Niêm yết thừa kế bao nhiêu ngày năm 2024

Cho tôi hỏi việc niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản thế nào? - Thế Nghĩa [Đồng Nai]

Hướng dẫn niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản [Hình từ Internet]

Về vấn đề này, LawNet giải đáp như sau:

1. Hướng dẫn niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản

Hướng dẫn niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản theo Điều 18 như sau:

- Việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản phải được niêm yết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày niêm yết. Việc niêm yết do tổ chức hành nghề công chứng thực hiện tại trụ sở của Ủy ban nhân cấp xã nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản;

Trường hợp không xác định được nơi thường trú cuối cùng thì niêm yết tại nơi tạm trú có thời hạn cuối cùng của người đó.

Trường hợp di sản gồm cả bất động sản và động sản hoặc di sản chỉ gồm có bất động sản thì việc niêm yết được thực hiện theo quy định và tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có bất động sản.

Trường hợp di sản chỉ gồm có động sản, nếu trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng và nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn cuối cùng của người để lại di sản không ở cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì tổ chức hành nghề công chứng có thể đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn cuối cùng của người để lại di sản thực hiện việc niêm yết.

- Nội dung niêm yết phải nêu rõ họ, tên của người để lại di sản; họ, tên của những người thỏa thuận phân chia hoặc khai nhận di sản thừa kế; quan hệ của những người thỏa thuận phân chia hoặc khai nhận di sản thừa kế với người để lại di sản thừa kế;

Danh mục di sản thừa kế. Bản niêm yết phải ghi rõ nếu có khiếu nại, tố cáo về việc bỏ sót, giấu giếm người được hưởng di sản thừa kế; bỏ sót người thừa kế; di sản thừa kế không thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng của người để lại di sản thì khiếu nại, tố cáo đó được gửi cho tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc niêm yết.

- Ủy ban nhân dân cấp xã nơi niêm yết có trách nhiệm xác nhận việc niêm yết và bảo quản việc niêm yết trong thời hạn niêm yết.

2. Quy định về công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản

Quy định về công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản theo Điều 57 như sau:

- Những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì có quyền yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản.

Trong văn bản thỏa thuận phân chia di sản, người được hưởng di sản có thể tặng cho toàn bộ hoặc một phần di sản mà mình được hưởng cho người thừa kế khác.

- Trường hợp di sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản đó.

Trường hợp thừa kế theo pháp luật, thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế. Trường hợp thừa kế theo di chúc, trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có bản sao di chúc.

- Công chứng viên phải kiểm tra để xác định người để lại di sản đúng là người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản và những người yêu cầu công chứng đúng là người được hưởng di sản;

Nếu thấy chưa rõ hoặc có căn cứ cho rằng việc để lại di sản và hưởng di sản là không đúng pháp luật thì từ chối yêu cầu công chứng hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định.

Tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản trước khi thực hiện việc công chứng.

- Văn bản thỏa thuận phân chia di sản đã được công chứng là một trong các căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký việc chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản cho người được hưởng di sản.

Hiện nay có hai dạng thừa kế phổ biến là thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc. Tuy nhiên để có thể hưởng thừa kế đúng theo quy định pháp luật thì người hưởng thừa kế phải tiến hành làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo quy định của pháp luật để xác lập quyền tài sản của mình đối với phần di sản được hưởng.

Để có thể thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế một cách nhanh chóng và hợp pháp, bài viết dưới đây NPLaw sẽ cung cấp cho bạn những thông tin liên quan đến thủ tục, trình tự,.. khai nhận di sản thừa kế trên thực tế.

I. Hiểu thế nào về người để lại di sản thừa kế? Và người thừa kế?

- Người để lại di sản thừa kế là người có tài sản sau khi chết để lại cho người còn sống theo ý chí của họ được thể hiện trong di chúc hay theo quy định của pháp luật. Người để lại di sản chỉ có thể là cá nhân, không phân biệt bất cứ điều kiện nào về thành phần xã hội, mức độ hành vi…

Trong đó, di sản thừa kế là toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người đã chết, quyền về tài sản của người đó. Quyền sở hữu tài sản một trong những quyền cơ bản của công dân được nhà nước bảo hộ.

- Người thừa kế là người được thừa hưởng di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật. Người thừa kế theo pháp luật chỉ có thể là cá nhân và phải là người có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng đối với người để lại di sản. Người thừa kế theo di chúc có thể là cá nhân hoặc tổ chức hoặc nhà nước. Những người thừa kế có các quyền, nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại.

II. Thủ tục khai nhận di sản thừa kế

1. Đối với di sản thừa kế có di chúc

Di chúc là hành vi pháp lý đơn phương của người lập di chúc, do đó di chúc phải tuân thủ các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự nói chung và điều kiện có hiệu lực của di chúc nói riêng. Vì vậy, để phát sinh việc khai nhận di sản thừa kế có di chúc trước hết di chúc phải hợp pháp theo quy định của pháp luật.

a. Hồ sơ khai nhận thừa kế di sản

Căn cứ theo Khoản 2 Điều 58 Luật Công Chứng 2014, theo đó để công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế cần chuẩn bị hồ sơ như sau:

- Văn bản khai nhận di sản thừa kế theo mẫu

- Giấy chứng tử của người để lại di sản

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nếu di sản để lại là bất động sản như nhà cửa, đất đai, công trình xây dựng khác…hoặc nếu là tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì phải có giấy quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản đó

- Trong trường hợp thừa kế theo di chúc thì hồ sơ yêu cầu có bản sao di chúc

Người khai nhận di sản thừa kế phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ theo quy định của pháp luật như trên thì khi làm thủ tục khai nhận di sản mới hợp pháp và sẽ được giải quyết theo quy định của pháp luật.

b. Trình tự, thủ tục khai nhận di sản thừa kế

Khai nhận di sản thừa kế là thủ tục nhằm xác lập quyền tài sản đối với di sản thừa kế của người thụ hưởng trong di chúc hoặc người thuộc hàng thừa kế theo quy định sau khi kiểm tra hồ sơ thấy đầy đủ, phù hợp quy định của pháp luật, cơ quan công chứng tiến hành thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản.

Cơ sở pháp lý: Căn cứ quy định tại Điều 58 Luật Công chứng 2014 như sau:

“ Công chứng văn bản khai nhận di sản

1. Người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật hoặc những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó có quyền yêu cầu công chứng văn bản khai nhận di sản.

2. Việc công chứng văn bản khai nhận di sản được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 57 của Luật này.”

Đồng thời, căn cứ quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 57 Luật Công chứng 2014 như sau:

2. Trường hợp di sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản đó.

Trường hợp thừa kế theo pháp luật, thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế. Trường hợp thừa kế theo di chúc, trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có bản sao di chúc.

3. Công chứng viên phải kiểm tra để xác định người để lại di sản đúng là người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản và những người yêu cầu công chứng đúng là người được hưởng di sản; nếu thấy chưa rõ hoặc có căn cứ cho rằng việc để lại di sản và hưởng di sản là không đúng pháp luật thì từ chối yêu cầu công chứng hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định.

Tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản trước khi thực hiện việc công chứng.

Như vậy, trình tự khai nhận di sản thừa kế được thực hiện như trình tự thủ tục công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế như sau:

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ, giấy tờ đã nêu ở trên [01 bộ].

Bước 2: Tiến hành công chứng văn bản khai nhận di sản.

- Nếu hồ sơ đầy đủ: Công chứng viên tiếp nhận, thụ lý và ghi vào sổ công chứng

- Nếu hồ sơ chưa đầy đủ: Công chứng viên hướng dẫn và yêu cầu bổ sung

Bước 3: Niêm yết việc thụ lý văn bản khai nhận di sản [ Hướng dẫn bởi Điều 18 Nghị định 29/2015/NĐ-CP].

“ Điều 18. Niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản

1. Việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản phải được niêm yết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày niêm yết. Việc niêm yết do tổ chức hành nghề công chứng thực hiện tại trụ sở của Ủy ban nhân cấp xã nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản; trường hợp không xác định được nơi thường trú cuối cùng thì niêm yết tại nơi tạm trú có thời hạn cuối cùng của người đó.

Trường hợp di sản gồm cả bất động sản và động sản hoặc di sản chỉ gồm có bất động sản thì việc niêm yết được thực hiện theo quy định tại Khoản này và tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có bất động sản.

Trường hợp di sản chỉ gồm có động sản, nếu trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng và nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn cuối cùng của người để lại di sản không ở cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì tổ chức hành nghề công chứng có thể đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn cuối cùng của người để lại di sản thực hiện việc niêm yết.

2. Nội dung niêm yết phải nêu rõ họ, tên của người để lại di sản; họ, tên của những người thỏa thuận phân chia hoặc khai nhận di sản thừa kế; quan hệ của những người thỏa thuận phân chia hoặc khai nhận di sản thừa kế với người để lại di sản thừa kế; danh mục di sản thừa kế. Bản niêm yết phải ghi rõ nếu có khiếu nại, tố cáo về việc bỏ sót, giấu giếm người được hưởng di sản thừa kế; bỏ sót người thừa kế; di sản thừa kế không thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng của người để lại di sản thì khiếu nại, tố cáo đó được gửi cho tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc niêm yết.

3. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi niêm yết có trách nhiệm xác nhận việc niêm yết và bảo quản việc niêm yết trong thời hạn niêm yết.”

c. Thời gian thực hiện niêm yết

Căn cứ khoản 1 Điều 18 Nghị định 29/2015 NĐ-CP, theo đó: Việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản phải được niêm yết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày niêm yết. Việc niêm yết do tổ chức hành nghề công chứng thực hiện tại trụ sở của Ủy ban nhân cấp xã nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản; trường hợp không xác định được nơi thường trú cuối cùng thì niêm yết tại nơi tạm trú có thời hạn cuối cùng của người đó.

2. Thủ tục khai nhận di sản thừa kế không có di chúc

Trường hợp thừa kế không có di chúc được xếp vào trường hợp thừa kế theo pháp luật [Điều 650 BLDS 2015]. Đây là việc dịch chuyển tài sản của người chết cho những người còn sống theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.

a. Hồ sơ khai nhận thừa kế

Cũng tại Điều 58 Luật Công Chứng năm 2014, những người thừa kế đủ điều kiện để thực hiện khai nhận thừa kế có quyền yêu cầu công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế

Theo đó, hồ sơ để khai nhận di sản thừa kế đối với trường hợp không có di chúc bao gồm:

- Văn bản khai nhận di sản thừa kế theo mẫu

- Giấy chứng tử của người để lại di sản

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nếu di sản để lại là bất động sản như nhà cửa, đất đai, công trình xây dựng khác…hoặc nếu là tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì phải có giấy quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản đó

- Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người yêu cầu công chứng

b. Trình tự, thủ tục

Về trình tự khai nhận di sản thừa kế trong trường hợp không có di chúc cũng được thực hiện cơ bản giống với trình tự thủ tục khai nhận di sản thừa kế có di chúc.

Bao gồm:

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ, giấy tờ đã nêu ở trên [01 bộ].

Bước 2: Tiến hành công chứng văn bản khai nhận di sản.

Bước 3: Niêm yết việc thụ lý văn bản khai nhận di sản thừa kế.

III. Những thắc mắc thường gặp về thủ tục khai nhận di sản thừa kế

1. Thủ tục nhận di sản thừa kế là cổ phần trong công ty cổ phần đã lên sàn chứng khoán được thực hiện như thế nào?

Thông thường khi nhắc đến việc thừa kế di sản, chúng ta vẫn thường hay nghĩ sẽ là những thừa kế đối với các di sản như tiền bạc, đất đai,…nhưng theo quy định pháp luật Việt Nam di sản do người đã khuất để lại còn bao gồm cả tài sản của người đó ở trong các doanh nghiệp như cổ phần, cổ phiếu…trong công ty. Vậy đối với trường hợp để khai nhận di sản thừa kế là cổ phần công ty cần thực hiện theo trình tự thủ tục như sau:

Bước 1: Khai nhận di sản thừa kế đối với phần cổ phần của người để lại quyền thừa kế.

Bước 2: Niêm yết văn bản khai nhận di sản thừa kế cổ phần.

2. Đất nằm trong khu quy hoạch có thể thực hiện thủ tục khai nhận thừa kế đối với mảnh đất này được không?

Căn cứ Khoản 1 Điều 6 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018 quy định như sau:

“ 7. Trường hợp quy hoạch sử dụng đất đã được công bố mà chưa có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện thì người sử dụng đất được tiếp tục sử dụng và được thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật

Trường hợp đã có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện thì người sử dụng đất trong khu vực phải chuyển mục đích sử dụng đất và thu hồi đất theo kế hoạch được tiếp tục thực hiện các quyền của người sử dụng đất nhưng không được xây dựng mới nhà ở, công trình, trồng cây lâu năm; nếu người sử dụng đất có nhu cầu cải tạo, sửa chữa nhà ở, công trình hiện có thì phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định của pháp luật.”

Như vậy, trong trường hợp thửa đất thuộc quyền sử mặc dù đã nằm trong quy hoạch sử dụng đất nhưng chưa có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện, chưa có Thông báo thu hồi đất, Quyết định thu hồi đất nên căn cứ những quy định pháp luật chúng tôi đã viện dẫn ở trên, bạn vẫn có quyền thực hiện các quyền của người sử dụng đất trong đó có quyền được tách thửa, chuyển nhượng hoặc tặng cho khi đáp ứng đủ các điều kiện pháp luật.

3. Trong thủ tục thừa kế thì người nhận thừa kế cần niêm yết văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế trong thời hạn bao nhiêu ngày?

Căn cứ Điều 18 Nghị định 29/2015 NĐ-CP quy định:

“1. Việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản phải được niêm yết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày niêm yết. Việc niêm yết do tổ chức hành nghề công chứng thực hiện tại trụ sở của Ủy ban nhân cấp xã nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản; trường hợp không xác định được nơi thường trú cuối cùng thì niêm yết tại nơi tạm trú có thời hạn cuối cùng của người đó…”

Do vậy, người thừa kế cần niêm yết văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế trong thời hạn là 15 ngày.

Trên đây là tư vấn của Hãng luật NPLaw về trình tự, thủ tục khai nhận di sản thừa kế trong một số trường hợp cụ thể, nếu còn vướng mắc gì về những vấn đề trên xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ thêm. Đồng thời, để có thể tiết kiệm thời gian, công sức cũng như để việc thực hiện các thủ tục trên một cách nhanh chóng, hiệu quả bạn có thể liên hệ đến dịch vụ tư vấn của Hãng luật NPLaw. Hãng luật NPLaw tự tin với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn, đảm bảo bạn sẽ hài lòng về dịch vụ của chúng tôi.

Công ty Luật TNHH Ngọc Phú – Hãng luật NPLaw

Trụ sở chính: 139H4 Lý Chính Thắng, phường Võ Thị Sáu, quận 3, TP. Hồ Chí Minh.

Chi nhánh Hà Nội: Tầng 10, Tòa nhà Ford Thăng Long, 105 Láng Hạ, Quận Đống Đa, Hà Nội.

Chi nhánh Nha Trang: Số 3M, tầng trệt chung cư CT2, khu đô thị VCN Phước Hải, đường Tố Hữu, phường Phước Hải, TP. Nha Trang, Khánh Hòa.

Chủ Đề