Số hiệu tiêu chuẩn là gì năm 2024

TT-BKHCN thì tiêu chuẩn cơ sở được hiểu là những tiêu chuẩn do tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội – nghề nghiệp hay cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp và các tổ chức khác công bố để áp dụng vào các hoạt động của tổ chức đó.

Yêu cầu:

  • Tiêu chuẩn cơ sở không được trái với quy chuẩn kỹ thuật cũng như các quy định của pháp luật hiện hành
  • Tiêu chuẩn cơ sở cần được xây dựng sao cho phù hợp với trình độ tiến bộ Khoa học công nghệ và đáp ứng với các yêu cầu quản lý, sản xuất kinh doanh của tổ chức/doanh nghiệp.

Hướng dẫn xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cho sản phẩm

Căn cứ xây dựng tiêu chuẩn cơ sở

Tiêu chuẩn cơ sở được xây dựng dựa trên căn cứ đó chính các kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ, tiến bộ kỹ thuật, kinh nghiệm, nhu cầu và khả năng thực tiễn của cơ sở. Các tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, khu vực hoặc nước ngoài tương ứng được khuyến khích sử dụng để xây dựng hoặc chấp nhận thành tiêu chuẩn cơ sở.

Các phương thức xây dựng tiêu chuẩn cơ sở

Tiêu chuẩn cơ sở có thể được xây dựng dựa trên những phương thức sau:

  • Chấp nhận các tiêu chuẩn sau thành tiêu chuẩn cơ sở: tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn quốc tế hoặc tiêu chuẩn nước ngoài tương ứng;
  • Xây dựng mới tiêu chuẩn cơ sở trên dựa trên cơ sở sử dụng các kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ, kết quả thử nghiệm, đánh giá, phân tích và thực nghiệm;
  • Sửa đổi, bổ sung tiêu chuẩn cơ sở hiện hành.

Các bước xây dựng và công bố tiêu chuẩn cơ sở

Tuỳ theo quy mô, loại hình sản xuất kinh doanh của từng cơ sở, trình tự, thủ tục xây dựng và công bố tiêu chuẩn cơ sở có thể bao gồm những bước như sau:

  • Bước 1: Lập kế hoạch xây dựng TCCS;
  • Bước 2: Biên soạn dự thảo TCCS;
  • Bước 3: Tổ chức lấy ý kiến cho dự thảo TCCS;
  • Bước 4: Tổ chức hội nghị chuyên đề về dự thảo TCCS;
  • Bước 5: Xử lý ý kiến và hoàn chỉnh dự thảo TCCS;
  • Bước 6: Lập hồ sơ dự thảo TCCS;
  • Bước 7: Thẩm tra dự thảo TCCS;
  • Bước 8: Công bố TCCS;
  • Bước 9: In ấn TCCS.

Những lưu ý khi thiết lập tiêu chuẩn cơ sở

Về ký hiệu tiêu chuẩn cơ sở

Ký hiệu TCCS được thể hiện như sau: TCCS A:B/XXX, trong đó:

  • A: Số hiệu của TCCS
  • B: Năm ban hành TCCS
  • XXX: Chữ viết tắt tên cơ sở công bố

Cụ thể:

  • Số hiệu và năm ban hành của TCCS được phân cách bằng dấu hai chấm [:] và được đặt sau ký hiệu TCCS;
  • Chữ viết tắt tên cơ sở công bố tiêu chuẩn cơ sở được đặt sau năm ban hành TCCS và được phân cách bằng dấu gạch chéo.

Ví dụ: TCCS 27:2006/XXX là ký hiệu của tiêu chuẩn cơ sở, trong đó có số hiệu là 27, do cơ sở có tên giao dịch viết tắt XXX xây dựng và công bố vào năm 2006.

Về nội dung tiêu chuẩn cơ sở

- Nội dung tiêu chuẩn cơ sở cần có các phần dưới đây:

  • Mục lục
  • Phần thông tin mở đầu
  • Phần cơ bản [phần khái quát, kỹ thuật]
  • Phần thông tin bổ sung.

- Tiêu chuẩn cơ sở cần trình bày một cách ngắn gọn, rõ ràng, chính xác, dễ đọc, không sai lỗi cũng như không gây nhầm lẫn và hiểu thành nghĩa khác.

- Tiêu chuẩn cơ sở có thể đóng rời từng tiêu chuẩn hoặc đóng thành từng tập tiêu chuẩn theo chủ đề hay đối tượng tiêu chuẩn.

- Cần đánh số cho các trang của tiêu chuẩn cơ sở và có thể in dưới dạng tờ rời để thuận tiện cho việc bổ sung, hủy bỏ hoặc thay thế nội dung. Bên cạnh đó, tiêu chuẩn cơ sở cũng có thể có tờ bìa hoặc không có tờ bìa.

Vậy ý nghĩa của tiêu chuẩn cơ sở là gì?

Tiêu chuẩn cơ sở là một trong những tiêu chuẩn có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó là tiền đề cho các tiêu chuẩn quốc gia và tiêu chuẩn quốc tế. Bởi, tiêu chuẩn cơ sở là nguồn dẫn xuất tham khảo đa dạng và tiềm tàng về các cơ sở dữ liệu để xây dựng nên tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế và trong nhiều trường hợp khác, tiêu chuẩn cơ sở là sự cụ thể hóa các tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, có thể giúp chúng ta kiểm chứng lại tính hiệu quả hay thực tiễn của tiêu chuẩn quốc gia và tiêu chuẩn quốc tế. Chính vì thể, hiện nay các doanh nghiệp cũng đặc biệt chú trọng xây dựng tiêu chuẩn để phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình. Ngoài ra, việc xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cũng mang đến rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như:

  • Chứng minh sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất ra phù hợp theo TCCS đã công bố
  • Đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tư hoặc hồ sơ thầu trước khi đưa sản phẩm vào công trình
  • Tạo niềm tin với khách hàng, đối tác và các bên liên quan khác về chất lượng của sản phẩm
  • Việc có giấy tiêu chuẩn cơ sở sẽ giúp tăng giá trị thương hiệu, hình ảnh của sản phẩm và độ uy tín doanh nghiệp khi quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Mẫu tiêu chuẩn cơ sở

Xem mẫu Quyết định áp dụng dưới đây:

Download mẫu quyết định áp dụng miễn phí tại đây

Xem mẫu Tiêu chuẩn cơ sở dưới đây:

Download mẫu tiêu chuẩn cơ sở miễn phí tại đây

Với sứ mệnh đồng hành cùng doanh nghiệp trong sự nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa vì lợi ích Quốc gia đồng thời hướng đến sự thịnh vượng của khách hàng, ISOCERT cung cấp dịch vụ làm xác nhận tiêu chuẩn cơ sở cho sản phẩm, hàng hóa cho Quý doanh nghiệp với dịch vụ chất lượng, uy tín và chi phí tiết kiệm nhất. Chúng tôi luôn hướng đến lợi ích của khách hàng và xem “khách hàng” là kim chỉ nam cho mọi hoạt động.

Để tìm hiểu thêm về dịch vụ làm xác nhận tiêu chuẩn cơ sở cho sản phẩm, hàng hóa, Quý doanh nghiệp có thể xem thêm TẠI ĐÂY.

Việt Nam có bao nhiêu loại tiêu chuẩn?

Hiện nay đã có hàng nghìn TCVN bao gồm tiêu chuẩn cơ bản, tiêu chuẩn thuật ngữ, tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật, tiêu chuẩn phương pháp thử và lấy mẫu, tiêu chuẩn ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản; thuộc các lĩnh vực như cơ khí, luyện kim, giao thông vận tải, xây dựng, hóa chất, dầu khí, khoáng sản, nông nghiệp, ...

Việt Nam có bao nhiêu cấp tiêu chuẩn?

Hiện nay, Hệ thống tiêu chuẩn của nước ta chỉ có 2 cấp là tiêu chuẩn quốc gia [TCVN] và tiêu chuẩn cơ sở [TCCS]. Một tổ chức sản xuất kinh doanh tối thiểu phải có tiêu chuẩn cơ sở trong khi chưa áp dụng tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn nước ngoài cho sản phẩm, dịch vụ của mình.

TCCS và TCVN khác nhau như thế nào?

TCVN: Các Bộ quản lý chuyên ngành tổ chức xây dựng dự thảo TCVN cho lĩnh vực thuộc ngành mình phụ trách được phân công quản lý, trình Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm xét để công bố áp dụng. TCCS: Các tổ chức sản xuất, kinh doanh tổ chức xây dựng, công bố để áp dụng trong phạm vi tổ chức mình.

TCCS viết tắt của từ gì?

Ký hiệu TCCS được thể hiện như sau: Chữ viết tắt tên cơ sở công bố [ban hành] tiêu chuẩn cơ sở được đặt sau năm ban hành tiêu chuẩn cơ sở và được phân cách bằng dấu gạch chéo.

Chủ Đề