Nguyên nhân chủ quan ngân hàng

- Duy trì Không vay nữa

b] Các nguyên nhân chủ quan về phía Ngân hàng

- Về chính sách tín dụng: Cơ cấu cho vay đối tượng tư nhân, cá thể, hộ gia đình chiếm tỷ trọng cao. Việc đầu tư tín dụng cho sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp sẽ làm cho Ngân hàng gặp rủi ro khi có thiên tai, dịch bệnh xảy ra hoặc giá cả sản phấm nông nghiệp biến động. Nhưng đây là nhiệm vụ chính trị của NHNo nên vẫn phải đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp trong khi đó các NHTMCP hầu như không cho vay lĩnh vực này vì đầu tư nhỏ lẻ, chi phí cao, nhiều rủi ro.

- Cơ chế quản lý chưa hoàn thiện: Trong quá trình thẩm định khách hàng, Ngân hàng thường thiếu nguồn cung cấp thông tin và các chuẩn mực so sánh để có thể quyết định đúng. Mặc dầu trong thời gian qua, chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp thành phố Thái Nguyên đã từng bước dần hiện đại hoá công nghệ Ngân hàng, nhưng mới chỉ thực sự hiệu quả trong hoạt động thanh toán chứ trong lĩnh vực tín dụng vẫn còn nhiều hạn chế. Cán bộ tín dụng muốn tìm kiếm thông tin về khách hàng về hộ vẫn chủ yếu dựa vào khả năng,

kinh nghiệm, và nhờ vào chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể để thu thập. Chi nhánh vẫn chưa có kho dữ liệu thông tin về khách hàng là hộ sản xuất, cá nhân để cán bộ tín dụng dễ dàng; nhanh chóng tìm hiểu được thông tin toàn diện của khách hàng.

- Quy trình cho vay chưa được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc. Trong quy trình tín dụng, công tác thẩm định đóng vai trò quan trọng, nó quyết định rất lớn đến việc mở rộng hay thu hẹp thị phần tín dụng cũng như chất lượng tín dụng bởi vì mục đích cũng như yêu cầu của Ngân hàng khi cho vay ra là phải thu hồi đầy đủ gốc và lãi, khi đó hoạt động tín dụng mới được đảm bảo và Ngân hàng có vốn để tiếp tục mở rộng thị phần tín dụng.

Thực tế tại chi nhánh trong những năm qua công tác thẩm định khách hàng, các dự án, phương án vay vốn chưa được xem xét kỹ càng. Phương án, dự án được lập còn mang nặng hình thức, thẩm định khách hàng nhiều khi mang tính chủ quan nên đánh giá khách hàng chưa chính xác. Khi xem xét khả năng trả nợ của khách hàng thì chỉ chú trọng đến nguồn trả nợ chính thức, tức là khả năng sinh lời của phương án xin vay vốn mà ít xem xét đến nguồn trả nợ khác của khách hàng.

Trong quá trình khách hàng sử dụng vốn vay công tác kiểm tra sau còn mang nặng hình thức, đối phó, vì vậy có trường hợp khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích nhưng không phát hiện được, dẫn đến quá hạn nhưng không có biện pháp xử lý kịp thời.

- Số lượng cán bộ chuyên môn tuy có trình độ đại học, có kinh nghiệm trong công tác và đặc biệt là đều có đào tạo chuyên ngành Ngân hàng, nhưng trình độ ngoại ngữ yếu, còn hạn chế trong tiếp cận với công nghệ và nghiệp vụ mới nên khó đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Đội ngũ cán bộ nhân viên làm việc có hiệu quả chưa cao, chưa có tính sáng tạo, vẫn mang tính cầu toàn, chủ quan, chưa nỗ lực hết mình trong công việc. Điều này thường chỉ tồn tại trong nền kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp vốn đã lạc hậu không còn phù hợp với nền kinh tế thị trường cạnh tranh cao.

- Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ chưa được thực hiện thường xuyên, khi thực hiện vẫn còn tình trạng nể nang; chưa kịp thời phát hiện những sai sót trong quy trình nghiệp vụ, chưa dự báo được tình hình để có biện pháp ngăn chặn kịp thời.

- Hoạt động Maketing của chi nhánh mới được chú ý trong thời gian gân đây, nhưng chủ yếu tập trung vào mảng huy động vốn. Chưa có chiến lược nghiên cứu, tìm hiểu về khách hàng vay vốn để có thể nắm bắt được nhu cầu của khách hàng để có chiến lược khách hàng phù hợp.

Chương 4

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG HỘ SXKD TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

4.1. Định hướng và mục tiêu phát triển của NHNo&PTNT thành phốThái Nguyên trong thời gian tới Thái Nguyên trong thời gian tới

Mặc dù trong thời gian qua tình hình kinh tế trong nước chịu tác động mạnh của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu diễn ra năm 2008, nhưng hiện nay nền kinh kế đã khôi phục và dần ổn định. Trong thời gian tới, nền kinh tế nước ta đang trong quá trình hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới sẽ mở ra cho chúng ta rất nhiều cơ hội lớn nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều khó khăn, thách thực chúng ta phải đối mặt, nhất là trong lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng.

Hệ thống Ngân hàng thương mại sẽ gặp phải sự canh tranh ngày càng gay gắt hơn không chỉ cạnh tranh giữa các Ngân hàng trong nước được thành lập ngày càng nhiều mà đặc biệt là phải cạnh tranh với các Ngân hàng liên doanh, các Ngân hàng quốc tế và khu vực, các tập đoàn tài chính mạnh của thế giới với trình độ khoa học công nghệ hiện đại, trình độ chuyên môn cao. Đây là một thách thức lớn cho các Ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và đối với Ngân hàng nông nghiệp nói riêng. Để tồn tại và phát triển tốt trên thị trường yêu cầu đặt ra là Ngân hàng nông nghiệp thành phố Thái Nguyên cần phải có những chiến lược kinh doanh riêng cho mình.

Trong thời gian tới, NHNo nói chung và Ngân hàng nông nghiệp thành phố Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên nói riêng cần định hướng hoạt động theo những nội dung sau:

- Với khách hàng truyền thống của NHNo là các cá nhân, hộ gia đình sản xuất nông nghiệp và các khách hàng là các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh sản xuất nông lâm nghiệp cần phải duy trì và phát triển, đây là một trong nhưng lợi thế của NHNo mà các Ngân hàng khác chưa có được.

- Trên cơ sở giữ vững khách hàng truyền thống, Chi nhánh cần phải không ngừng mở rộng thị trường, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn và cho vay.

- Mở rộng thị trường hoạt động bằng việc thành lập thêm từ 2 đến 3 phòng giao dịch ở phía Tây và Bắc của TP.

- Tổng nguồn vốn: tổng nguồn vốn năm 2013 phấn đấu tăng 20% so với năm 2012, trong đó nguồn vốn huy động từ khách hàng dân cư chiếm tỷ trọng khoảng 55-60%.

- Tổng dư nợ đầu tư tăng trưởng ước bình quân hàng năm đạt trên 15%. - Tăng trưởng số hộ vay vốn SXKD từ 30- 40 %.

- Tỷ lệ nợ xấu dưới 2%/tổng dư nợ.

- Lợi nhuận năm sau tăng từ 20% - 25% so với năm trước.

- Tài chính: Phấn đấu đạt kế hoạch tài chính NHNo&PTNT tỉnh Thái Nguyên và NHNo&PTNT Việt Nam giao, đảm bảo đủ lương năm sau cao hơn năm trước theo mức tối đa được chi.

- Tiếp tục phát triển đổi mới hiện đại công nghệ thông tin Ngân hàng. - Tăng trưởng thêm nguồn vốn ổn định đáp ứng nhu cầu cho vay đối với nền kinh tế nói chung, đặc biệt là nguồn vốn cho phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân, các nguồn vốn dự án có lãi suất ưu đãi.

4.2. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng hộ SXKD tại NHNo&PTNTthành phố Thái Nguyên thành phố Thái Nguyên

Nâng cao chất lượng tín dụng hộ SXKD là một yếu tố hết sức quan trọng, quyết định đến sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng thương mại. Việc mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng hộ SXKD nhằm tăng thu nhập, tối ưu hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro là mục tiêu chung cho các Ngân hàng thương mại kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh tín dụng rất phức tạp, sự vận động của vốn tín dụng chịu sự tác động của nhiều yếu tổ khác nhau và gắn liền với sự thăng trầm của nền kinh

tế. Để đứng vững trong nền kinh tế thị trường, chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp thành phố Thái Nguyên cần phải thường xuyên quan tâm đến hoạt động tín dụng hộ SXKD, từ đó tìm ra các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng hộ SXKD để giảm thấp nợ quá hạn, hạn chế rủi ro, tăng nhanh vòng vay vốn tín dụng, nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình kinh doanh. Đối với chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp thành phố Thái Nguyên để nâng cao chất lượng tín dụng hộ SXKD cần tiến hành một số giải pháp như sau:

Chủ Đề