Nhiễm sắc the giới tính có trong tế bào nào

Nhiễm sắc thể là vật thể di truyền tồn tại trong nhân tế bào bị ăn màu bằng chất nhuộm kiềm tính, được tập trung lại thành những sợi ngắn và có số lượng, hình dạng kích thước đặc trưng cho mỗi loài. Nhiễm sắc thể có khả năng tự nhân đôi, phân li hoặc tổ hợp ổn định qua các thế hệ. Nhiễm sắc thể có khả năng bị đột biến cấu trúc tạo ra những đặc trưng di truyền mới.

Một nhiễm sắc thể thường là một nhiễm sắc thể mà không phải là một nhiễm sắc thể giới tính. Các nhiễm sắc thể của một cặp nhiễm sắc thể thường trong một tế bào lưỡng bội luôn đồng dạng, không giống như ở trong các cặp nhiễm sắc thể giới tính có thể có cấu trúc khác nhau. DNA trong nhiễm sắc thể thường thì nói chung được biết đến với tên gọi atDNA hoặc auDNA [autosome DNA].

Nhiễm sắc thể giới tính là một loại nhiễm sắc thể khác với một nhiễm sắc thể thường ở hình dạng, kích thước và chức năng. Nhiễm sắc thể giới tính của con người, một cặp nhiễm sắc thể giới tính thông thường của động vật có vú, quyết định giới tính của một cá nhân được tạo ra trong quá trình sinh sản hữu tính. Nhiễm sắc thể bình thường khác với nhiễm sắc thể giới tính bởi vì nhiễm sắc thể bình thường xuất hiện theo cặp mà các thành tố của nó đều có cùng dạng nhưng khác các cặp khác trong một tế bào lưỡng bội, trong khi đó các thành tố của một cặp nhiễm sắc thể giới tính có thể khác nhau và do đó quyết định giới tính.

Sinh Học Lớp 12 – Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân

NST giới tính

NST giới tính là loại NST có chứa gen quy định giới tính  và các gen khác.

Mỗi NST giới tính có 2 đoạn:

  • Đoạn không tương đồng chứa các gen đặc trưng cho từng NST 
  • Đoạn tương đồng chứa các lôcút gen giống nhau.

Một số cơ chế tế bào học xác định giới tính bằng NST:

Kiểu XX, XY

  • Con cái  XX, con đực XY: động vật có vú, ruồi giấm, người
  • Con cái XY, con đực XX : chim, bướm, cá, ếch nhái.

Kiểu XX, XO:

  • Con cái XX, con đực XO: châu chấu, rệp, bọ xit
  • Con cái XO, con đực XX : bọ nhậy

Phép lai thuận nghịch: là 2 phép lai trong đó có sự hoán đổi kiểu hình của cặp bố mẹ giữa lai thuận và lai nghịch. Mục đích để đánh giá sự ảnh hưởng của giới tính đến sự hình thành 1 tính trạng nào đó.

Ví dụ: lai thuận : bố mắt đỏ x mẹ mắt trắng; lai nghịch : bố mắt trắng x mẹ mắt đỏ

Thí nghiệm:

Phép  lai thuận

Ptc:       ♀ Mắt đỏ      ×     ♂  Mắt trắng

F1:   100% ♀ Mắt đỏ     :     100% ♂ Mắt đỏ

F2:   100% ♀ Mắt đỏ  : 

50% ♂ Mắt đỏ  :  50% ♂ mắt trắng

Phép lai nghịch

Ptc:     ♀  Mắt trắng    ×    ♂ Mắt đỏ

F1:    100% ♀ Mắt đỏ :  100% ♂ Mắt trắng

F2: 50% ♀ Mắt đỏ  :  50% ♀ Mắt trắng  : 

50% ♂ Mắt đỏ :  50% ♂ Mắt trắng

Nhận xét:

  • Kết quả phép lai thuận, nghịch là khác nhau
  • Có sự phân li không đồng đều ở 2 giới
  • Dựa vào phép lai thuận: mắt đỏ là tính trạng trội, mắt trắng là tính trạng lặn. Một gen quy định một tính trạng
  • Quy ước gen: A: mắt đỏ; a: mắt trắng

Giải thích:

  • Gen quy định tính trạng màu mắt chỉ có trên NST X mà không có alen tương ứng trên NST Y
  • Cá thể đực [XY] chỉ cần 1 gen lặn a nằm trên X đã biểu hiện ra kiểu hình mắt trắng
  • Cá thể cái [XX] cần 2 gen lặn a mới cho kiểu hình mắt trắng

Cơ sở tế bào học:

Cơ sở tế bào học của các phép lai chính là sự phân li của cặp NST giới tính trong giảm phân và sự tổ hợp trong thụ tinh dẫn đến sự phân li và tổ hợp của cặp gen quy định màu mắt.

Kết luận:

  • ​Gen quy định tính trạng chỉ có trên NST X mà không có trên Y nên cá thể đực chỉ cần có 1 alen lặn nằm trên X là đã biểu hiện thành kiểu hình
  • Gen trên NST X di truyền theo quy luật di truyền chéo
  • Gen trên X của bố truyền cho con gái, con trai nhận gen trên X từ mẹ
  • Tính trạng được biểu hiện không đều ở cả 2 giới
  • Một số bệnh di truyền ở người do gen lặn trên NST X: mù màu, máu khó đông…

  • Tính trạng do gen nằm trên NST Y chỉ biểu hiện ở 1 giới
  • Di truyền thẳng [cha truyền cho con trai]

Ví dụ:

Nhận xét:

  • ​NST X có những gen mà trên Y không có hoặc trên Y có những gen mà trên X không có
  • Gen ở đoạn không tương đồng trên NST Y thì tính trạng do gen này quy định chỉ được biểu hiện ở 1 giới
  • Gen nằm trên NST Y di truyền thẳng

Trong thực tiễn, người ta dựa vào những tính trạng liên kết với giới tính để sớm phân biệt đực cái trong chăn nuôi

Ví dụ: Người ta có thể phân biệt được trứng tằm nào sẽ nở ra tằm đực, trứng tằm nào nở ra tằm cái bằng cách dựa vào màu sắc trứng. Việc nhận biết sớm giúp mang lại hiệu quả kinh tế cao vì nuôi tằm đực có năng suất tơ cao hơn

  • Ở tế bào nhân thực không chỉ có các gen nằm trên NST trong nhân tế bào mà còn có các gen nằm trong ti thể và lục lạp ngoài tế bào chất
  • Do khối tế bào chất ở giao tử cái lớn gấp nhiều lần ở giao tử đực, sau khi thụ tinh hợp tử lại phát triển trong trứng. Nên hệ gen ngoài tế bào chất ở cơ thể con có được hoàn toàn là di truyền từ mẹ

Thí nghiệm:

  • Lai thuận: P: [cái] Xanh lục x [đực] Lục nhạt → F1: 100% Xanh lục
  • Lai nghịch: P: [cái] Lục nhạt x [đực] Xanh lục → F1: 100% Lục nhạt

Nhận xét:

Cả 2 phép lai thuận và nghịch đều thu được F1 luôn có KH giống bố mẹ

Giải thích:

Khi thụ tinh, giao tử đực chỉ truyền nhân mà không truyền TBC cho trứng, do vậy các gen nằm trong TBC [trong ty thể hoặc lục lạp] chỉ được mẹ truyền cho qua TBC của trứng.

Kết luận:

  • Tế bào chất có vai trò nhất định trong sự di truyền các tính trạng từ thế hệ trước đến thế hệ sau
  • Tính trạng di truyền ngoài nhân di truyền theo dòng mẹ [không tuân theo quy luật di truyền]

Câu 1: Trong cặp nhiễm sắc thể giới tính XY vùng không tương đồng chứa các gen

A. Đặc trưng cho từng nhiễm sắc thể

B. Alen với nhau

C. Di truyền như các gen trên NST thường

D. Tồn tại thành từng cặp tương ứng

Câu 2: Ở người, bệnh máu khó đông do gen h nằm trên NST X, gen H: máu đông bình thường. Bố mắc bệnh máu khó đông, mẹ bình thường, ông ngoại mắc bệnh khó đông, nhận định nào dưới đây là đúng?

A. Con gái của họ không bao giờ mắc bệnh

B. 100% số con trai  của họ sẽ mắc bệnh

C. 50% số con trai của họ có khả năng mắc bệnh

D. 100% số con gái của họ sẽ mắc bệnh

Câu 3: Trong thí nghiệm của Moocgan, khi lai ruồi giấm cái mắt đỏ thuần chủng với ruồi đực mắt trắng được F1. Cho ruồi F1 tiếp tục giao phối với nhau được F2 ¾ ruồi mắt đỏ và ¼ ruồi mắt trắng, trong đó ruồi mắt trắng toàn là ruồi đực. Giải thích nào sau đây phù hợp với kết quả của phép lai trên?

A. Gen qui định mắt trắng là gen trội nằm trên NST Y không có alen trên X.

B. Gen qui định mắt trắng là gen lặn nằm trên NST X không có alen trên Y

C. Gen qui định mắt trắng là gen trội nằm trên NST X không có alen trên Y

D. Gen qui định mắt trắng là gen lặn nằm trên NST Y không có alen trên X

Đáp án:

1. A

2. C

3. B

Link bài: //hochay.com/sinh-hoc-lop12/sinh-hoc-lop-12-chuong-2-bai-11-di-truyen-lien-ket-voi-gioi-tinh-va-di-truyen-ngoai-nhan-hoc-hay-801.html

#sinhhoc12 #sinhhoclop12 #lythuyetsinhhoc12 #lythuyetsinhhoclop12 #tracnghiemsinhhoc12 #sinhhocnanghoc12 #onthisinhhoc #hochay

Nhiễm sắc thể giới tính. Giới tính ở nhiều loài phụ thuộc vào sự có mặt của cặp XX hoặc XY trong tế bào.

Trong các tế bào lưỡng bội [2n NST] của loài, bên cạnh các NST thường [kí hiệu chung là A] tồn tại thành từng cặp tương đồng Giống nhau ở cả hai giới tính, còn có một cặp NST giới tính tương đồng gọi là XX hoặc không tương đồng gọi là XY. Ví dụ: Trong tế bào lưỡng bội ở nguời có 22 cặp NST thường [44A] và một cặp NST giới tính XX ở nữ hoặc XY ở nam [hình 12.1]

Hình 12.1 Bộ NST ở người

NST giới tính mang gen quy định các tính trạng liên quan và không liên quan với giới tính. Vi dụ: Ở người NST Y mang gen SRY còn gọi là nhân tố xác định tinh hoàn, NST X mang gen lặn quy định máu khó đông.

Giới tính ở nhiều loài phụ thuộc vào sự có mặt của cặp XX hoặc XY trong tế bào. Ví dụ: Ờ người, động vật có vú, ruồi giấm, cây gai, cây chua me... cặp NST giới tính của giống cái là XX, cùa giống đực là XY. Ở chim, ếch nhái, bò sát, bướm, dâu tây... cặp NST giới tính của giống đực là XX, cùa giống cái là XY.

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sinh lớp 9 - Xem ngay

Video liên quan

Chủ Đề