Những bài kinh tụng hàng ngày thích chân quang

Trong Kinh Sống Hòa Hợp, đời sống thanh tịnh hòa hợp của ba Tôn Giả Anuruddha, Nandiya và Kimbila được giới thiệu và tán thán. Đức Phật ứng chứng rằng: ai nghe đến tên của ba Tôn Giả Alahán sống hòa hợp này sẽ được nhiều công đức lành. Kinh Từ Tâm nói về ý nghĩa tâm từ ban rãi khắp chúng sinh. Công đức phát sinh từ tu tập từ tâm rất lớn lao và sẽ đưa đến giải thoát.Kinh Hạnh Người Xuất Gia diễn tả công hạnh của một người bắt đầu phát tâm tu hành, xuất gia và các giai đoạn phải trãi qua, cuối cùng chứng được đạo quả. Đây là một mẫu mực tiêu chuẩn lý tưởng mà người đệ tử xuất gia của Phật phải nắm vững. Bài Lời Khấn Nguyện là bài kinh tụng ngắn cho những người ít thời gian. Lời Khấn Nguyện giúp huân tập các công hạnh đạo đức căn bản cho người tu theo Phật. để hỗ trợ cho sự ổn định của người tu đạt được nhiều tiến bộ không bị tâm kiêu mạn phá vỡ công đức. Vì nhu cầu cần thiết chúng tôi soạn thêm bài: Lạy Phật Sám Hối, Lễ Phật Phát Nguyện. Với những lời kinh cần thiết để người lễ Phật có được tác ý tôn kính Phật khi hiểu được những tính chất vô cùng vĩ đại của đức Phật.Những Bài Kinh Tụng Hàng NgàyNXB Tôn Giáo 2008Thích Chân QuangSố trang: 344File PDF-SCANNgôn ngữ: Tiếng ViệtLink downloadhttps://drive.google.com/file/d/1gsEsv7dUwBqORIFmLcbxKBzZVU9N7siRhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1  Cái cốt lõi giáo lý thì đừng thay đổi, nhưng các phương tiện khác phải tiến bộ theo thời đại.

HỎI: Đọc kinh khác với Tụng kinh như thế nào?

ĐÁP: Đọc kinh nghĩa là lấy bản kinh ra xem cho hiểu nghĩa lý trong đó, có khi đọc ra tiếng, có khi đọc thầm. Còn tụng kinh thì có khi một người có khi đông người, to tiếng ra, đồng giọng và theo một điệu nhạc của thời đại lúc bấy giờ. Tụng kinh có tính nghi lễ cao, có tính tôn trọng giáo pháp kinh điển cao, khác với đọc cho biết.

HỎI: Điệu tụng kinh là điệu nhạc của thời đại, nghĩa là gì?

ĐÁP: Để tăng tính trang trọng cho nghi lễ, các tu sĩ đã dùng nhạc điệu được ưa thích của thời đại đó mà ca ngâm các bài kinh, nhằm tăng thêm sự cảm xúc cho tín đồ. Mỗi thời đại sẽ có nhạc điệu khác nhau, mỗi địa phương sẽ có nhạc điệu khác nhau, mỗi tôn giáo sẽ có nhạc điệu khác nhau, miễn sao người nghe và người tụng đều thích là được.

HỎI: Nếu bây giờ đổi qua nhạc điệu của thời đại hiện nay, sử dụng âm nhạc hiện đại để tụng kinh Phật có được không?

ĐÁP: Đó là điều chắc chắn phải xảy ra. Con người ở thời đại nào sẽ ưa thích nhạc điệu của thời đại đó. Nếu bắt tín đồ tụng ca ngâm vịnh kinh điển theo nhạc điệu cổ xưa mà họ không còn ưa thích nữa thì đó là "phản truyền đạo". Các tu sĩ phải sử dụng nhạc điệu mà mọi người ưa thích để tụng ca ngâm vịnh thì mới thu hút được tín đồ.

HỎI: Âm nhạc hiện đại rất khó, các quy tắc nhạc lý tinh tế, các nhạc cụ phức tạp, thật sự không dễ cho tín đồ nắm bắt để tụng ca ngâm vịnh theo. Ngày xưa chỉ có một vài điệu nhạc đều đều đơn giản, vài nhạc cụ chuông mõ sơ sài, bây giờ đổi qua âm nhạc hiện đại cực kỳ phong phú đa dạng, sợ tín đồ không theo nổi?

ĐÁP: Đừng đánh giá thấp tín đồ, họ rất thông minh, sẽ tiến bộ theo được hết. Miễn là nhạc điệu đó làm họ thích thì họ sẽ tụng ca ngâm vịnh theo được hết. Mà có sử dụng âm nhạc hiện đại thì mới chứng tỏ sự tiến bộ của tôn giáo mình. Đứng yên một chỗ đâu có hay. *Cái cốt lõi giáo lý thì đừng thay đổi, nhưng các phương tiện khác phải tiến bộ theo thời đại.

Kinh Tạng >> Những bài kinh tụng hàng ngày

Những bài kinh tụng hàng ngày thích chân quang


Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Những bài kinh tụng hàng ngày
  • Tác giả : Thích Chân Quang
  • Dịch giả :
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 357
  • Nhà xuất bản : Tôn Giáo
  • Năm xuất bản : 2005
  • Phân loại : Kinh Tạng
  • MCB : 12010000007662
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

Những bài KINH TỤNG HÀNG NGÀY

Tỳ kheo Thích Chân Quang

NHÀ XUẤT BẢN TÔN GIÁO

Hà Nội PL: 2549 - DL 2005

Lời nói đầu

          NHỮNG BÀI KINH TỤNG này giới thiệu ba bài kinh của Tạng Kinh NIKAYA. Đó là:

          - Tiểu Kinh Sừng Bò (Trung Bộ Kinh), được chuyển thành Kinh Sống Hòa Hợp.

          - Kinh Từ (Tăng Chi Bộ Kinh), được chuyển thành Kinh Từ Tâm.

          - Kinh Trường Bộ và Trung Bộ (một đoạn nói về hạnh của người xuất gia), được chuyển thành Kinh Hạnh Người Xuất Gia.

          Từ văn xuôi chúng tôi chuyển thành văn vần năm chữ hoặc sáu tám, để dễ tụng, dễ đọc.

          Trong Kinh Sống Hòa Hợp, đời sống thanh tịnh hòa hợp của ba Tôn Giả Anuruddha, Nandiya và Kimbila được giới thiệu và tán thán. Đức Phật ứng chứng rằng: ai nghe đến tên của ba Tôn Giả Alahán sống hòa hợp này sẽ được nhiều công đức lành.

          Kinh Từ Tâm nói về ý nghĩa tâm từ ban rãi khắp chúng sinh. Công đức phát sinh từ tu tập từ tâm rất lớn lao và sẽ đưa đến giải thoát.

Kinh Hạnh Người Xuất Gia diễn tả công hạnh của một người bắt đầu phát tâm tu hành, xuất gia và các giai đoạn phải trãi qua, cuối cùng chứng được đạo quả. Đây là một mẫu mực tiêu chuẩn lý tưởng mà người đệ tử xuất gia của Phật phải nắm vững. Bài Lời Khấn Nguyện là bài kinh tụng ngắn cho những người ít thời gian. Lời Khấn Nguyện giúp huân tập các công hạnh đạo đức căn bản cho người tu theo Phật. để hỗ trợ cho sự ổn định của người tu đạt được nhiều tiến bộ không bị tâm kiêu mạn phá vỡ công đức.

Vì nhu cầu cần thiết chúng tôi soạn thêm bài: Lạy Phật Sám Hối, Lễ Phật Phát Nguyện. Với những lời kinh cần thiết để người lễ Phật có được tác ý tôn kính Phật khi hiểu được những tính chất vô cùng vĩ đại của đức Phật.

Những Nghi Thức: An Vị, Tang Lễ, Cúng Thí Thực, Sám Cầu Siêu Chúng Sinh Nơi Địa Ngục, Sám Chết Nước, Sám Cầu Mưa Thuận Gió Hòa, bài tụng Quê Hương Yêu Dấu, Sám Vu Lan v.v...