Như thế nào là người dụng mạng xã hội thông minh

Thứ Hai, 10/02/2020 | 15:14

Mạng xã hội [MXH] như Facebook, Zalo… là phương tiện rất tốt để duy trì kết nối với bạn bè, người thân, mở rộng các mối quan hệ xã hội, nhưng nó cũng tồn tại nhiều mặt trái. Giữa xô bồ những thông tin từ chính thống đến không chính thống trên MXH đã gây không ít tác hại cho người dùng. Do vậy, sử dụng MXH như thế nào có hiệu quả, an toàn, văn minh là vấn đề mà bạn trẻ cần lưu ý.

Ảnh minh họa: Internet

Những ngày gần đây, công an ở một số địa phương trên cả nước đã phát hiện và xử lý nhiều trường hợp đăng tải thông tin sai sự thật trên MXH về tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra. Trong đó có nhiều tài khoản Facebook của các bạn trẻ. Tại cơ quan công an, các bạn thừa nhận thông tin mình đăng là bịa đặt để câu “like” [lượt thích], câu “view” [lượt xem]. Chỉ vì sự bông đùa, thêu dệt của một bộ phận người trẻ này mà đã gây nhiều hoang mang trong dư luận.

Từ sự việc trên, bài học đúc kết cho các bạn trẻ là cần nhận thức rõ mặt lợi, mặt hại của MXH. Hãy là người sử dụng Facebook một cách thông minh, hiệu quả. Cần hướng tới cái tích cực, trong sáng, lành mạnh, cái đẹp, cái có ích.

Để phát huy tính tích cực của MXH và tránh tình trạng chia sẻ tràn lan thông tin, hình ảnh tiêu cực, người trẻ nên thay đổi thói quen sử dụng, chắt lọc thông tin. Và hơn hết là tạo thói quen tích cực chia sẻ những điều tốt, việc hay. Thực hiện “mỗi ngày một tin tốt, mỗi tuần một câu chuyện đẹp” sẽ giúp cho bạn trẻ hướng tới giá trị cao đẹp, sống có ích, có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội.

Đặc biệt, từ ngày 1/1/2019, Luật An ninh mạng đã chính thức có hiệu lực. Điều này, đòi hỏi mỗi người sử dụng mạng Internet, nhất là bạn trẻ phải hiểu về quyền và có nghĩa vụ tuân thủ pháp luật để xây dựng xã hội số an toàn, văn minh hơn.

ĐỖ HOÀNG

Trong thời đại công nghệ 4.0, mạng xã hội trở nên không thể thiếu trong cuộc sống thường ngày của nhiều người. Mỗi ngày qua đi, mạng xã hội lại liên tục bổ sung công nghệ mới, tiện ích hơn, trở thành kênh quan trọng, thúc đẩy quá trình giao tiếp, lan tỏa thông tin, kết nối con người với nhau một cách dễ dàng, nhanh chóng. Tuy nhiên, mặt trái của mạng xã hội đang tạo ra nhiều hệ lụy đối với người sử dụng khi nó lan truyền khối lượng thông tin giả khổng lồ.

 

Mạng xã hội facebook được nhiều người quan tâm sử dụng.

Hiện nay, có rất nhiều trang mạng xã hội được sử dụng phổ biến, như: facebook, zalo, instargram, tiktok... không chỉ để chia sẻ, kết nối thông tin mà còn được nhiều cơ quan, đơn vị và người dân  khai thác, ứng dụng trong công việc một cách hiệu quả ở các lĩnh vực, như: quảng bá tiềm năng, thế mạnh về du lịch của địa phương; công tác đảm bảo an ninh trật tự; kết nối trong công tác giáo dục, kết nối công tác từ thiện nhân đạo, an sinh xã hội... Bên cạnh đó, rất nhiều người dân cũng đã sử dụng mạng xã hội để phục vụ công việc của gia đình như chia sẻ thông tin, học tập kinh nghiệm làm ăn, quảng bá hình ảnh, các sản phẩm đặc sản của địa phương. Anh Bùi Văn Thuyết, chủ cơ sở homestay Thuyết Lợi cũng là người thành lập và quản lý tài khoản fanpage “Homestay Thuyết Lợi”, cho hay: Từ khi thành lập trang fanpage, đến nay đã có hơn 1.000 lượt người theo dõi. Thông qua trang fanepage này, chúng tôi có thể đăng tải, chia sẻ những hình ảnh về cơ sở homestay của gia đình, giúp cho khách hàng có thể chia sẻ thông tin và hiểu rõ hơn về những dịch vụ homestay của chúng tôi. Facebook, zalo hay một số loại hình mạng xã hội khác nếu biết cách khai thác, sử dụng một cách chừng mực, thông minh chắc chắn sẽ giúp ích rất nhiều cho mỗi cá nhân.

Chị Hoàng Thị Thắm, chủ cửa hàng rau, củ quả an toàn tại chợ 7/11, chia sẻ: Thông qua mạng xã hội facebook, tôi có thể đăng tải hình ảnh những sản phẩm rau củ, quả tới nhiều người. Đồng thời, cũng có thể hướng dẫn các khách hàng lựa chọn các sản phẩm sạch, an toàn. Nhờ vậy, lượng khách mua hàng cũng đông hơn, giúp tôi bán được nhiều hàng hơn.

Tuy nhiên, đối với một số người dân nhận thức còn hạn chế, thì mạng xã hội lại trở thành công cụ để họ đăng tin không đúng sự thật. Trong thời điểm cả nước đang gắng sức chống lại dịch bệnh Covid-19 thì những thông tin sai lệch, thiếu chính xác do một số đối tượng thiếu ý thức đã tự ý đăng tải lên các trang mạng xã hội, điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý, gây hoang mang cho người dân. Một số đối tượng sử dụng hình ảnh của một các lực lượng chức năng để chế giễu, bôi nhọ, xúc phạm... làm xấu đi hình ảnh của cán bộ, công chức. Bởi họ cho rằng, mạng xã hội chỉ là ảo, nên không thể tìm ra nguồn gốc người đăng và cũng không phải chịu trách nhiệm về những phát ngôn, hành vi của mình. Cũng có người thực hiện những hành vi đó chỉ để câu view, tìm kiếm thêm lượt tag [thẻ] để sử dụng vào mục đích bán hàng online... Qua xác minh, điều tra từ đầu năm đến nay các lực lượng chức năng trên địa bàn tỉnh Sơn La đã phối hợp xử lý 42 đối tượng có hành vi đưa thông tin, bài viết, video xuyên tạc, sai sự thật; nói xấu, bôi nhọ lực lượng CAND trên mạng xã hội. Trong đó, xử lý hành chính 24 trường hợp; nhắc nhở, răn đe 18 trường hợp. Yêu cầu gỡ bỏ 38 bài viết xuyên tạc, sai sự thật liên quan đến các vụ việc xảy ra tại xã Đồng Tâm, dịch bệnh Covid-19 và bôi nhọ lực lượng CAND. Với tổng số tiền xử phạt trên 176 triệu đồng.

Thượng Tá, Tô Xuân Hoàng, Trưởng phòng An ninh chính trị nội bộ Công an tỉnh Sơn La, cho biết: Nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của nhân dân trong việc sử dụng mạng xã hội, thời gian tới Phòng An ninh chính trị nội bộ Công an tỉnh sẽ phối hợp với các cơ quan, phòng, ban cùng các tổ chức đoàn thể trong tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các quy định của Đảng, nhà nước liên quan đến việc sử dụng mạng xã hội. Trọng tâm là Luật An ninh mạng, Luật An toàn thông tin mạng; Đẩy mạnh tuyên truyền về âm mưu, phương thức, thủ đoạn của các thế lực thù địch, phần tử xấu, các loại tội phạm lợi dụng không gian mạng để xâm phạm An ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; Tăng cường công tác nắm tình hình, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về an ninh, an toàn thông tin trên không gian mạng.

Có thể thấy, mạng xã hội chính là một bức tranh phản ánh muôn sắc màu của cuộc sống. Tuy nhiên, chúng ta cần phải có trách nhiệm hơn nữa để tránh với những thông tin, nội dung không chính xác được đăng tải. Đồng thời, luôn tìm hiểu thêm những kênh thông tin chính thống để tiếp nhận thông tin. Qua đó, sẽ góp phần tạo được sự lan tỏa về trách nhiệm sử dụng mạng xã hội, cũng như bổ sung thêm các thông tin hữu ích cho bản thân và mọi người xung quanh. Chúng ta hãy là người tiếp nhận và chia sẻ thông tin một cách có trách nhiệm để tự bảo vệ mình và tuân thủ pháp luật.

Theo thạc sĩ tâm lý Đào Lê Hòa An [Hội Tâm lý học xã hội VN], hiện nay không ít học sinh [HS] chưa biết nghệ thuật sử dụng mạng xã hội [MXH], trong đó có Facebook. Nhiều HS thích nói gì là nói, muốn thể hiện bản thân trên MXH, vô tình gây ra nhiều hậu quả khôn lường.

Cẩn thận trong từng câu chữ

Ông An cho rằng gọi là MXH nhưng đó không phải là ảo, mà là nơi thể hiện cá tính, nhân cách, hình ảnh thật của chủ nhân các tài khoản Zalo, Facebook, Instagram... MXH cũng như ngoài đời. Thế nên, HS cần phải tuân thủ những quy tắc ứng xử ngay trên MXH.

Để thể hiện là người có văn hóa, HS không nói tục, chửi thề. Đừng bao giờ bình luận những thông tin mà bản thân không hiểu rõ tường tận. Không nên vô tư thể hiện cảm xúc cá nhân tức thì, bởi lẽ có thể sau khi đăng vài phút, sẽ chợt nhận ra “đúng là lúc nãy mình nóng vội quá, lẽ ra đừng nên đăng”.

Thực tế trong thời gian qua, có nhiều HS viết những dòng trạng thái với nội dung không đồng tình với cách ứng xử của giáo viên, thậm chí dùng lời lẽ khó nghe với phụ huynh... Những câu chuyện này khiến nhiều người bất bình. Theo ông An: “Lời nói thì gió bay, nhưng câu chữ thì in lại, lưu lại trên Facebook. Và lời nói ngoài đời thật chỉ vài người nghe thấy, nhưng trên MXH có thể khiến hàng triệu người biết đến. Chính vì thế nên cẩn thận trong từng câu chữ khi viết ra trên MXH”.

Trường Lương Thế Vinh ban hành những điều cấm kỵ khi học sinh dùng Facebook

Sau những lùm xùm trên mạng xã hội cho rằng Trường THPT Lương Thế Vinh Hà Nội có cách giáo dục hà khắc, ngày 28.9, trường này ban hành nội quy, trong đó có những điều cấm kỵ khi học sinh dùng Facebook.

Nói không với việc nói xấu, đả kích người khác

Cũng theo chuyên gia tâm lý này, hiện nay rất nhiều thông tin tiêu cực được lan truyền, HS hãy tỉnh táo và không nên chia sẻ [share] bất kỳ thông tin tiêu cực nào. Bên cạnh đó, HS không được đăng tải những đoạn phim, hình ảnh nhạy cảm. Cũng đừng bao giờ gia nhập những hội nhóm không lành mạnh. Hãy nói không với việc nói xấu, đả kích người khác. “Nói xấu người khác hoặc văng tục một cách vô tư trên MXH thể hiện một nền tảng văn hóa yếu kém của cá nhân”, ông An nói.

Đề cập đến tình trạng trong thời gian gần đây, có khá nhiều hình ảnh, đoạn phim gây sốc “nếu đủ like... sẽ...” được đăng tải và chia sẻ trên MXH, đặc biệt là Facebook, mà chủ nhân thật sự là HS. Ông An khuyên: “Khi đăng những dòng trạng thái thách đố đủ “like” [yêu thích], đủ share [chia sẻ] sẽ làm việc gì đó, đừng nghĩ người khác họ bấm share hay like là họ yêu thích. Like có khi không phải là thích, mà đôi khi dân mạng bấm... like cho chết. Nên khi sử dụng MXH, HS đừng thách đố ai”.

Những sai lầm nhiều người hay mắc phải khi dùng mạng xã hội

Có hàng trăm cách giúp bạn kết nối với mọi người xung quanh, như thông qua Instagram, Facebook, Twitter, Snapchat, LinkedIn… Tuy nhiên, đừng để cuộc sống ảo ảnh hưởng đến cuộc sống thật, và dưới đây là những điều nên tránh khi dùng mạng xã hội.  

Sử dụng có văn hóa

Bên cạnh lưu ý HS những điều không nên khi sử dụng MXH, vị chuyên gia tâm lý này còn hướng dẫn cách để HS có thể sở hữu trang cá nhân ấn tượng: “Đừng bao giờ để trang cá nhân ảm đạm bằng những trạng thái u sầu, những hình ảnh buồn bã. Khi bình luận thì phải bình luận có duyên, có văn hóa. Đăng ảnh tạo được cảm xúc với người xem, chuyển tải những thông điệp hay trong cuộc sống. Không đánh dấu người khác vào những ứng dụng vô bổ. Nên đăng những thông tin, hình ảnh về các hoạt động xã hội, tình nguyện vì cộng đồng...”, ông An khuyên thêm.

Còn ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Bảo vệ và chăm sóc trẻ em, thì khuyên HS khi sử dụng MXH cần cư xử có văn hóa. “Hãy nói chuyện và cư xử với người khác theo cách mà bạn muốn được mọi người đối xử với mình. Khi ai đó nói hoặc làm điều gì khiến phiền lòng thì đừng trả lời, đừng đáp trả kẻo tạo nên những xung đột. Thay vào đó, hãy chặn họ trong danh sách bạn bè đồng thời tâm sự với người thân. Nếu bị người khác nhắn tin bắt nạt trên MXH, hãy lưu lại chứng cứ và đưa cho người thân. Hãy tâm sự với người thân khi cảm thấy bất an, để có thể được giúp đỡ, tìm ra cách giải quyết phù hợp”.

Giáo viên Đỗ Đức Anh [Trường THPT Bùi Thị Xuân, TP.HCM] cho biết MXH có tính kết nối, giúp HS có thể tiếp thu thêm nhiều kiến thức, học nhóm... Tuy nhiên, nhiều HS sử dụng còn tùy tiện trong phát ngôn, đăng ảnh, chia sẻ. Nhiều HS sử dụng từ ngữ thô tục khi viết lên trang cá nhân, rồi chia sẻ những thông tin thiếu kiểm chứng... Điều đó là không nên.

HS cũng bị cuốn vào thực trạng "bắt nạt trực tuyến", "ném đá hội đồng" người khác. Dù chưa biết sự việc thế nào, nhưng vẫn dùng những từ ngữ cay độc để miệt thị, cũng ráng "góp thêm vài cục đá" mà không biết rằng việc "ném đá" như vậy có thể dẫn đến nhiều hậu quả. HS đừng để MXH dẫn dắt mà phải biết sử dụng thông minh và có trách nhiệm hơn.

Tin liên quan

Video liên quan

Chủ Đề