Những câu hỏi về thuốc lá điện tử

Thuốc lá điện tử có khả năng mang lại lợi ích cho người hút thuốc trưởng thành không mang thai nếu dùng thay thế hoàn toàn cho thuốc lá truyền thống và các sản phẩm thuốc lá có khói khác. Thuốc lá điện tử không an toàn cho thanh thiếu niên, thanh niên, phụ nữ có thai hoặc người lớn hiện không sử dụng các sản phẩm thuốc lá.

  • Thuốc lá điện tử rất đa dạng về hình dạng và kích thước, nhưng kết cấu chung bao gồm một pin, một bộ đốt và buồng chứa dịch lỏng.
  • Thuốc lá điện tử tạo khói mà người dùng hít vào phổi bằng cách đốt nóng dịch lỏng – vốn thường chứa nicotin, chất gây nghiện “khét tiếng” trong thuốc lá truyền thống, xì gà và các sản phẩm thuốc lá khác – chất tạo hương và các hóa chất tạo khói khác. Những người không hút thuốc nhưng lại đứng gần những người dùng thuốc lá điện tử cũng không may hít phải loại khói này khi người hút phả chúng vào không khí.
  • Thuốc lá điện tử có rất nhiều tên gọi: “e-cigs,” “e-hookahs,” “mods,” “bút vape,” “vapes” ...
  • Một số thuốc lá điện tử được sản xuất dưới dạng thuốc điếu truyền thống, xì gà hay ống điếu, có loại giống cây bút, ổ USB và những vật dụng thường ngày khác.
  • Thuốc lá điện tử có thể được dùng để hút cần sa và các chất gây nghiện khác.

Hơi thuốc từ thuốc lá điện tử

Hơi thuốc từ thuốc lá điện tử hít từ thiết bị và phả ra có thể chứa các chất gây hại và có nguy cơ gây hại, bao gồm:

  • Nicotin
  • Các hạt siêu mịn có thể bị hít sâu vào phổi
  • Chất tạo hương như diacetyl, vốn có thể gây các bệnh lý phổi nghiêm trọng
  • Các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi
  • Nhiều hoá chất gây ung thư
  • Kim loại nặng như niken, thiếc và chì

Rất khó để người tiêu dùng biết được họ đang hít vào thứ gì, đã có trường hợp một số nhãn hiệu thuốc lá điện tử được quảng cáo là không chứa nicotin lại bị phát hiện có chứa chất gây nghiện “lừng danh” này.

Hơi thuốc từ thuốc lá điện tử hít từ thiết bị và phả ra có chứa nhiều chất gây hại cho con người.

Thuốc lá điện tử thật ra vẫn là một sản phẩm mới trên thị trường, và các nhà khoa học đang nghiên cứu về tác động về lâu dài đến sức khoẻ của sản phẩm này. Cho đến nay, đây là những tác động mà chúng ta đã biết:

Hầu hết thuốc lá điện tử có chứa nicotin, vốn đã “vang danh” về những tác hại như:

  • Nicotin rất dễ gây nghiện.
  • Nicotin nguy hại cho các bào thai đang phát triển.
  • Nicotin có thể gây hại cho não bộ của các bạn trẻ ở độ tuổi thanh thiếu niên, vốn thường tiếp tục phát triển đến năm thứ 20 - 25 cuộc đời.
  • Nicotin là mối nguy cho sức khỏe của thai phụ và những em bé họ đang ấp ủ.

Ngoài ra, hơi từ thuốc lá điện tử còn chứa các chất gây hại khác như các chất gây ung thư và các vi chất tí hon cắm sâu vào phổi. Tuy vậy, thuốc lá điện tử nhìn chung chứa ít hoá chất gây hại hơn khói đốt từ thuốc lá truyền thống.

  • Pin thuốc lá điện tử bị lỗi đã gây ra cháy nổ, một số trong đó đã dẫn đến thương tích nghiêm trọng; Hầu hết các vụ nổ xảy ra khi pin thuốc lá điện tử đang sạc. Các dữ liệu về nguy cơ này đang được FDA thu thập và đánh giá.
  • Thêm vào đó, phơi nhiễm nicotin cấp tính có tác hại rất lớn, đã có trường hợp trẻ em và người lớn bị ngộ độc khi nuốt, hít hay bị văng dịch lỏng trong thuốc lá điện tử vào mắt hoặc dính trên da.

Nguy cơ của thuốc lá điện tử cho thiếu niên, người trẻ thành niên và phụ nữ mang thai?

Hầu hết thuốc lá điện tử đều chứa nicotin, vốn khét tiếng vì khả năng gây nghiện và đầu độc các thai nhi đang phát triển. Phơi nhiễm nicotin cũng có thể gây tác động xấu đến não bộ đang phát triển của thanh thiếu niên, quá trình này thường kéo dài đến 20-25 tuổi. Hơi từ thuốc lá điện tử chứa các chất gây hại cho phổi. Còn một điểm đáng lo ngại khác, là các bạn trẻ có xu hướng vừa dùng thuốc lá điện tử vừa dùng các sản phẩm khác, kể cả thuốc lá truyền thống.

Thuốc lá điện tử cho đến nay vẫn chưa được FDA chấp nhận là một biện pháp cai thuốc lá

Có- nhưng đó không có nghĩa thuốc lá điện tử hoàn toàn an toàn. Khói từ thuốc lá điện tử chứa số hoá chất độc hại ít hơn hỗn hợp “chết chóc” của 7000 hóa chất của khói thuốc lá thông thường. Dù là vậy, khói thuốc lá điện tử vẫn chứa rất nhiều thành phần gây hại và tiềm ẩn nguy cơ gây hại, gồm nicotin, kim loại nặng như thiếc, hợp chất hữu cơ bay hơi và tác nhân gây ung thư.

Một câu hỏi lớn là liệu thuốc lá điện tử có thể giúp người trưởng thành cai thuốc không?

Thuốc lá điện tử cho đến nay vẫn chưa được FDA chấp nhận là một biện pháp cai thuốc lá. Nhóm Đặc Nhiệm Về Dịch Vụ Phòng Bệnh Của Hoa Kỳ [U.S. Preventive Services Task Force] đã đưa ra khuyến cáo rằng không có bằng chứng cho thấy thuốc lá điện tử có hiệu quả giúp cai nghiện thuốc ở người trưởng thành, kể cả phụ nữ mang thai.

  • Cho đến nay, kết quả của các nghiên cứu vẫn rất bất đồng. Từ hai thử nghiệm ngẫu nhiên có kiểm soát từ tổ chức Cochrane cho thấy thuốc lá điện tử chứa nicotin có thể giúp người hút thuốc ngừng hút thuốc trong thời gian dài hơn so với sử dụng thuốc lá điện tử chứa giả dược. Tuy nhiên, những nghiên cứu đến thời điểm này vẫn có những giới hạn nhất định như số lượng mẫu ít, mẫu nhỏ và biên sai số rộng xung quanh các ước tính.
  • Một nghiên cứu gần đây của CDC cho thấy rất nhiều người trưởng thành đang sử dụng thuốc lá điện tử để cai thuốc, tuy nhiên, hầu hết trong số họ không ngừng hút thuốc lá truyền thống mà thay vào đó là sử dụng song song. Sử dụng song song cả hai sản phẩm không phải là cách nên làm để bảo vệ sức khỏe, dù bạn đang dùng thuốc lá điện tử, thuốc lá không khói hoặc các sản phẩm khác cùng với thuốc lá truyền thống. Hút thuốc lá, dù chỉ vài điếu một ngày rất nguy hiểm, để bảo vệ sức khoẻ, cần nhất là hãy cai thuốc hoàn toàn nhanh nhất có thể.

Những ai đang sử dụng thuốc lá điện tử?

Thuốc lá điện tử được sử dụng rất phổ biến trong giới trẻ.

  • Ở Hoa Kỳ, giới trẻ đang sử dụng thuốc lá điện tử nhiều hơn người trưởng thành.
  • Năm 2018 đánh dấu mốc hơn 3,6 triệu học sinh trung học và trung học phổ thông ghi nhận sử dụng thuốc lá điện tử trong 30 ngày trước, bao gồm 4,9% học sinh trung học và 20,8% học sinh trung học phổ thông.
  • Năm 2017, 2.8% số người trưởng thành ở Hoa Kỳ đang sử dụng thuốc lá điện tử.
  • Năm 2015, tổng quan trong số người trưởng thành đang sử dụng thuốc lá điện tử, thì có 58,8% người dùng thường xuyên, 29,8% người từng sử dụng, còn 11,4% người không hay dùng thuốc lá điện tử.

Nếu bạn chưa bao giờ hút thuốc hoặc dùng các sản phẩm tương tự hay thuốc lá điện tử, đừng thử dù chỉ một lần. Thuốc lá điện tử không an toàn cho thanh thiếu niên, thanh niên, phụ nữ có thai hoặc người lớn hiện không sử dụng các sản phẩm từ thuốc lá. các nhà khoa học vẫn có nhiều vấn đề để nghiên cứu về việc liệu thuốc lá điện tử có hiệu quả trong hỗ trợ cai thuốc hay không.

Khách hàng có thể trực tiếp đến hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để thăm khám hoặc liên hệ hotline tại đây để được hỗ trợ.

XEM THÊM:

Hút thuốc gây ra rất nhiều bênh mãn tính như ung thư phổi và các dạng ung thư khác; bệnh tim mạch, đường hô hấp, viêm phế quản mãn tính và viêm phổi.

Việc hút thuốc ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn ở người hút thuốc. Hút thuốc cũng làm tăng nguy cơ loãng xương, các bệnh về răng, sức khoẻ tình dục, bệnh về mắt, loét dạ dày tá tràng.

Câu 2: Hút thuốc lá/thuốc lào ảnh hưởng thế nào đến nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp?

Hút thuốc gây tổn thương các tế bào phổi và làm giảm khả năng chống nhiễm khuẩn của phổi. Sự tổn thương của các tế bào phổi có thể dẫn đến các bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính [COPD]. Người hút thuốc có nguy cơ mắc ung thư phổi cao gấp 23 lần so với người không hút thuốc.

Hút thuốc cũng gây nên những bệnh đường hô hấp khác như viêm phế quản mãn tính và viêm phổi. Những người hút thuốc dễ bị mắc bệnh đường hô hấp trên và dưới hơn so với người bình thường. Chức năng phổi ở những người hút thuốc cũng sẽ suy giảm nhanh hơn.

 Câu 3: Hút thuốc lá/thuốc lào ảnh hưởng thế nào đến nguy cơ mắc các bệnh tim mạch?

Hầu hết các trường hợp bệnh tim mạch và đột quỵ đều do xơ cứng động mạch. Hút thuốc đẩy nhanh quá trình này, kể cả ở những người trẻ. Khói thuốc lá làm tổn thương trật tự tế bào trong mạch máu và tim, gây sưng mạch và ngăn dòng máu mang oxy đến tim. Hút thuốc cũng làm tăng nguy cơ xuất hiện khối máu đông, có thể dẫn đến cơn đau tim hoặc đột quỵ.

Một điều may mắn là nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và đột quỵ sẽ giảm khi bỏ thuốc. Một năm sau khi bỏ thuốc, nguy cơ bệnh mạch vành sẽ giảm xuống một nửa và sau 15 năm, nguy cơ giảm xuống như một người chưa từng hút thuốc. Một người dừng hút thuốc 5 đến 15 năm thì nguy cơ bị đột quỵ giảm xuống như một người bình thường.

 Câu 4: Hút thuốc lá/ thuốc lào gây bệnh khí phế thũng như thế nào?

Hút thuốc gây tổn thương mô phổi. Các mô bị tổn thương do hút thuốc sẽ gây nên tình trạng phổi tắc nghẽn mãn tính, đôi khi gọi là khí phế thũng.

Với bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, đường hô hấp và các phế nang mất khả năng đàn hồi. Vì vậy, việc đưa khí vào và ra phổi sẽ khó khăn hơn. Những thay đổi này diễn ra chậm theo thời gian nên người hút thuốc chỉ nhận ra điều này khi đã quá muộn.

 Câu 5: Hút thuốc lá/ thuốc lào ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở phụ nữ như thế nào?

Những người phụ nữ hút thuốc sẽ khó có thai hơn hoặc có nguy cơ bị vô sinh. Những người hút thuốc trong thời gian mang thai có nhiều nguy cơ có biến chứng thai sản, ví dụ nhau thai phát triển quá gần vào cửa tử cung.

Ngoài các biến chứng có thể gặp, những phụ nữ hút thuốc trong thời gian mang thai đều có nguy cơ sảy thai, sinh non, sinh thiếu cân, thai chết lưu và tử vong trẻ sơ sinh.

 Câu 6: Thế nào là nghiện Ni-cô-tin?

Ni-cô-tin là chất gây nghiện tự nhiên được tìm thấy trong thuốc lá. Ni-cô-tin có những đặc điểm sau của một chất gây nghiện:

  • Hành vi của người hút bị điều khiển bởi một chất gây ra những thay đổi về cảm xúc, đầu tiên là do những tác dụng của chất này lên não.
  • Những người hút thuốc tiếp tục sử dụng chất này.

Người hút thuốc sẽ dần quen với thuốc lá và tăng dần lượng dùng để đạt được cảm giác khi hút thuốc.

 Câu 7: Chỉ hút thuốc ít có gây hại đến sức khoẻ không?

Một số người tin rằng chỉ hút thuốc ít khi giao tiếp hoặc chỉ hút ít điếu trong vòng 1 ngày sẽ không gây hại. Thực ra không phải vậy. Nguy cơ mắc các bệnh tật do hút thuốc sẽ tăng lên cùng với lượng khói thuốc và thời gian mà một người hút thuốc, một điều quan trọng là không có mức an toàn cho việc hút thuốc.

Bất kỳ khi nào khói thuốc lá tiếp xúc với tế bào sống, tế bào đó đã bị tổn thương. Khi một người hít khói thuốc vào, luồng khói tiếp xúc với phổi và gây tổn thương các mô phổi. Ni-cô-tin trong khói thuốc nhanh chóng được hấp thu vào máu. Trong khoảng 10 giây, ni-cô-tin bắt đầu ảnh hưởng lên não. Ni-cô-tin nhanh chóng làm tăng nhịp tim và huyết áp và ngăn dòng  máu chảy về tim. Ni-cô-tin cũng làm giảm nhiệt độ da và hạn chế máu tới nuôi tay và chân.

 Câu 8: Hút thuốc là và thuốc lào thì cái nào có hại hơn?

Hàm lượng chất gây nghiện và chất có hại trong thuốc lào cao hơn thuốc lá. Hút thuốc lào và thuốc lá đều độc hại gây nguy hiểm cho sức khoẻ của người hút.

 Câu 9: Có gì khác nhau giữa hút thuốc lá chủ động và hút thuốc lá thụ động?

Hút thuốc chủ động là khi một người tự đưa lên miệng điếu thuốc đang cháy và hút thuốc rồi nhả khói ra xung quanh. Còn hút thuốc lá thụ động là hít phải khói thuốc được nhả ra từ người hút thuốc hoặc khói thuốc toả ra từ đầu điếu thuốc đang cháy.

Với người không hút thuốc, họ sẽ hút thuốc thụ động qua khói toả ra từ đầu điếu thuốc đang cháy của người hút và khói do người hút thở ra. Còn với người hút thuốc, ngoài khói họ hít vào, họ cũng hít phải khói từ đầu điếu thuốc mà họ đang hút toả ra.

 Câu 10: Hít phải khói thuốc có nguy hiểm hơn?

Hít phải khói thuốc với những người không hút thuốc rất nguy hiểm. Khói thuốc toả ra từ đầu điếu thuốc chưa đi qua đầu lọc của điếu thuốc chứa nhiều chất độc cao gấp 21 lần so với khói thuốc thở ra từ người hút. Hơn nữa nó có thể tồn tại trong không khí tới 2 giờ ngay cả khi không còn nhìn và ngửi thấy. Như vậy, khói thuốc do đầu mẩu thuốc toả ra và người hút thở ra không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến người đang có mặt khi người khác hút thuốc mà còn ảnh hưởng tới người bước vào phòng mà trước đó vừa có người hút thuốc.

Rất nhiều nhà khoa học đã chứng minh, dù tiếp xúc với khói thuốc ít hay nhiều nhưng nếu đã tiếp xúc với khói thuốc thì nguy cơ mắc các bênh nguy hiểm là như nhau.

 Câu 11: Hít phải khói thuốc có thể mắc bệnh gì?

Hít phải khói thuốc cũng giống như hút thuốc sẽ có thể mắc các bệnh sau: rụng tóc, cao răng, sâu răng, ung thư da, khí phế thũng, ung thư phổi và cơ quan khác, chuyển màu da ngón tay, bệnh vảy nến, đục nhân mắt, nếp nhăn, điếc, loãng xương, bệnh tim mạch, ung thư tử cung và xảy thai, biến dạng tinh trùng, bệnh buerger [bệnh viêm tắc mạch máu chi].

 Câu 12: Tôi có thể bị ung thư phổi do hút thuốc lá thụ động không?

Hít phải khói thuốc lá là một trong những nguyên hàng đầu khiến những người không hút thuốc mắc phải ung thư phổi. Bất kỳ ai khi phải tiếp xúc thường xuyên với khói thuốc lá/thuốc lào thì có nguy cơ mắc ung thư phổi cao hơn 8 lần so với người không phải tiếp xúc với khói thuốc.

 Câu 13: Nếu đang hút thuốc mà bị yêu cầu ngừng hút, tôi sang hút ở phòng khác [trong nhà] thì không ảnh hưởng tới người khác đúng không?

Câu trả lời là Không.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ rõ rằng, trong nhà, mặc dù hút thuốc ở phòng khác, vẫn không an toàn cho những phòng còn lại. Để có môi trường sống an toàn, những người hút thuốc lá nếu không thể tự giác bỏ thuốc thì cũng không được phép hút trong nhà.

Tốt nhất là yêu cầu người hút không hút thuốc trong nhà, mà ra hẳn những khu vực bên ngoài, để không ảnh hưởng tới sức khoẻ  những người xung quanh, đặc biệt là trẻ em.

 Câu 14: Nhà tôi có hệ thống điều hoà nhiệt độ có thể lọc bỏ được các chất độc trong không khí, nó có lọc được khói thuốc không?

Câu trả lời là Không.

Dường như đây là một biện pháp được cho là hiệu quả và nhiều người tin rằng hệ thống máy điều hoà có thể lọc bỏ khói thuốc. Thực tế, luồng không khí của điều hoà có cảm giác thư thái, thoải mái và có vẻ sạch, nhưng nó không loại bỏ được hết các chất độc không nhìn thấy. Thậm chí anh/chị dùng cả hệ thống điều hoà cũng chỉ làm sạch được bụi trong không khí chứ không có khả năng loại bỏ độc tố trong khói thuốc.

 Câu 15: Làm thế nào để giữ cho trong nhà không còn khói thuốc?

  • Dán lên tường hoặc trước cửa ra vào biểu tượng không hút thuốc như một cách lịch sự để báo cho khách tới nhà biết, nhà anh/chị không hút thuốc trong nhà.
  • Trong trường hợp khách hút trong nhà, lịch sự mới khách ra ngoài để hút.
  • Nếu khách yêu cầu được hút trong nhà, anh/chị hãy từ chối. Việc này có thể khiến khách thấy anh/chị không lịch sự nhưng anh/chị có quyền bảo vệ sức khoẻ cho gia đình và con cái.
  • Vứt bỏ gạt tàn thuốc lá.
  • Nếu trong gia đình anh/chị có người hút thuốc, anh/chị nên khuyên họ bỏ thuốc vì điều này trực tiếp ảnh hưởng tới sức khoẻ của họ và các thành viên trong gia đình. Tuy nhiên khi người hút thuốc chưa thể cai được hoàn toàn, anh/chị cần nghiêm khắc yêu cầu ra ngoài hút thuốc.
  • Dạy trẻ con cách lên tiếng khi có người hút thuốc trong nhà và yêu cầu họ ra ngoài hút thuốc.
  • Giúp đỡ những người muốn bỏ thuốc trong gia đình.

 Câu 16: Tôi có thể làm gì để không hít phải khói thuốc tại nơi làm việc?

Bạn nên biết bạn có quyền có một môi trường không khói thuốc. Hút thuốc hay không có thể lựa chọn được, nhưng nhu cầu hít thở thì không. Có rất nhiều cách để bạn bảo vệ mình và những người khác khỏi hít phải khói thuốc thụ động:

  • Anh/chị cần nhấn mạnh về quyền được làm việc trong môi trường không khói thuốc của mình.
  • Tỏ thái độ khuyến khích, khen ngợi những cơ sở, khu vực làm việc không khói thuốc và cho mọi người biết lý do vì sao bạn chọn làm việc ở những nơi như vậy.
  • Đừng im lặng và chịu đựng khói thuốc. Nếu khói thuốc thụ động khiến bạn thấy không thoải mái, thậm chí bạn phải ra khỏi phòng làm việc, bạn hãy cho người quản lý biết điều này và lý do vì sao bạn khó chịu.

TTTTGDSK

Video liên quan

Chủ Đề