Nhà máy lọc dầu Dung Quất và Nghi Sơn

Your browser isn’t supported anymore. Update it to get the best YouTube experience and our latest features. Learn more

Remind me later

“Cầu cứu” Bộ Công Thương

NMLD Nghi Sơn có nguy cơ dừng hoạt động khiến một số doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu “đứng ngồi không yên”. Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam [Petrolimex] vừa gửi công văn khẩn cấp đến Bộ Công Thương về trường hợp bất thường trong việc đảm bảo nguồn cung cho thị trường nội địa Việt Nam.

Theo đó, hợp đồng 2022 của Petrolimex với PVNDB [đơn vị bao tiêu sản phẩm xăng dầu của NSRP] thì mỗi tháng Petrolimex sẽ nhập khoảng 235.000 - 265.000 m3 xăng dầu. Petrolimex “cảnh báo” nguy cơ thiếu nghiêm trọng nguồn cung xăng dầu cho thị trường nội địa do giảm, dừng hoạt động của NMLD Nghi Sơn.

“Việc NMLD Nghi Sơn đột nhiên dừng hoạt động, ngưng cung cấp xăng dầu mà không có lý do thỏa đáng là rất nghiêm trọng, không tuân thủ hợp đồng và thông lệ quốc tế. Điều này khiến Petrolimex không thể có giải pháp xử lý kịp thời, gây nên thiếu hụt nguồn hàng và tồn kho, không bảo đảm được thị phần, nhất là trong tình hình Tết Nguyên đán cận kề, nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trong nước đang tăng cao”, đại diện Petrolimex cho biết.

Petrolimex kiến nghị Bộ Công Thương có ý kiến đến Tập đoàn Dầu khí Việt Nam [PVN] và NMLD Dung Quất tăng công suất, tăng lượng cấp để bù đắp lượng thiếu hụt theo hợp đồng. Chỉ đạo thương nhân đầu mối cùng Petrolimex chia sẻ trách nhiệm, tăng cường bán ra, đáp ứng nhu cầu trong nước.

Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Cao Hoài Dương, Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Dầu Việt Nam [PVOil] cho biết, Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn chiếm khoảng 35% thị phần xăng dầu trong nước. Việc nhà máy có thể giảm công suất, ngừng hoạt động khiến các doanh nghiệp đầu mối phải gấp rút tính phương án dự phòng để đảm bảo nguồn cung trong nước.

NMLD Nghi Sơn nguy cơ dừng hoạt động

Theo ông Dương, với tình hình hiện nay, doanh nghiệp phải bổ sung nhập khẩu ngoài kế hoạch, vì đến nay, hai nhà máy lọc dầu Dung Quất và Nghi Sơn chỉ đáp ứng 70-80% nhu cầu cả nước.

Các doanh nghiệp hằng năm vẫn phải nhập khẩu 20-30% nhu cầu xăng dầu còn lại. Như với PVOil, tổng công ty có phương án gia tăng nhập khẩu đồng thời sẽ ký với Công ty Cổ phần Lọc hoá dầu Bình Sơn [BSR- đơn vị quản lý, vận hành NMLD Dung Quất] để tăng nguồn cung, bù cho phần thiếu hụt nếu Nghi Sơn dừng hoạt động.

“Tôi tin NMLD Bình Sơn sẽ không lợi dụng việc thiếu nguồn để tăng giá bán, bắt chẹt khách hàng khi thị trường thiếu nguồn cung. Có chăng một số nhà cung cấp nước ngoài sẽ lợi dụng việc này để tăng giá bán. Còn trước mắt, nếu Nghi Sơn dừng hoạt động, các doanh nghiệp đầu mối và PVOil sẽ còn nguồn dự trữ lưu thông phân phối 20 ngày để bù đắp thiếu hụt”, ông Dương nói.

Nhà máy Nghi Sơn mới vận hành từ 2018; nguồn cung của đơn vị này ít hơn so với nguồn cung của Nhà máy lọc dầu Dung Quất, đang cung ứng 40% nhu cầu thị trường.

Đại diện Bộ Công Thương cũng cho biết, Bộ đã yêu cầu Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn cầu báo cáo tiến độ, kế hoạch và tiến độ giao hàng các hợp đồng đã ký với những doanh nghiệp đầu mối. Đơn vị này cũng có kế hoạch phải đảm bảo nguồn cung, không để xảy ra chuyện ngừng sản xuất, vi phạm các hợp đồng đã ký.

Tăng công suất, đảm bảo nguồn cung xăng dầu

Ngày 27/1, BSR cho biết, đã tăng công suất vận hành của NMLD Dung Quất lên 103% bắt đầu từ ngày 26/1/2022 để đảm bảo cung ứng xăng dầu cho thị trường, phòng trường hợp các nguồn cung khác gặp khó khăn trong thời gian tới.

Ông Cao Tuấn Sĩ, Phó Giám đốc phụ trách sản xuất NMLD Dung Quất cho biết, BSR đã chuẩn bị đầy đủ nguồn lực để đảm bảo cho Nhà máy vận hành thông suốt, đáp ứng yêu cầu ở công suất cao trong dịp Tết. Trong dịp Tết, nhà máy có 600 chuyên gia, kỹ sư và công nhân luân phiên làm việc hai ca liên tục.

Ông Nguyễn Ngọc Dũng, Trưởng Ban Quản lý cảng biển cho biết, trong những ngày Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, BSR sẽ nhập 2 chuyến dầu thô. Khối lượng mỗi chuyến trung bình khoảng 85 - 90 nghìn tấn nhằm đảm bảo nguyên liệu cho NMLD Dung Quất vận hành.

“Việc tăng công suất là sự nỗ lực rất lớn của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và BSR trong việc tìm kiếm, thu xếp nguồn dầu thô đầu vào để đảm bảo duy trì vận hành nhà máy ở công suất cao”, đại diện BSR nói.

Công ty Lọc hóa dầu Nghi Sơn đóng thuế rất lớn cho Thanh Hóa

Trong 6 tháng đầu năm 2021, Cục Hải quan Thanh Hóa thu thuế đạt 5.556 tỷ đồng, trong đó, Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn chiếm hơn 76%. Nguồn thu tại Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa phụ thuộc chủ yếu vào việc nhập khẩu dầu thô của Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn. Chỉ tiêu thu ngân sách cũng phần lớn nhắm vào lượng dầu thô nhập khẩu của Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn. Đến 31/10/2021, số thu ngân sách Nhà nước tại Cục Hải quan Thanh Hóa đạt trên 10.338 tỷ đồng trong đó thu từ việc nhập khẩu dầu thô của Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn chiếm 76,8%.

Trong khi đó, báo cáo của Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa cho biết, lũy kế 7 tháng đầu năm 2021, thu các khoản thuế vào ngân sách Nhà nước được 12.017 tỷ đồng. Trong số đó, Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn nộp ngân sách 1.849 tỷ đồng.

Hoàng Lam

Việc nỗ lực tăng công suất nguồn cung xăng dầu trong nước sẽ giúp thị trường xăng dầu Việt Nam giảm bớt áp lực trước biến động liên tục của thị trường dầu thô thế giới.

Từ đầu năm 2022 đến nay, giá dầu thô liên tục tăng. Đỉnh điểm, ngày 20/1 giá dầu Brent có lúc chạm “đỉnh” 90,9 USD/thùng - mức cao nhất kể từ ngày 13/10/2014, trong khi dầu WTI thiết lập “đỉnh cao” 86,9 USD/thùng.

Những ngày gần đây, một số cửa hàng xăng dầu đóng cửa, giảm thời gian bán hàng do thiếu nguồn cung xuất phát từ việc giảm công suất Nhà máy lọc dầu [NMLD] Nghi Sơn. Ngày 9/2, trao đổi với PV Tiền Phong, đại diện Tập đoàn Dầu khí Việt Nam [PVN] cho biết, PVN chỉ là doanh nghiệp sản xuất, là “mắt xích” trong chuỗi giá trị của sản phẩm xăng dầu. Do đó, để giải quyết việc khan hiếm nguồn cung xăng dầu trong nước rất cần giải pháp tổng thể từ cơ quan chức năng như Bộ Công Thương, các địa phương…

Hiện nay, nguồn cung xăng dầu trong nước đến từ 2 NMLD Nghi Sơn [thuộc Cty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn -NSRP] và NMLD Dung Quất [thuộc Cty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn-BSR], đáp ứng khoảng 75% nhu cầu thị trường. Dù là 2 NMLD chủ lực của cả nước nhưng hiệu quả hoạt động của 2 nhà máy này hoàn toàn trái ngược nhau.

Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn gặp khó khăn về tài chính. Ảnh: PVN

Năm 2021, lợi nhuận của BSR [đơn vị vận hành, quản lý NMLD Dung Quất] ước đạt 6.000 tỷ đồng- mức lợi nhuận kỷ lục từ trước tới nay. NMDL Dung Quất có công suất ổn định, đạt 100% kế hoạch với sản lượng 6,5 triệu tấn sản phẩm xăng dầu. Tháng 1/2022, trước thực tế nhu cầu xăng dầu tăng cao vào dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 và nguồn cung trong nước gặp khó khăn, BSR đã tăng công suất NMLD Dung Quất lên 103%. Ngay trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, BSR nhập dầu thô để đảm bảo ổn định nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất.

Trái ngược với bức tranh tươi sáng của NMLD Dung Quất, NMLD Nghi Sơn từ cuối năm 2021 đã phải giảm công suất, thậm chí đứng trước nguy cơ dừng hoạt động vì khó khăn tài chính. NSRP được thành lập vào tháng 4/2008 do 4 thành viên góp vốn [gồm PVN, Công ty Dầu khí quốc tế Cô-Oét, Cty Idemisui Kosan Nhật Bản và Cty Hóa chất Mitsui Nhật Bản]. Đại diện của Việt Nam trong liên doanh NSRP với vốn góp 25,1%, PVN cho biết, khó khăn tài chính [của NSRP] xuất phát từ công tác quản trị do phía nước ngoài điều hành còn nhiều bất cập. Với vai trò nước chủ nhà, PVN đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo cam kết và đã liên tục có nhiều văn bản, ý kiến đóng góp nhằm thúc đẩy tiến độ dự án, cải thiện công tác quản lý quản trị nhằm tăng hiệu quả hoạt động của NSRP.

“PVN đang nỗ lực đàm phán, thuyết phục và thống nhất với các bên góp vốn nước ngoài về giải pháp tái cấu trúc tổng thể NSRP nhằm duy trì hoạt động an toàn, hiệu quả công ty cũng như đảm bảo quyền lợi của PVN và phía Việt Nam”, đại diện PVN nói.

Việt Nam chỉ chiếm 25,1% vốn góp NSRP

Có một điều “lạ” là, nhà máy được xây dựng với sứ mệnh nhằm đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia nhưng vốn góp của Việt Nam [tại NMLD Nghi Sơn] chỉ chiếm 25,1%, không đủ quyền quyết định những vấn đề quan trọng của nhà máy. Lý giải về tỷ lệ vốn góp này, 1 lãnh đạo PVN cho biết, dự án Liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn ra đời trong bối cảnh Việt Nam cần tìm nguồn cung xăng dầu đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Trong bối cảnh, nguồn dầu thô từ mỏ Bạch Hổ ngày càng cạn kiệt, Việt Nam phải tìm nguồn cung dầu thô.

Vào tháng 1/2022, nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn - Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn [đóng trên địa bàn thị xã Nghi Sơn, Tĩnh Gia, Thanh Hóa] cắt giảm công suất dẫn đến việc giảm nguồn cung xăng dầu tại thị trường trong nước.

Trong ngày 9/2, ông Nguyễn Đình Hiệu, Trưởng Ban Kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa cho biết, Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn vẫn đang hoạt động bình thường, nên sẽ không có chuyện sẽ đóng cửa vào ngày 13/2/2022. Trong tháng 1/2022, Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn hoạt động đạt 70% công suất. Việc công suất hoạt động của nhà máy giảm, nhưng lượng xăng dầu trong kho vẫn còn nên cơ bản mặt hàng này sẽ không bị khan hiếm. Nhà máy đang dần hoạt động trở lại bình thường.

Hoàng Lam

“Việc lựa chọn liên doanh với đối tác nước ngoài tại dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn nhằm đa dạng nguồn cung dầu thô làm nguyên liệu đầu vào cho nhà máy hoạt động. Đây là nguyên nhân quan trọng nhất để lựa chọn đối tác liên doanh. Đối tác liên doanh cam kết cung cấp đầy đủ nguyên liệu dầu thô đầu vào. Ngoài ra, liên doanh còn cung cấp công nghệ lọc dầu và phân tán rủi ro; đa dạng hóa hình thức đầu tư để có vốn phát triển”, đại diện PVN nói.

Bên cạnh đó, việc xây dựng NMLD Nghi Sơn còn nhằm đóng góp cho ngân sách, đóng góp xã hội, góp phần thúc đẩy kinh tế vùng. Theo các chuyên gia, việc NMLD Nghi Sơn khó khăn tài chính phải giảm công suất, ảnh hưởng đến nguồn cung xăng dầu trong nước rất đáng để xem xét mổ xẻ câu chuyện đàm phán liên doanh liên kết của doanh nghiệp, đặc biệt là với doanh nghiệp thuộc ngành quan trọng của nền kinh tế.

Video liên quan

Chủ Đề