Những thị trường tiêu thụ hàng dệt may hàng đầu thế giới

Ngành dệt may gặp nhiều thách thức trong những tháng cuối năm

[ĐCSVN] – Ngành dệt may Việt Nam đang nỗ lực tự chủ xử lý các tình huống trở ngại để các điểm nghẽn, khó khăn của ngành được khai thông, tiến tới giữ vững mục tiêu xuất khẩu cho cả năm là 43,5 tỷ USD.

Ngành dệt may Việt Nam trong nhiều năm qua luôn là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Theo báo cáo của Hiệp hội dệt may Việt Nam [VITAS], tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may 7 tháng đầu năm 2022 có thể nói khá thuận lợi. Đơn hàng dồi dào, lực lượng lao động dần ổn định sau khi Việt Nam triển khai tiêm vaccine thần tốc và chuyển sang trạng thái bình thường mới, thích ứng linh hoạt với COVID-19. Toàn ngành dệt may đã đạt được kết quả khả quan.

Tổng kim ngạch xuất khẩu 7 tháng năm 2022 ước đạt 26,55 tỷ USD, tăng 16,5% so với cùng kỳ năm 2021, tổng kim ngạch nhập khẩu nguyên, phụ liệu dệt may 7 tháng ước đạt 15,48 tỷ USD tăng 7,9%. Kim ngạch xuất siêu đạt 11,07 tỷ USD, tăng 31% so với 7 tháng 2021.

Tuy nhiên, ngành dệt may cũng dự báo, những tháng cuối năm 2022, toàn ngành sẽ gặp nhiều khó khăn và thách thức lớn. Hiện ngành dệt may Việt Nam đang chịu tác động trực tiếp bởi những biến động khó đoán định trên thế giới. Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan [Trung Quốc]… vẫn đang áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt chống dịch và ảnh hưởng không nhỏ đến chuỗi cung ứng nguyên, phụ liệu và tiêu thụ sản phẩm.

Ngành dệt may gặp nhiều thách thức trong những tháng cuối năm.
[Ảnh: kinhtechungkhoan.vn]

Bên cạnh đó, kinh tế khó khăn và tỷ lệ lạm phát tăng cao tại các thị trường tiêu thụ dệt may lớn như Mỹ, châu Âu… làm cho sức mua các mặt hàng tiêu dùng, trong đó có hàng dệt may giảm đáng kể, ảnh hưởng đến đơn hàng và đơn giá của các doanh nghiệp dệt may từ nay đến cuối năm 2022; nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng thiếu đơn hàng. Căng thẳng Nga – Ukraine vẫn đang diễn biến phức tạp, chưa có hồi kết ảnh hưởng đến một số thị trường của dệt may Việt Nam như tại Nga, Ukraine và các nước khác trong khu vực. Thêm vào đó, doanh nghiệp dệt may phải chịu chi phí tăng tới 20-25% do giá nguyên, nhiên, phụ liệu từ đầu năm đến nay đã tăng rất nhanh.

Nhu cầu nhập khẩu hàng dệt may toàn cầu trung bình một năm khoảng 700 đến 750 tỷ USD, tuy nhiên dệt may Việt Nam đang phải cạnh tranh quyết liệt với các nước có kim ngạch xuất khẩu dệt may lớn như Trung Quốc, Bangladesh, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ… [Trung Quốc xuất khẩu 300 tỷ USD, chiếm khoảng 40%, Việt Nam, Bangladesh, Ấn Độ là những quốc gia top sau đứng ở thị phần rất khiêm tốn khoảng 5-6% trong tổng nhu cầu nhập khẩu đó]. Tại thị trường nội địa cũng phải cạnh tranh quyết liệt với các thương hiệu lớn của nước ngoài đã có mặt tại Việt Nam. Không những vậy, thị trường các nước nhập khẩu dệt may của Việt Nam phần lớn là thị trường đẳng cấp và khó tính, yêu cầu cao về chất lượng, vệ sinh an toàn sản phẩm, môi trường, hàm lượng tái chế, tiêu chuẩn lao động… Xu hướng thế giới cũng đang thay đổi, chuyển từ thời trang nhanh sang thời trang bền vững [tăng tuổi thọ sản phẩm, tỷ lệ tái chế, phí carbon…].

Không những vậy, dệt may là ngành thâm dụng lao động và chịu ảnh hưởng rất lớn do tác động của COVID-19. Nhiều người lao động về quê đã không trở lại, việc tuyển lao động mới cũng gặp khó khăn và tăng chi phí đào tạo, năng suất của lao động mới tuyển thấp. Nhất là tình trạng nhiều người lao động rút bảo hiểm xã hội một lần, làm việc thời gian ngắn rồi xin nghỉ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, đã gây mất ổn định lao động.

Trước những khó khăn, thách thức này, ngành dệt may Việt Nam đang nỗ lực tự chủ xử lý các tình huống trở ngại để các điểm nghẽn, khó khăn của ngành được khai thông, tiến tới giữ vững mục tiêu xuất khẩu cho cả năm là 43,5 tỷ USD.

Để ngành dệt may có thể vượt qua thách thức, tận dụng tốt các cơ hội trong phát triển cần các giải pháp thu hút đầu tư vào ngành dệt may, nhất là các dự án dệt-nhuộm, sản xuất nguyên liệu mới có nguồn gốc tự nhiên, thân thiện môi trường… Đồng thời, nâng cao năng lực quản trị, phát triển nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp dệt may. Các doanh nghiệp cần tiếp tục đẩy mạnh phát triển thương hiệu, sản phẩm mới, đa dạng hóa nguồn cung nguyên phụ liệu và thị trường xuất khẩu, “xanh hóa” công nghiệp dệt may…

Hiện các doanh nghiệp dệt may cũng đang tập trung đầu tư vào việc nghiên cứu phát triển nguyên, phụ liệu phục vụ cho sản xuất, nâng cao tính chủ động nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Đồng thời, tìm cách thích ứng nhanh với điều kiện kinh doanh mới như đa dạng hóa dòng hàng, thị trường; ứng dụng cơ chế thanh toán mới khác cách mua bán truyền thống trước đây; tiếp tục đẩy mạnh phát triển thương hiệu, sản phẩm mới, đa dạng hóa nguồn cung nguyên phụ liệu và thị trường xuất khẩu, “xanh hoá” công nghiệp dệt may… qua đó hướng tới thực hiện mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 68 - 70 tỷ USD vào năm 2030.

HN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

  • Việt Nam không nằm trong danh sách giám sát về thao túng tiền tệ
  • Đẩy mạnh công tác chống thất thu, chống gian lận về hoàn thuế
  • Thủ tướng yêu cầu khắc phục tình trạng thiếu hụt xăng dầu ngay từ ngày 12/11
  • Nâng tầm giá trị cây sâm Việt Nam
  • Hà Nội: Tôn vinh 213 sản phẩm hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích
  • Bắc Giang nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP
  • Đã giảm được 7.306 đơn vị đầu mối tại các đơn vị sự nghiệp công lập

[KTSG Online] – Dù đơn hàng xuất khẩu dệt may 3 tháng nay bị sụt giảm và tình hình cho thấy sẽ tiếp tục giảm sâu vào 3 tháng còn lại nhưng dự báo kết thúc năm nay xuất khẩu của ngành vẫn sẽ đạt mục tiêu kim ngạch 44 tỉ đô la Mỹ đặt ra.

Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam [Vitas], đã có nhận định như trên với báo chí bên lề cuộc họp báo công bố Ngày hội Cotton Day Vietnam 2022 tại TPHCM vào ngày 30-9.

Ông Vũ Đức Giang [phải] và ông Võ Mạnh Hùng chia sẻ thông tin về ngành dệt may tại sự kiện. Ảnh: Lê Hoàng

Theo ông Giang, sau 6 tháng đầu năm xuất khẩu tăng cao thì thị trường hàng may mặc các nước quay đầu sụt giảm trong 3 tháng sau đó. Tình hình cho thấy hiện tổng cầu hàng dệt may toàn cầu tiếp tục có những dấu hiệu sụt giảm sâu hơn nữa vào quí cuối cùng của năm, nhất là tại các thị trường lớn là Mỹ và EU… do lạm phát cao khiến người dân hạn chế chi tiêu đáng kể, trong đó may mặc là mặt hàng được cắt giảm chi tiêu nhiều.

Ngoài ra, các thị trường là đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam như Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan [Trung Quốc]… vẫn đang áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt chống dịch, làm ảnh hưởng không nhỏ đến chuỗi cung ứng nguyên, phụ liệu và tiêu thụ sản phẩm dệt may của Việt Nam.

Cùng với đó là tình trạng yêu cầu truy xuất nguồn gốc bông, vải, sợi hay xanh hóa dệt may từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới cũng là những thách thức mà doanh nghiệp dệt may Việt Nam đang phải đối mặt.

Tuy vậy, sau 9 tháng, kim ngạch xuất khẩu ngành ước đạt khoảng 35 tỉ đô la Mỹ, tăng 21% so với cùng kỳ năm ngoái.

“Dù tình hình đơn hàng sụt giảm, nhưng các doanh nghiệp trong ngành đã rất năng động và xoay xở khai thác những thị trường mới trong khối FTA khá tốt…”, ông Giang thông tin, và cho biết trung bình mỗi tháng kim ngạch xuất khẩu của dệt may Việt Nam vẫn đạt 3,8-4 tỉ đô la Mỹ nên khả năng cao kim ngạch xuất khẩu của ngành sẽ đạt được mục tiêu đề ra là 44 tỉ đô la Mỹ vào cuối năm 2022.

Tuy nhiên, ông Giang lưu ý với các doanh nghiệp rằng nguyên liệu đầu vào của ngành dệt may Việt Nam đang phải thay đổi theo hướng xanh, bền vững để đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng và các nước nhập khẩu, trong đó đáng chú ý là nguyên liệu bông.

Theo ông Võ Mạnh Hùng, đại diện Hiệp hội Bông Mỹ [CCI] tại Việt Nam, chỉ trong vòng 6 tháng, có hơn 3.000 lô hàng dệt may của các nước nhập khẩu vào Mỹ đã bị cơ quan Hải quan nước này giữ lại để kiểm tra nguồn gốc xuất xứ theo đạo luật chống lao động cướng bức người Ngô Duy Nhĩ [UFLPA].

Theo đó, khi hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ, Hải quan Mỹ có quyền giữ hàng trong vòng 5 ngày để kiểm tra và trong vòng 30 ngày doanh nghiệp phải cung cấp đủ các chứng từ liên quan đến chuỗi cung ứng để chứng minh nguồn gốc lô hàng không có xuất xứ từ bông Tân Cương [Trung Quốc].

Theo ông Hùng, hiện Hải quan Mỹ chưa đưa ra con số cụ thể về việc trong số các lô hàng bị giữ lại có bao nhiêu lô hàng của Việt Nam hay Trung Quốc. Nhưng do chuỗi cung ứng dệt may của Việt Nam có sự gắn bó rất chặt chẽ với Trung Quốc nên ông Hùng đánh giá đây là sự ảnh hưởng khá lớn.

Ông Giang thông tin thêm đạo luật UFLPA của Mỹ đã có tác động đến ngành dệt may Việt Nam. Bắt đầu từ quí 1-2022, một số nhãn hàng của Mỹ đã yêu cầu dừng các đơn hàng với doanh nghiệp Việt Nam khi nguồn gốc xuất xứ của vải được sản xuất từ phía Trung Quốc.

Để tránh bị ảnh hưởng bởi đạo luật UFLPA, ông Võ Mạnh Hùng khuyến nghị các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần sớm minh bạch chuỗi ung ứng của mình và bông Mỹ là một trong những lựa chọn thay thế cho bông có xuất xứ từ vùng Tân Cương.

Theo đó, CCI hiện đã xây dựng được hệ thống truy xuất nguồn gốc và công nghệ hiện đại hỗ trợ cho việc truy xuất nguồn gốc rõ ràng ở tất cả các khâu. Ở bất cứ công đoạn nào, doanh nghiệp cũng có thể truy xuất nguồn gốc đến tận từng tiệm bông một cách minh bạch và rõ ràng.

Theo ông Giang, Ngày hội Cotton Day Vietnam 2022 được kỳ vọng trở thành sự kiện quan trọng, mang tới các giải pháp trong phát triển bền vững và truy xuất nguồn gốc xuất xứ cho doanh nghiệp dệt may Việt Nam, đáp ứng xu thế của thế giới.Cotton Day là sự kiện thường niên nhằm cung cấp thông tin mới nhất về thị trường và những nhận định của các chuyên gia hàng đầu thế giới về ngành dệt may, đã được tổ chức tại nhiều quốc gia châu Á từ những năm đầu thập niên 90 và đã được tổ chức thành công tại Việt Nam trong suốt năm năm vừa qua.Ngày hội Cotton Day Vietnam 2022, sẽ được tổ chức tại TPHCM vào ngày 4-10 tới, đã thu hút hơn 200 đơn vị, doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực dệt may tại Việt Nam, do Hiệp hội Bông Mỹ [CCI] phối hợp với Hiệp hội Dệt may Việt Nam [VITAS] tổ chức.

Video liên quan

Chủ Đề