Những thuận lợi, khó khăn hạn chế khi thực hiện xây dựng kế hoạch giáo dục ở trường tiểu học

Tiết dạy thực nghiệm môn Toán cho học sinh lớp 1 tại Trường tiểu học thị trấn Tân Kỳ [Nghệ An]. Ảnh: MỸ HÀ

Năm học 2020 – 2021 kết thúc, cô giáo Đỗ Thị Mỹ, Hiệu trưởng Trường tiểu học Ninh Mỹ [huyện Hoa Lư, Ninh Bình] chia sẻ, đây là năm học đặc biệt, bởi vì năm học 2020 – 2021 là năm đầu triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới đã kéo theo nỗi lo về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, khả năng tiếp thu của học sinh… Tuy nhiên, sau một năm triển khai, cả giáo viên và học sinh có những chuyển biến tích cực. Giáo viên lớp 1 của trường đã áp dụng hiệu quả các phương pháp, kỹ thuật dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Vì vậy, học sinh được phát triển toàn diện các kiến thức, kỹ năng, biết vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.

Cô giáo Nguyễn Minh Tâm, Trường tiểu học Phúc Lâm, huyện Mỹ Đức [Hà Nội] cho biết, đổi mới từ truyền thụ kiến thức sang phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trong bối cảnh vừa dạy trực tiếp, vừa dạy trực tuyến khiến việc triển khai chương trình mới khó hơn nhiều lần. Tuy nhiên, chương trình giáo dục phổ thông mới được biên soạn mở, phù hợp yêu cầu thực tiễn, giáo viên có thể vận dụng linh hoạt, sáng tạo. “Vì vậy dù khó khăn, đến đầu tháng 8 vừa qua mới chính thức khép lại năm học cũ nhưng ngoài đọc thông, viết thạo, học sinh đã biết xử lý những tình huống trong thực tiễn, đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới” –  Cô Tâm cho biết.

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, kết quả của học sinh lớp 1 trong cả nước năm học đầu tiên triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới cho thấy, 41,1% số học sinh hoàn thành xuất sắc chương trình; 15% hoàn thành tốt; 40,8% hoàn thành và 3,1% số học sinh chưa hoàn thành. Về kết quả học tập môn Tiếng Việt và Toán lớp 1, số học sinh hoàn thành tốt tăng từ 5% đến 7,6% so với năm học 2019 – 2020. So sánh với chương trình trước đây, số học sinh chưa hoàn thành tương đương nhưng số học sinh hoàn thành xuất sắc và hoàn thành tốt chương trình mới đã tăng cao hơn.

TS Thái Văn Tài, Vụ trưởng Giáo dục tiểu học [Bộ Giáo dục và Đào tạo] cho biết, điểm đáng chú ý khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới là sự vào cuộc của các địa phương đã tích cực sắp xếp lại mạng lưới, quy mô trường, lớp để tạo thuận lợi cho triển khai chương trình. Tỷ lệ phòng học kiên cố của giáo dục tiểu học cả nước đạt 79,5%; phòng học bán kiên cố đạt 18,5%; tỷ lệ phòng học tạm, mượn đã giảm đáng kể. Đội ngũ giáo viên được sắp xếp cơ bản bảo đảm thực hiện dạy học 2 buổi/ngày; tất cả trường tiểu học ưu tiên tỷ lệ 1 phòng học/lớp. Các giáo viên được lựa chọn giảng dạy cho lứa học sinh đầu tiên học theo chương trình mới đều được tập huấn trước khi đứng lớp. Nhiều địa phương có sự chuẩn bị chu đáo, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An Đào Công Lợi cho biết, ngoài việc bảo đảm tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, các cơ sở giáo dục tiểu học trên địa bàn còn giao quyền chủ động cho giáo viên trong việc lựa chọn nội dung, sắp xếp thời khóa biểu phù hợp thực tế. Vận dụng linh hoạt, sáng tạo các kỹ thuật dạy học tích cực; phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Vì vậy, chất lượng dạy học theo Chương trình giáo dục phổ thông mới lớp 1 của tỉnh được bảo đảm.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình triển khai, nhiều địa phương gặp không ít khó khăn vì hạn chế cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên. Tình trạng thừa, thiếu giáo viên vẫn xảy ra trong nhiều năm qua và chưa được giải quyết một cách căn bản. Nhiều địa phương chưa đạt tỷ lệ 1,5 giáo viên/lớp theo quy định. Ngoài ra, trong quá trình triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới ở lớp 1 còn nhận được ý kiến của dư luận xã hội về việc chương trình SGK môn Tiếng Việt lớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông mới còn nặng; một số ngữ liệu đưa vào các bộ sách giáo khoa còn chưa phù hợp…

Năm học 2021 – 2022 đang đến gần, do tình hình Covid-19 diễn biến phức tạp, nơi có điều kiện thì tổ chức học trực tiếp, nơi cách ly xã hội chuyển sang học trực tuyến càng đặt ra nhiều thách thức khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới. Thầy giáo Đào Chí Mạnh, Hiệu trưởng Trường tiểu học Kim Ngọc [TP Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc] cho biết, để triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới trong năm học mới hiệu quả giáo viên tổ, nhóm của trường đã cùng kết nối để xây dựng những video dạy học cho học sinh. Theo đó, mỗi người có một thế mạnh sẽ đảm nhận một nhiệm vụ, như lên hình, làm Powerpoint, ứng dụng các công cụ, phần mềm để thiết kế bài giảng bằng những sản phẩm video ngắn với các bài học có nội dung mới mẻ, sáng tạo.

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong bối cảnh tác động phức tạp của dịch Covid-19 như hiện nay, cần đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học. Các cơ sở giáo dục chủ động có các phương án, kịch bản cụ thể để tổ chức dạy học phù hợp tình hình dịch bệnh. Ngành giáo dục và đào tạo chú trọng xây dựng kho học liệu điện tử phù hợp để sẵn sàng cho việc tổ chức dạy học trực tuyến, dạy học qua truyền hình. Bên cạnh đó, theo các chuyên gia giáo dục, các nhà trường cần xây dựng kế hoạch giáo dục thực hiện chương trình lớp 1 theo hướng phân bổ hợp lý về nội dung và thời lượng dạy học giữa các môn học, hoạt động giáo dục để không gây quá tải, đáp ứng yêu cầu triển khai thực hiện chương trình mới theo hướng mở và phù hợp tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học, đặc biệt là học sinh lớp 1.

 Giờ học của học sinh Trường tiểu học Thượng Lộc, huyện Can Lộc [Hà Tĩnh]. Ảnh: THU NGUYỆT

Câu hỏi:

Các thầy/cô cho biết khó khăn có thể gặp phải khi xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường?

Đáp án:

- Việc đóng góp ý kiến: Khi thực hiện KHGD của nhà trường nếu gặp khó khăn, vướng mắc hoặc chưa phù hợp GV thường có tâm lí chịu đựng hoặc tự tìm cách khắc phục nhưng không góp ý với lãnh đạo vì tâm lí e dè, sợ lãnh đạo này kia kia nọ .. Nên khi hỏi ý kiến về KHGD họ thường bảo "Thầy/cô đã làm quá tuyệt vời! và không có ý kiến gì thêm" để tránh bị dìm.

- Hiện tại HS có vấn đề đều muôn lỗi tại GV, chính vì vậy GV thường âm thầm chịu đựng, ít có sự tương tác với các lực lượng phối hợp vì chưa biết có được giúp đỡ tích cực hay không hay trở thành trung tâm tội đồ. Khi nào môi trường sư phạm, môi trường xã hội gạt bỏ được hai tâm lí trên của Gv thì mới có điều kì diệu xảy ra.

Loạt bài Tài liệu hay nhất

Năm học đầu tiên triển khai Chương trình, SGK GDPT mới [ảnh: Bộ GDĐT]

Năm học 2020-2021 diễn ra với nhiều khó khăn, khác biệt so với những năm học trước

Năm học 2020-2021 diễn ra trong bối cảnh đại dịch Covid-19, toàn ngành giáo dục thực hiện nhiệm vụ kép: vừa tích cực thực hiện các giải pháp phòng chống dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp vừa triển khai Chương trình GDPT 2018 cấp tiểu học đối với lớp 1. 

Các ý kiến tại Hội nghị cho rằng, đây là năm học được triển khai trong bối cảnh có những yếu tố khó khăn và khác biệt so với các năm học trước. Trước khi vào lớp 1 trẻ 6 tuổi chủ yếu ở nhà [khoảng 6 tháng, từ tháng 2-8/2020] nên không được trực tiếp học chương trình mầm non. Việc được học nhận biết các mặt chữ, hướng dẫn các hoạt động làm quen học tập và chuẩn bị tâm lý, tinh thần cho các em trước khi vào lớp 1 rất khó khăn và hầu như không thực hiện được.

Mặt khác, do tình hình dịch Covid-19 nên năm học 2020-2021 được tổ chức học chính thức sau ngày khai giảng 05/9/2020 và không có 2 tuần để học sinh và giáo viên làm quen nhằm tạo tâm thế sẵn sàng cho học sinh lớp 1.

Về phía giáo viên, do tình hình dịch Covid-19, ngành giáo dục và các địa phương đã rất cố gắng nỗ lực thực hiện các chương trình tập huấn thông qua trực tuyến, được thực hành trên môi trường mạng, nhiệm vụ mới, tập huấn với hình thức mới, giáo viên ít được tương tác với đồng nghiệp và các giảng viên, vì vậy đã có những lúng túng bước đầu khi triển khai thực hiện Chương trình GDPT 2018 và SGK mới ở lớp 1.

Bên cạnh đó, chương trình GDPT 2018 chỉ quy định chuẩn đầu ra, yêu cầu cần đạt; SGK không biên soạn theo tiết như trước đây mà biên soạn theo chủ đề, mạch kiến thức; giáo viên, nhà trường nghiên cứu chương trình, SGK, đặc điểm của học sinh tại trường của mình để xây dựng kế hoạch dạy học cụ thể, phù hợp với đối tượng. Đây là điểm mới, giao quyền và trách nhiệm cho giáo viên, nhà trường nhiều hơn.

Qua kiểm tra thực tế cho thấy giáo viên, nhà trường một số nơi chưa tự tin và có sự lúng túng khi thực hiện giai đoạn đầu năm học 2020-2021; cha mẹ học sinh chưa được cung cấp thông tin đầy đủ về chương trình nên có biểu hiện lo lắng, so sánh chương trình, SGK cũ và chương trình và SGK mới, gây áp lực cho học sinh, GV và nhà trường…

Tất cả các trường tiểu học đã hoàn thành chương trình theo đúng kế hoạch, chất lượng học sinh lớp 1 đảm bảo theo chuẩn đầu ra, yêu cầu cần đạt của chương trình [ảnh: Bộ GDĐT]

Học sinh lớp 1 đã đọc thông viết thạo ngay trong học kỳ 1

Để tổ chức triển khai thực hiện Chương trình SGK GDPT 2018 đối với lớp 1, căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật quy định về triển khai thực hiện chương trình, Bộ GDĐT đã ban hành các văn bản hướng dẫn về chuyên môn.

Các nhà trường đã chú trọng đổi mới công tác quản lý, quản trị trường học theo hướng phát huy tính chủ động, linh hoạt của nhà trường và năng lực tự chủ, sáng tạo của tổ chuyên môn, GV trong việc thực hiện Chương trình, SGK GDPT đối với cấp tiểu học, đặc biệt đối với lớp 1; khai thác, sử dụng SGK, các nguồn học liệu, thiết bị dạy học hiệu quả, phù hợp thực tiễn; vận dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học nhằm phát triển năng lực, phẩm chất học sinh.

Cùng đó, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản trị hoạt động giáo dục của nhà trường; đảm bảo tính dân chủ, công khai, thống nhất giữa các tổ chức trong nhà trường; phối hợp giữa nhà trường, cha mẹ học sinh và các cơ quan, tổ chức có liên quan tại địa phương trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường.

Báo cáo của Bộ GDĐT cho thấy, 100% trường tiểu học ưu tiên thực hiện đảm bảo tỉ lệ 1 phòng học/lớp, cơ sở vật chất, sĩ số học sinh/lớp theo quy định tại Điều lệ trường tiểu học đối với học sinh lớp 1, đảm bảo tỉ lệ giáo viên/lớp và cơ cấu GV để thực hiện dạy học các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, các môn học tự chọn theo quy định của Chương trình GDPT 2018. 100% học sinh lớp 1 được học 2 buổi/ngày, mỗi ngày bố trí không quá 7 tiết học, mỗi tiết 35 phút; kế hoạch giáo dục đảm bảo phân bổ hợp lí giữa các nội dung giáo dục, giúp học sinh hoàn thành nhiệm vụ học tập...

Tổng hợp kết quả từ các địa phương về kết quả đánh giá cuối năm học 2020-2021 cho thấy tất cả các trường tiểu học đã hoàn thành chương trình theo đúng kế hoạch, chất lượng học sinh lớp 1 đảm bảo theo chuẩn đầu ra, yêu cầu cần đạt của chương trình, có một số mặt nổi trội hơn so với chương trình hiện hành; học sinh mạnh dạn tự tin hơn, dám thể hiện quan điểm của mình, biết nêu quan điểm qua tiết học cơ bản đã đọc thông viết thạo ngay trong học kỳ 1 và được củng cố tăng cường bền vững ở học kỳ 2.

Tuy nhiên, sau một năm triển khai thực hiện chương trình, SGK GDPT mới cho thấy vẫn còn một số tồn tại như, việc biên soạn SGK theo chương trình mới còn gặp nhiều hạn chế từ khâu thiết kế đến khâu tổ chức thực hiện, đặc biệt việc lựa chọn, sử dụng SGK ở các địa phương gặp nhiều khó khăn trong việc in ấn, phát hành.

Tài liệu giáo dục địa phương do UBND cấp tỉnh tổ chức biên soạn, thẩm định còn chưa đáp ứng yêu cầu về tiến độ và chất lượng; việc quy định Bộ GDĐT phê duyệt tài liệu do địa phương biên soạn, thẩm định gặp khó khăn trong việc tổ chức thực hiện.

Chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL không đồng đều, đặc biệt là ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; còn khoảng cách lớn so với các vùng thuận lợi. Số lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL còn thừa thiếu cục bộ; đồng thời còn thiếu so với quy định, đặc biệt là cấp tiểu học. Đội ngũ GV còn chưa đồng bộ về cơ cấu, nhất là đối với cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông, đặc biệt trong bối cảnh triển khai thực hiện Chương trình GDPT 2018 có một số môn học mới.

Ngoài ra, điều kiện bảo đảm về cơ sở vật chất tại các cơ sở GDPT thực hiện chương trình giáo dục phổ thông đặc biệt là cấp tiểu học vẫn còn nhiều khó khăn. Trong dư luận xã hội vẫn còn một bộ phận đưa ra một số ý kiến chưa thực sự tin tưởng vào quá trình đổi mới CT, SGK GDPT.

V.Khánh

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề