Nguyên nhân hen suyễn

Ảnh minh họa

          Hen suyễn còn gọi là bệnh viêm niêm mạc phế quản mạn tính đặc trưng bởi tình trạng tắc nghẽn đường thở do phù nề niêm mạc phế quản, tăng tiết đờm dãi và co thắt cơ trơn phế quản đặc biệt xảy ra khi gặp các tác nhân kích thích trực tiếp hoặc gián tiếp gây triệu chứng ho, nặng ngực, khó thở và khò khè.

Triệu chứng hen suyễn thường gặp

Mỗi người có các triệu chứng hen suyễn khác nhau. Biểu hiện của hen suyễn khác lâm sàng nên dễ gây nhầm lẫn với bệnh về phổi khác như giãn phế quản, lao, COPD… Người bệnh có thể khởi phát cơn hen suyễn không thường xuyên, chỉ có triệu chứng vào những thời điểm nhất định hoặc khi tiếp xúc với các dị nguyên. Dứt cơn hen, người bệnh có thể trở lại trạng thái bình thường.

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh hen suyễn bao gồm:

Cơn hen là một trong những dấu hiệu bị hen suyễn điển hình của bệnh hen phế quản. Cơn hen điển hình gồm: Khó thở cơn chậm, có tiếng cò cử, thường xảy ra ban đêm hoặc khi thay đổi thời tiết. Một số triệu chứng báo hiệu bệnh như hắt hơi, sổ mũi, tức ngực, ho khan, thở ra, cơn nặng hơn phải ngồi chống tay, há miệng thở, cơn có thể kịch phát hoặc liên tục. Gần hết cơn khó thở giảm dần và ho khạc đờm trong, dính quánh.
Các triệu chứng không điển hình bao gồm:

  • Ho dai dẳng, tăng về đêm
  • Khó thở
  • Tức ngực hoặc nặng ngực
  • Thở ra khò khè, là dấu hiệu phổ biến của bệnh hen ở trẻ
  • Khó thở gây khó ngủ, ho hoặc thở khò khè
  • Các cơn ho hoặc thở khò khè trở nên tồi tệ hơn do vi rút đường hô hấp, chẳng hạn như cảm lạnh hoặc cảm cúm.

Các dấu hiệu cho thấy bệnh hen suyễn có thể đang trở nên tồi tệ hơn:

  • Các biểu hiện bệnh hen suyễn lặp lại thường xuyên và khó chịu hơn.
  • Tăng khó thở, khi được đo bằng thiết bị được sử dụng để kiểm tra phổi đang hoạt động [máy đo lưu lượng đỉnh].
  • Nhu cầu sử dụng cắt cơn thường xuyên hơn.

Đối với một số người, các dấu hiệu và triệu chứng hen suyễn bùng phát trong một số tình huống nhất định:

  • Bệnh hen suyễn do gắng sức thường gặp khi tập thể dục, thể thao, có thể nặng hơn khi không khí lạnh và khô.
  • Bệnh hen suyễn nghề nghiệp gây ra do chất kích thích tại nơi làm việc như khí hoặc bụi, các hóa chất gây ra.
  • Bệnh hen do dị ứng, kích hoạt các chất trong không khí như phấn hoa, chất thải của gián, bào tử nấm mốc, hoặc các mảnh da và nước bọt khô do vật nuôi tiết ra [lông thú cưng].

Những đối tượng dễ mắc bệnh hen suyễn

Trước khi tìm hiểu nguyên nhân bị hen suyễn hay khi lên cơn hen suyễn hoặc bị hen suyễn khó thở nên làm gì, chúng ta cần nắm rõ đâu là những người dễ bị hen suyễn tấn công. Hen là bệnh lý phổ biến, bệnh xuất hiện ở cả trẻ em và người lớn. Đặc biệt một số đối tượng có nguy cơ cao dễ mắc bệnh bao gồm:

  • Người có cơ địa dị ứng;
  • Trẻ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp tái phát nhiều lần;
  • Trẻ có bố mẹ mắc suyễn;
  • Người bị ảnh hưởng bởi môi trường ô nhiễm như hóa chất, khói bụi, khói thuốc lá;
  • Người thừa cân, béo phì;
  • Người có tiền sử mắc bệnh dị ứng về da, hô hấp…

Nguyên nhân gây hen suyễn

Có rất nhiều tác nhân khởi phát cơn hen phế quản: Cơn hen suyễn có thể xảy ra khi người bệnh tiếp xúc với “dị nguyên”. Một số các tác nhân phổ biến như:

- Khói thuốc lá

- Mạt bụi

- Ô nhiễm không khí

- Dị ứng với gián

- Thú nuôi

- Nấm mốc

- Khói do đốt gỗ hoặc cỏ

- Nhiễm trùng do cảm cúm, cảm lạnh, siêu vi hợp bào hô hấp… đều có thể gây suyễn. Viêm xoang, dị ứng, hít phải hóa học và bị trào ngược axit cũng là nguyên nhân gây bệnh.

- Đốt nhang, nến gây ra hạt vô cơ, ảnh hưởng đến việc kiểm soát triệu chứng hen suyễn.

- Hít không khí lạnh và khô, sử dụng một số loại thuốc như aspirin, thực phẩm, gia vị và hương thơm có thể gây bệnh.

- Trào ngược dạ dày thực quản.

- Cảm xúc mạnh như lo lắng, cười, buồn hoặc stress.

- Chất bảo quản thực phẩm [sulfite] được tìm thấy trong tôm, dưa chua, bia và rượu, trái cây khô và nước chanh đóng chai,…

Gia Hân [t/h]

Chủ Đề