Ô nhiễm không khí ở Việt Nam đứng thứ máy

[KTSG Online] – Nếu bạn sống ở Sài Gòn mà thường xuyên có cảm giác tức ngực, khó thở hay khó chịu ở mắt không rõ nguyên nhân, thì bạn không thể loại trừ đó là do ảnh hưởng bởi ô nhiễm không khí. Trong số vài “điểm lợi” bất ngờ của đại dịch Covid-19 mang lại là chất lượng không khí được cải thiện do con người ít đi lại, thực hiện ít hoạt động kinh tế hơn.

Tuy nhiên, đến nay, bên cạnh điều đáng mừng là các sinh hoạt xã hội, sinh hoạt kinh tế đang dần hồi phục sẽ xuất hiện trở lại một mối lo, tuy đã cũ tại TPHCM nhưng chưa bao giờ giảm được mức độ nguy hiểm đối với sức khỏe người Sài Gòn. Đó là ô nhiễm không khí.

Chỉ số chất lượng không khí [Air Quality Index] dựa trên hàm lượng bụi mịn PM2.5 [Particulate Matter 2.5 – các hạt bụi mịn có kích thước nhỏ hơn 2,5 micron, môt phần triệu mét, lơ lững trong không khí] được IQAir, một tổ chức theo dõi chất lượng không khí có trụ sở tại Thụy Sĩ, ghi nhận tại nhiều địa điểm ở gần 6.500 thành phố khắp nơi trên thế giới.

Ở đâu ô nhiễm không khí nhất thế giới?

IQAir vừa công bố Báo cáo chất lượng không khí thế giới 2021, trong đó xếp hạng 118 quốc gia và vùng lãnh thổ với thứ tự từ ô nhiểm không khí cao nhất đến thấp nhất.

Theo đó, nước ô nhiễm nhất thế giới trong báo cáo này là Bangladesh, vốn đã chiếm “ngôi vương” trên toàn thế giới suốt bốn năm liền liên tiếp. Và điều đáng buồn hơn đối với chúng ta là người dân châu Á ở các nước Đông Á, Nam Á và Đông Nam Á đang phải gánh chịu nồng độ bụi mịn PM2.5 trong mỗi mét khối không khí thuộc loại cao nhất thế giới tính theo dân số[1], nghĩa là chúng ta nằm trong số nhân loại đang phải hít bụi nhiều nhất trên toàn cầu.

Nguồn: //www.iqair.com/world-most-polluted-countries

Trong khi đó, trang tin news18.com của Ấn Độ dẫn nguồn IQAir gọi thủ đô New Delhi của họ là “thủ đô ô nhiễm [không khí] của thế giới”[2]. Các vị trí tiếp theo sau New Delhi lần lượt theo thứ tự từ thứ hai đến thứ năm gồm Dhaka [Bangladesh], N’Djamena [Cộng hòa Chad], Dushanbe [Tajikistan] và Muscat [Oman].

Ấn Độ còn giữ một “kỷ lục thế giới không chính thức” khác. Chỉ riêng quốc gia này đã “đóng góp” 35 thành phố vào danh sách 50 thành phố ô nhiễm nhất toàn cầu năm 2021, theo IQAir[3].

Nguồn: //www.businesstoday.in/latest/trends/story/new-delhi-most-polluted-capital-no-country-met-who-standard-in-2021-report-326884-2022-03-22

Đáng lo không kém là chỉ có 3% các thành phố trên thế giới đạt được tiêu chuẩn chất lượng không khí hàng năm dưới 5 µg/m3 do Tổ chức Sức khỏe thế giới công bố. Và không một quốc gia nào trên toàn cầu đạt được chỉ tiêu này.

Ở đâu ô nhiễm không khí nhất Việt Nam?

Theo bảng xếp hạng của IQAir, Việt Nam đứng thứ 36 [xin lưu ý bảng xếp hạng này sắp các quốc gia theo thứ tự ô nhiễm không khí từ cao xuống thấp], xếp thứ hai ở Đông Nam Á, chỉ sau Myamar [hạng 31], và xếp trên Lào [41], Thái Lan [45], Mã Lai [50], Philippines [65] và Singapore [75].

Ngoài ra, trên //www.iqair.com/vi/vietnam có thể tìm thấy thành phố có chất lượng không khí tệ nhất Việt Nam năm 2021. Đó là thành phố Thái Nguyên thuộc tỉnh Thái Nguyên. Bảng bên dưới của IQAir cho thấy năm 2021, Thái Nguyên có hàm lượng PM2.5 trung bình năm là 144 µg/m3. Trong khi đó, thành phố có không khí sạch nhất Việt Nam năm 2021 theo IQAir là thành phố Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh với hàm lượng PM2.5 trung bình năm là 44 µg/m3, chỉ một phần ba so với Thái Nguyên.

Đến đây, cũng xin đăng lại danh sách các địa điểm có chất lượng không khí tốt nhất và tệ nhất tại Việt Nam do IQAir đo được vào lúc 6 giờ 4 phút sáng nay, 28-3-2022.

Nguồn: //www.iqair.com/vi/vietnam
Nguồn: //www.iqair.com/vi/vietnam

TPHCM cũng thường xuyên nằm trong danh sách các thành phố có mức độ ô nhiễm không khí cao tại Việt Nam. Có ba nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí tại Sài Gòn, bao gồm hoạt động giao thông, sản xuất công nghiệp và xây dựng. Trong số này, các phương tiện cơ giới giao thông đường bộ là nguồn gây ô nhiễm lớn nhất. TPHCM hiện có hơn 10 triệu phương tiện loại này, gồm 7,6 triệu xe gắn máy, 700.000 xe hơi, và xe từ nơi khác đến lưu thông[4].

Muốn giảm ô nhiễm không khí, không gì khác hơn là phải giảm các loại phương tiện này. Nhưng đây quả thật là vấn đề nan giải, khi có dịp chúng ta sẽ bàn trong một bài viết khác.

————-

[1]//caribbeannewsroundup.com/asians-breathing-worlds-most-dangerous-air/

[2]//www.news18.com/news/india/delhi-most-polluted-capital-in-world-in-2021-india-home-to-11-of-15-most-polluted-cities-in-asia-4897913.html

[3]//www.businesstoday.in/latest/trends/story/new-delhi-most-polluted-capital-no-country-met-who-standard-in-2021-report-326884-2022-03-22]

[4]//vnexpress.net/ba-nguyen-nhan-o-nhiem-khong-khi-o-tp-hcm-3994147.html

Sức khỏe người dân ảnh hưởng do chất lượng không khí ở Việt Nam không đảm bảo. Ảnh: Lê Hiếu.

Hai trung tâm nghiên cứu môi trường thuộc Đại học Yale và Columbia của Mỹ thực hiện báo cáo thường niên mang tên The Environmental Performance Index [EPI], khảo sát 132 quốc gia. Họ sử dụng số liệu vệ tinh để đo đếm nồng độ ô nhiễm và từ đó tính toán ra mức độ "bẩn" ảnh hưởng đến sức khỏe con người như thế nào.

EPI xếp hạng các nước dựa trên việc chỉ số đánh giá việc thực hiện các chính sách liên quan đến môi sinh-y tế và chất lượng hệ sinh thái. Các chỉ số này là một trong các thước đo đánh giá ở cấp độ quốc gia, xem mỗi quốc gia đã tiến gần đến mục tiêu đặt ra về môi trường hay chưa.

Kết quả nghiên cứu được công bố theo từng quốc gia [country profile], gồm nhiều chỉ số như chất lượng không khí, nước, ảnh hưởng của môi trường đến sức khỏe, nông nghiệp, biến đổi khí hậu, rừng....

Quảng cáo

Về ảnh hưởng của chất lượng không khí, Việt Nam đứng thứ 123 trong bảng xếp hạng 132 quốc gia khảo sát.

Về ảnh hưởng của môi trường đến sức khỏe, Việt Nam đứng vị trí 77. Về chất lượng nước Việt Nam được xếp hạng 80. Tính theo chỉ số chung EPI, Việt Nam xếp thứ 79.

Giáo sư Phạm Ngọc Đăng, Chủ tịch Hội Môi trường Xây dựng Việt Nam cho biết, môi trường không khí của hầu hết các khu vực trong thành phố đều bị ô nhiễm bụi, đặc biệt là ở các nút giao thông, các khu vực có công trường xây dựng và nơi tập trung hoạt động sản xuất công nghiệp.

Quảng cáo

Các chuyên gia cho biết, không khí ô nhiễm, đặc biệt là các dạng hạt nhỏ trong không khí sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người. Không khí bẩn và các hạt nhỏ gay nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp, bệnh về phổi. Các hạt nhỏ có thể vượt qua rào chắn như khẩu trang, chất nhờn ở trong mũi, miệng để chui vào và nằm lọt trong phổi, gây bệnh nguy hiểm và lâu dài.

Không khí bẩn cũng là tác nhân tạo ra tỷ lệ mắc bệnh về tai, mắt và da cao.

Cũng theo nghiên cứu trên, Ấn Độ là quốc gia có chất lượng không khí tệ hạng nhất thế giới, đứng thứ 132 trong xếp hạng, tính về mức độ ảnh hưởng của không khí đến sức khỏe. Bà Anumita Roychowdhury, giám đốc Trung tâm nghiên cứu khoa học và môi trường Ấn Độ cho biết, không chỉ ở các thành phố lớn không khí mới ô nhiễm, mà ở thành phố nhỏ môi trường không khí còn tệ hại hơn. Theo bà, thủ phạm chính là số lượng xe ngày càng tăng ở Ấn Độ.

Các nước khác có chất lượng không khí đứng chót bảng gồm nhiều quốc gia châu Á như Trung Quốc, Pakistan, Nepal và Bangladesh.

Đứng đầu thế giới về chỉ số EPI là Thụy Sĩ, với chất lượng nước và không khí; cũng như chỉ số bền của hệ sinh thái đều xếp số 1.

Trong khu vực ASEAN, nước có chỉ số EPI xếp hạng cao nhất là Malaysia, với thứ hạng 25. Trong một năm qua, nước này đã qua mặt quốc đảo Singapore để dẫn đầu khu vực về việc thực hiện các chính sách bảo vệ môi trường, đẩy nước láng giềng xuống thứ hạng dưới, ở mức 52.

Trang Nguyên

Video liên quan

Chủ Đề