Ấn giáo nói tiếng Hindi và những người khác. Các nhóm này gấu ó nhau và gây gỗ nhau, nhưng mỗi người đều biết người khác là ai: họ tương tác nhau. Trong các doanh trại Moghul,  ngôn ngữ họ hoà trộn nhau thành tiếng Urdu, một ngôn ngữ mới đơn lẻ xuất phát từ tiếng Hindi, Ba Tư,  và Thổ. Trong quân đội Ấn Độ do người Anh chỉ huy, không có ngôn ngữ mới nào xuất hiện bởi vì sĩ quan Anh và binh sĩ của mình đi lại trên các giai tầng văn hoá riêng biệt.

Với sự cố đáng tiếc bôi trơn đạn dược, người Anh tạo được mục tiêu mà Akbar Đại Đế không làm được: đoàn kết người Hồi giáo và người Ấn giáo. Cuộc nổi dậy sepoy bành trướng thành Cuộc Khởi nghĩa Ấn Độ 1857-1858, trong đó cả người Ấn giáo và Hồi giáo cùng tấn công các khu định cư của  bọn đế quốc Anh trên toàn đất nước Ấn Độ. Các nhà vận động Hồi giáo gọi nó là jihad và các cuộc đột kích có tổ chức gợi ý sự kiện bôi trơn chỉ là tia lửa làm bùng lên đám cỏ khô đã chuẩn bị từ trước. 

Chuẩn bị trước nhưng không đủ, binh lính Anh đè bẹp quân khởi nghĩa nhanh chóng và rồi sau đó họ nổi cơn điên cuồng thẳng tay cướp phá các thành phố Ấn Độ trong khoảng một tháng trời, lôi kéo dân chúng bản địa khiếp sợ ra khỏi nhà và tàn sát họ trên đường phố. Trong ít nhất một trường hợp, họ bắt dân bản địa xếp hàng trên miệng hố rồi bắn họ từng nhóm 10 người rơi xuống hố để tiện việc chôn cất. Sử gia Anh Sir Charles Crosthwaite mô tả chiến dịch thắng lợi như Iliad của Anh, gọi nó là “thiên hùng ca Chủng tộc.”

Một khi cuộc khởi nghĩa bi kịch bị dập tắt hoàn toàn, người Anh không cần phải viện cớ, bắt vị quân vương Moghul cuối cùng đáng thương đi đày, và chuyển Công ty Đông Ấn về vị thế tư nhân. Vương triều trực tiếp điều hành Ấn Độ. Thời kỳ 90 năm người Anh cai trị trực tiếp tiếp sau đó được gọi là “the Raj.”

Các giới lãnh đạo Anh xem Ấn Độ như là “hòn ngọc trên vương miện của Nữ Hoàng Victoria” và giữ gìn nó thậm chí còn đố kỵ hơn trước. Vẫn năm 1878, phát hiện Nga có quan tâm mới ở Afghanistan,  họ cố đánh chiếm Kabul lần nữa . Tuy nhiên,  thêm một lần nữa họ tính toán sai các khó khăn gặp phải khi đánh chiếm một lãnh thổ nhiều núi non cư ngụ nhiều bộ tộc thù địch và kình chống nhau. Không phải vùng đất này khó “chinh phục”, theo nghĩa của từ chinh phục mà người Âu hiểu. Quân Anh dễ dàng tiến vào thủ đô, dựng một ông vua bù nhìn lên ngôi, và bổ nhiệm một “phái đoàn” để chỉ đạo y. Trong hầu hết ngữ cảnh, điều này có nghĩa là chinh phục. Nhưng người Anh nhận ra rằng uốn cong các thủ lĩnh Afghan theo ý mình không có lợi gì nhiều cho mình. Các thủ lĩnh họ uốn cong đơn giản đứt gãy trong tay họ và cuối cùng trở thành kẻ lệ thuộc họ, chứ không phải công cụ họ, trong khi các thành viên bộ tộc thuộc hạ các thủ lĩnh vẫn hoạt động trong vùng đồi núi như các du kích quân dù mất người lãnh đạo. Trận chiến Anh-Afghan rẽ sang khúc ngoặt tồi tệ khi đặc phái viên Anh Cavagnari bị giết chết và các trận đánh trong đô thị tan hoang bùng nổ; cuối cùng quân Anh buộc phải rút về tiểu lục địa một lần nữa. 

Sau trận chiến Anh-Afghan, Nga và Anh quyết rằng chiếm đóng lãnh thổ do các bộ tộc Afghan cai trị quá tốn kém nên đồng ý biến toàn thể vùng đất này thành một vùng độn giữa các đế chế của họ: Người Nga sẽ không đến Vùng Đất phía nam Sông Oxus, nếu người Anh đồng ý không tiến về phía bắc đường vạch tùy hứng do nhà ngoại giao Anh Mortimer Durand vẽ trên sa mạc. Lãnh thổ giữa các đường vạch này trở thành nước Afghanistan.  Các nhà vua Afghan, vốn có thể đã chinh phục nhiều vùng rộng lớn trong quá khứ, giờ chỉ tập trung lo chinh phục bên trong – chinh phục mỗi bộ tộc, mỗi thung lũng nhỏ, cho đến khi vùng đất không người này dần dần nằm dưới quyền kiểm soát mong manh của một chính quyền trung ương đặt bản doanh tại Kabul.

Nhưng tất nhiên, người Nga không hề thực sự bỏ rơi hy vọng dấn xuống đến một  hải cảng tại vùng nước ấm Ấn Độ Dương; và người Anh cũng không hề bỏ rơi nỗi ngờ vực về các dự tính của người Nga; vì thế “Trò Chơi Lớn” tiếp tục.

Phía Tây của Trò Chơi Lớn, một bi kịch khác diễn tiến trong suốt thế kỷ 19, một sự mở rộng khác của chính trị Âu châu đang diễn ra trong thế giới Hồi giáo. Ở đây, người chơi chính là Anh và Pháp và các token họ tranh giành là các tỉnh lỵ của Đế chế Ottoman đang rệu rã. Đối với người Âu, câu chuyện cốt lõi là cuộc đấu tranh giành quyền lực ở châu Âu giữa các nhà nước-quốc gia phát triển tại đó. Những gì xảy ra ở  Mesopotamia, vùng Levant, Ai Cập, và phần còn lại của Bắc Phi chỉ là phần phía đông tương đối không quan trọng của bi kịch lớn hơn  – chỉ là … “vấn đề Đông phương.”

Vấn đề Đông phương có tính khẩn cấp đặc biệt sau cuộc Cách mạng Pháp, một cuộc cách mạng làm run sợ mọi hoàng gia Âu châu, vì lý tưởng của nó phủ nhận tính họp pháp của tất cả bọn họ. Các vương triều vì vậy đoàn kết lại nhằm đè bẹp phe cách mạng. Họ tưởng rằng việc này sẽ dễ dàng vì cách mạng đã ném nước Pháp vào một cơn hỗn loạn thế kia, nhưng trước cú sốc của tất cả bên liên quan, nước Pháp cách mạng cho thấy cũng dễ chinh phục như một tổ ong nổi giận.

Để khiến sự việc tồi tệ hơn, từ trong cách mạng xuất hiện Napoleon Bonaparte, mà tài lãnh đạo ngay lập tức đưa nước Pháp đến sức mạnh chinh phục thế giới.  Anh dẫn đầu các lực lượng bày binh bố trận chống lại Napoleon, và một tập của trận chiến này giữa hai bên xảy ra ở Ai Cập. 

Các bộ sử Tây phương ghi chép rằng Napoleon đi đến Ai Cập vào năm 1798 với một đạo quân 34,000 người, Lord Nelson theo ông đến tận đó, quân Pháp thua một trận thủy chiến trên sông Nile, Napoleon bỏ rơi quân đoàn và chuồn về Pháp để dựng một cuộc  đảo chính biến ông thành nhà cai trị độc nhất của nước Pháp và mạnh hơn bao giờ; và cuộc chiến tiếp tục.

Nhưng còn người Ai Cập thì sao? Họ là ai? Họ đóng vai trò gì? Họ có chào đón Napoleon không? Giúp đỡ ông ta? Ông ta có phải chinh phục họ không? Họ có đóng vai trò nào trong trận chiến giữa Anh và Pháp không? Họ đứng về phe ai? Chuyện gì xảy ra sau khi người Âu rời đi? Các bộ sử Âu châu không nêu ra nhiều câu hỏi, chỉ tập trung chủ yếu vào vụ xung đột giữa Anh và Pháp. Làm như người Ai Cập không có mặt ở đó.

Nhưng tất nhiên họ có mặt ở đó. Khi Napoleon đến, Ai Cập trên danh nghĩa vẫn còn là một tỉnh lỵ của Đế chế Ottoman. Tuy nhiên, Napoleon giao đấu với các quân đoàn  chủ lực của Ai Cập dưới bóng các kim tự tháp và hủy diệt chúng chỉ trong một ngày! Tất cả lực lượng còn lại chỉ là đối tượng của sự càn quét cho đến khi quân Anh đến, và các trận đụng độ mới thực sự bắt đầu – đó là các trận đánh giữa bọn Âu châu với nhau. Hạm đội Anh đánh chìm hầu hết các tàu chiến của Napoleon trên sông Nile. Ông ta giữ quyền cai trị Ai Cập trong một năm, nhưng bệnh dịch tàn phá đạo quân của ông và trật tự tan biến trong đất nước ông cai trị khi những vụ nổi dậy tấn công binh sĩ Pháp thì ít mà chính quyền địa phương thì nhiều. Người Anh gửi thêm quân viễn chinh và thuyết phục người Thổ tấn công Ai Cập.  Napoleon đáp trả bằng cách càn quét vào Syria và tàn sát hàng ngàn người dân ở thành phố Jaffa. Cuối cùng ông ta trở lại châu Âu, nhưng lúc ấy Ai Cập đã hoàn toàn thành bãi chiến trường. Một sĩ quan quân đội Ottoman lợi dụng tình trạng hỗn loạn để cướp chính quyền.  Con người này là Mohammed Ali, một người Thổ sinh tại Albania,  tự xung là “thống đốc” Ai Cập,  như thể ông lãnh nhiệm vụ cho vị sultan ở Istanbul.  Tuy nhiên,  ai cũng biết ông không phải là thống đốc mà là một quyền lực độc lập,  một vị vua mới mà không ai có thể phủ nhận 

Mohammed Ali nhìn thấy Napoleon xông vào đất Ai Cập mới dễ dàng làm sao, và ông rất ấn tượng. Ông quyết tâm nên đưa Ai Cập ngang hàng với các nước Âu châu  và nhất là Pháp để không có tên Napoleon mới nào hoặc tên Lord Nelson mới nào có thể ngang nhiên xông vào như một lũ găng tơ và xem Ai Cập như một sân chơi mẫu giáo.

Nhưng bí quyết của Napoleon là gì? Vâng, Ali biết rằng Napoleon đã lột sạch quyền lực khỏi tay bọn tăng lữ, đóng của trường dòng, và xây dựng một hệ thống trường thế tục để thay thế. Mohammed Ali quyết tâm làm tương tự ở Ai Cập.  Ông cắt quỹ nhà nước tài trợ cho giới ulama. Ông cắt tài trợ cho các cơ sở từ thiện, các trường tôn giáo, và các thánh đường. Ông ra lệnh tất cả cơ sở tôn giáo phải trình giấy chủ quyền cho đất đai họ sở hữu, và tất nhiên họ không có, vì quyền sở hữu của họ có từ đầu thời trung cổ, cách nay ba đến bốn đế chế. Vì thế chính quyền của Ali sung công chúng. Ai Cập còn có một tầng lớp mamluk ưu tú cố cựu như các trại chủ đóng thuế của đất nước, nhưng Ali thấy rằng ở châu Âu nhà nước thu thuế trực tiếp. Vì thế Mohammed Ali cho mời các vị mamluk hàng đầu đến dự tiệc chiêu đãi và cho người tàn sát tất cả. Rồi ông phát động một chương trình rầm rộ cấp bách xây dựng đường xá hiện đại, trường học hiện đại, và vân vân. Đây là lượt nếm trải giáo đầu của một mô thức sẽ được lặp lại nhiều lần trong suốt thế kỷ sau. 

Mọi phát triển tức thời này làm Ai Cập khánh kiệt, và Mohammed Ali phải vay tiền để giữ cho chính quyền hoạt động được. Ông vay tiền từ các chủ ngân hàng Âu châu, tất nhiên, với điều kiện các cố vấn tài chính Âu châu được phép giám sát các cục khác nhau trong chính quyền Mohammed Ali,  chỉ để giám sát hoạt động nhằm đảm bảo số tiền được sử dụng đúng chỗ.

Trong khi đó, người Ottoman đang bực bội Mohammed Ali về vụ ông ta đang xác lập một số tuyên bố về Syria. Họ đã quá yếu không thể tự mình kiềm chế ông, nên nhờ người Anh giúp đỡ. Người Anh nói họ sẵn sàng tiếp tay nếu người Ottoman chỉ cần ký một hiệp ước cho phép người Âu hưởng một số đặc quyền trên đất Thổ. Họ tổ chức một nhóm đối tác gồm các quốc gia Âu châu tham gia vào hiệp ước, một liên minh của sự tự nguyện, nói như thế, và khi bụi đường lắng xuống, Mohammed Ali đã chịu ngồi yên ở Ai Cập,  nhưng người Âu lại là những tay chơi hùng mạnh trên khắp khu vực Levant. Giờ,  chỉ còn “vấn đề Đông phương” phải được giải quyết, vấn đề là: quốc gia Âu châu nào có trách nhiệm “bảo vệ” khu vực nào của vùng phía đông Địa Trung Hải?

Ai Cập là miếng mồi béo bỡ nhất, vì thế cả Pháp và Anh đều ve vãn các nhà cai trị ở đây. Mohammed Ali xác lập quyền cai trị hợp pháp Ai Cập của dòng họ mình, quyền kế vị truyền xuống con cháu, và cứ thế, và trong một  ít thập niên sau, các ông vua-thống đốc Ai Cập, các khedives này như họ được gọi, nhường quyền cho Anh xây dựng đường sắt ở Ai Cập; rồi xoa dịu Pháp bằng một hợp đồng béo bở xây dựng kênh đào Suez; rồi vỗ về Anh bằng cách giao họ quyền xây dựng và sở hữu ngân hàng quốc gia, vắt bóp tiền lại quả sau mỗi hợp đồng bỏ vào túi riêng  – bạn quá rành về chuyện này mà. 

Trong khi đó, các hậu duệ của Mohammed Ali xác định tương lai của Ai Cập nằm ở bông vải. Ngành dệt vải là hoạt động đầu tiên được kỹ nghệ hóa ở châu Âu, vì thế thị trường bông vải trở nên sôi nổi, và thung lũng sông Nile là vùng đất  tuyệt hảo để trồng bông vải. Khoảng 1860, giá bông vải trên thế giới đột ngột tăng cao. Vị khedive lúc đó, một dân chơi tiêu tiền như rác của thế giới Đông phương tên Ismail, mắt sáng rỡ vì giấc mơ giàu sụ cho mình và đất nước mình. Ông vay những khoản tiền khổng lồ từ các chủ ngân hàng Âu châu để kỹ nghệ hóa bông vải chỉ qua một đêm: ông mua máy tỉa hột bông vải và các máy móc linh tinh với giá ngất ngưởng, tưởng rằng Ai Cập có thể trả hết nợ dễ dàng khi bán bông vải.

Nhưng giá bông vải tăng cao chỉ là tạm thời do Nội Chiến Hoa Kỳ bùng nổ, phong tỏa mọi hoạt động xuất khẩu bông vải từ các bang miền nam và buộc các xí nghiệp dệt Anh phải tìm nguồn cung bông vải ở nơi khác. Ngay khi Nội Chiến kết thúc, giá bông vải tụt xuống và Ai Cập phá sản. Giờ đây, các chủ ngân hàng và các cố vấn tài chính đổ vào Ai Cập tất bật. Mỗi viên chức chính quyền Ai Cập cuối cùng đều có một cố vấn kè kè bên cạnh. Các vấn đề Đông phương vẫn còn ở đấy – cả Pháp và Anh đều lấy thế để đạt được quyền thống trị toàn bộ ở Ai Cập. 

Tuy nhiên,  Anh dường như nắm được đằng cán, khiến cho Pháp càng thêm quyết tâm không được để mất cán dao họ đã giành được xa hơn về phía tây.  Vào thời kỳ hỗn loạn cách mạng Pháp, hai gia đình Do Thái ở Algeria đã bán 8 triệu quan Pháp ngũ cốc cho Pháp để nuôi ăn quân đội mình. Khi Napoleon rơi đài và nước Pháp trở về với chế độ quân chủ, Pháp xù món nợ đó. Thống đốc Ottoman của tỉnh lỵ Algeria gặp lãnh sự Pháp, Pierre Duval, yêu cầu được giải thích. Duval đáp rằng Pháp không bàn chuyện tiền nong với người Ả Rập. Viên thống đốc tát vào mặt Duval bằng cái …. vợt đập ruồi. Thật là sỉ.nhục cho danh dự người Pháp! L’Affaire de Mouche-Swatter [“vấn đề vợt đập ruồi”] xuất hiện trên mặt báo nhưng không ai cười nổi. Hai bên sỉ nhục nhau và căng thẳng leo thang. Tình cờ, lúc đó ở Pháp hai phe bảo hoàng và cấp tiến đang đấu đá nhau. Phe bảo hoàng đang nắm giữ quyền lực nhìn thấy lợi thế chính trị trong nước trong một cuộc phiêu lưu quân sự thành công chớp nhoáng. Napoleon đã cho thấy có thể đánh bại người Ả Rập dễ dàng như thế nào ở Ai Cập, và vì vậy,  vào năm 1830, Pháp xâm lược Algeria. 

Cuộc phiêu lưu chứng tỏ nhanh chóng và thắng lợi như người Pháp có thể mong đợi.  Thống đốc chuồn đến Naples, bỏ lại của cải sau lưng và xứ sở không ai lãnh đạo. Pháp hốt khoảng 100 triệu quan Pháp ra khỏi Algeria,  phân nửa số đó sung vào quốc khố Pháp. Phần còn lại biến mất vào túi các binh sĩ và sĩ quan đi xâm lược.

Không có chính quyền, Algeria là một khoảng trống quyền lực và bạn biết thiên nhiên kinh sợ khoảng trống như thế nào. Thay vì dựng lên một chính phủ ủy nhiệm hoặc  bù nhìn, Pháp quyết định cơ cấu Algeria vào trong khung sườn quốc gia của mình như ba tỉnh mới. Nói cách khác, người Pháp coi Algeria không như một thuộc địa mà như một bộ phận của nước Pháp.  Một công ty “chứng khoán liên hợp” được dựng lên để bán đất cho công dân Pháp muốn di dân sang các tỉnh mới này và giúp “phát triển” chúng.

Thậm chí ở Algeria,  mà người Pháp trắng trợn xâm lược, những người nước ngoài tràn vào như những di dân lại không chiến đấu cùng với dân bản xứ. Họ chỉ mua hết 80 phần trăm đất đai, công bằng và thẳng thắn, và thành lập một nền kinh tế mới toàn bộ, không cạnh tranh với nền kinh tế bản địa, đúng ra là phớt lờ nó. Những người Ả Rập ở Algeria vẫn được tự do trồng trọt những gì mình muốn trên bất cứ mảnh đất nào họ giữ lại, chuyên chở sản phẩm trồng được đến các cảng Algeria nếu họ có tiền chuyên chở, và bán sản phẩm của mình tại thị trường thế giới nếu tìm được người mua, điều họ không thể. Hoặc nếu họ thích, họ có thể để lại đất đai và chuyển đến thành phố sống và làm ăn, nếu họ có vốn – mà họ không có – và nếu họ có thể xin được giấy phép kinh doanh của các viên chức Pháp, mà do nhiều lý do đúng đắn và hợp pháp, họ thường không thể nhận được.

Vì thế người Ả Rập ở Algeria cuối cùng phải mua bán lẫn nhau theo kiểu truyền thống xưa trong khi phần lớn sản lượng đất nước, bị thu hút vào thị trường Âu châu và thế giới, được kinh doanh theo các cách hiện đại, hợp lý hóa, siêu sản xuất.

Nếu có người Algeria nào được hỏi y chống đối hay ủng hộ việc bán 80 phần trăm xứ sở cho người Pháp , chắc chắn y nói mình chống đối chuyện đó. Nếu có ai từng đối mặt với quyết định đó, y gần như chắc chắn quyết định không. Nhưng không ai từng có cơ hội quyết định liệu có nên bán đứt 80 phần trăm xứ sở. Mỗi điền chủ nào bán tài sản mình cho “người Pháp” chỉ là đang quyết định liệu có nên bán mảnh đất mình cho người mua duy nhất này hay không mà thôi. Điều hoàn toàn có thể xảy ra là chống đối việc bán 80 phần trăm xứ sở cho người nước ngoài trong khi vẫn thấy có lý do thuyết phục để bán một mảnh đất đặc biệt của xứ sở cho một người nước ngoài đặc biệt.

Trong thế kỷ sau, cộng đồng Pháp ở Algeria tăng dân số lên 700 ngàn công dân Pháp. Họ sở hữu hầu hết đất đai và xem mình như người Algeria bản địa, vì họ sinh ra trên đất Algeria và hầu hết có phụ huynh cũng sinh ra ở đó. Bất tiện thay, khoảng 5 triệu người Ả Rập cũng đang sinh sống ở đó và không ai có thể dò ra mình đến từ đâu và mình đang làm gì ở đó. Họ dường như không có nghề ngỗng gì, và dù sống lay lắt bằng nghề gì, thì nghề đó gần như hoàn toàn tách biệt với kế sinh nhai của người Algeria gốc Pháp. 

Khoảng năm 1850, người Âu kiểm soát mọi phần của thế giới  đã từng được gọi là Dar al-Islam. Họ sống trong các xứ sở này như một tầng lớp cao cấp, họ cai trị chúng một cách trực tiếp hoặc quyết định ai sẽ cai trị, họ kiểm soát tài nguyên, họ ban hành chính sách, và họ hạn chế cuộc sống thường nhật của dân chúng. Tại những nơi như Ai Cập,  Iran,  và Ấn Độ, có các câu lạc bộ mà dân bản địa không được bước vào bởi vì họ là người Ai Cập,  Iran,  hay Ấn Độ. Người Âu đã đạt được sự thống trị này mà không cần tiến hành trận đánh lớn nào hoặc trận tấn công đại quy mô nào. Thậm chí người Âu hiếm khi biết đã từng có cuộc chiến xảy ra và họ đã thắng. Nhưng người Hồi thì nhận ra, bởi vì phớt lờ một tảng đá khi bạn đứng bên trên nó thì dễ hơn khi bạn nằm bên dưới nó.

Video liên quan

Chủ Đề