Những kiến nghị về xây dựng nông thôn mới

[ĐHXIII] - Trên tinh thần nghiêm túc, dân chủ, thẳng thắn, các đảng bộ, chi bộ trực thuộc Đảng bộ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn [NN&PTNT] đã đưa ra nhiều ý kiến đóng góp thiết thực cho dự thảo Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Người dân cùng tham gia triển khai xây dựng Nông thôn mới tại Hà Tĩnh [Ảnh: DC]

Dự thảo đánh giá đúng, trúng những kết quả đạt được từ thực hiện Nghị quyết Đại hội XII

Cụ thể, về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XII và diện mạo đất nước sau 35 năm đổi mới, đa số ý kiến đồng ý với đánh giá tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng. Dự thảo báo cáo chính trị đã đánh giá đúng, trúng, khách quan, trung thực những kết quả đạt được, thẳng thắn nêu rõ những ưu điểm, chỉ ra những hạn chế, khuyết điểm nổi bật.

Đặc biệt là nhận định tổng quát: “Trong nhiệm kỳ Đại hội XII, mặc dù phải đối phó với nhiều khó khăn, thách thức, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đã nỗ lực phấn đấu, thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm, đạt được nhiều thành tựu rất quan trọng. Đất nước phát triển nhanh, khá toàn diện trên hầu hết các lĩnh vực, tạo nhiều dấu ấn nổi bật”. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, chúng ta cũng còn nhiều hạn chế, khuyết điểm đòi hỏi toàn Đảngphải nghiêm túc nhìn nhận, nỗ lực phấn đấu để khắc phục, tiếp tục lãnh đạo đất nước phát triển nhanh, bền vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Về triển khai đồng bộ, sáng tạo, hiệu quả hoạt động đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, các ý kiến đều thống nhất với nguyên tắc, mục tiêu, phương châm, phương hướng hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế trong tình hình mới. Thống nhất với các nhận định quan trọng trong dự thảo báo cáo.

Bên cạnh đó, về xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các ý kiến đều nhất trí với nội dung trong dự thảo báo cáo. Thống nhất nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ công chức nhà nước, đổi mới hoạt động lập pháp, cải cách hành chính, cải cách tư pháp. Đồng thời, nhất trí với các định hướng mới: Xây dựng và hoàn thiện nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu lực, hiệu quả; thực hành dân chủ đi đôi với tăng cường pháp chế, kỷ luật, kỷ cương; phân định rõ hơn trách nhiệm, quyền hạn giữa Trung ương và địa phương, bảo đảm quản lý thống nhất, kiểm soát, kiểm tra chặt chẽ, đồng thời đề cao vai trò chủ động, tinh thần trách nhiệm, nâng cao năng lực của từng cấp, từng ngành,…

Về các nhiệm vụ trọng tâm, đột phá chiến lược trong nhiệm kỳ Đại hội XIII, các ý kiến đều nhất trí với các nội dung và cách sắp xếp thứ tự của 6 nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung thực hiện trong 5 năm tới. Các nhiệm vụ trọng tâm này phù hợp và có tính khả thi cao. Thống nhất việc khẳng định 3 đột phá chiến lược do Đại hội XI, XII của Đảng xác định vẫn còn nguyên giá trị, có ý nghĩa lâu dài, cần tiếp tục được cụ thể hóa phù hợp với từng giai đoạn phát triển. Các ý kiến cũng thống nhất cao với một số khâu đột phá cần ưu tiên trong từng đột phá chiến lược trong nhiệm kỳ Đại hội XIII.

Kiến nghị xem xét, điều chỉnh mục tiêu xây dựng nông thôn mới

Cùng với những quan điểm trên, các đảng bộ, chi bộ trực thuộc Đảng bộ Bộ NN&PTNT đã có nhiều ý kiến thiết thực đóng góp cho Dự thảo báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII trình Đại hội XIII của Đảng. Trong đó, về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XII và diện mạo đất nước sau 35 năm đổi mới, các ý kiến đồng ý với đánh giá kết quả công tác xây dựng Đảng trong nhiệm kỳ qua, nhất trí với phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ trong 5 năm tiếp theo. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, nên có số liệu so sánh kết quả đạt được so với chỉ tiêu đề ra tại Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, bổ sung các số liệu cho mỗi thành quả đạt được trong nhiệm kỳ qua. Đồng thời, cầnbổ sung, đánh giá thành tựu “Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng lên; nông nghiệp phát triển, nông thôn đổi mới” do đây là một thực tế khách quan.

Bên cạnh các ý kiến thống nhất đánh giá nguyên nhân của những ưu điểm, nguyên nhân của những hạn chế, khuyết điểm và những kinh nghiệm rút ra sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XII, cũng có ý kiến cho rằng, dự thảo báo cáo cần làm rõ “nguyên nhân khâu tiêu thụ nông sản chưa được chú trọng nhiều vào lĩnh vực công nghiệp chế biến sau thu hoạch, chưa có chính sách mở cửa các thị trường mới cho xuất khẩu nông sản”.

Đồng thời, cũng có ý kiến cho rằng, đề nghị cân nhắc nội dung: “kinh tế vĩ mô ổn định tăng trưởng liên tục và cao hơn nhiệm kỳ trước, trở thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực” trong đánh giá tổng quát nhiệm kỳ Đại hội XII, vì nước ta cũng có những biến động về tăng trưởng, đặc biệt năm 2020 chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19, tình hình hạn, mặn xâm nhập khu vực Đồng bằng sông Cửu Long,…

Về tầm nhìn và định hướng phát triển, với vấn đề các chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, có một số ý kiến kiến nghị xem xét, điều chỉnh mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Cụ thể: “Tỷ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới khoảng 80%, trong đó có ít nhất 40% đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 10% đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu”.

Ngoài ra, về thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển giao, ứng dụng và phát triển mạnh khoa học và công nghệ, đa số các ý kiến đều nhất trí với dự thảo báo cáo, nhất là vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng và định hướng chiến lược phát triển khoa học công nghệ phù hợp với điều kiện đất nước, thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Tuy nhiên, để thực hiện hiệu quả mục tiêu này, tạo ra bước đột phá, cần nghiên cứu công tác hỗ trợ phát triển các ý tưởng sáng tạo. Mặt khác, có ý kiến cho rằng, cần quan tâm đến cơ chế, chính sách, đãi ngộ nhân tài sẽ góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực,…/.

[HNMO] - Sáng 4/9, Báo Hànộimới phối hợp với Thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình 02 thành phố và Ban Chỉ đạo Chương trình 02 huyện Đan Phượng tổ chức Toạ đàm “Bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy chương trình xây dựng nông thôn mới”. Tham dự có Phó chủ tịch UBND Thành phố Trần Xuân Việt, Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ, Tổng Biên tập Báo Hànộimới Tô Quang Phán; Bí thư Huyện uỷ Đan Phượng Nguyễn Tất Thắng... cùng lãnh đạo 18 huyện, thị xã tham gia Chương trình 02 cùng hàng trăm đại biểu đại diện cho các sở, ngành và các xã trên địa bàn thành phố.

Nội dung của buổi toạ đàm tập trung vào hai vấn đề: Một là đánh giá lại kết quả triển khai xây dựng nông thôn mới [NTM] và những giải pháp tháo gỡ khó khăn trong việc nâng cao chất lượng các tiêu chí và giữ vững danh hiệu NTM ở các xã đã hoàn thành 19 tiêu chí NTM. Hai là đề cập đến những khó khăn, tồn tại trong triển khai xây dựng nông thôn mới đối với 60 xã nằm trong kế hoạch về đích năm 2014, đặc biệt là những khó khăn về kinh phí, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, những bất cập trong các chính sách hỗ trợ trong triển khai xây dựng NTM và những tiêu chí còn chưa phù hợp với thực tiễn... nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, giúp các địa phương về đích đúng hẹn.

 

Ông Chu Phú Mỹ, Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội, báo cáo tại toạ đàm cho biết: Sau gần 4 năm xây dựng NTM, nông thôn Hà Nội đã có những thay đổi vượt bậc. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế tiếp tục khó khăn, 60 xã phấn đấu về đích năm 2014 và 161 xã về đích năm 2015 đang đứng trước những khó khăn, thách thức lớn; 50 xã đã hoàn thành NTM năm 2013 cũng còn rất nhiều việc phải làm để giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí. Mặc dù Hà Nội là địa phương có số xã hoàn thành xây dựng NTM đứng đầu cả nước nhưng các xã đã hoàn thành xây dựng NTM đang rất trăn trở trong việc giữ vững và nâng cao tiêu chí “thu nhập bình quân đầu người”. Hiện ở các xã này, nhiều dự án chuyển đổi sản xuất được đặt ra tại Đề án xây dựng NTM vẫn còn “giậm chân tại chỗ” khiến các địa phương lúng túng, khó duy trì, nâng cao mức sống bền vững cho nhân dân. Sản xuất nông nghiệp một số nơi nhất là vùng xa trung tâm vẫn mang tính truyền thống là chính, do đó thu nhập còn thấp, không ổn định. Một số huyện có diện tích đất nông nghiệp nằm trong Quy hoạch phát triển đô thị, quy hoạch phân khu của Thành phố nên không thể chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chỉ có thể sản xuất độc canh cây lúa, thậm chí có địa phương còn bỏ hoang. Số lượng mô hình, nhất là số mô hình ứng dụng kỹ thuật công nghệ cao có hiệu quả chưa nhiều, chưa có nhiều vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh quy mô lớn; việc tổ chức nhân ra diện rộng còn hạn chế….

Ông Chu Phú Mỹ, Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội


Nguyên nhân là do công tác tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới ở một số cơ sở còn hạn chế; vẫn còn một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân chưa nhận thức đầy đủ về nội dung, phương pháp, cách làm trong xây dựng nông thôn mới, chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị. Hệ thống hạ tầng kinh tế-kỹ thuật nông thôn đầu tư còn chưa đồng đều giữa các địa phương và thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất và phục vụ đời sống sinh hoạt của nhân dân. Công tác quản lý quy hoạch, xây dựng, đất đai khu vực nông thôn còn nhiều hạn chế, bất cập; vệ sinh môi trường nông thôn ở một số nơi chưa được quan tâm thường xuyên, nhất là các làng nghề. Công tác dồn điền đổi thửa [DĐĐT] vẫn còn gần 3.280 ha chưa thực hiện xong nằm rải rác trên địa bàn 49 xã thuộc 11 huyện...

Hiện nay, khó khăn lớn nhất trong xây dựng NTM của các địa phương là nguồn vốn cho xây dựng NTM rất eo hẹp bởi việc đấu giá đất khó khăn. Ngoài nguyên nhân thị trường bất động sản đóng băng, quy trình đấu giá đất vẫn còn bộc lộ nhiều phức tạp và có những bất cập. Bên cạnh đó, một số tiêu chí còn chưa phù hợp với thực tế, cần phải được nghiên cứu điều chỉnh mới giúp các địa phương về đích….


Chọn khâu đột phá là đấu giá đất, chuyển đổi cơ cấu kinh tế Theo ông Nguyễn Tất Thắng, Bí thư Huyện ủy Đan Phượng, với vị trí của huyện ngoại thành nằm phía tây Thủ đô Hà Nội, có truyền thống thâm canh trong nông nghiệp, trước khi thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, toàn huyện Đan Phượng đạt bình quân 10 tiêu chí/xã; hạ tầng kinh tế-xã hội của huyện nhỏ bé và còn khó khăn, cơ cấu kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi, tăng trưởng chưa đồng đều, thiếu vững chắc, chất lượng và hiệu quả sản xuất nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp chưa cao… Bắt tay vào xây dựng nông thôn mới, huyện xác định xây dựng nông thôn mới trước mắt tập trung vào xây dựng hạ tầng kỹ thuật, phát triển sản xuất, nâng cao đời sống của nông dân gắn với đảm bảo an sinh xã hội... với 02 khâu đột phá là đấu giá đất, giải phóng mặt bằng và chuyển đổi cơ cấu kinh tế.

Sau 3 năm xây dựng nông thôn mới, toàn huyện đã chuyển đổi được 751 ha [cây ăn quả; rau an toàn; hoa; cây cảnh]. Đã có nhiều mô hình nông nghiệp công nghệ cao cho thu nhập hàng tỷ đồng trên/ha/năm như sản xuất hoa lan, hoa ly... Huyện đã đưa được những giống cây con có giá trị cao vào đồng ruộng nhằm cung cấp các sản phẩm về nông nghiệp cho Thủ đô; quy hoạch và xây dựng được 6 cụm công nghiệp làng nghề giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động có thu nhập ổn định. Nhờ vậy, đến cuối năm 2013 cơ cấu kinh tế nông nghiệp chỉ còn chiếm tỷ trọng 10,98 %, giá trị thu nhập ngành nông nghiệp năm 2013 đạt 236 triệu đồng/ha. Thu nhập bình quân đầu người năm 2013 đạt 23,5 triệu đồng. Về xây dựng cơ sở hạ tầng, huyện đã vận dụng linh hoạt, sáng tạo chính sách hỗ trợ của thành phố trong xây dựng nông thôn mới. Lãnh đạo huyện đã quyết định vận động các doanh nghiệp cung ứng vật liệu theo hình thức trả chậm để ứng trước vật liệu cho nhân dân xây dựng đường xóm, ngõ, đường giao thông nội đồng, đường trục thôn… Nhờ đó, toàn huyện đã xây dựng được 22 km đường trục thôn, 19 km rãnh thoát nước theo đường; 136,7 km đường ngõ, xóm; 80,6 km đường trục chính nội đồng với tổng vốn đầu tư 317,4 tỷ đồng; tiết kiệm được 234,5 tỷ đồng so với dự toán ban đầu; trong đó nhân dân đóng góp 145,6 tỷ đồng bằng 413.722 ngày công và hiến 2.129 m2 đất; có 25 doanh nghiệp ủng hộ nhân công, máy là 51,77 tỷ đồng, doanh nghiệp ủng hộ nhiều nhất là 2,7 tỷ đồng. Để đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới huyện Đan Phượng kiến nghị trung ương sửa tiêu chí nhà văn hoá thôn, không nhất thiết là 100% thôn có nhà văn hóa và khu thể thao thôn đạt chuẩn theo quy định của Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch mà mỗi thôn chỉ cần có nhà văn hóa và có nơi vui chơi giải trí là đạt, sau đó được nâng cao theo từng thời kỳ phù hợp. Đồng thời, Thành phố cho ứng ngân sách hỗ trợ xây dựng nông thôn mới năm 2015 để các huyện hỗ trợ cho các xã hoàn thành xây dựng nông thôn mới năm 2014 đã đăng ký.

Bí thư Huyện uỷ Đan Phượng: 2 khâu đột phá là đấu giá đất, GPMB và chuyển đổi cơ cấu kinh tế.

Coi tuyên truyền là vấn đề cốt yếu tạo sức lan toả rộng khắp Từ kinh nghiệm địa phương, ông Phương Văn Liểu- Chủ tịch UBND xã Tản Hồng, huyện Ba Vì cho biết, Tản Hồng là xã đồng bằng châu thổ sông Hồng thuần nông, thu nhập của người dân chủ yếu trông vào sản xuất nông nghiệp nên khi bắt tay vào xây dựng NTM, xã đã gặp rất nhiều khó khăn. Từ chỗ mới đạt 5 tiêu chí năm 2010, đến nay, Tản Hồng đã đạt 12 tiêu chí và có 3 tiêu chí cơ bản đạt. Ruộng đất không còn manh mún bởi 110 ha ruộng của 07 cụm dân cư đã DĐĐT xong từ tháng 3 – 2012 với 283,7 ha. Mỗi hộ chỉ còn 1-2 thửa, thuận lợi cho việc đưa cơ giới hoá vào sản xuất. Nhờ vậy sản xuất nông nghiệp và chuyển đổi cơ cấu cây trồng khá thuận lợi, thu nhập bình quân đầu người đã đạt 28,5 triệu đồng.

Chủ tịch xã Tản Hồng: Công tác tuyên truyền là cốt yếu

“Chúng tôi đã làm tốt công tác tuyên truyền và coi đây là vấn đề cốt yếu tạo sức lan toả rộng khắp về xây dựng NTM trên địa bàn. Phát động phong trào toàn dân chung sức xây dựng Nông thôn mới gắn với DĐĐT. Trong công tác dồn điền đổi thửa, ngoài làm tốt công tác tuyên truyền, vận dụng tốt các quy định hiện có, điều cốt lõi đi đến thành công là cán bộ, đảng viên trong xã phải bám sát đồng ruộng, làm tốt công tác quy hoạch giao thông, thuỷ lợi nội đồng, công khai dân chủ trong nhân dân và gương mẫu đi đầu, sẵn sàng nhận nơi ruộng xấu để tạo niềm tin trong nhân dân”, ông Liểu chia sẻ. Tuy đã đạt được những kết quả nhất định nhưng để về đích xây dựng nông thôn mới trong năm 2014, theo ông Liểu, Tản Hồng còn đối mặt với rất nhiều khó khăn trong việc hoàn thành các tiêu chí giao thông, thuỷ lợi, chợ nông thôn, cơ sở vật chất giáo dục, cơ sở vật chất văn hoá bởi đây là các tiêu chí cần lượng kinh phí lớn. Chung kiến nghị với huyện Đan Phượng, Tản Hồng cũng kiến nghị Thành phố nghiên cứu, xem xét, điều chỉnh lại thang điểm của tiêu chí về cơ sở vật chất văn hoá và trường học. Không nhất thiết mỗi xã đều phải có trung tâm văn hoá và sân vận động trên 10.000m2 hay trường học được công nhận chuẩn quốc gia, hệ thống thuỷ lợi, đường giao thông không lầy lội về mùa mưa là được tính điểm...

Đại biểu trả lời phỏng vấn HNMO.

Bốn nhóm giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho các địa phương trong xây dựng NTM


Nhóm 1: Về đất đai và Môi trường Những kiến nghị liên quan tới thủ tục đấu giá đất; xử lý đất xen kẹt; tổ chức đấu giá đất với diện tích dưới 5.000m2; đổi đất của hộ gia đình lấy quỹ đất công; thủ tục cấp lại giấy chứng nhận QSDĐ sau dồn điền đổi thửa và vấn đề khó khăn tong thực hiện tiêu chí môi trường [tiêu chí số 17] trong xây dựng nông thôn mới...

Nhóm 2: Về Cơ sở vật chất văn hóa, trường học

Là các kiến nghị liên quan tới tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa [tiêu chí số 6] trong xây dựng nông thôn mới: không nhất thiết mỗi xã phải có trung tâm văn hóa và sân vận động>10.000m2; không nhất thiết là 100% thôn có nhà văn hóa thôn đạt chuẩn; không nhất thiết cứ phải có trường mầm non trung tâm khi các thôn đã có điểm trường mầm non đáp ứng yêu cầu các cháu ở các thôn [tiêu chí số 5]...

Nhóm 3: Chính sách hỗ trợ theo Quyết định số 16/2012/QĐ-UBND ngày 06/7/2012 của UBND Thành phố Hà Nội.

Những kiến nghị trong hỗ trợ đào đắp giao thông, kiên cố hóa giao thông, thủy lợi nội đồng và thôn xóm; hỗ trợ cơ giới hóa, cơ sở giết mổ; các dự án phát triển sản xuất; việc sử dụng kinh phí thu được từ đấu giá đất trong xây dựng nông thôn mới...

Nhóm 4: Về huy động nguồn lực, vay vốn ngân hàng

Đề nghị Thành phố hỗ trợ kinh phí thực hiện đào đắp giao thông, thủy lợi nội đồng trong dồn điền đổi thửa; Thành phố giải quyết vốn lồng ghép thực hiện các đề án xây dựng nông thôn mới; đề nghị Thành phố hỗ trợ kinh phí để các xã phấn đấu 2014 hoàn thành nông thôn mới; cải tiến thủ tục vay vốn ngân hàng sao cho đơn giản...

Đại biểu trao đổi ngoài hành lang


Cho địa phương cơ chế đặc thù trong đấu giá đất xen kẹt Mê Linh là huyện nằm ở phía Bắc của thành phố Hà Nội. Huyện có diện tích đất tự nhiên 14.251 ha, dân số xấp xỉ 193.727 người, có 16 xã và 2 thị trấn. Theo ông Đoàn Văn Trọng, Phó chủ tịch UBND Huyện Mê Linh, từ khi có chủ trương xây dựng NTM, cả hệ thống chính trị của huyện đã quyết liệt vào cuộc. Đến nay, huyện đã có 6 tiêu chí đạt chuẩn [tăng 5 tiêu chí so với trước khi xây dựng NTM], 7 tiêu chí đạt từ 70-90% [tăng 5 tiêu chí], 5/19 tiêu chí đạt từ 50-70%, 1/19 tiêu chí đạt dưới 50%, đời sống nông dân ngày càng được cải thiện. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn của huyện ước đạt 26,8 triệu đồng/người/năm [tăng gấp 2 lần so với thời điểm năm 2010]; tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn gần 3.9% [giảm 7,6% so với trước khi xây dựng NTM]; tỷ lệ lao động có việc làm đạt 95%.... Toàn huyện có 3 xã đã hoàn thành xây dựng NTM trong năm 2013 và phấn đấu hoàn thành xây dựng NTM ở 9 xã trong năm 2014.

Trong số các tiêu chí chưa đạt, đối với huyện Mê Linh, tiêu chí Cơ sở vật chất văn hóa, giao thông [giao thông nội đồng] và thủy lợi là những tiêu chí khó thực hiện, chủ yếu do thiếu vốn, thiếu đất công ích dôi dư, tầm nhìn quy hoạch nhà văn hóa những năm trước chưa toàn diện, đầy đủ… Vì vậy, huyện đã tập trung chỉ đạo quyết liệt các tiêu chí này. “Trong giai đoạn hiện nay, nguồn kinh phí để ứng trước mua vật tư là rất khó thực hiện do nguồn ngân sách từ huyện đến xã hạn chế. Mặt khác, do suy thoái kinh tế, việc huy động doanh nghiệp kinh doanh vật tư cho ứng trước cũng rất khó khăn”, ông Trọng cho biết. Để có thể nhanh chóng đạt được kế hoạch đề ra, huyện Mê Linh đề xuất Thành phố cho phép UBND Huyện có cơ chế đặc thù để triển khai đấu giá các dự án đất xen kẹt.

Ông Đoàn Văn Trọng - Chủ tịch UBND huyện Mê Linh
Tháo gỡ những ”nút thắt”  

[HNM] - Thực hiện Nghị quyết số 15 của Quốc hội [khóa XII], từ ngày 1-8-2008 Thủ đô Hà Nội chính thức mở rộng địa giới hành chính và đứng trong Top 20 thành phố, thủ đô có diện tích lớn nhất thế giới.

Đơn giản hóa hơn nữa các thủ tục hành chính Theo ông Trần Quốc Oai, Bí thư Đảng uỷ xã Đại Áng, Thanh Trì, sau 3 năm xây dựng NTM, đến nay, xã đã đạt và cơ bản đạt 19/19 tiêu chí, bộ mặt nông thôn xã Đại Áng đã có nhiều thay đổi, hệ thống giao thông nông thôn, điện chiếu sáng được đầu tư đồng bộ, DĐĐT được 151 ha, từng bước đưa cơ giới hóa đồng bộ vào sản xuất, khuyến khích đầu tư có hiệu quả 74 ha nuôi trồng thủy sản kết hợp chăn nuôi và dịch vụ... Tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 7,2% [năm 2010] xuống còn 2,8% [năm 2013]. Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 10,2 triệu đồng/người/năm [2010] lên 24,1triệu đồng/người/năm [2013]... Để duy trì và phát huy kết quả trên, đặc biệt là việc không ngừng nâng cao thu nhập và đời sống nhân dân [để năm sau cao hơn năm trước], Đại Áng đề nghị Thành phố sớm có cơ chế và quy định thông thoáng nhằm tạo điều kiện cho người nông dân sản xuất kinh doanh ngay trên mảnh đất, thửa ruộng của mình. Đặc biệt, đối với dự án chuyển đổi từ cây trồng kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản, kết hợp dịch vụ, dự án trồng hoa cây cảnh, chủ đầu tư nên được tạo điều kiện về thủ tục hành chính, sớm bố trí kinh phí đầu tư hạ tầng cho 67 ha nuôi trồng thủy sản tập trung của xã để khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh của địa phương.

Đại diện xã Đại Áng đề nghị tạo cơ chế để người dân kinh doanh ngay trên ruộng của mình.


Nên giao cho cấp huyện được thực hiện các thủ tục về đấu giá, giao đất Ông Đoàn Văn Ngọc, Bí thư Đảng ủy xã Võng Xuyên, huyện Phúc Thọ cho biết, là 1 trong số 15 xã điểm xây dựng NTM của Thành phố, sau 3 năm xây dựng NTM, Võng Xuyên đã được Thành phố Hà Nội chấm điểm đạt 95 điểm/100 điểm và được công nhận là xã NTM giai đoạn 2011-2015. Kết thúc năm 2013, thu nhập bình quân đầu người xã Võng Xuyên đã đạt 24 triệu đồng/ người/năm, hộ nghèo còn 3,57%. Trong quá trình xây dựng NTM và DĐĐT, địa phương luôn làm tốt công tác công khai, dân chủ, tăng cường công tác tuyên truyền nên nhân dân rất tin tưởng, phấn khởi hưởng ứng các phong trào như chỉnh trang đường làng, ngõ xóm, DĐĐT, 5 không 3 sạch…

Bí thư Đảng uỷ xã Võng Xuyên: Đề nghị cấp cấp thẩm quyền nên giao cho cấp huyện được thực hiện các thủ tục về đấu giá, giao đất

Tuy nhiên trong quá trình thực hiện xây dựng NTM và DĐĐT địa phương còn có tồn tại và hạn chế nhất định, nhất là trình độ, năng lực của cán bộ chưa theo kịp yêu cầu công việc, vốn khó khăn, công tác tuyên truyền vận động hiệu quả chưa cao, sự phối hợp giữa các cấp, các ngành chưa kịp thời... làm ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng NTM và phát triển kinh tế của địa phương. Đặc biệt, về tạo vốn cho xây dựng NTM, những năm qua Võng Xuyên vẫn chưa thực hiện đấu giá được thửa nào. Để có thể tạo nguồn vốn từ các thửa đất, xã đề nghị cấp cấp thẩm quyền nên giao cho cấp huyện được thực hiện các thủ tục về đấu giá, giao đất. Đối với những thửa đất to, đủ điều kiện thu hồi thì thực hiện đấu giá; các thửa đất nhỏ nằm kẹt giữa khu dân cư khó thu hồi thì giao cho người được nhà nước giao đất trước đây và thực hiện thu tiền chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở.

Dồn điền đổi thửa phải gắn chặt với chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi

Để xây dựng thành công NTM, huyện Chương Mỹ đã xác định việc dồn điền đổi thửa gắn với chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp là tiền đề, là khâu đột phá. Theo bà Nguyễn Thị Tuyến, Bí thư Huyện ủy Chương Mỹ, nhờ tập trung chỉ đạo quyết liệt, cụ thể nhiệm vụ này, toàn huyện đã DĐĐT được hơn 10.223ha/10.655 ha tại 184/187 thôn. Quá trình DĐĐT đã được gắn với chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, quy hoạch xây dựng NTM, nên các xã đều quy hoạch được đất công vào bố trí xây dựng hạ tầng nông thôn. Trong quá trình thực hiện DĐĐT, huyện đã huy động được dân đóng góp hơn 913.000m2 đất để mở rộng đường trục chính làm đường giao thông thủy lợi nội đồng; chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi được hơn 312ha…

Bí thư Huyện uỷ Chương Mỹ trình bày tham luận

Là huyện phát triển chăn nuôi mạnh, giá trị thu nhập trong chăn nuôi hiện chiếm 62% giá trị ngành nông nghiệp của huyện, vì vậy huyện đã quy hoạch vị trí đất, kêu gọi DN đầu tư cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung quy mô lớn, nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện được. Huyện kiến nghị Thành phố hỗ trợ một phần kinh phí xây dựng hạ tầng cơ sở giết mổ; hỗ trợ trực tiếp 30-40% giá trị mua máy móc, thiết bị phục vụ cơ giới hóa…

Các hộ dân hiến đất làm đường có thể được mua nhà tái định cư, đất dịch vụ

Trước nhiều ý kiến tham luận của các đại biểu đề cập đến những khó khăn liên quan đến đất đai trong xây dựng NTM, ông Nguyễn Văn Hùng, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết, Sở đã trình UBND Thành phố về quy chế đấu giá theo Luật Đất đai năm 2013 và được tập thể UBND Thành phố thông qua ngày 28/8/2014. Theo đó, với việc đấu giá đất xen kẹt, thửa đất đưa ra đấu giá phải có từ 02 người tham gia đấu giá trở lên; trường hợp đưa ra đấu giá nhiều thửa đất, mà số người đăng ký tham gia đấu giá ít hơn quy định thì đơn vị tổ chức việc đấu giá quyền sử dụng đất báo cáo cơ quan có thẩm quyền quyết định số lượng thửa đất đưa ra đấu giá, đảm bảo đủ điều kiện để phiên đấu giá vẫn được thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước. Trường hợp đấu giá đến lần 2 mà không có người tham gia hoặc trường hợp chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cơ quan tài nguyên và môi trường đề xuất thực hiện việc giao đất, cho thuê đất mà không phải đấu giá quyền sử dụng đất.

Ông Nguyễn Văn Hùng, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường

Về đề xuất giao cho các huyện tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất đối với diện tích từ 5.000 m2 trở xuống, theo Phó giám đốc Sở, luật cho phép UBND cấp huyện được giao đất ở cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng nhà ở tại đô thị, nông thôn [đối với các dự án đấu giá quyền sử dụng đất với quy mô diện tích dưới 5.000m2 đất]. Trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất nhỏ lẻ xen kẹt nếu tận dụng được hạ tầng kỹ thuật hiện có thì không phải đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm nêu cụ thể trong quyết định cho phép chuẩn bị đầu tư; phương án đấu giá quyền sử dụng đất”. Liên quan đến việc vận động nhân dân hiến đất làm đường, có những hộ có diện tích nằm vào quy hoạch đường giao thông chính của xã tới hàng trăm m2 nên không thể hiến toàn bộ số diện tích đó, các hộ nhất trí đổi ra quỹ đất công của xã để thông đường nhưng không được cho phép, Phó Giám đốc Sở cho biết, Luật đất đai năm 2013 không cho phép việc giao quỹ đất công của xã cho các hộ gia đình cá nhân, việc sử dụng đất công vào mục đích đất ở phải thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, việc các hộ dân đã hiến đất làm đường có thể xem xét, báo cáo Thành phố xin cơ chế đặc thù như mua nhà tái định cư, đất dịch vụ….

Hà Nội khác nhiều địa phương khác

Bà Lê Thị Tân Trang, Phó GĐ Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch cho biết về thực trạng nhiều địa phương do quỹ đất hạn chế nên khó khăn trong thi công các trung tâm văn hoá theo đúng công năng, thiết kế. Trước tình hình thực tiễn, ngành đã có văn bản kiến nghị Bộ xem xét điều chỉnh một số nội dung trong thông tư phù hợp với địa phương như với các nơi thiếu quỹ đất để xây dựng Trung tâm văn hoá thể thao xã, nếu trụ sở các cơ quan hành chính của xã có đủ điều kiện, đủ các khu để hoạt động thể thao thì cũng được tính là đủ điều kiện để công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới. "Hà Nội khác nhiều địa phương khác, có xã ven đô, xã thuần nông, xã làng nghề, xã bán sơn địa, xã miền núi... chính các xã có đề xuất chính xác về nhu cầu có cần một nhà văn hoá xã hay không khi phải đi 4-5km mới đến được trung tâm...Hiện nay, Sở đã kết thúc giai đoạn 1 khảo sát đánh giá, trên cơ sở đó, sẽ thực hiện giai đoạn 2 vào cuối năm, đề xuất cơ chế đầu tư, mô hình đạt hiệu quả, sát thực tiễn địa phương" - bà Trang nhấn mạnh.

Bà Lê Thị Tân Trang, Phó GĐ Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch


Rà soát lại toàn bộ đề án NMT tại các xã, làm cơ sở xây dựng lộ trình đầu tư phù hợp Ông Nguyễn Văn Khương, PGĐ Sở KHDT cho rằng, qua các xã đã được công nhận NTM, thấy rằng khi triển khai thực hiện, các huyện và các xã, nhân dân có nhiều sáng kiến. Trong đó có vấn đề nổi bật nhất là mức đầu tư để hoàn thành 19 tiêu chí nông thôn mới khi thực hiện chỉ từ 80-100 triệu đồng. Để hoàn thành mục tiêu xây dựng NMT, trong điều kiện huy động nguồn vốn từ ngân sách nhà nước và xã hội hoá còn khó khăn. Cụ thể, năm 2014, tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản toàn TP là 14.000 tỷ, năm 2015 sẽ tăng nhưng không quá 10%. Do đó, Sở KHĐT đề nghị cần rà soát lại toàn bộ đề án xây dựng NMT tại các xã, làm cơ sở xây dựng lộ trình đầu tư phù hợp. Trên cơ sở rà soát, đối với công trình trong diện buộc phải đầu tư, cần tính toán lựa chọn hình thức, quy mô, kết cấu bảo đảm tối ưu về kinh tế kỹ thuật, tiết kiệm vốn, nâng cao hiệu quả đầu tư; tiếp tục phát huy sáng kiến của các xã đã hoàn thành NTM; tránh lãng phí, thất thoát vốn đầu tư, ưu tiên các phần việc tăng thu nhập cho cộng đồng dân cư.

Ông Nguyễn Văn Khương, Phó giám đốc Sở KHĐT


 Hỗ trợ sau đầu tư được thực hiện hiệu quả Trước ý kiến của một số đại biểu về cơ chế hỗ trợ sau đầu tư để mua vật tư thực hiện chương trình kiên cố hóa còn khó khăn, Phó Giám đốc Sở Tài chính Nguyễn Duy Phong cho biết, thực tế khâu hỗ trợ sau đầu tư đã được Thành phố thực hiện rất hiệu quả, dù ngân sách khó khăn. Từ năm 2010 đến nay, Thành phố đã đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng cho chủ trương này, trong đó có 2 lần ứng trước: 500 tỷ đồng vào năm 2012, 500 tỷ đồng vào năm 2013 và sắp tới sẽ tiếp tục ứng trước 500 tỷ đồng của năm 2015 để các địa phương có nguồn vốn thực hiện. Nhờ cơ chế ứng trước, khoảng 20.000km đường giao thông và 20.000km thủy lợi nội đồng trên toàn Thành phố đã được hoàn thành. Việc quyết toán cũng được thực hiện nhanh chóng.

Đại diện Sở Tài chính: Thực hiện ứng trước để đầu tư giao thông thôn xóm rất hiệu quả

“Thực tế Thành phố đang thực hiện ứng trước, một số đơn vị thực hiện ứng trước để đầu tư giao thông thôn xóm rất hiệu quả”, ông Hùng nói. Về tạo điều kiện hỗ trợ lãi suất mua thiết bị máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp, thực tế năm 2013, ngân sách Thành phố bố trí 6,5 tỷ đồng nhưng chỉ thực hiện được gần 4 tỷ đồng. Điều này chứng tỏ còn nhiều vướng mắc trong thực hiện, cụ thể là về cơ chế bảo lãnh, thủ tục vay vốn… Sắp tới, Bộ sẽ bàn với các ngân hàng liên quan có giải pháp tháo gỡ, tạo sự thông thoáng trong hỗ trợ. Về sử dụng tiền thu đấu giá đất, đối với diện tích đất xen kẹt dưới 5.000m2, các huyện được giữ lại 100%; với diện tích trên 5.000m2, các địa phương nộp về ngân sách và Thành phố sẽ đầu tư trở lại toàn bộ.

Phát biểu tổng kết tọa đàm, Tổng Biên tập Báo Hànộimới Tô Quang Phán đánh giá, buổi tọa đàm đã thu hút sự tham dự và đóng góp ý kiến đầy đủ của các xã, huyện Hà Nội đang trong công cuộc xây dựng NTM cũng như giải đáp, trao đổi thông tin từ các sở, ngành liên quan.

Qua chia sẻ thực tiễn địa phương, các xã, huyện đã đưa ra nhiều kinh nghiệm quý báu, đồng thời đề xuất nhiều giải pháp để việc xây dựng NTM ngày càng đạt kết quả cao hơn. Những ý kiến thảo luận đã tập trung vào 5 nhóm vấn đề: sử dụng đất, môi trường; xây dựng cơ sở vật chất văn hóa, trường học; chính sách hỗ trợ kinh phí xây dựng NTM; huy động nguồn lực vào xây dựng NTM; tăng cường công tác tuyên truyền cho NTM. Trong đó, khâu tuyên truyền là một giải pháp quan trọng để tạo sự hiểu biết, đồng thuận cao giữa người dân và chính quyền trong xây dựng NTM.

Phó chủ tịch UBND TP Trần Xuân Việt phát biểu chỉ đạo tại buổi toạ đàm.

Phát biểu chỉ đạo, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Trần Xuân Việt đánh giá, những chia sẻ của các đại biểu qua buổi tọa đàm sẽ là những đóng góp quý báu cho thành phố trong chỉ đạo xây dựng NTM, trong đó thành phố ghi nhận nhiều cách làm hay, sáng tạo, linh hoạt. Theo Phó Chủ tịch, những kết quả đã đạt được trong xây dựng NTM của Hà Nội tốt nhưng chưa đồng đều. Thời gian tới, Hà Nội sẽ tập trung rà soát những chính sách đã có, ban hành chính sách mới, nhất là chính sách về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn về xây dựng NTM cho cán bộ; tăng cường giao lưu, học tập kinh nghiệm xây dựng NTM; đổi mới công tác thông tin, tuyên truyền…

Các kết quả lớn đạt được trong xây dựng NTM ở Thủ đô

Tính đến nay, [không tính huyện Từ Liêm mới lên quận], toàn Thành phố có: 38/386 xã đạt chuẩn nông thôn mới, dẫn đầu cả nước; 151 xã đạt và cơ bản đạt từ 14-18 tiêu chí, trong đó năm 2014, phấn đấu 60 xã hoàn thành NTM; 150 xã đạt và cơ bản đạt từ 10-13 tiêu chí. 

Để có được kết quả đó, bước đi đúng, trúng, là nền tảng tạo thành công lớn nhất trong công tác xây dựng NTM của Ban Chỉ đạo Chương trình 02 TP là lựa chọn công tác dồn điền đổi thửa [DĐĐT] làm khâu đột phá, mặc dù đây không phải là tiêu chí NTM. 

Từ năm 2012 đến nay, toàn Thành phố đã thực hiện dồn điền đổi thửa được 73.570/76.365 ha, bằng 96,3% kế hoạch. Một số huyện thực hiện dồn được diện tích lớn như: Chương Mỹ, Sóc Sơn, Phú Xuyên, Mỹ Đức, Ứng Hoà, Thạch Thất... Tổng diện tích dôi dư sau DĐĐT là 1.404 ha tạo điều kiện cho các địa phương quy hoạch các cơ sở hạ tầng, công trình phúc lợi. Nhiều vùng sản xuất hàng hoá đã hình thành với các mô hình cây, con hiệu quả cho thu nhập cao. Đời sống nông dân từng bước được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn năm 2013 đạt 24,3 triệu đồng/người/năm…

Song song với đó, cơ sở hạ tầng nông thôn đã có bước chuyển biến mạnh mẽ. Đến nay, tổng kinh phí đầu tư cho NTM toàn thành phố là 17.103 tỷ đồng [không tính hai quận Từ Liêm], trong đó nguồn vốn huy động từ DN và các tổ chức 1.966,4 tỷ đồng, nhân dân đóng góp hơn 1.691,7 tỷ đồng. Nhiều tiêu chí tuy khó nhưng Hà Nội đã đạt rất cao như: Tỷ lệ xã có đường ô tô đến trụ sở xã được cứng hoá đạt 100%; đường trục thôn, liên thôn được cứng hoá đạt 95%; 98% số xã có tổ chức thu gom rác thải; tỷ lệ dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 91,6; tỷ lệ thôn xóm, cụm dân cư có nhà văn hóa-thể thao đạt 80,5%... Nông thôn không còn nhà dột nát, đa số các hộ gia đình có nhà kiên cố, khang trang.

Video liên quan

Chủ Đề