Ôn tập môn thông tin học đại cương

Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.

Dưới đây là tổng hợp các file tài liệu tin học đại cương mà mình sưu tầm được. Các bạn nhấn vào nút để tải file về nhé, File trên Scribd chỉ là để xem trước file.

2 Slide này bao gồm cả các phần THCB + thuật toán + code

Bài giảng này của thầy gồm nhiều file, chi tiết các bạn xem trong thư mục nhé, mình chỉ demo một file thôi.

2. Giải sách bài tập tin học đại cương

3. Tài liệu ôn thi tin học đại cương

Khối kinh tế thi tin học đại cương khá đơn giản vì chỉ cần học phần trắc nghiêm tin học cơ bản là oke. Về phần thực hành thì chỉ thực hành về tin học văn phòng như word, excel, powerpoint cơ bản.

4. Tổng hợp đề thi cuối kì [có đề thi trên HT]

  8/21/2020    trannguyenhan

Tin học đại cương là các môn học mà hầu như các sinh viên Bách Khoa đều phải học. Thi cuối kì tin học đại cương tại HUST thì đơn giản hơn thi giữa kì với thực hành, nói đơn giản ở đây không phải là dễ mà không cần học, mà đơn giản ở đây là vì nó có cấu trúc hết rồi, có chỗ để ôn hết rồi [ ôn trong quyển sách bài tập tin học đại cương nha] đi thi thì thi trên máy, biết kết quả ngay sau thi. Còn thi giữa kì thì là các thầy/cô tự tổ chức thi vậy nên khó dễ thế nào là tùy vào các bạn học thầy/cô nào. Còn thi thực hành là thi lập trình [ ngôn ngữ lập trình C], bây giờ hình như mới đổi là có bài khó bài dễ thì phải. Cái này nhớ phải đi học đầy đủ, vì đi học đầy đủ là đã được 5 điểm thực hành rồi, còn đi thi nữa là quyết định 5 điểm còn lại của bạn.

Học môn này thì các bạn cần để ý tới 2 quyển là giáo trình tin học đại cương với bài tập tin học đại cương. Cái giáo trình tin học đại cương mình nghĩ mua cũng được, còn không chắc không sao, xem trong slide hoặc bài giảng của các thầy/cô khá đầy đủ rồi, nhưng bài tập là phải có để còn làm và ôn thi cuối kì nha [ quyển này các bạn có thể ra đằng sau thư viện mua sách photo cho rẻ].

Mình chia sẻ tới mọi người một số tài liệu học tin học đại cương : 

    • Slide bài giảng tin học đại cương - thầy Nguyễn Duy Hiệp : TẢI VỀ BÀI GIẢNG
    • Một số hàm trong các thư viện của C : TẢI VỀ TÀI LIỆU
    • Hướng dẫn cài đặt và sử dụng dev-C : TẢI VỀ TÀI LIỆU 

Mình tặng thêm các bạn tài liệu học lập trình C [ dành cho bạn nào muốn tìm hiểu sâu hơn về C] : TẢI VỀ TÀI LIỆU  [có bài tập sau mỗi bài]

4 quyển giáo trình học lập trình C, quyển nào phù hợp thì mọi người có thể sử dụng để tham khảo nha:

Một số tài liệu bài tập lập trình C [ dành cho bạn nào muốn tìm hiểu sâu hơn về C hoặc luyện tập để tăng thêm khả năng]

Tất cả chỉ là C thôi nha, không có C++ đâu, vì học tại Bách Khoa thì là các thầy dạy tin học đại cương bằng C chứ không phải C++. C++ không khác nhiều so với C, nhưng được cung cấp thêm một số thư viện khá mạnh khiến việc làm một số bài tập chỉ việc gọi hàm nên việc rèn luyện về tư duy thuật toán ban đâu là không bằng so với C.

AMBIENT

ADSENSE

Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:

YOMEDIA

Đang xử lý...

AMBIENT

ADSENSE

Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:

YOMEDIA

Đang xử lý...

36 ĐỀ CƢƠNG MÔN HỌC: Thông tin học đại cƣơng Đại học Quốc gia Hà Nội Trường/Khoa: Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Khoa Thông tin-Thư viện Bộ môn Thông tin – Tư liệu 1.Thông tin về giảng viên 1.1. Giảng viên 1: Họ và tên: Trần Thị Quý Chức danh, học hàm, học vị: Tiến sĩ, Giảng viên chính Địa điểm làm việc: Bộ môn Thông tin – Tư liệu, Khoa Thông tin – Thư viện. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Địa chỉ liên hệ: Văn phòng Khoa Thông tin – Thư viện, Tầng 4, Nhà A, 336 Nguyễn Trãi, Thanh xuân, Hà Nội Điện thoại: 0913525419 Email: Các hướng nghiên cứu chính: Thông tin học, xử lý thông tin, phân loại khoa học & phân loại tài liệu; Lịch sử sách, thư viện và sự nghiệp thông tin- thư viện. 1.2. Giảng viên 2 Họ và tên: Đỗ Văn Hùng Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên, Thạc sỹ Địa điểm làm việc: Bộ môn Thông tin – Tư liệu, Khoa Thông tin – Thư viện. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Địa chỉ liên hệ: Văn phòng Khoa Thông tin – Thư viện, Tầng 4, Nhà A, 336 Nguyễn Trãi, Thanh xuân, Hà Nội Điện thoại: 098. 3636377 Email: Các hướng nghiên cứu chính: Tự động hóa trong họat động thông tin - thư viện, đa phương tiện, biên mục, thông tin học. 1.3. Giảng viên 3: Họ và tên: Trần Thị Thanh Vân Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên, học viên cao học Địa điểm làm việc: Bộ môn Thông tin – Tư liệu, Khoa Thông tin – Thư viện, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Địa chỉ liên hệ: Văn phòng Khoa Thông tin – thư viện, Tầng 4, Nhà A, 336 Nguyễn Trãi, Thanh xuân, Hà Nội Điện thoại: 0904222425 Email: Các hướng nghiên cứu chính: Thông tin học; Sản phẩm & Dịch vụ thông tin; Thông tin Khoa học & Công nghệ 2. THÔNG TIN MÔN HỌC Tên môn học: Thông tin học đại cương 37 Mã môn học: Số tín chỉ: 3 tín chỉ Môn học: Bắt buộc Các môn học tiên quyết: Không có Các môn học kế tiếp: Yêu cầu về trang thiết bị - Phòng học giảng lý thuyết và thảo luận nhóm - Máy chiếu projecter, máy tính, bảng, phấn Giờ tín chỉ đối với các họat động - Nghe giảng lý thuyết: 27 - Làm bài tập trên lớp: 4 - Thảo luận: 8 - Thực hành, thực tập: 0 - Tự học: 6 Địa chỉ Khoa/Bộ môn phụ trách môn học: Văn phòng Khoa Thông tin – Thư viện Tầng 4, Nhà A, 336 Nguyễn Trãi, Thanh xuân, Hà Nội Điện thoại: 04-8583903 3. MỤC TIÊU MÔN HỌC Môn học Thông tin học đại cương trang bị cho sinh viên: Về kiến thức: Nắm được kiến thức cơ bản các khái niệm, bản chất, thuộc tính, nội dung các loại hình thông tin, lịch sử kỹ thuật lưu giữ & hình thức chuyển tải của thông tin Nắm được khái niệm, phạm trù và phương pháp nghiên cứu của thông tin học. Cũng như lịch sử hình thành, phát triển, nhiệm vụ & đối tượng nghiên cứu của thông tin học và mối quan hệ của thông tin học với các ngành khoa học khác. Hiểu rõ được những nội dung cơ bản về vai trò quan trọng của thông tin trong sự phát triển kinh tế - xã hội [KT-XH] của mỗi quốc gia, cộng đồng. Hiểu được các vấn đề quan trọng của thông tin trong xã hội hiện đại như: bùng nổ thông tin, thị trường thông tin & kinh tế thông tin, tin học hoá xã hội và xã hội thông tin. Nắm được nội dung & khái niệm của quá trình chuyển giao thông tin nói chung và quá trình chuyển giao thông tin khoa học & thông tin đại chúng nói riêng. Hiểu rõ các loại hình tài liệu & những đặc trưng cơ bản của tài liệu, đặc biệt là tài liệu khoa học kỹ thuật và quy luật phát triển của chúng. Nắm được kiến thức cơ bản và yêu cầu của dây chuyền thông tin tư liệu, đặc biệt là hoạt động của dây chuyền thông tin tư liệu khoa học. Nắm vững kiến thức chuyên sâu nội dung quy trình hoạt động của dây chuyền thông tin tư liệu. 38 Nắm được khái niệm, vai trò, bản chất, các loại hình hệ thống thông tin nói chung và hệ thống thông tin khoa học & công nghệ [TT KH & CN] nói riêng ở trên thế giới và Việt Nam. Đặc điểm người dùng tin & nhu cầu thông tin khoa học & công nghệ Biết được lịch sử, thực trạng, yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực thông tin-thư viện [TT-TV] nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin khoa học & công nghệ. Về kỹ năng Có kỹ năng phân tích & đánh giá vai trò của thông tin/ tài liệu khoa học trong đời sống thực tiễn cuả xã hội. Có khả năng xem xét, nghiên cứu chiến lược phát triển hoạt động thông tin nói chung và thông tin Khoa học & Công nghệ nói riêng Có kỹ năng tư duy trong việc phát triển nguồn tin, xử lý thông tin, tổ chức lưu giữ, tạo dựng các sản phẩm và dịch vụ thông tin, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt thông tin cho các cơ quan thông tin – thư viện Có kỹ năng phát hiện và tìm kiếm các loại thông tin có giá trị phù hợp với từng đối tượng người dùng tin để phục vụ. Về thái độ Yêu thích môn “Thông tin học đại cương” và có ham muốn tiếp tục học tập, nghiên cứu theo hướng nội dung môn học Hình dung được nhiệm vụ, công việc của mình sẽ làm sau khi ra trường và yêu thích ngành học Nhận thức đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của ngành đang học và mong muốn góp phần nhỏ bé của mình trong việc phục vụ thông tin cho người dùng tin Quan tâm và biết đến các các vấn đề còn đang tranh luận trong giới khoa học để có hướng tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện lý luận và thực tiễn của ngành Nhận thức được tầm quan trọng của ngành thông tin-thư viện đối với sự phát triển kinh tế - xã hội hiện đại nói chung và đất nước nói riêng trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay. Mục tiêu chi tiết cho từng nội dung của môn học Mục tiêu Nội dung Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Chƣơng 1: Những vấn đề chung của thông tin và thông tin học. - Hiểu được nội hàm các khái niệm thông tin, dữ liệu, tri thức. - Chỉ ra được các hình thức chuyển tải và kỹ thuật lưu giữ thông tin - Nêu được các thuộc tính/bản chất - Phân tích được mối liên hệ bản chất giữa các khái niệm thông tin, dữ liệu, tri thức - Hiểu rõ và lý giải được các hình thức chuyển tải, lưu giữ của - Đánh giá được tầm quan trọng của chuyên ngành Khoa học Thông tin trong xã hội và trong hoạt động thông tin – thư viện - So sánh được đối tượng, nhiệm 39 của thông tin - Phân loại được các loại hình thông tin theo giá trị và quy mô sử dụng, theo nội dung của thông tin, theo đối tượng người sử dụng thông tin, theo hình thức thể hiện của thông tin, theo mức độ xử lý thông tin - Nêu được khái quát 04 giai đoạn lịch sử của kỹ thuật truyền tin - Hiểu được nội hàm khái niệm thông tin học và nêu được các quan niệm khác nhau về thông tin học - Nắm được lịch sử hình thành & phát triển của thông tin học - Hiểu rõ nhiệm vụ nghiên cứu về lý luận và thực tiễn của thông tin học - Hiểu rõ đối tượng nghiên cứu, những khái niệm, phạm trù, phương pháp nghiên cứu của thông tin học - Chỉ ra được mối quan hệ của thông tin học với các ngành khoa học khác thông tin. - Phân tích được bản chất, thuộc tính của thông tin và các loại hình thông tin - Phân tích được nhiệm vụ, đối tượng, phương pháp nghiên cứu cụ thể của thông tin học vụ, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa ứng dụng của thông tin học với một ngành khoa học khác Chƣơng 2: Nêu được vai trò - Phân tích được - Đánh giá vai 40 Vai trò của thông tin trong phát triển kinh tế - xã hội. của thông tin trong phát triển KT-XH thể hiện ở 05 nội dung: - Thông tin là nguồn lực phát triển của xã hội; - Vai trò thông tin trong hoạt động kinh tế & sản xuất; - Vai trò thông tin trong sự phát triển của khoa học; - Vai trò thông tin trong quá trình ra quyết định của lãnh đạo & quản lý; - Vai trò thông tin trong giáo dục và đời sống văn hóa. vai trò quan trọng của thông tin trong từng lĩnh vực cụ thể của xã hội để phục vụ đời sống thực tiễn của con người và cho ví dụ minh hoạ trò của thông tin trong xã hội và liên tưởng được tới nhiệm vụ hoạt động thông tin – thư viện Chƣơng 3: Các vấn đề của thông tin trong đời sống kinh tế - xã hội phát triển - Hiểu được nguyên nhân của hiện tượng bùng nổ thông tin. - Mô tả những biểu hiện của sự bùng nổ thông tin. - Nêu được hệ quả của bùng nổ thông tin và các biện pháp khắc phục - Nắm được nội hàm của thị trường thông tin, kinh tế thông tin - Biết được nội dung của tin học hoá xã hội và bản chất của xã hội thông tin - Phân tích được nguyên nhân, nội dung và các biện pháp khắc phục bùng nổ thông tin - Phân tích được các đặc điểm của xã hội thông tin. - Giải thích được nội dung của kinh tế thông tin. - Biết cách đánh giá giá trị thông tin - Liên tưởng được vai trò, nhiệm vụ của ngành TT-TV trong xã hội thông tin 41 Chƣơng 4: Các quá trình thông tin và dây chuyền thông tin tƣ liệu - Nắm được khái niệm quá trình thông tin & nội dung quá trình thông tin - Hiểu được nội dung và các hình thức lưu giữ, chuyển tải thông tin trong quá trình chuyển giao - Nêu được định nghĩa về tài liệu và mô tả những đặc trưng về vật chất, về nội dung của tài liệu - Nêu được đặc điểm và kể tên các loại hình tài liệu tra cứu, tài liệu KH & CN và quy luật phát triển của chúng - Kể tên và vẽ được sơ đồ minh hoạ 05 công đoạn trong Dây chuyền thông tin tư liệu. - Chỉ ra các yêu cầu cần và đủ để dây chuyền thông tin tư liệu vận hành có hiệu quả - Phân tích được bản chất quá trình thông tin & lý giải được các yếu tố thuận lợi, khó khăn trong quá trình chuyển giao thông tin - Phân tích được vai trò của tài liệu truyền thống và tài liệu hiện đại trong hoạt động TT-TV - Lý giải và phân tích nội dung hoạt động và mối liên hệ trong giữa các công đoạn trong Dây chuyền thông tin tư liệu thông qua sơ đồ minh hoạ - Vận dụng lý thuyết quá trình thông tin và dây chuyền thông tin tư liệu, để xem xét và phân tích một hệ thống thông tin cụ thể trong thực tiễn Chƣơng 5: Hệ thống thông tin & Hệ thống thông tin khoa học & công nghệ - Hiểu được nội dung khái niệm, vai trò hệ thống & hệ thống thông tin - Kể tên được các loại hình hệ thống thông tin - Phân tích và lý giải vai trò, nội dung hoạt động của các loại hình hệ thống thông tin - Xác định chức - Đánh giá, so sánh được về tổ chức, mức độ, tầm quan trọng và hiệu quả hoạt động của Hệ thống Thông tin 42 - Mô tả một số hệ thống thông tin khoa học & công nghệ trên thế giới - Nắm được lịch sử hình thành & phát triển; Chức năng, nhiệm vụ; Tổ chức hoạt động của Hệ thống Thông tin khoa học & công nghệ Việt Nam - Hiểu được đặc điểm người dùng tin & nhu cầu thông tin khoa học & công nghệ - Nắm được yêu cầu & thực tiễn đào tạo nguồn nhân lực hoạt động thông tin khoa học & công nghệ năng, nhiệm vụ, điều kiện cần và đủ để tổ chức hoạt động Hệ thống Thông tin khoa học & công nghệ ở Việt Nam đạt hiệu quả khoa học & công nghệ Việt Nam với một hệ thống thông tin KH & CN tiên tiến trên thế giới 4. TÓM TẮT NỘI DUNG MÔN HỌC Môn học Thông tin học đại cương trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản và đại cương về thông tin và thông tin học. Bao gồm: Khái niệm; Các hình thức chuyển tải và kỹ thuật lưu giữ thông tin; Các loại hình thông tin; Lịch sử của kỹ thuật truyền tin. Những vấn đề chung của thông tin học: Khái niệm, lịch sử hình thành & phát triển, nhiệm vụ & đối tượng nghiên cứu, những khái niệm, phạm trù và phương pháp nghiên cứu của thông tin học và mối quan hệ của thông tin học với các ngành khoa học khác. Vai trò của thông tin trong phát triển kinh tế, xã hội. Các vấn đề của thông tin trong đời sống kinh tế - xã hội phát triển. Nội dung quá trình thông tin & dây chuyền thông tin tư liệu. Khái niệm hệ thống thông tin & hệ thống thông tin khoa học & công nghệ [KH & CN]. Đặc điểm người dùng tin & nhu cầu thông tin khoa học & công nghệ. Đào tạo nguồn nhân lực hoạt động thông tin khoa học & công nghệ. 5. NỘI DUNG CHI TIẾT MÔN HỌC 1. Những vấn đề chung của thông tin và thông tin học. 1.1. Những vấn đề chung của thông tin 1.1.1. Khái niệm thông tin, dữ liệu và tri thức 1.1.2. Các hình thức chuyển tải và kỹ thuật lưu giữ thông tin 1.1.3. Các thuộc tính/bản chất của thông tin 1.1.4. Phân loại các loại hình thông tin 43 1.1.5. Lịch sử của kỹ thuật truyền tin 1.2. Những vấn đề chung của thông tin học 1.2.1. Khái niệm thông tin học 1.2.2. Lịch sử hình thành & phát triển của thông tin học 1.2.3. Nhiệm vụ & đối tượng nghiên cứu của thông tin học 1.2.4. Những khái niệm, phạm trù và phương pháp nghiên cứu của thông tin học 1.2.5. Mối quan hệ của thông tin học với các ngành khoa học khác CHƢƠNG 2. VAI TRÕ CỦA THÔNG TIN ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 2.1. Thông tin là nguồn lực phát triển của mỗi quốc gia 2.1.1. Thông tin là nguồn tài nguyên quý giá của đời sống, xã hội 2.1.2. Thông tin trở thành cơ sở cho nhiều hoạt động xã hội 2.1.3. Thông tin đã trở thành hàng hoá 2.1.4. Thông tin khoa học & công nghệ - tiềm lực quan trọng của quốc gia 2.2. Thông tin trong hoạt động kinh tế & sản xuất 2.2.1. Thông tin là yếu tố không thể thiếu trong hoạt động kinh tế, sản xuất 2.2.2. Thông tin giúp đổi mới, hoàn thiện quy trình, phương pháp sản xuất hiện hành, phát triển kinh tế & sản xuất 2.2.3. Thông tin/tài liệu - yếu tố cơ bản đảm bảo việc học tập suốt đời, xã hội học tập phát triển bền vững 2.3. Thông tin trong sự phát triển của khoa học 2.3.1. Tính kế thừa trong quy luật phát triển của khoa học 2.3.2. Tầm quan trọng của thông tin trong sự phát triển của khoa học 2.4. Thông tin trong quá trình ra quyết định của lãnh đạo & quản lý 2.4.1. Vai trò của thông tin trong quá trình ra quyết định 2.4.2. Tầm quan trọng của chất lượng thông tin trong việc ra quyết định. 2.5. Thông tin trong giáo dục và văn hóa 2.5.1. Thông tin là nhân tố quan trọng để giáo dục, đào tạo phát triển. 2.5.2. Thông tin là yếu tố quan trọng trong đời sống văn hoá cộng đồng CHƢƠNG 3. CÁC VẤN ĐỀ CỦA THÔNG TIN TRONG NỀN KINH TẾ - XÃ HỘI PHÁT TRIỂN 3.1. Bùng nổ thông tin 3.1.1. Khái niệm bùng nổ thông tin 3.1.2. Biểu hiện của sự bùng nổ thông tin 3.1.3. Hệ quả của bùng nổ thông tin 3.1.4. Các biện pháp khắc phục 3.2. Thị trƣờng thông tin & kinh tế thông tin 3.2.1. Thị trường thông tin 44 3.2.2. Kinh tế thông tin 3.3. Tin học hoá xã hội và xã hội thông tin 3.3.1. Tin học hoá xã hội 3.3.2. Xã hội thông tin CHƢƠNG 4. QUÁ TRÌNH THÔNG TIN & DÂY CHUYỂN THÔNG TIN TƢ LIỆU 4.1. Khái niệm và quá trình chuyển giao thông tin 4.1.1. Khái niệm quá trình thông tin 4.1.2. Nội dung quá trình thông tin 4.2. Nội dung thông tin trong quá trình chuyển giao 4.2.1. Thông tin khoa học 4.2.2. Thông tin đại chúng 4.3. Tài liệu &những đặc trƣng cơ bản của tài liệu 4.3.1. Khái niệm tài liệu 4.3.2. Các đặc trưng cơ bản của tài liệu 4.3.3. Tài liệu tra cứu 4.3.4. Tài liệu khoa học & công nghệ 4.4. Dây chuyền thông tin tƣ liệu 4.4.1. Nhiệm vụ của hoạt động thông tin khoa học 4.4.2. Yêu cầu của hoạt động thông tin khoa học 4.4.3. Quy trình dây chuyền hoạt động thông tin tư liệu CHƢƠNG 5. HỆ THỐNG THÔNG TIN & HỆ THỐNG THÔNG TIN KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 5.1. Hệ thống thông tin 5.1.1. Khái niệm hệ thống & hệ thống thông tin 5.1.2. Vai trò của hệ thống thông tin 5.1.3. Các loại hình hệ thống thông tin 5.2. Hệ thống Thông tin khoa học & công nghệ 5.2.1. Một số hệ thống thông tin khoa học & công nghệ trên thế giới 5.2.2. Hệ thống Thông tin khoa học & công nghệ Việt Nam 5.3. Đặc điểm ngƣời dùng tin & nhu cầu thông tin khoa học & công nghệ 5.3.1. Đặc điểm người dùng tin khoa học & công nghệ 5.3.2. Đặc điểm nhu cầu thông tin khoa học & công nghệ 5.4. Nguồn nhân lực hoạt động thông tin khoa học & công nghệ 5.4.1. Yêu cầu đối với chuyên gia thông tin – thư viện 5.4.2. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực thông tin – thư viện trên thế giới và Việt Nam 6. HỌC LIỆU Tài liệu đọc bắt buộc 45 1. Đoàn Phan Tân. Thông tin học/Đoàn Phan Tân H.: ĐHQG HN, 2001 337 tr. [Nơi có tài liệu: Trung tâm Thông tin -Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội [TT TT-TV ĐHQG HN] và Phòng Tư liệu Khoa Thông tin-Thư viện [TT-TV] 2. Nguyễn Hữu Hùng. Thông tin, từ lý luận đến thực tiễn H.: Văn hoá Thông tin, 2005 833 tr. [Nơi có tài liệu: Trung tâm TT-TV ĐHQG HN; Phòng Tư liệu Khoa TT-TV và Giảng viên] 3. Phan Văn. Thông tin học/Phan Văn H.: ĐHQG HN, 2000 139 tr.[Nơi có tài liệu: Trung tâm TT – TV ĐHQG HN] 4. Trần Thị Quý. Tập bài giảng thông tin học đại cương H.: ĐH KHXH & NV, 2001 237 tr. [Nơi có tài liệu: Phòng Tư liệu Khoa TT – TV và Giảng viên] Tài liệu đọc thêm 5. Trần Thị Quý, Nguyễn Thị Đào. Xử lý thông tin trong hoạt động thông tin - thư viện H.: Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007 230 tr. 6. Đặng Hữu. Phát triển kinh tế tri thức rút ngắn quá trình Công nghiệp hoá, hiện đại đất nước/ Đặng Hữu H.: Chính trị Quốc gia, 2001 387 tr.[Nơi có tài liệu: Phòng Tư liệu Khoa TT – TV và Gảng viên] 7. Đoàn Phan Tân. Các hệ thống thông tin quản lý/ Đoàn Phan Tân H.: ĐH Văn hoá Hà Nội 2004 278 tr.[Nơi có tài liệu: Trung tâm TT – TV ĐHQG HN và TT TT KH&CN QG VN] 8. Lê Văn Viết. Cẩm nang nghề thư viện H.: Văn hoá Thông tin, 2000 629 tr. .[Nơi có tài liệu: Trung tâm TT – TV ĐHQG HN , Phóng Tư liệu Khoa TT-TV và giảng viên] 9. Quản lý thông tin & công nghệ thông tin/ Nguyễn Khắc Khoa chủ biên H.: Văn hoá Thông tin, 2000 321 tr.[Nơi có tài liệu: Trung tâm TT – TV ĐHQG HN và giảng viên] 10. Trần Văn Tùng. Nền kinh tế tri thức và yêu cầu đổi mới giáo dục Việt Nam. H.: Thế giới, 2001 217 tr.[Nơi có tài liệu: Phờng tư liệu khoa TT-TV và giảng viên] 7. HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC 7.1. Lịch trình chung Nội dung/ tuần Hình thức tổ chức dạy môn học Tổng Lên lớp Thực hành Tự học Lý thuyết Bài tập Thảo luận Nội dung 1, tuần 1: Những vấn đề chung của thông tin 3 3 Nội dung 1, tuần 2: Những vấn đề chung của thông tin học [Tiếp theo] 3 3 46 Nội dung 2, tuần 3: Vai trò của thông tin đối với sự phát triển kinh tế - xã hội 3 3 Nội dung 2, tuần 4: Vai trò của thông tin đối với sự phát triển kinh tế - xã hội [Tiếp theo] 1 1 1 3 Nội dung 3, tuần 5: Các vấn đề của thông tin trong đời sống kinh tế - xã hội phát triển 3 3 Nội dung 3, tuần 6: Các vấn đề của thông tin trong đời sống kinh tế - xã hội phát triển [Tiếp theo] 2 1 3 Nội dung 4, tuần 7: Các quá trình thông tin & dây chuyền thông tin tư liệu 2 1 3 Nội dung 4, tuần 8: Các quá trình thông tin & dây chuyền thông tin tư liệu [Tiếp theo] 2 1 3 Nội dung 4, tuần 9: Các quá trình thông tin & dây chuyền thông tin tư liệu [Tiếp theo] 2 1 3 Nội dung 4, tuần 10: Các quá trình thông tin & dây chuyền thông tin tư liệu [Tiếp theo] 1 1 1 3 Nội dung 4, tuần 11: Các quá trình thông tin & dây chuyền thông tin tư liệu [Tiếp theo] 2 1 3 Nội dung 4, tuần 12: Kiểm tra giữa kỳ và thảo luận 1 2 3 Nội dung 5, tuần 13: Hệ thống thông tin & Hệ thống Thông tin Khoa học & Công nghệ 3 3 Nội dung 5, tuần 14: Hệ thống thông tin & Hệ thống Thông tin khoa học & công nghệ [[Tiếp theo] 2 1 3 Nội dung tuần 15: Ôn tập và giải đáp câu hỏi của sinh viên 1 2 3 27 4 8 6 45 47 Tổng cộng 7.2. Lịch trình tổ chức dạy học cụ thể Nội dung 1,tuần 1: Những vấn đề chung của thông tin và thông tin học Hình thức tổ chức dạy học Thời gian, địa điểm Nội dung chính Yêu cầu sinh viên chuẩn bị Ghi chú Lý thuyết 3 giờ - Khái niệm thông tin, dữ liệu và tri thức - Các hình thức chuyển tải và kỹ thuật lưu giữ thông tin - Các thuộc tính/bản chất của thông tin - Phân loại các loại hình thông tin - Lịch sử của kỹ thuật truyền tin - Đọc tài liệu số 4 từ tr.1 đến tr. 25 - Đọc tài liệu số 1 từ tr.17-83 - Đọc tài liệu số 1 từ tr.51 đến tr. 91 để chuẩn bị cho nội dung bài tuần 2 Nội dung 1,tuần 2: Những vấn đề chung của thông tin học [Tiếp theo] Hình thức tổ chức dạy học Thời gian, địa điểm Nội dung chính Yêu cầu sinh viên chuẩn bị Ghi chú Lý thuyết 3 giờ - Khái niệm thông tin học - Lịch sử hình thành & phát triển của thông tin học - Nhiệm vụ & đối tượng nghiên cứu của thông tin học - Những khái niệm, phạm trù và phương pháp nghiên cứu của thông tin học - Đọc tài liệu số 2 từ tr.62 đến tr. 79 - Đọc tài liệu số 2 từ tr.272 đến tr. 284 - Đọc tài liệu số 1 từ tr.51-91 48 - Mối quan hệ của thông tin học với các ngành khoa học khác Nội dung 2, tuần 3: Vai trò của thông tin trong sự phát triển kinh tế - xã hội Hình thức tổ chức dạy học Thời gian, địa điểm Nội dung chính Yêu cầu sinh viên chuẩn bị Ghi chú Lý thuyết 3 giờ - Thông tin là nguồn lực phát triển của mỗi quốc gia - Thông tin trong hoạt động kinh tế & sản xuất - Thông tin trong sự phát triển của khoa học - Thông tin trong quá trình ra quyết định của lãnh đạo & quản lý - Vai trò của thông tin trong giáo dục và đời sống văn hóa - Đọc tài liệu số 1 từ tr.91 đến tr.100 - Đọc tài liệu số 4 từ tr.38 đến tr.48 Sau bài này giảng viên thông báo tên từng nhóm sinh viên để chuẩn bị cho buổi làm bài tập và thảo luận nhóm nội dung 3, tuần 4 Nội dung 2, tuần 4: Vai trò của thông tin trong sự phát triển kinh tế - xã hội [Tiếp theo] Hình thức tổ chức dạy học Thời gian, địa điểm Nội dung chính Yêu cầu sinh viên chuẩn bị Ghi chú Bài tập 1 giờ Víết bài : Lấy ví dụ từ thực tiễn chứng minh vai trò của thông tin trong sự phát triển của một ngành/lĩnh vực cụ thể trong xã hội Yêu cầu sinh viên tự làm, viết thành bài và chuẩn bị cho buổi thảo luận giờ thứ 2 Trước khi vào làm bài tập, giảng viên thông báo trước nội dung thảo luận, cho phép mỗi nhóm chọn một trong các nội dung đó để mỗi cá nhân 49 xác định nhiệm vụ cụ thể của mình ngay từ lúc làm bài tập Thảo luận 1 giờ Chứng minh từ thực tiễn một trong các nội dung sau: - Thông tin là nguồn lực phát triển của quốc gia - Thông tin có vai trò quan trọng hàng đầu trong hoạt động kinh tế & sản xuất - Thông tin có vai trò quan trọng trong sự phát triển của khoa học - Thông tin có vai trò quan trọng trong quá trình ra quyết định của lãnh đạo - Thông tin có vai trò quan trọng trong giáo dục và văn hóa - Chia nhóm và thảo luận theo nhóm - Mỗi nhóm chuẩn bị một nội dung có ý kiến của từng cá nhân và kết luận của cả nhóm Kết quả nộp cho giảng viên vào cuối buổi học Tự học, tự nghiên cứu - 1 giờ -Thư viện hoặc ở nhà Mỗi sinh viên: - Tìm và đọc 03 bài báo, tạp chí nói về vai trò của thông tin trong sự phát triển kinh tế - xã hội và tóm tắt nội dung - Mỗi sinh viên đưa ra 01 định nghĩa về thông tin theo cách hiểu của mình - Yêu cầu sinh viên mang kết quả bài tập tự học vào buổi học tuần 5 để giảng viên thu và chia cho các nhóm chấm cho nhau Nội dung 3, tuần 5: Các vấn đề của thông tin trong đời sống kinh tế - xã hội phát triển Hình thức tổ chức dạy học Thời gian, địa điểm Nội dung chính Yêu cầu sinh viên chuẩn bị Ghi chú 50 Lý thuyết 3 giờ - Bùng nổ thông tin - Thị trường thông tin - Kinh tế thông tin - Đọc tài liệu số 4, từ tr. 50 đến tr. 61 - Đọc tài liệu số 1, từ tr. 128 đến tr. 137 -Đọc tài liệu số 1, từ tr. 101 đến tr. 110 - Đọc tài liệu số 2, từ tr. 182 đến tr. 185 Nội dung 3, tuần 6: Các vấn đề của thông tin trong đời sống kinh tế - xã hội phát triển [Tiếp theo] Hình thức tổ chức dạy học Thời gian, địa điểm Nội dung chính Yêu cầu sinh viên chuẩn bị Ghi chú Lý thuyết 2 giờ - Tin học hoá xã hội - Xã hội thông tin -Đọc tài liệu số 1, từ tr. 113 đến tr. 127 - Đọc tài liệu số 4 từ tr.53 đến tr.61 - Đọc tài liệu số 2 từ tr.185 đến tr.188 - Đọc tài liệu số 10 từ tr.7 đến tr.75 51 Tự học, tự nghiên cứu 1 giờ, Thư viện hoặc ở nhà - Hãy phân tích nguyên nhân, biểu hiện, hệ quả và các biện pháp khắc phục bùng nổ thông tin. - Theo anh [chị] ngoài các biện pháp khắc phục bùng nổ thông tin đã học, còn biện pháp nào nữa? trong số các biện pháp đó, biện pháp khắc phục nào tốt nhất? Vì sao - Tuần 7 sẽ nộp kết quả tự học ở nhà cho giảng viên Nội dung 4, tuần 7: Các quá trình thông tin & dây chuyền thông tin tư liệu Hình thức tổ chức dạy học Thời gian, địa điểm Nội dung chính Yêu cầu sinh viên chuẩn bị Ghi chú Lý thuyết 2 giờ - Khái niệm và quá trình chuyển giao thông tin - Nội dung thông tin được chuyển tải trong quá trình chuyển giao - Khái niệm Tài liệu - Đặc trưng hình thức của tài liệu - Đọc tài liệu số 4, từ tr.62-72 - Đọc tài liệu số 1, từ trang 41 đến tr.51 - Kết quả thảo luận của từng nhóm được văn bản hoá - Có ý kiến của từng thành viên và ý kiến kết luận tổng hợp chung của cả nhóm Thảo luận 1 giờ - Vai trò của thông tin trong hoạt động khoa học. - Hãy nêu và phân tích các yếu tố cần và đủ để đảm bảo quá trình chuyển giao thông tin khoa học trong hoạt động khoa học & công nghệ đạt hiệu quả. Chia nhóm để thảo luận Nội dung 4, tuần 8: Các quá trình thông tin & dây chuyền thông tin tư liệu [Tiếp theo] 52 Hình thức tổ chức dạy học Thời gian, địa điểm Nội dung chính Yêu cầu sinh viên chuẩn bị Ghi chú Lý thuyết 2 giờ - Đặc trưng nội dung tài liệu - Tài liệu tra cứu -Tài liệu khoa học & công nghệ - Đọc tài liệu số 4, từ tr.62-72 - Đọc tài liệu số 1, từ trang 41 đến tr.51 Giáo viên chuẩn bị danh sách 20 tài liệu để sinh viên làm bài tập vào tuần 9 Tự học, tự nghiên cứu 1 giờ Lấy ví dụ một ngành/ lĩnh vực tri thức cụ thể trong thực tiễn và phân tích quá trình chuyển giao thông tin của ngành/ lĩnh vực tri thức đó. Kết quả nộp cho giảng viên vào tuân 9 Nội dung 4, tuần 9: Các quá trình thông tin & dây chuyền thông tin tư liệu [Tiếp theo] Hình thức tổ chức dạy học Thời gian, địa điểm Nội dung chính Yêu cầu sinh viên chuẩn bị Ghi chú Lý thuyết 2 giờ - Nhiệm vụ của hoạt động thông tin khoa học - Yêu cầu của hoạt động thông tin khoa học - Các bước trong Quy trình dây chuyền hoạt động thông tin tư liệu: Bước 1. Phát triển vốn tài liệu/nguồn tin Bước 2. Xử lý hình thức tài liệu - Đọc tài liệu số 1, từ trang 86 đến 103 - Đọc tài liệu số 4, từ trang 72 đến tr. 82 - Đọc tài liệu số 8, từ trang 155đến tr.229 Bài tập 1 giờ - Tự nghiên cứu các quy tắt xử lý hình thức tài liệu - Tìm các thông tin/yếu tố cơ bản của 20 tài liệu cho sẵn 53 - Sinh viên tự chấm cho nhau Nội dung 4, tuần 10: Các quá trình thông tin & dây chuyền thông tin tư liệu [Tiếp theo] Hình thức tổ chức dạy học Thời gian, địa điểm Nội dung chính Yêu cầu sinh viên chuẩn bị Ghi chú Lý thuyết 1giờ Xử lý nội dung tài liệu - Đọc tài liệu số 4, từ trang 83 đến tr. 95 - Đọc tài liệu số 1, từ trang 194 đến tr. 230 - Đọc tài liệu số 8, từ trang 229 đến tr. 355 Bài tập 1giờ - Hãy nêu các hoạt động trong xử lý nội dung tài liệu và các công cụ cần thiết để thực hiện hoạt động đó - Sinh viên tự chấm cho nhau Tự học, tự nghiên cứu 1giờ - Đọc kỹ tài liệu đã cho và tóm tắt các nội dung cơ bản của hoạt động xử lý nội dung thông tin/ tài liệu Kết quả nộp cho giảng viên vào tuần thứ 11 Nội dung 4, tuần 11: Các quá trình thông tin & dây chuyền thông tin tư liệu [Tiếp theo] Hình thức tổ chức dạy học Thời gian, địa điểm Nội dung chính Yêu cầu sinh viên chuẩn bị Ghi chú 54 Lý thuyết 1giờ - Tổ chức lưu giữ và bảo quản tài liệu - Tổ chức tra cứu, phát triển sản phẩm & dịch vụ phục vụ người dùng tin -Đọc tài liệu số 4, từ trang 96 đến tr. 118 -Đọc tài liệu số 1, từ trang 231 đến tr.337 - Đọc tài liệu số 8, từ trang 355 đến tr. 365 Thảo luận 1giờ - Nội dung dây chuyền thông tin tư liệu Tự học, tự nghiên cứu 1 giờ Đọc kỹ tài liệu đã cho và tóm tắt các nội dung cơ bản của hoạt động: - Tổ chức lưu giữ và bảo quản tài liệu - Tổ chức tra cứu, phát triển sản phẩm & dịch vụ phục vụ người dùng tin Kết quả nộp cho giảng viên vào tuần thứ 12 Nội dung 4, tuần 12: Kiểm tra giữa kỳ và thảo luận Các quá trình thông tin & dây chuyền thông tin tư liệu [Tiếp theo] Hình thức tổ chức dạy học Thời gian, địa điểm Nội dung chính Yêu cầu sinh viên chuẩn bị Ghi chú Thảo luận 2 giờ - Thảo luận các vấn đề của nội dung 4. Vẽ sơ đồ và phân tích: + Quá trình thông tin + Dây chuyền thông tin tư liệu - Yêu cầu sinh viên chia nhóm để thảo luận - Chuẩn bị các câu hỏi, thắc mắc Kiểm tra-Đánh giá 1 giờ Nội dung: 1,2,3,4, 55 Nội dung 5, tuần 13: Hệ thống thông tin & Hệ thống thông tin Khoa học & Công nghệ Hình thức tổ chức dạy học Thời gian, địa điểm Nội dung chính Yêu cầu sinh viên chuẩn bị Ghi chú Lý thuyết 3 giờ - Hệ thống thông tin: Khái niệm ,vai trò, các loại hình hệ thống thông tin - Hệ thống Thông tin KH & CN trên thế giới & Việt Nam - Đặc điểm người dùng tin & nhu cầu thông tin KH & CN -Đọc tài liệu số 4, từ trang 119 đến tr. 140 -Đọc tài liệu số 1, từ trang 344 đến tr.380 -Đọc tài liệu số 3, từ trang 63 đến tr.80 Nội dung 5, tuần 14: Hệ thống thông tin & Hệ thống thông tin Khoa học & Công nghệ [Tiếp theo] Hình thức tổ chức dạy học Thời gian, địa điểm Nội dung chính Yêu cầu sinh viên chuẩn bị Ghi chú Lý thuyết 1 giờ - Yêu cầu đối với chuyên gia thông tin – thư viện - Khái quát lịch sử phát triển sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực thông tin trên thế giới và Việt Nam -Đọc tài liệu số 2, từ trang 613 đến tr. 733 Cho sinh viên câu hỏi ôn tập của 5 nội dung đã học Tự học, tự nghiên cứu 2 giờ Học ôn lại toàn bộ 5 nội dung đã học Chuẩn bị các câu hỏi để thảo luận trong tuần 15 56 Nội dung 7, tuần 15: Ôn tập và giải đáp thắc mắc của sinh viên Hình thức tổ chức dạy học Thời gian, địa điểm Nội dung chính Yêu cầu sinh viên chuẩn bị Ghi chú Lý thuyết 1 giờ Hệ thống hoá lại toàn bộ nội dung đã học trong 14 tuần Dành nhiều thời gian hơn để nhấn mạnh đến nội dung cơ bản của các câu hỏi ôn tập Thảo luận 2 giờ - Trao đổi và trả lời các thắc mắc của sinh viên 8. CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI MÔN HỌC VÀ YÊU CẦU KHÁC CỦA GIẢNG VIÊN - Đi học chăm chỉ, đầy đủ, đúng giờ [nghỉ không quá 20% tổng số giờ của môn học]. - Các bài tập phải nộp đúng hạn. - Thiếu một điểm thành phần [bài tập, kiểm tra giữa kỳ] thì không có điểm hết môn. - Đọc tài liệu và chuẩn bị bài tập trước khi đến lớp theo hướng dẫn của giáo viên. - Thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của môn học được ghi trong đề cương môn học 9. PHƢƠNG THỨC, HÌNH THỨC KIỂM TRA - ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN HỌC 9.1. Kiểm tra – đánh giá thƣờng xuyên - Giảng viên đánh giá và kiểm tra quá trình tham gia vào việc học của sinh viên thông qua các họat động: + Tham gia các buổi nghe giảng lý thuyết + Đọc tài liệu và chuẩn bị bài trước khi lên lớp + Làm bài tập [cá nhân và nhóm] và nộp đúng hạn + Tham gia phát biểu xây dựng bài + Tham gia tích cực các buổi thảo luận. 9.2. Kiểm tra – đánh giá định kỳ Sinh viên được đánh giá kết quả học tập thông qua 6 nội dung sau: STT Hình thức kiểm tra Tỷ lệ đánh giá Đặc điểm đánh giá 57 1 Đi học đều đặn, chú ý nghe giảng, tích cực phát biểu thảo luận và làm việc nhóm. 05% Cá nhân 2 Các bài tập cá nhân về nhà làm [Tuần 6,10, 11] 10% Cá nhân 4 Kiểm tra giữa kỳ: đánh giá lại các kiến thức và kỹ năng thu được sau khi học xong nội dung:1,2,3,4. 15% Cá nhân 5 Thảo luận các tuần 4, 7, 8 : Phân tích đầy đủ nội dung, đúng yêu cầu, đủ các ý kiến thành viên trong nhóm và có kết luận của nhóm. 15% Nhóm 6 Kiểm tra cuối kỳ: đánh giá các mục tiêu môn học đặt ra. 55% Cá nhân 9.3. Tiêu chí đánh giá các loại bài tập * Tiêu chí đánh giá bài tập cá nhân Thứ tự Tiêu chí đánh giá Tỷ lệ đánh giá 1 Bài tập cá nhân các tuần: 6, 10, 11: - Cấu trúc cân đối, cẩn thận, thể hiện sự nghiêm túc 15% 2 - Văn phong trong sáng, dễ hiểu 10% 3 - Nội dung:Các vấn đề nêu ra đầy đủ, đúng với bài giảng và có nhận xét, đánh giá sắc sảo, các ví dụ minh hoạ đầy đủ. Có tính khái quát, lập luận chặt chẽ: 65% 4 Trình bày báo cáo đúng mẫu và đẹp, nộp đúng hạn 10% * Tiêu chí đánh giá bài tập nhóm [Thảo luận nhóm] Thứ tự Tiêu chí đánh giá Tỷ lệ đánh giá 1 Bài tập nhóm của các tuần 4, 7, 8 : - Trình bày sạch đẹp, đúng mẫu, thể hiện sự nghiêm túc 15% 58 2 - Nội dung đầy đủ. Có tư duy sáng tạo, đúng hướng nội dung thảo luận - Lập luận chặt chẽ, sáng tạo, đúng nội dung, nhận xét sắc sảo - Có sự liên hệ, vận dụng từ thực tiễn - Có tính khái quát khi nêu vấn đề và lý giải sát với thực tiễn 60% 3 Thuyết trình mạch lạc, dễ hiểu 10% 4 - Kết quả nghiên cứu thảo luận có ý kiến đầy đủ của tất cả thành viên trong nhóm và có phần tổng kết của nhóm. - Nộp đúng hạn 15% * Tiêu chí đánh giá bài kiểm tra giữa kỳ và cuối kỳ: - Hình thức thi: thi viết hoặc vấn đáp - Nội dung kiểm tra của các bài giữa kỳ: Trên cơ sở mục tiêu của đào tạo của các nội dung 1,2,3, 4, - Nội dung kiểm tra cuối kỳ: Trên cơ sở mục tiêu của đào tạo của các nội dung 1,2,3, 4, 5. Có câu hỏi kiểm tra mang tính khái quát, tổng hợp Cách xây dựng đề kiểm tra viết theo mục tiêu: - Lựa chọn ngẫu nhiên các nội dung - Không cùng hàng cùng cột - Theo từng cấp độ mục tiêu Các tiêu chí đánh giá chính đối với bài thi viết - Trả lời đúng nội dung câu hỏi - Có ví dụ minh hoạ rõ ràng, phù hợp với nội dung câu hỏi - Thể hiện khả năng nhận thức vấn đề và tư duy logic trong giải quyết vấn đề - Sáng tạo và ứng dụng tốt các lý thuyết phân loại tài liệu và tổ chức mục lục phân loại vào thực tiễn 9.4. Lịch thi, kiểm tra [Kể cả thi lại] - Thi giữa kỳ: - Thi hết môn: - Thi lại: Duyệt Chủ nhiệm bộ môn TS. Trần Thị Quý Giảng viên TS. Trần Thị Quý

Video liên quan

Chủ Đề