Nhân sinh quan phật giáo là gì năm 2024

Tiểu-luận-Triết-học -Học-thuyết-hình-thái-kinh-tế-xã-hội-và-sự-vận-dụng-của-Đảng-ta-trong-sự-nghiệp-đổi-mới-xây-dựng-đất-nước-hiện-nay-download-tai-tailieutuoi

  • Ý NGHĨA CỦA PHƯƠNG PHÁP LUẬN
  • Nguyễn Xuân Thọ - Vận dụng học thuyết hình thái kinh tế xã hội vào thực tiễn đổi mới kinh tế ở
  • Triết - bài tiểu luận triết học

Related documents

  • Tiểu luận Triết - tiểu luận triết
  • Lê Hoàng Anh- 19212040 - Phân tích mối quan hệ giữa vật chất và ý thức; ý nghĩa phương pháp luận và liên
  • Bài tập lớn Triết - Bài tập lớn môn triết học Mác Lenin về chủ đề tri thức và ứng dụng trong việc
  • Bài tập lớn triết - bài tập lớn triết
  • Quan điểm duy vật lịch sử về mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội và ý nghĩa của việc nghiên cứu đó trong nghiên cứu, học tập của sinh viên
  • MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC VÀ SỰ VẬN DỤNG

Preview text

MỤC LỤC.....................................................................................................

MỤC LỤC

  • MỤC LỤC.....................................................................................................
  • MỞ ĐẦU.......................................................................................................
  • NỘI DUNG................................................................................................... - Chương I: Tiền đề tư tưởng nhân sinh quan Phật giáo.............................. - 1 Sự xuất hiện của Phật giáo........................................................... - 1 Tiền đề tư tưởng Phật giáo ở nước ta.............................................. - Chương II: Nội dung tư tưởng nhân sinh quan Phật giáo ở Việt Nam...... - 2 Nội dung tư tưởng nhân sinh quan Phật giáo ở Việt Nam.............. - 2 Ý nghĩa tư tưởng nhân sinh quan Phật giáo..................................
  • KẾT LUẬN.................................................................................................
  • DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................

MỞ ĐẦU.......................................................................................................

Tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, có ảnh hưởng sâu sắc đến các lĩnh vực kinh tế, chính trị - xã hội, văn hóa, đạo đức, an ninh quốc phòng... của đất nước. Phật giáo khi du nhập vào nước ta được tiếp nhận dễ dàng, tự nhiên vì tư tưởng có nhiều điểm tương đồng với phong tục, tập quán, truyền thống của dân tộc và đã từ tôn giáo ngoại lai trở thành bản địa, từ xa lạ trở nên thân thuộc với mọi tầng lớp nhân dân suốt chiều dài lịch sử của dân tộc.

Nhân sinh quan Phật giáo là quan niệm của Phật giáo về con người, cuộc sống con người, bản chất con người, thái độ và hành vi tu tập của con người nhằm mục đích giải thoát. Nói cách khác, mục đích cuối cùng và tư tưởng chủ đạo của nhân sinh quan Phật giáo là giải thoát chúng sinh khỏi kiếp trầm luân đau khổ. Để đạt được sự giải thoát, Phật giáo nêu ra bốn chân lý [tứ diệu đế] cho mọi người thực hiện. Từ khi du nhập đến nay, Phật giáo đã để lại nhiều dấu ấn cho dân tộc Việt Nam, từ tín ngưỡng đến văn hóa, từ thế giới quan đến nhân sinh quan, từ tư tưởng đến tình cảm. Nhiều vấn đề của lịch sử dân tộc và văn hóa dân tộc Việt Nam sẽ không sáng rõ nếu không hiểu được Phật giáo Việt Nam. Mặt khác, văn hóa Việt Nam cũng góp phần biến đổi Phật giáo, làm cho Phật giáo Việt Nam có những đặc trưng riêng so với Phật giáo Ấn Độ hay Phật giáo Trung Quốc.

Bài viết này bước đầu luận giải một số đặc trưng của nhân sinh quan Phật giáo Việt Nam như: nhân sinh quan Phật giáo Việt Nam có sự hòa quyện với văn hóa và các hình thức thờ cúng bản địa; sự tương đồng giữa nhân sinh quan Phật giáo Việt Nam với quan niệm nhân sinh người Việt Nam; tinh thần nhập thế của nhân sinh quan Phật giáo Việt Nam. Có thể nói, chính giáo lý Phật giáo và nhân sinh quan nhà Phật đã tạo nên một chủ nghĩa tích cực mang màu sắc Việt Nam, một nhân tố bền vững trong nhân sinh quan của dân tộc. Chính vì thế tôi lựa chọn đề tài Phân tích giá trị của nhân sinh quan Phật giáo để làm tiểu luận.

chức được một giáo hội với các giới luật chặt chẽ. Tại Ấn Độ, Phật giáo có thể đã bắt đầu suy tàn từ thế kỉ thứ 7 và đạo Phật thật sự biến mất trên đất Ấn vào thế kỉ thứ 14 do sự đàn áp của các chính quyền Hồi giáo. Mãi cho đến thế kỉ thứ 19 thì phong trào chấn hưng Phật giáo tại Ấn mới bắt đầu lại. Tuy nhiên Phật giáo lại phát triển mạnh ở những nước lân cận. Phật giáo được truyền bá từ Ấn Độ sang Tây Tạng, Trung Quốc và Đông Nam Á. Nhờ vào tính chất khai sáng cùng sự uyển chuyển, linh hoạt của giáo pháp, Đạo Phật được nhiều người tiếp nhận và có thể thích nghi với nhiều hoàn cảnh xã hội, nhiều tầng lớp giai cấp, nhiều phong tục tập quán ở các thời kỳ, đất nước khác nhau, trong đó để lại nhiều dấu ấn sâu đậm tại Việt Nam.

1 Tiền đề tư tưởng Phật giáo ở nước ta Phật giáo được du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, khoảng thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên theo đường hải và đường bộ. Đạo Phật xuất hiện ở Việt Nam từ xa xưa trong các truyền thuyết và truyện cổ tích. Lĩnh Nam Chích Quái [viết vào thời Trần và hiệu chỉnh thời Lê] có chép truyện Chử Đồng Tử và Man Nương, trong đó Chử Đồng Tử, sống vào thời Hùng Vương được một vị tăng là Ngưỡng Quang truyền phép. Những vị học Phật được ghi chép đầu tiên ở Giao Chỉ phải kể đến Mâu Tử và Khương Tăng Hội. Tại Luy Lâu [Bắc Ninh], Mâu Tử gặp được đạo Phật ở đây và chuyên tâm học Phật. Nhiều năm sau, ông viết Lý Hoặc Luận [lý giải những điều còn nghi hoặc về đạo Phật], dùng tư tưởng của mình để đối đáp với những người cho rằng ông bỏ đạo của thánh hiền [Khổng giáo, Lão giáo] để học thứ đạo của man di. Lý Hoặc Luận được xem là trước tác đầu tiên bằng chữ Hán về Phật giáo, vậy chính Mâu Tử là người học Phật ở Giao Chỉ. Các dấu tích của Phật giáo tại Việt Nam được ghi nhận qua các truyền thuyết như Thạch Quang Phật và Man Nương Phật Mẫu xuất hiện cùng với sự giảng đạo của Khâu Đà La [Ksudra] trong khoảng các năm 168-189[5], Phật giáo hình thành nên hệ thống tín ngưỡng thờ Tứ Pháp.[7]

Phật giáo thờ Phật trong chùa, tín ngưỡng truyền thống Việt Nam là thờ thần trong miếu và thờ Mẫu trong phủ, bốn vị thần được thờ nhiều nhất là Tứ pháp: Mây-Mưa-Sấm-Chớp. Tuy nhiên bốn vị thần này đã được "Phật giáo hóa". Các pho tượng này thường được gọi tượng Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi và Pháp Điện, trên thực tế các tượng này hoàn toàn điêu khắc theo tiêu chuẩn của một pho tượng Phật. Các hệ thống thờ phụ này tổng hợp với nhau tạo nên các ngôi chùa "tiền Phật, hậu Thần" hay "tiền Phật, hậu Mẫu". Người Việt Nam đưa các vị Thần, Thánh, Mẫu, thành hoàng thổ địa, anh hùng dân tộc... vào thờ trong chùa. Đa số các chùa còn để cả bia hậu, bát nhang cho các linh hồn đã khuất.

Chính vì thế Phật giáo ăn sâu, bám rễ vào Việt Nam từ rất sớm. Đến thời nhà Đinh - Tiền Lê, nhà Lý, nhà Trần, Phật giáo phát triển cực thịnh, được coi là quốc giáo, ảnh hưởng đến tất cả mọi vấn đề trong cuộc sống. Đến đời nhà Hậu Lê thì Nho giáo được coi là quốc giáo và Phật giáo đi vào giai đoạn suy thoái. Đến cuối thế kỷ XVIII, vua Quang Trung cố gắng chấn hưng đạo Phật, chỉnh đốn xây chùa, nhưng vì mất sớm nên việc này không có nhiều kết quả. Đến thế kỷ 20, mặc dù ảnh hưởng mạnh của phong trào chấn hưng Phật giáo của các nước, Phật giáo Việt Nam lại phát triển mạnh mẽ khởi đầu từ các đô thị miền Nam với các đóng góp quan trọng của các nhà sư Khánh Hòa và Thiện Chiếu[4].

được chân lý này, con người sẽ vươn lên khỏi cuộc sống vị kỷ mà sống theo tinh thần từ, bi, hỷ, xả, vô ngã, vị tha. Như vậy, Phật giáo là một tôn giáo giàu tình thương, yêu chuộng hòa bình.

Mặt khác, thuyết nhân quả, nghiệp báo, luân hồi còn cho thấy rằng con người không chỉ phải chịu trách nhiệm về hành động của mình lúc còn sống, mà còn cả sau khi chết, vì chết chưa phải là hết. Sự kết thúc một cuộc đời này sẽ chỉ là sự kế tiếp của cuộc đời khác. Do đó, con người chỉ có thể đi đến giác ngộ để giải thoát cho mình. Nói cách khác, mục đích cuối cùng và tư tưởng chủ đạo của nhân sinh quan Phật giáo là giải thoát chúng sinh khỏi kiếp trầm luân đau khổ. Để đạt được sự giải thoát, Phật giáo nêu ra bốn chân lý [tứ diệu đế] cho mọi người thực hiện. Tuy vậy, trên cái nền của nhân sinh quan Phật giáo Ấn Độ với những phạm trù cơ bản như Tứ diệu đế, Bát chính đạo, Lục độ... khi vào Việt Nam, Phật giáo đã có những biến đổi cho phù hợp với phong tục, tập quán, lối sống của con người Việt Nam. Chúng được mang những hình thức thể hiện mới mặc dù vẫn chứa đựng những nội dung cơ bản của nhân sinh quan Phật giáo như: quan niệm về cuộc đời con người là khổ, nguyên nhân của khổ do Tam độc: Tham - Sân - Si, con đường thoát khổ bằng Giới - Định - Tuệ...

Không chỉ vậy, với tư duy của mang tính biện chứng mềm dẻo, linh hoạt cộng với thái độ bao dung, cởi mở nên chúng ta dễ dàng dung nạp, thích ứng và chung sống hòa bình với các tư tưởng, tôn giáo không gây hại cho sự phát triển đất nước. Trong nhân sinh quan Phật giáo Việt Nam có sự dấn thân và nhập thế của Nho giáo, có sự tiêu dao và tự tại của Đạo giáo, có bóng dáng quyền năng của các hình thức thờ cúng bản địa[6, tr135]. Sự dung hòa các yếu tố trên hay ‘‘tam giáo đồng nguyên’’ là đặc trưng riêng chỉ có ở một số nước Đông Á trong đó có Việt Nam. Điều đó hình thành nên những đặc trưng riêng biệt chỉ có ở nước ta.

Đầu tiên, nhân sinh quan Phật giáo Việt Nam đã có sự hòa quyện với văn hóa và các hình thức thờ cúng bản địa. Phần lớn quần chúng ưa thích tiếp nhận

Phật giáo dưới dạng đơn giản và rút gọn trong giáo lý, phù hợp với quan niệm của họ về thế giới siêu nhiên che chở con người, góp phần nhân đạo hóa cuộc sống con người. Nhân sinh quan Phật giáo được đơn giản hóa phù hợp với các hình thức thờ cúng của người Việt Nam. Phật giáo đã làm phong phú và nâng cao quan niệm của người Việt Nam về cái Thiêng trong đời sống tôn giáo của họ.

Nhân sinh quan Phật giáo Việt Nam quan niệm phần thưởng cao nhất là được làm người, sống no đủ về vật chất và hạnh phúc trong tình thương yêu đùm bọc lẫn nhau, thương người như thể thương thân. Người Việt Nam trước hết quan tâm đến cuộc sống thực tại, sẵn sàng biên chế Phật ông, Phật bà vào hệ thống phúc thần luôn che chở và phù hộ cho cuộc sống của họ. Một số lượng khá lớn từ ngữ, khái niệm của Phật giáo gia nhập vào lời ăn tiếng nói hằng ngày, thành phương tiện diễn đạt quan niệm đạo đức truyền thống của người Việt như “cứu nhân độ thế”, “phúc đẳng hà sa”, “ở hiền gặp lành”, “ác giả ác báo”, “tu nhân tích đức”, “nhân nào quả ấy”... với cách hiểu không còn nguyên theo lý thuyết Phật giáo. Do phù hợp với lẽ sống của người Việt Nam, chúng trở thành ngôn ngữ đạo đức thực tiễn, biểu hiện phương thức ứng xử nhân ái, hòa hợp giữa con người với tự nhiên và xã hội, giữa con người với con người như những giá trị truyền thống trong văn hóa Việt Nam - một nền văn hóa lấy con người và cuộc sống thực tại làm mục đích. Người Việt Nam tìm thấy ở nhân sinh quan Phật giáo nhiều nét tương đồng với văn hóa, phong tục tập quán của mình. Qua nhân sinh quan Phật giáo, người Việt Nam tìm thấy lòng hướng thiện. Ngược lại, thông qua văn hóa truyền thống Việt Nam, nhân sinh quan Phật giáo đã bén rễ, lan rộng trong đời sống của người Việt Nam.

Thứ hai, sự tương đồng giữa nhân sinh quan Phật giáo Việt Nam với quan niệm nhân sinh của người Việt Nam. Khi du nhập vào nước ta, với quan niệm nhân sinh sâu sắc về con người và cuộc đời con người, Phật giáo đã tìm thấy sự tương đồng với nhân sinh quan của người dân bản địa. Nhân sinh quan Phật giáo phù hợp với tư tưởng, tình cảm và nguyện vọng của người dân Việt Nam; ảnh

Phật giáo Việt Nam quan niệm, con đường đi đến giác ngộ chính là thông qua các hoạt động thực tiễn hằng ngày. Phật tử Việt Nam quan niệm Chân Như, Niết Bàn, Bồ Đề, Chân Tâm, Phật không phải ở đâu xa mà ngay trong tâm mỗi người. “Niết Bàn nằm trong thế giới trần tục, vậy con người trần tục muốn đạt đến cái nằm trong thế giới trần tục [Niết Bàn], tốt nhất nên bằng con đường trần tục như giã gạo, bổ củi, gánh nước, quét dọn...”[3, tr]. Con người hướng thiện bằng việc phục vụ quần chúng xã hội. Điều này hoàn toàn khác với Phật giáo Ấn Độ và Phật giáo Trung Quốc.

Minh Chi từng nhận định xác đáng rằng: “Nhân sinh quan Phật giáo Việt Nam trên thực tế là một nhân sinh quan yêu đời, tích cực và chủ động cho nên đã tạo ra cả một thế hệ thiền sư, cao tăng, Phật tử của hai triều đại Lý - Trần, lăn lộn giữa đời để cứu người nhưng không bị thế tục làm thấp nhân phẩm, lên tới đỉnh tột cùng của danh lợi thế gian mà coi thường danh lợi ấy như bèo bọt, như sương mai, sống giữa bùn lầy như hoa sen mà vẫn không hôi tanh mùi bùn”[1, tr].

2 Ý nghĩa tư tưởng nhân sinh quan Phật giáo Trong suốt tiến trình lịch sử kể từ khi được truyền bá vào Việt Nam, Phật giáo đã để lại dấu ấn trên nhiều lĩnh vực của đời sống tinh thần. Có thể nói tư tưởng nhân sinh quan Phật giáo đã bén rễ, lan rộng trong đời sống tinh thần của người Việt Nam từ ngàn xưa, nằm trong tâm thức của mỗi người Việt Nam.

Đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam là hệ thống giá trị truyền thống yêu nước, cần cù, thương người, vì nghĩa, anh hùng, sáng tạo và lạc quan, trong đó chủ nghĩa yêu nước là giá trị đạo đức tinh thần đứng đầu bảng trong giá trị truyền thống Việt Nam, truyền thống đó được hình thành trong quá trình hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Phật giáo với những giá trị xây dựng từ tinh thần đại từ, đại bi, cứu khổ, cứu nạn đã hòa quyện với tư tưởng yêu nước, nhân nghĩa Việt Nam, thâm nhập và củng cố thêm đạo đức dân tộc theo truyền thống vì nghĩa, vì nước.

Không chỉ vậy, trong giải quyết các mối quan hệ, người Việt cũng đề cao việc lấy cái tâm làm gốc, thiên về tình cảm. Nét phổ biến trong quan hệ ứng xử và giao tiếp của Phật giáo là cái thật, cái thiện ở cả thân, khẩu, ý. Trong gia đình, việc thờ cúng tổ tiên là một truyền thống, đạo lý của người Việt Nam tất nhiên cũng chịu ảnh hưởng một phần từ thuyết nhân sinh của nhà Phật.

Đặc biệt, các thuyết nghiệp báo, nhân quả, luân hồi có giá trị trong việc giáo dục con người hiểu được gieo nhân nào thì sẽ nhận quả ấy. Bởi vậy góp phần nâng cao trách nhiệm của mỗi cá nhân, có tác dụng điều chỉnh không chỉ ý thức đạo đức mà cả hành vi đạo đức của con người.

Chủ Đề