Nguyễn nhân khiến Nguyễn Ái Quốc rời bến Nhà Rồng đi tìm đường cứu nước




Bến cảng Nhà Rồng, nơi Bác Hồ rời Tổ quốc ra đi tìm đường cứu nước.

1. Hành trình ra đi tìm đường cứu nước

Ngày2 tháng 6năm1911, Nguyễn Tất Thành đến Cảng Nhà Rồng xin làm việc ở tàu Đô đốc Latusơ Tơrêvin của hãng vận tải Hợp nhất [Compagnie des Chargeurs réunis]. Ngày 3 tháng 6 năm 1911, anh được giới thiệu và nhận vào làm phụ bếp trên tàu Đô đốc Latusơ Tơrêvin, nhận thẻ nhân viên của tàu với tên mới là Văn Ba. Ngày 5 tháng 6 năm 1911, từ Bến Nhà Rồng, với tên Văn Ba trong công việc là người phụ bếp chính thức lên đường sang Pháp. Không khoác áo thân sĩ, ra đi trong tư cách một người lao động, khởi nghiệp với đôi bàn tay trắng, nhưng lại có một ý chí mãnh liệt, một nghị lực phi thường, một mình với cuộc hành trình 30 năm đi tìm con đường cứu nước, giải phóng dân tộc.

2.Bước chuyển từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác - Lê nin

Từ bến cảng Nhà Rồng, Nguyễn Tất Thành đã đi qua Singapore, Colombo, vượt Hồng hải, qua Suez Pháp. Vòng quanh châu Âu, châu Phi, châu Mỹ, châu Á qua các nước Bồ đào nha, Tây Ban nha, Algerie, Tunisie, cửa biển Đông Phi, qua Cong go, Dahomey, Guinée, Sénégal, vượt Đại Tây dương đến Hoa Kỳ, xuống Nam Mỹ, tới Arhentina…Tiếp đó, trở lại Anh, đến Pháp qua Đức, tới Liên xô, Trung Quốc, sang Thái Lan… tất cả hành trình hơn 30 nước.

Là người dân thuộc địa, ra nước ngoài hòa mình vào cuộc sống lao động và đấu tranh của vô sản ở chính quốc, có gần 10 năm bôn ba khảo sát thuộc địa của đế quốc Anh, Pháp, Đức nên Người hiểu biết về bản chất chung và màu sắc riêng của mỗi nước đế quốc. Nhờ vốn hiểu biết thực tế đó, cùng với tư duy độc lập, tự chủ, đã giúp Người không rơi vào các khuynh hướng cơ hội, nhưng cũng không đễ dàng chấp nhận một cách giáo điều, những công thức lý luận không phù hợp với thực tế các nước thuộc địa, nhất là các nước phương Đông.

Cuối năm 1917 Nguyễn Tất Thành từ Anh trở lại Pháp vào lúc cuộc cách mạng tháng Mười Nga nổ ra và giành được thắng lợi, mở ra cho con đường giải phóng dân tộc, giành độc lập cho loài người. Nǎm 1919 tại Hội nghị hòa bình Véc-xây [Versailles] Pháp, thay mặt những người Việt Nam yêu nước, dưới ký tên Nguyễn Ái Quốc [tên mới của Nguyễn Tất Thành] đã gửi “Bản Yêu sách Tám điểm” đòi quyền bình đẳng về pháp lý và quyền tự do, dân chủ tối thiểu cho Nhân dân Việt Nam. Cuối năm 1919, Nguyễn Ái Quốc tham gia Đảng Xã hội Pháp, một chính đảng duy nhất ở Pháp, tỏ ý quan tâm đến số phận các dân tộc thuộc địa và trở thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.

Tháng 7 nǎm 1920 qua báo Nhân đạo [L'Humanité- Pháp], Nguyễn Ái Quốc đọc được tác phẩm “Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của V.I Lê nin. Nhờ đó, Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy ánh sáng cho con đường giải phóng dân tộc mình trong sự nghiệp giải phóng tất cả các dân tộc bị áp bức. Người đã bỏ phiếu tán thành Quốc tế Cộng sản [Quốc tế III]. Đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc: từ chủ nghã yêu nước đến chủ nghĩa Mác-Lênin, từ người yêu nước thành người cộng sản.

3. Quá trình hoạt động thực tiễn, lý luận, cụ thể hóa và vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin vào thực tiễn các dân tộc

Trong quá trình tìm đường cứu nước Nguyễn Ái Quốc đã đi qua các châu lục, khảo sát nhiều nước thuộc địa và những nước tư bản thời bấy giờ. Người đã tham gia nhiều hoạt động thực tiễn và lý luận rất sôi nổi như: tham gia Ban Nghiên cứu thuộc địa của Đảng Cộng sản Pháp, tham gia sáng lập Hội Liên hiệp thuộc địa, viết bài và tham gia xuất bản báo [tờ Le Paria], viết bài tuyên truyền chủ nghĩa Mác – Lê nin về Việt Nam và các nước thuộc địa. Người đã tiếp xúc nhiều nhà tư tưởng nhưng tất cả chưa mang lại lời giải cho cách mạng Việt Nam, chỉ có Lê nin và Quốc tế III là ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc, giải phóng thuộc địa, nên trong tác phẩm Đường Kách mệnh Người chỉ rõ:bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Mac-Lê nin. Trong tác phẩm Đường Kách mệnh khẳng định cách mạng giải phóng dân tộc của Việt Nam phải đi theo con đường cách mạng Nga, tức là phải đặt nó trong quỹ đạo cách mạng vô sản. Con đường cách mạng Việt Nam phải trải qua hai giai đoạn: dân tộc cách mệnh và thế giới cách mệnh. Đường Kách mệnh đã đặt cơ sở cho sự hình thành đường lối cứu nước, giải phóng dân tộc của cách mạng Việt nam theo đường lối cách mạng vô sản; đánh dấu sự chấm dứt cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước từ cuối thế kỷ XIX cho đến những năm 20 của thế kỷ XX. Chính cương, Sách lượt vắn tắt và các văn kiện hợp nhất thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, do Nguyễn Ái Quốc thảo ra, đã đánh dấu sự hình thành cơ bản tư tưởng của Người về con đường cách mạng Việt Nam, trở thành Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam, nguồn gốc tạo nên mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

4. Trở về Tổ quốc lãnh đạo Cách mạng Tháng Tám thành công mở ra một kỷ nguyên mới cho lịch sử dân tộc Việt Nam

Sau khi tìm ra con đường cứu nước, giải phóng dân tộc đúng đắn, ngày 28/01/1941Nguyễn Ái Quốc đã vượt qua biên giới Việt – Trung, đặt chân lên mãnh đất địa đầu Tổ quốc. Người chủ trì Hội nghị Trung ương 8 [5/1941] Đảng ta chuyển hướng chỉ đạo chiến lược và sách lược, xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa lợi ích dân tộc và lợi ích giai cấp. Hội nghị chỉ rõ “sau khi đánh đuổi được Pháp – Nhật sẽ thành lập một nước Việt Nam dân chủ mới...”. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã làm nên cuộc tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 thành công. Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Người đã long trọng đọc bản Tuyên gôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa [nay là Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam]. Mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc, kỷ nguyên Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Dân tộc Việt Nam từ thân phận nô lệ đã vươn lên làm chủ vận mệnh của mình.

5. Ý nghĩa lịch sử và giá trị thời đại của Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước

- Ra đi tìm đường cứu nước, đến với chủ nghĩa Mác- Lênin, Người đã đặt nền móng cho lý luận cách mạng Việt Nam trong thời đại mới: Chấm dứt khủng hoảng về đường lối cứu nước. Tìm thấy đường lối phát triển đúng đắn cho dân tộc, phù hợp với tiến bộ của nhân loại và xu thế của thời đại. Hồ chí Minh đã đem ánh sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin soi đường cho phong trào yêu nước, chủ ngĩa yêu nước truyền thống của Việt Nam vươn lên tầm thời đại. Trở thành biểu tượng sáng ngời trong hai cuộc kháng chiến lừng lẫy của dân tộc chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, trong công cuộc kiến thiết và phát triển đất nước theo con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.

- Quá trình ra đi tìm đường cứu nước đã hình thành chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh: Đó là sự tổng hòa của tư tưởng yêu nước Việt Nam chân chính; truyền thống, tinh hoa văn hóa dân tộc ta với hệ tư tưởng tiên tiến giai cấp công nhân mà chủ nghĩa Mác – Lênin là đại diện cốt yếu là tự do cho đồng bào, độc lập cho Tổ quốc.

- Tìm ra con đường cứu nước chính là nguồn cội, nền tảng đem lại những thành tựu vĩ đại trong lịch sử dân tộc ta: Hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ, với thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945; Chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu năm 1954; Chiến thắng 30/4/1975 giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất Tổ quốc, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của công cuộc 35 năm đổi mới, đất nước ta chưa bao giờ có một “cơ đồ, tiềm lực, uy tín và vị thế trên thế giới” như ngày hôm nay.

Hướng đến kỷ niệm 110 năm [05/6/1911- 05/6/2021], ngày ra đi tìm đường cứu nước của Người thanh niên Nguyễn Tất Thành, từ chuyến đi lịch sử Người đã tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam. Dù Người đã đi xa, nhưng Đảng ta, dân tộc ta nguyện sẽ mãi mãi học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người, xây dựng thành công Nước Cộng hòa xã hội chủ nghiã Việt Nam với mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh./.


Ngày 5-6-1911, từ Bến Nhà Rồng [ảnh], Nguyễn Tất Thành đã rời Tổ quốc, bắt đầu cuộc hành trình tìm con đường giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước. Nguồn: Tư liệu/TTXVN
Ngày 5-6-1911, tại cảng Sài Gòn, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành [Chủ tịch Hồ Chí Minh] quyết tâm ra đi trên con tàu Đô đốc Latouche-Tréville để thực hiện hoài bão giải phóng nước nhà khỏi ách nô lệ của thực dân, đế quốc. Ảnh: Tư liệu/TTXVN
Khách sạn Omni Parker ở thành phố Boston, Mỹ. Tại khách sạn này, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành làm phụ bếp trong những năm 1912-1913. Ảnh: Tư liệu/TTXVN
Chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành làm phụ bếp ở khách sạn Carlton tại nước Anh, năm 1913. Ảnh: Tư liệu/TTXVN
Khách sạn Carlton ở London [Anh], nơi người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành làm việc trong thời gian sống ở nước Anh năm 1914. Ảnh: Tư liệu/TTXVN
Sau một hành trình đầy gian khổ qua nhiều nước như Pháp, Anh, Mỹ… Nguyễn Ái Quốc quay trở lại nước Pháp vào năm 1917 và ở tại ngôi nhà số 6 Villa des Gobelins [quận 13, Paris]. Tại đây, Người đã tham gia thành lập Hội những người An Nam yêu nước và trở thành nòng cốt của Hội với tên gọi Nguyễn Ái Quốc. Thời gian này tại Paris cũng là lúc Bác Hồ soạn thảo "Bản yêu sách 8 điểm" của nhân dân An Nam gửi tới lãnh đạo các cường quốc dự Hội nghị Versailles năm 1919. Ảnh: Tư liệu/TTXVN
Thẻ căn cước của Nguyễn Ái Quốc ở Paris [Pháp] năm 1919. Ảnh: Tư liệu/TTXVN
Tháng 7-1920, đồng chí Nguyễn Ái Quốc [tên của Bác Hồ thời gian hoạt động ở Pháp] đã đọc bản “Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của V.I.Lenin đăng trên báo L’Humanité [Nhân đạo] của Đảng Xã hội Pháp. Qua Luận cương, Người đã tìm thấy con đường giải phóng dân tộc đúng đắn. Trong ảnh: Ngôi nhà số 9, ngõ Công Poanh [Compoint], nơi ở của Nguyễn Ái Quốc tại Paris trong thời gian hoạt động ở Pháp. Ảnh: Tư liệu/TTXVN
Năm 1921, để tập hợp các lực lượng cùng chí hướng, Nguyễn Ái Quốc cùng một số đồng chí châu Á có mặt ở Paris sáng lập Hội Liên hiệp thuộc địa. Hội ra tờ báo 'Người cùng khổ' làm cơ quan ngôn luận của Hội. Nguyễn Ái Quốc vừa là chủ bút, vừa là phóng viên, vừa là người biên tập chính. Báo 'Người cùng khổ,' cơ quan ngôn luận của vô sản thuộc địa do Người sáng lập, làm chủ bút kiêm chủ nhiệm, phát hành trong những năm 1922 đến năm 1924, từ Paris kêu gọi và tổ chức các dân tộc bị áp bức vùng lên giải phóng. Ảnh: Tư liệu/TTXVN
Năm 1923, Nguyễn Ái Quốc tới Moskva [Nga] để tham gia các hoạt động của Quốc tế Cộng sản. Người sống và làm việc từ cuối năm 1923 đến đầu năm 1924 tại khách sạn Lux - số 10 phố Tverskaya. Khách sạn Lux lúc này là nơi được dành riêng cho cán bộ, lãnh tụ giai cấp công nhân từ khắp nơi đến với Quốc tế Cộng sản. Ảnh: Tư liệu/TTXVN
Nguyễn Ái Quốc với nhân dân Moskva [Nga] trên đồi Chim Sẻ, trong thời gian tham dự Đại hội lần thứ V Quốc tế cộng sản [17-6/8-7-1924]. Ảnh: Tư liệu/TTXVN
Đồng chí Nguyễn Ái Quốc phát biểu tại Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ 5, họp từ 17-6 /8-7-1924 ở Moskva, với tư cách là đại biểu của Bộ thuộc địa Đảng Cộng sản Pháp. Ảnh: Tư liệu/TTXVN
Thẻ đại biểu cấp cho Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội lần thứ V Quốc tế cộng sản tại Moskva [Nga], diễn ra từ ngày 17-6/8-7-1924. Ảnh: Tư liệu/TTXVN
Đồng chí Nguyễn Ái Quốc [người đầu tiên bên trái hàng ngồi] chụp ảnh với một số đại biểu tham dự Đại hội lần thứ V Quốc tế cộng sản của tại Moskva, Nga từ 17-6/8-7-1924. Ảnh: Tư liệu/TTXVN
Thẻ đại biểu tư vấn cấp cho Nguyễn Ái Quốc để tham dự Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản, tổ chức tại Moskva, Nga, từ ngày 17-6 đến ngày 8-7-1924. Ảnh: Tư liệu/TTXVN
Tháng 6-1925, tại Quảng Châu [Trung Quốc], Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, mở lớp Huấn luyện chính trị, ra Báo Thanh niên, truyền giảng cho đội ngũ cán bộ cốt cán đầu tiên của Việt Nam những nội dung cơ bản của học thuyết Marx - Lenin, để chuẩn bị cho sự ra đời một chính Đảng vô sản kiểu mới ở Việt Nam. Trong ảnh: Ngôi nhà số 13/1, nay là số 248-250, đường Văn Minh, thành phố Quảng Châu, Trung Quốc, trụ sở của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, nơi Nguyễn Ái Quốc mở các lớp huấn luyện đào tạo cán bộ cho cách mạng Việt Nam từ năm 1925 - 1927. Ảnh: Tư liệu/TTXVN
Sách "Bản án chế độ thực dân Pháp" của Nguyễn Ái Quốc viết bằng tiếng Pháp trong khoảng những năm 1921 - 1925, đăng tải lần đầu tiên tại Paris [Pháp] trên Báo Imprékor của Quốc tế Cộng sản. Ảnh: Tư liệu/TTXVN
Năm 1924, đồng chí Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu, Trung Quốc và thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên [tháng 6-1925], mở lớp Huấn luyện chính trị, ra Báo Thanh niên, truyền giảng cho đội ngũ cán bộ cốt cán đầu tiên của Việt Nam những nội dung cơ bản của học thuyết Marx - Lenin, để chuẩn bị cho sự ra đời một chính Đảng vô sản kiểu mới ở Việt Nam. Trong ảnh: Cuốn “Đường Kách mệnh” tập hợp những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh giảng tại lớp Huấn luyện chính trị các thanh niên yêu nước Việt Nam trong những năm 1925-1927. Ảnh: Tư liệu/TTXVN
Năm 1924, đồng chí Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu, Trung Quốc và thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên [tháng 6/1925], mở lớp Huấn luyện chính trị, ra Báo Thanh niên, truyền giảng cho đội ngũ cán bộ cốt cán đầu tiên của Việt Nam những nội dung cơ bản của học thuyết Marx - Lenin, để chuẩn bị cho sự ra đời một chính Đảng vô sản kiểu mới ở Việt Nam. Trong ảnh: Cuốn “Đường Kách mệnh” tập hợp những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh giảng tại lớp Huấn luyện chính trị các thanh niên yêu nước Việt Nam trong những năm 1925-1927. Ảnh: Tư liệu/TTXVN
Bác Hồ [Thầu Chín] và các đồng chí tại Thái Lan năm 1928. Thầu Chín là bí danh của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc hoạt động ở Xiêm, nay là Vương quốc Thái Lan, trong thời gian 1928-1929. Thầu là tiếng Thái-Lào, để gọi người nhiều tuổi và biểu thị sự tôn kính. Ảnh: Tư liệu/TTXVN
Từ ngày 6-1 đến ngày 7-2-1930, dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Ái Quốc thay mặt cho Quốc tế Cộng sản, Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam họp ở bán đảo Cửu Long, thuộc Hong Kong [Trung Quốc]. Ảnh: Tư liệu/TTXVN
Ngục Victoria ở Hongkong, nơi giam giữ Nguyễn Ái Quốc [khi đó lấy tên là Tống Văn Sơ, ảnh phải] gần 20 tháng [từ ngày 6-6-1931 đến ngày 22-1-1933], trong thời gian Người hoạt động tại đây. Ảnh: Tư liệu/TTXVN
Tấm thẻ cấp cho Bác Hồ khi tham dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ VII, được tổ chức từ ngày 25-7 đến ngày 21-8-1935 tại Moskva [Liên Xô]. Khi ấy Bác có tên Lin. Ảnh: Tư liệu/TTXVN
Nhà của ông Hứa Gia Khởi, làng Nặm Quang [Trung Quốc], nơi Bác Hồ đã ở trong thời gian mở lớp huấn luyện chính trị cho các cán bộ Việt Nam [12-1940]. Ảnh: Tư liệu/TTXVN
Lán Khuổi Nậm ở Pác Bó, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, nơi họp Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ Tám [tháng 5-1941], quyết định đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu và thành lập Mặt trận Việt Minh. Ảnh: Tư liệu/TTXVN
Cao trào cách mạng giải phóng dân tộc [1939 - 1945] dưới sự lãnh đạo sáng suốt, kiên quyết của Đảng, đứng đầu là Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc cùng với sự đoàn kết hăng hái, chiến đấu ngoan cường và hy sinh to lớn của biết bao đảng viên cộng sản, chiến sĩ và đồng bào yêu nước đã kết thúc thắng lợi bằng cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945. Trong ảnh: Ngày 28-1-1941, Bác Hồ từ Trung Quốc về nước và ở tại Pác Bó [Cao Bằng], trực tiếp lãnh đạo cách mạng. Ảnh: Tư liệu/TTXVN
Cao trào cách mạng giải phóng dân tộc [1939 - 1945] dưới sự lãnh đạo sáng suốt, kiên quyết của Đảng, đứng đầu là Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc cùng với sự đoàn kết hăng hái, chiến đấu ngoan cường và hy sinh to lớn của biết bao đảng viên cộng sản, chiến sĩ và đồng bào yêu nước đã kết thúc thắng lợi bằng cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945. Trong ảnh: Cột mốc 108 - nơi Bác Hồ đặt chân về nước ngày 28-1-1941, trực tiếp lãnh đạo cách mạng. Ảnh: Tư liệu/TTXVN
Năm 1942, trên đường từ Pắc Bó đến Trùng Khánh để liên lạc với tổ chức chống phát xít Nhật quốc tế, Hồ Chí Minh bị nhà cầm quyền Quốc dân Đảng Trung Hoa bắt trái phép ở Quảng Tây. Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh viết “Nhật ký trong tù” từ ngày 29-8-1942 đến ngày 10-9-1943 trong thời gian Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt và giam giữ trong các nhà ngục của chúng. Ảnh: Tư liệu/TTXVN
Lán Nà Nưa [Tuyên Quang] - nơi Bác Hồ làm việc trong những ngày ở chiến khu Việt Bắc. Những văn kiện, chỉ thị, các chủ trương kế hoạch đều được Bác khởi thảo từ căn lán này. Tại đây, Bác Hồ đã triệu tập hội nghị cán bộ ngày 4-6-1945, quyết định thống nhất chiến khu thành Khu giải phóng, thống nhất các lực lượng vũ trang thành Quân giải phóng. Ảnh: Tư liệu/TTXVN
Quần chúng cách mạng và tự vệ chiến đấu chiếm Phủ Khâm sai [Bắc Bộ phủ], ngày 19-8-1945, đánh dấu mốc thành công của Cách mạng Tháng Tám, đánh đổ đế quốc, thực dân, giành độc lập dân tộc. Ảnh: Tư liệu/TTXVN.
Từ ngày 25 đến 30-12-1920, chàng thanh niên yêu nước Nguyễn Ái Quốc [tên của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời gian hoạt động cách mạng ở Pháp] tham dự Đại hội lần thứ 18 Đảng Xã hội Pháp ở thành phố Tours với tư cách đại biểu Đông Dương. Nguyễn Ái Quốc ủng hộ Luận cương của Lê-nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa; tán thành việc thành lập Đảng Cộng sản Pháp và trở thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, và cũng là người Cộng sản đầu tiên của dân tộc Việt Nam. Ảnh: Tư liệu/TTXVN
Ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình – Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc “Tuyên ngôn Độc lập”, tuyên bố sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ảnh: Tư liệu/TTXVN

TRẦN YẾN [sưu tầm]

Video liên quan

Chủ Đề