Nhân viên ngân hàng làm công việc gì

Nếu bạn có ý định thi tuyển vào Ngân hàng, việc tìm hiểu kỹ các thông tin liên quan đến vị trí ứng tuyển là điều vô cùng cần thiết. Trong bài viết này, UB Academy gửi đến bạn danh sách các vị trí công việc ngân hàng cơ bản. Kèm theo đó là mô tả công việc chung của từng bộ phận. 

Chuyên Viên Tín Dụng Doanh Nghiệp

Mô tả Công việc Tín dụng doanh nghiệp trong ngân hàng

  • Thực hiện việc quản lý nghiệp vụ tín dụng và bảo lãnh theo đúng các quy chế; quy trình của Ngân hàng và quy định của Pháp luật.
  • Phát hiện sớm các rủi ro có khả năng phát sinh; báo cáo với cấp trên và phối hợp với các bộ phận khác để xử lý.
  • Tuân thủ đầy đủ các chính sách; quy trình, quy chế của Ngân hàng và Pháp luật để đảm bảo giảm thiểu rủi ro trong hoạt động.
  • Thực hiện các công việc do Trưởng/ Phó Phòng giao phó. Đồng thời chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện công việc.
  • Phối hợp chặt chẽ với các nhân viên các bộ phận có liên quan để đảm bảo thực hiện tốt công việc được giao.
  • Thực hiện chế độ báo cáo đối với Trưởng/ phó phòng về tình hình khách hàng; và tình hình thực hiện các công việc được giao theo định kỳ hàng tháng, quý, hàng năm.

Mô tả công việc Nhân sự trong ngân hàng

  • Hỗ trợ Trưởng Phòng trong việc xây dựng định biên nhân sự hàng năm trên toàn hệ thống.
  • Lập và triển khai kế hoạch đăng quảng cáo tuyển dụng nội bộ và bên ngoài thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như đài, báo, website và/hoặc thông qua các trường đào tạo, các tổ chức tư vấn cung cấp dịch vụ tuyển dụng.
  • Tìm kiếm, tiếp nhận, xử lý và lưu trữ hồ sơ ứng viên phục cụ cho nhu cầu tuyển dụng của đơn vị.
  • Phối hợp tổ chức các cuộc thi kiểm tra khi có yêu cầu như TOEIC, GMAT, IQ, EQ, chuyên môn.
  • Lên kế hoạch phỏng vấn và chuẩn bị các tài liệu liên quan cho Hội đồng phỏng vấn.
    – Tổng hợp kết quả phỏng vấn, làm biên bản Hội đồng phỏng vấn và lập tờ trình đề xuất tuyển dụng trình Giám đốc nhân sự và Tổng Giám đốc phê duyệt.
  • Tiến hành các thủ tục có liên quan: soạn thư đề xuất tuyển dụng và/hoặc quyết định tiếp nhận; liên hệ với các ứng viên trúng tuyển và hướng dẫn nhân viên mới hoàn tất mọi thủ tục liên quan; phổ biến nội quy, quy định, chính sách đào tạo.
  • Liên hệ với Trung tâm đào tạo để thống nhất lịch đào tạo tập trung cho nhân viên mới.
  • Theo dõi, kiểm tra và giám sát việc triển khai kế hoạch tuyển dụng nhân sự tại các đơn vị trên toàn hệ thống theo đúng quy trình tuyển dụng và định biên nhân sự của từng đơn vị đã được Tổng giám đốc phê duyệt trong từng năm.
  • Thực hiện các công việc khác có liên quan theo yêu cầu của Trưởng, Phó phòng.

Mô tả Công việc 

  • Phân tích, dự báo kinh tế vĩ mô: tài chính, tiền tệ, ngành kinh tế nhằm đánh giá những dự án khả thi để tham gia đầu tư và tránh những rủi ro tiềm tàng phát sinh trong các ngành công nghiệp khác nhau và toàn bộ nền kinh tế.
  • Phân tích công ty: Phân tích tài chính, định giá cổ phiếu công ty.
  • Phân tích ngành kinh tế: Hiểu biết và nắm bắt tình hình của từng ngành kinh tế từ đó phân tích và đưa ra các dự báo phát triển về ngành kinh tế.
  • Nghiên cứu, lập báo cáo khả thi dự án đầu tư.
  • Xây dựng, đánh giá kế hoạch kinh doanh: Lập và đánh giá thực hiện kế hoạch kinh doanh theo từng danh mục đầu tư.
  • Quản lý danh mục đầu tư: Định kỳ đáng giá lại danh mục đầu tư; từ đó đưa ra đề xuất tiếp tục giữ lại hay thoái vốn đầu tư.
  • Đảm bảo quá trình cảnh báo sớm và đầy đủ để phát hiện sớm các tín hiệu làm giảm các khoản đầu tư.
  • Đảm bảo tuân thủ luật pháp, các quy định, chính sách và quy trình nội bộ.

Mô tả Công việc Quan hệ khách hàng trong ngân hàng

  • Tiếp thị, giới thiệu các sản phẩm dịch vụ tới khách hàng.
  • Trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng đối với các dịch vụ của ngân hàng.
  • Trực tiếp thẩm định và trình phê duyệt các khoản vay, các nghiệp vụ tín dụng khác.
  • Phối hợp với Bộ phận Hỗ trợ Tín dụng thực hiện các nghiệp vụ quản lý sau cho vay đối với khách hàng.
  • Tư vấn, đề xuất với trưởng phòng các biện pháp khai thác thị trường.
  • Thực hiện các công việc khác do cán bộ quản lý giao.

Mô tả Công việc Tài trợ sự án trong ngân hàng

  • Tiếp nhận hồ sơ vay vốn của Khách hàng.
  • Kiểm tra hồ sơ pháp lý, báo cáo đầu tư dự án và phương án hoàn trả vốn vay của khách hàng.
  • Lập báo cáo khách hàng và đề xuất phương án tài trợ cho dự án trình lên Trưởng phòng. Chịu hoàn toàn trách nhiệm về kết quả báo cáo của dự án.
  • Duy trì, chăm sóc và phát triển khách hàng hiện có thông qua chiến lược bán hàng và hỗ trợ.
  • Đảm bảo chất lượng các khoản vay tín dụng của khách hàng trong quyền hạn cho phép.
  • Kiểm tra, giám sát khách hàng để phát hiện, cảnh báo sớm và đầy đủ các tín hiệu làm giảm các khoản vay tín dụng.
  • Đảm bảo tuân thủ luật pháp, các quy định, chính sách và quy trình nội bộ.
  • Xây dựng danh mục tài trợ dự án; hạn mức theo ngành nghề; thời hạn phù hợp với từng thời kỳ; trình lên Trưởng phòng và Giám Đốc Khối.

Mô tả công việc Giao dịch viên trong ngân hàng

  • Tiếp đón, tìm hiểu nhu cầu, giới thiệu, tư vấn và hỗ trợ khách hàng về các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng.
  • Thực hiện các giao dịch với khách hàng về sản phẩm và dịch vụ như: tiền gửi thanh toán, thẻ, sản phẩm tiết kiệm; thanh toán trong nước và nước ngoài.
  • Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến giao dịch tiền mặt [VND, ngoại tệ] với khách hàng.
  • Thực hiện công tác hạch toán kế toán đối với các chứng từ liên quan.
  • Quản lý, lưu trữ hồ sơ khách hàng do mình phụ trách theo đúng quy định chung, đảm bảo đầy đủ.
  • Thực hiện công tác báo cáo.
  • Tư vấn, hỗ trợ khách hàng về các sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng.
  • Tư vấn, giải quyết các khiếu nại của khách hàng trong phạm vi thẩm quyền cho phép.
  • Thực hiện các công việc khác có liên quan theo yêu cầu của trưởng, phó phòng.

Trên đây là những mô tả chung về các công việc Ngân hàng có thể bạn sẽ quan tâm. Hi vọng bài viết đã giúp bạn có được cái nhìn tổng quan hơn về vị trí công việc Ngân hàng bạn dự định ứng tuyển. Đừng quên theo dõi Chuyên mục UB AcademyDiễn đàn U&Bank để đón đọc phần tiếp theo.

Có bao giờ bạn nhận được các cuộc gọi giới thiệu sản phẩm, dịch vụ ngân hàng; khảo sát thói quen khách hàng từ phía ngân hàng chưa? Đây chính là công việc mà một nhân viên kinh doanh ngân hàng cần phải đảm nhiệm hằng ngày. Để hiểu rõ hơn về vị trí công việc này hãy cùng khám phá nội dung bài viết dưới đây từ Timviecnganhang.com nhé!

Kinh doanh là một bộ phận cực kỳ quan trọng trong bất kỳ doanh nghiệp nào. Ở bất kỳ ngành nghề nào, doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ thì vị trí nhân viên kinh doanh vẫn giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tiếp cận khách hàng tiền năng. Với ngành ngân hàng cũng vậy, với sự cạnh tranh cao từ các ngân hàng trong ngành khiến cho vị trí nhân viên kinh doanh ngân hàng trở nên áp lực. Đây cũng trở thành một vị trí không thể thiếu trong mọi ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng lớn.

Nhan viên kinh doanh ngân hàng là vị trí quan trọng trong mỗi ngân hàng

Thực hiện các chỉ tiêu bán hàng cho các sản phẩm dịch vụ của khách hàng. Nhân viên kinh doanh sẽ tiến hành các cuộc gọi cho khách hàng để thuyết phục khách hàng lựa chọn sử dụng các dịch vụ ngân hàng cung cấp.

  • Xây dựng các chiến lược tiếp thị khách hàng một cách hiệu quả. Tiến hành các chương trình quảng bá cho các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng cung cấp.
  • Tư vấn, hướng dẫn khách hàng sử dụng các gói tài chính phù hợp với điều kiện, nhu cầu của khách hàng.
  • Thực hiện các hoạt động chăm sóc khách hàng, các chương trình tri ân, chăm sóc khách hàng theo các tiêu chuẩn ngân hàng đặt ra
  • Quản lý số giao dịch tại ngân hàng của khách hàng để đảm bảo đạt chỉ tiêu đề ra
  • Đánh giá hồ sơ, phương án vay vốn và tiến hành thẩm định các tài sản đảm bảo của khách hàng trước khi tiến hành thủ tục vay vốn
  • Chịu trách nhiệm đôn đóc khách hàng trả lãi đúng kỳ hạn và xử lý các vấn đề liên quan đến nợ của khách hàng.
  • Ngoài ra họ sẽ đảm nhiệm các công việc khác theo hướng dẫn mà cấp trên đặt ra.

► Xem thêm: Các kỹ năng cần thiết để trở thành nhân viên thẩm định tín dụng giỏi

Trong quá trình tuyển dụng nhân viên kinh doanh, các nhà tuyển dụng sẽ đặt ra những yêu cầu nhất định về kỹ năng và trình độ chuyên môn đối với ứng viên. Dưới đây sẽ mà một số kỹ năng chuyên môn mà ứng viên cần có trước khi ứng tuyển vào vị trí nhân viên kinh doanh trong các ngân hàng.

Với ứng viên thuộc ngành ngân hàng thì yêu cầu cần có chính là tốt nghiệp các trường đại học chuyên ngành ngân hàng, tài chính, kinh tế, quản trị kinh doanh và các chuyên ngành liên quan đối với vị trí cần tuyển dụng.

Một số yêu cầu về kỹ năng chuyên môn ứng viên cần có

Đối với vị trí nhân viên kinh doanh tại ngân hàng thì dưới đây sẽ là một số kỹ năng mà bạn nhất định phải có trước khi muốn ứng tuyển:

  • Khả năng giao tiếp tốt: Kỹ năng giao tiếp là một kỹ năng không thể thiếu đối với với một nhân viên kinh doanh giỏi. Đặc biệt đối với ngành kinh doanh dịch vụ như ngân hàng thì việc tạo một mối quan hệ tốt với khách hàng là bạn đã có đến 80% cơ hội thành công trong việc thuyết phục khách hàng.
  • Sử dụng thành thao các kỹ năng tin học văn phòng như word, excel, PowerPoint,…
  • Khả năng giao tiếp tiếng Anh tốt cũng là một trong những yêu cầu bắt buộc đối với vị trí này.
  • Kỹ năng tư duy logic, khả năng phân tích các báo cáo trong ngân hàng.

Trên đây là một số mô tả về công việc nhân viên kinh doanh ngân hàng. Hi vọng với những thông tin chúng tôi cung cấp trong bài có thể giúp bạn hiểu hơn về vị trí công việc này và chuẩn bị tốt hơn cho quá trình xin việc sau này của mình. Khám phá nhiều hơn các thông tin ngân hàng trên website của chúng tôi nhé!

► Tham khảo: Kỹ năng phỏng vấn cho nhà tuyển dụng ngân hàng

Video liên quan

Chủ Đề