Nhà máy xử lý rác thải hiện đại nhất Việt Nam

California Waste Solution [CWS] được xếp hạng thứ 37/100 công ty hàng đầu ngành xử lý chất thải tại Mỹ lựa chọn lắp đặt trạm quan trắc nước thải tự động cho nhà máy xử lí rác Đa Phước – nơi có hệ thống xử lí rác thải hiện đại bậc nhất Việt Nam!

Ông chủ bãi rác – Davi Dương

Được biết, ông Dương từng thành lập Công ty tái chế Cogido, sau khi định cư tại Mỹ vào năm 1979. Một thời gian sau, ông bán Cogido và trước khi thành lập Công ty California Waste Solutions [VWS], David Dương có 1 thời gian làm giám đốc kinh doanh cho một hãng tái chế và xử lý chất thải rắn của Mỹ. Ngoài ra, ông còn là ủy viên của Hiệp hội Tái chế và xử lý chất thải của thành phố Oakland, ủy viên Hội Doanh thương quốc tế của Oakland, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nhân Việt kiều tại Mỹ, Chủ tịch Hiệp hội Thương mại thung lũng Silicon và là một thành viên của Hiệp hội Thương mại châu Á – Thái Bình Dương Sacramento.

Tại Việt Nam, sau thành công của Dự án Khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước ở TP HCM, David Dương tiếp tục đầu tư vào dự án Khu công nghệ môi trường xanh ở Long An. Với quy mô 1.760 ha, Dự án có chức năng xử lý các chất thải sinh hoạt và công nghiệp bằng công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới.

Trạm quan trắc nước thải tự động, liên tục do Việt An lắp đặt dù chỉ là một mắc xích nhỏ trong hệ thống nhà máy xử lý nước rỉ rác Đa Phước, tuy nhiên đây là niềm vinh dự rất lớn cho toàn thể công ty.

Vừa qua ngày 13/6, đoàn kỹ sư Việt An đã có mặt tại nhà máy xử lý rác Đa Phước để khảo sát thi công, phải nói là ở đây vô cùng hiện đại và sạch sẽ, nhìn cứ tưởng là công viên hoặc là dự án sinh thái chứ không phải là nhà máy xử lý rác.

Khu hành chánh và văn phòng đã được xây dựng ở phía Nam.
Khu xử lí nước rỉ rác, nhà máy này sử dụng công nghệ lọc thẩm thấu ngược kép có công suất xử lý 280 m3/ngày đáp ứng các tiêu chuẩn xả thải của Việt Nam.

Trong khuôn viên khu xử lí rác thải được trồng rất nhiều cây xanh
Hệ thống xử lí nước rỉ rác rất hiện đại, được vận hành bởi các chuyên gia của nước ngoài, [đặc biệt là ở đây sử dụng rất nhiều thiết bị của hãng Endress +Hauser – đối tác hàng đầu của Việt An Enviro]

—————————————————————–

Công ty Cổ phần Kỹ thuật Môi trường Việt An

Hotline: 0902 970 009

Email:

Fanpage: //www.facebook.com/VietAnEnviro

Youtube: //www.youtube.com/VietanEnviro

Moitruong.net.vn – Dự án Nhà máy Điện rác Sóc Sơn, Hà Nội có tổng mức đầu tư khoảng 7.000 tỷ đồng, khi đi vào hoạt động ổn định sẽ tiêu thụ được khoảng 70% lượng rác tại Hà Nội…

Theo quyết định chấp nhận điều chỉnh chủ trương đầu tư của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, nhà máy điện rác Sóc Sơn tại Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn [bãi rác Nam Sơn], huyện Sóc Sơn sẽ chính thức đi vào hoạt động từ ngày 20/1/2022.

Tiến độ vận hành nhà máy điện rác Sóc Sơn được chia thành 3 giai đoạn; trong đó giai đoạn 1 [từ ngày 20/1], lò đốt số 3 sẽ đốt rác với công suất 800 tấn/ngày, rác tiếp nhận vào nhà máy 1.000 tấn/ngày. Tổ máy số 2 phát điện công suất 15 MW.

Nhà máy Điện rác Sóc Sơn có quy mô lớn thứ 2 trên thế giới

Giai đoạn 2 [từ ngày 20/2], lò đốt số 2 và số 4 sẽ đốt rác với công suất 800 tấn/lò/ngày; khối lượng rác tiếp nhận vào nhà máy là 3.000 tấn/ngày. Giai đoạn này, tổ máy số 1 sẽ phát điện. Công suất phát điện của tổ máy 1 và 2 là 45 MW.

Trong giai đoạn tiếp theo, từ ngày 25/3, lò đốt số 1 và số 5 sẽ đốt rác với công suất 800 tấn/lò/ngày; khối lượng rác tiếp nhận vào nhà máy là 5.000 tấn/ngày. Tổ máy số 3 phát điện. Tổng công suất phát điện của 3 tổ máy 1, 2 và 3 là 75 MW.

Dự án Nhà máy đốt rác phát điện Sóc Sơn của Tập đoàn Thiên Ý nằm trong Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Sóc Sơn, được UBND TP.Hà Nội chấp thuận chủ trương từ năm 2017, tổng mức đầu tư khoảng 7.000 tỷ đồng. Nhà máy được giới thiệu “sử dụng công nghệ đốt rác châu Âu”, công suất đốt 4.000 tấn rác mỗi ngày, thu được 75 MW điện mỗi giờ.

Nhà máy điện rác Sóc Sơn từng thông báo tháng 9/2021 vận hành thử nghiệm tuy nhiên dự án đã bị chậm tiến độ nhiều tháng vì dịch Covid-19 bùng phát, nhà máy thiếu công nhân và chuyên gia nước ngoài, việc nhập máy móc thiết bị cũng chậm trễ.

Người dân thủ đô kỳ vọng công trình này sẽ sớm đi vào hoạt động ổn định, bởi các bãi chôn lấp rác của Hà Nội đều đã quá tải từ lâu.

Theo số liệu của Sở Xây dựng Hà Nội, trung bình mỗi ngày trên địa bàn thành phố phát sinh khoảng 6.500 tấn rác thải sinh hoạt được thu gom, phân luồng vận chuyển về 2 khu xử lý rác tập trung của thành phố là Khu liên hợp xử lý chất thải Sóc Sơn [huyện Sóc Sơn], tiếp nhận khoảng 5.000 tấn/ngày và Khu xử lý chất thải rắn Xuân Sơn [thị xã Sơn Tây và huyện Ba Vì], tiếp nhận khoảng 1.500 tấn/ngày. Việc xử lý chủ yếu bằng phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh.

Với việc Nhà máy Điện rác Sóc Sơn đi vào hoạt động ổn định, sẽ xử lý khoảng 70% tổng lượng rác phát sinh hàng ngày của Hà Nội.

Hoàng Anh

Với lượng rác thải ngày càng tăng mà các ô chôn lấp đã hết khả năng tiếp nhận, việc xây dựng bãi rác, nhà máy xử lý rác thải còn chậm so với quy hoạch, Hà Nội đang tính đến những giải pháp nào nhằm giải quyết tình trạng “ồn ứ” rác thải của thành phố?

Dự án nhà máy điện rác Sóc Sơn, Hà Nội lớn thứ hai thế giới

Người dân Hà Nội đang rất mong dự án nhà máy điện rác Sóc Sơn, Hà Nội sớm được đưa vào vận hành.

Theo các chuyên gia, trong điều kiện các ô chôn lấp không còn khả năng tiếp nhận rác, việc khẩn trương đẩy nhanh tiến độ thực hiện, hoàn thành các dự án xử lý rác thải bằng công nghệ hiện đại là vô cùng cần thiết đối với tình hình thủ đô Hà Nội hiện nay.

TP. Hà Nội cũng đã ban hành kế hoạch, giao nhiệm vụ cho các sở, ngành nhằm sớm hoàn thành dự án, vận hành nhà máy đốt rác phát điện đầu tiên tại Sóc Sơn, bảo đảm đủ điều kiện tiếp nhận rác trong quý III-2021.

Trong đó, đáng chú ý nhất là dự án nhà máy điện rác Sóc Sơn nằm trong khu Liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn với kỳ vọng công suất đốt lên tới 4.000 tấn rác khô/ngày khi vận hành toàn bộ hệ thống.

Dự án nhà máy điện rác Sóc Sơn được xem là nhà máy lớn nhất Việt Nam và lớn thứ hai thế giới. Hiện nhà máy sản xuất điện từ rác thải lớn nhất thế giới nằm ở Thâm Quyến, Trung Quốc với công suất đốt tới 5.000 tấn rác khô mỗi ngày.

Chủ đầu tư dự án nhà máy điện rác Sóc Sơn là Công ty Cổ phần Môi trường năng lượng Thiên Ý [Công ty Thiên Ý], Tổng thầu MCC [Trung Quốc].

Dự án được UBND TP Hà Nội chấp thuận chủ trương từ năm 2017, tổng mức đầu tư khoảng 7.000 tỷ đồng. Nhà máy điện rác Sóc Sơn chính thức khởi công từ tháng 9/2019.

Theo chủ dự án, nhà máy điện rác Sóc Sơn sử dụng công nghệ đốt rác châu Âu. Cũng chính nhờ dây chuyền công nghệ hiện đại, nhà máy sẽ không phải phân loại rác thải từ đầu nguồn mà tất cả rác thải đều đốt được. Ngoài ra, nhà máy sử dụng công nghệ đốt rác bằng lò ghi cơ học của Bỉ.

Nhiệt độ trong lò đốt luôn được đảm bảo ổn định theo tiêu chuẩn nên có ưu điểm rất lớn về bảo vệ môi trường, độ bền của lò đốt được ổn định lâu dài.

Mỗi giờ nhà máy tạo ra 75 MW điện, lượng điện được tái sử dụng là 15-20%, còn lại nhà máy đã ký hợp đồng với Tổng công ty Điện lực Việt Nam. Mức này tuy không cao so với các nhà máy nhiệt điện, nhưng bù lại có thể giúp Hà Nội xử lý 4.000 tấn rác khô, tương đương 5.000 -5.500 tấn rác tươi mỗi ngày.

Đồng thời, dự án nhà máy điện rác Sóc Sơn được chia làm ba giai đoạn. Dự kiến, vào cuối tháng 1 năm sau, trong giai đoạn một gồm một tổ máy sẽ bắt đầu được đưa vào vận hành, căn chỉnh, hiệu chỉnh kỹ thuật. Đồng thời, lò đốt đầu tiên sẽ được vận hành với công suất 800 tấn/ngày [tương đương 1.000 tấn rác tươi].

Trong giai đoạn 2, dự kiến vào cuối tháng 2/2022, các tổ máy với 2 lò đốt và hệ thống kỹ thuật hiện đại cũng sẽ được cân chỉnh và vận hành, công suất đốt 2.400 tấn/ngày [tương đương 3.000 tấn rác tươi vào nhà máy].

Đến cuối tháng 3/2022, hệ thống còn lại được đưa vào vận hành, tất cả 5 lò đốt sẽ hoạt động với công suất đốt 4.000 tấn/ngày [tương đương với 5.000-5.500 tấn rác tươi.

Bao giờ nhà máy điện rác ở Sóc Sơn vận hành?

Theo số liệu từ Sở Xây dựng Hà Nội, trung bình mỗi ngày, trên địa bàn thành phố phát sinh khoảng 6.500 tấn rác.

Số rác thải sinh hoạt được thu gom, phân luồng vận chuyển về 2 khu xử lý rác tập trung của thành phố là Khu liên hợp xử lý chất thải Sóc Sơn [huyện Sóc Sơn], tiếp nhận khoảng 5.000 tấn/ngày và Khu xử lý chất thải rắn Xuân Sơn [thị xã Sơn Tây và huyện Ba Vì], tiếp nhận khoảng 1.500 tấn/ngày.

Thành phố cũng cho biết, việc xử lý hiện nay chủ yếu bằng phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh. Cần lưu ý, theo tính toán, với tốc độ đô thị hóa như hiện nay, mỗi năm Hà Nội tăng khoảng 5% khối lượng rác thải. Với tỷ lệ thu gom đạt 100%, đến năm 2025, khối lượng rác cần xử lý ở Thủ đô là khoảng 8.500 tấn/ngày đêm.

Với lượng rác lớn và chưa ngừng tăng như vậy, Hà Nội đang phải đối diện với việc khủng hoảng thiếu các ô chôn lấp rác và nhà máy xử lý rác thải.

Trước đó, trao đổi về vấn đề xử lý rác của thành phố, Tổng Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Môi trường đô thị Hà Nội Nguyễn Hữu Tiến cho biết, khả năng tiếp nhận rác thải sinh hoạt của cả hai khu xử lý trên ngày càng thu hẹp nếu không được mở rộng các ô chôn lấp.

Ủy ban nhân dân thủ đô Hà Nội cũng nhấn mạnh, với thực trạng thiếu quỹ đất, cũng như khó khăn trong xử lý nước rác, bảo đảm vệ sinh môi trường, thành phố Hà Nội định hướng đẩy mạnh áp dụng công nghệ hiện đại vào xử lý rác thải, phấn đấu đến năm 2025 giảm tỷ lệ rác thải xử lý bằng phương pháp chôn lấp xuống dưới 30%.

UBND TP. Hà Nội, trong điều kiện các khu chôn lấp không còn khả năng tiếp nhận trong thời gian sắp tới, thành phố đôn đốc, hoàn thành sớm nhà máy xử lý rác bằng công nghệ hiện đại.

Trong đó, cần lưu ý đến các dự án trọng điểm như Nhà máy Điện rác Sóc Sơn công suất 4.000 tấn/ngày [tại Khu liên hợp xử lý chất thải Sóc Sơn] và khởi công tiếp Nhà máy Điện rác Seraphin công suất 1.500 tấn/ngày [tại Khu xử lý chất thải rắn Xuân Sơn], nhà máy xử lý rác công suất 1.000 tấn/ngày đêm của liên danh T&T và Hitachizonshen, Nhà máy xử lý rác của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Indovin Power 500 tấn/ngày đêm.

Tuy nhiên, trên thực tế, hiện mới chỉ có nhà máy đốt rác phát điện Thiên Ý đang trong quá trình thi công nhưng cũng chậm so với kế hoạch. Thành phố Hà Nội cho biết, dự kiến trong năm nay, nhà máy điện rác Sóc Sơn sẽ tiếp nhận rác để vận hành. Trong khi đó, các dự án còn lại đều đang trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện thủ tục đầu tư, bàn giao mặt bằng.

Thành phố Hà Nội cũng đã nhiều lần chỉ đạo các sở, ngành liên quan, tập trung ưu tiên hàng đầu để tháo gỡ khó khăn cho các chủ đầu tư nhanh chóng hoàn thiện các thủ tục nhanh chóng khởi công các nhà máy đốt rác phát điện theo cam kết. Tuy nhiên, những dự án này vẫn chưa hẹn ngày về đích, vận hành.

Theo chia sẻ của bà Nguyễn Thị Hồng Vân trên báo Dân Trí, Tổng giám đốc Phát triển thị trường tại Đông Nam Á của công ty Thiên Ý khẳng định hiện dự án đã hoàn thành được khoảng 90% tiến độ.

“Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, hiện dự án hiện đang bị chậm tiến độ 5 tháng so với hợp đồng đã ký với UBND TP Hà Nội”, bà Vân thừa nhận.

Trước đó, hồi giữa năm, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Năng lượng môi trường Thiên Ý Hà Nội Li Ai Jun khẳng định, ngoài tập trung căn chỉnh hệ thống kỹ thuật, bảo đảm tiếp nhận rác trong tháng 8 và bắt đầu đốt rác [giai đoạn 1] lò số 3, 4 trong tháng 9/2021, đơn vị cũng song song hoàn thành các công việc còn lại của giai đoạn 2, giai đoạn 3, phấn đấu tiếp nhận, xử lý rác thải theo đúng công suất thiết kế trong tháng 11/2021. Tuy nhiên, hiện công trình đã chậm hơn tiến độ dự kiến.

“Nguyên nhân là do các chuyên gia Trung Quốc không thể sang Việt Nam, số lượng công nhân làm việc giảm đáng kể”, đại diện Công ty Thiên Ý phản hồi.

Hà Nội tập trung xử lý rác ra sao?

Vừa qua, UBND TP. Hà Nội đã phải ban bố tình trạng khẩn cấp và đi kèm giải pháp trước mắt là đầu tư 170 tỷ đồng để xây dựng một số hạng mục nhằm nâng công suất của bãi rác Nam Sơn.

Theo đó, Hà Nội sẽ xây dựng ô chôn lấp, hồ sinh học khẩn cấp tại khu đất xen kẹt rộng 10,5 ha thuộc giai đoạn 2 bãi rác Nam Sơn, hồ chứa sinh học rộng trên 7 ha gồm: đào hai hồ chứa nước rỉ rác và xây dựng hạ tầng kỹ thuật như tường rào, mương thoát nước, đường nội bộ, hệ chống chiếu sáng, cây xanh.

Dự kiến, các hạng mục này và hoàn thành vào quý II/2022. Thành phố cũng đánh giá, bãi rác Nam Sơn đảm nhiệm xử lý khoảng 70% lượng rác thải của toàn thủ đô. Do vậy, việc xây dựng các hạng mục này nhằm tăng khả năng lưu chứa nước rác, chôn lấp rác đảm bảo an ninh môi trường, an toàn phòng, chống dịch bệnh cho toàn bộ khu vực dân sinh xung quanh, đồng thời, bảo đảm an toàn vận hành tiếp nhận và xử lý rác tại bãi rác Nam Sơn.

Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Võ Nguyên Phong nhấn mạnh, hiện khu xử lý chất thải Thiên Ý [huyện Sóc Sơn] đã hoàn thành bể chứa rác cũng như các trạm trung chuyển với địa bàn các quận, huyện. Do đó, sẽ không để rác tồn đọng trong ngày ở các quận nội thành mà sẽ chuyển tới nhà máy Thiên Ý [dự kiến mỗi ngày 1.000 tấn].

Ông Phong nhấn mạnh, lâu dài thì phải tăng cường xử lý rác bằng các công nghệ hiện đại.

“Hiện nay UBND TP Hà Nội đã định hướng đến năm 2025 áp dụng công nghệ tiên tiến có thu hồi năng lượng để phát điện”, lãnh đạo Sở Xây dựng khẳng định.

Ngoài ra, UBND TP Hà Nội cũng đang đôn đốc các dự án xử lý rác thải công nghệ cao như nhà máy điện rác Sóc Sơn công suất 4.000 tấn/ngày, khởi công nhà máy đốt rác phát điện tại khu xử lý chất thải rắn Xuân Sơn.

Theo ông Phong, TP Hà Nội đã kêu gọi đầu tư các nhà máy xử lý rác thải áp dụng khoa học công nghệ hiện đại để giảm lượng rác thải phải chôn lấp.

Theo công bố của UBND TP. Hà Nội, đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Hà Nội sẽ có tới 17 khu xử lý chất thải, chia làm 3 khu vực: Bắc, Nam và Tây.

Hiện tại, một số khu xử lý đang được UBND thành phố thực hiện dự án cải tạo hạ tầng, triển khai giải phóng mặt bằng để kêu gọi đầu tư như: Châu Can [Phú Xuyên], Phù Đổng [Gia Lâm], Đồng Ké, Núi Thoong [Chương Mỹ], Đông Lỗ [Ứng Hòa], Lại Thượng [Thạch Thất], Hợp Thanh [Mỹ Đức].

Quy mô mỗi khu xử lý từ 4 ha đến khoảng 20 ha, công suất xử lý từ 500 tấn đến 1.200 tấn rác/ngày đêm.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề