Ống thông tiểu để được bao lâu

Ống thông bàng quang có nhiều loại thay đổi theo kích cỡ, hình dạng đầu chóp, số cổng, kích cỡ của bóng, loại vật liệu và chiều dài.

Đầu ống thông có dạng thẳng ở hầu hết các loại ống thông [ví dụ ống thông Robinson, đầu dạng cái còi] và được sử dụng để đặt ngắt quãng [tức là, ống thông được lấy ra ngay sau khi nước tiểu được dẫn lưu ra khỏi bàng quang]. Ống thông Foley có đầu thẳng và một bóng hơi có thể bơm phồng lên để tự giữ tại chỗ. Các ống thông tự giữ khác có thể có đầu to hơn trông như dạng hình nấm [ống thông Pezzer] hoặc hình nấm có lỗ thủng ở 4 cánh [ống thông Malecot]; chúng được sử dụng để dẫn lưu bàng quang trên xương mu hoặc hoặc dẫn lưu bể thận. Ống thông có mấu [coudé], là loại ống thông có bóng để tự giữ, có đầu cong lên để ống thông dễ dàng đi qua vị trí hẹp hoặc tắc nghẽn [ví dụ tắc nghẽn do tiền liệt tuyến].

Cổng ống thông có ở tất cả các ống thông dùng để dẫn lưu nước tiểu liên tục. Nhiều ống thông có cổng để bơm bóng, cổng để bơm rửa, hoặc cả hai [ví dụ, ống thông Foley 3 trạc].

Bóng trên ống thông tự giữ có thể tích khác nhau, từ 2,5 đến 5 ml trong bóng được dùng cho trẻ em và từ 10 đến 30 mL với ống thông dùng cho người lớn. Ống thông và bóng lớn thường được sử dụng để kiểm soát chảy máu; khi kéo ống thông ra sẽ kéo bóng chèn vào cơ của bàng quang và ép lên các mạch máu, làm giảm chảy máu nhưng có thể gây thiếu máu cục bộ. Khuyến cáo các bóng này chỉ được bơm bằng nước.

Que dẫn là dụng cụ dẫn đường bằng kim loại có thể uốn theo ý muốn được đưa vào trong ống thông để tạo độ cứng và thuận lợi cho ống thông qua các chỗ bị tắc nghẽn hoặc chỗ hẹp và chỉ nên được sử dụng bởi các bác sĩ có kinh nghiệm với kỹ thuật này.

Vật liệu tạo ống thông được lựa chọn phụ thuộc vào mục đích sử dụng. Ống thông bằng nhựa, cao su, hoặc polyvinyl clorua được sử dụng cho ống thông dùng đặt ngắt quãng. Ống thông bằng cao su kết hợp với silicone, hydrogel, hoặc polymer phủ bạc hoặc trộn lẫn với bạc [để làm giảm phát triển vi khuẩn] được sử dụng cho ống thông dùng dẫn lưu liên tục. Ống thông làm bằng silicone được sử dụng cho những bệnh nhân dị ứng với cao su.

Loại ống thông này được đưa tạm thời vào bàng quang và rút ra khi bàng quang rỗng. Vì vậy, quy trình đặt ống thông tiểu có thể được thực hiện nhiều lần trong ngày.

Ống thông tiểu ngắt quãng sẽ được khử trùng và bôi trơn trước khi đưa vào bàng quang thông qua niệu đạo [ống dẫn nước tiểu ra khỏi cơ thể]. Đầu dưới của ống thông được để hở để thoát nước tiểu vào bồn cầu, hoặc được gắn vào một túi để thu gom nước tiểu. Đầu kia được dẫn qua niệu đạo cho đến khi nó đi vào bàng quang.

Khi nước tiểu đã chảy ra hết, ống thông tiểu được rút ra. Mỗi lần sử dụng một ống thông mới. Người chăm sóc có thể được bác sĩ hoặc y tá chỉ dẫn cách tự luồn ống thông và thay ống thông tại nhà.

Ống thông tiểu liên tục

Quy trình đặt ống thông tiểu liên tục tương tự như khi đặt ống thông ngắt quãng, tuy nhiên, loại ống thông này không cần thay mỗi ngày. Thông thường, các ống thông tiểu liên tục sẽ được thay ít nhất 3 tháng một lần.

Một đầu của ống thông vẫn nằm bên trong bàng quang. Tại đầu này có một quả bóng nhỏ được bơm căng để giữ cho đầu ống thông không bị tuột ra ngoài. Một đầu còn lại của ống sẽ nối với túi đựng nước tiểu.

Nếu bệnh nhân không nằm liệt giường, túi nước tiểu có thể được buộc vào chân. Nếu bệnh nhân nằm liệt giường, túi thường được gắn vào phần dưới của giường bệnh [gần sàn nhà]. Vị trí này giúp nước tiểu thoát ra ngoài và vào túi một cách dễ dàng hơn.

Ngoài ra, có thể gắn thêm một van đóng mở ở đáy túi để chủ động hơn trong việc thoát nước tiểu vào bồn cầu.

Dẫn lưu bàng quang trên xương mu

Đây là một loại ống thông được đặt tại chỗ. Thay vì được đưa qua niệu đạo, loại ống thông này sẽ được đưa qua một lỗ trên bụng và vào đến bàng quang. Quy trình đặt ống thông tiểu này có thể được thực hiện dưới dạng gây mê toàn thân, gây tê ngoài màng cứng hoặc gây tê cục bộ.

Dẫn lưu bàng quang trên xương mu được sử dụng khi niệu đạo bị tổn thương hoặc tắc nghẽn, hoặc nếu bệnh nhân không thể sử dụng ống thông liên tục.

Loại ống thông này thường được thay sau mỗi 4 đến 12 tuần.

Điều gì xảy ra sau khi đặt ống thông tiểu?

Sau khi đặt ống thông tiểu, hãy hỏi bác sĩ về thời điểm an toàn để bệnh nhân có thể đi làm, tập thể dục, đi bơi, tham gia các hoạt động hàng ngày và quan hệ tình dục bình thường.

Trong một số trường hợp, nếu cần phải đặt ống thông tiểu trong thời gian dài thì trước khi xuất viện, người chăm sóc cần được dạy cách tháo lắp, thay thế và chăm sóc ống thông tại nhà một cách chi tiết nhất.

Nhiễm khuẩn tiết niệu là tình trạng vi sinh vật xâm nhập vào đường tiết niệu của người bệnh. Nhiễm khuẩn tiết niệu liên quan đến đặt ống thông tiểu xảy ra sau khi đặt ống thông tiểu cho người bệnh, đây là một trong những tình trạng nhiễm khuẩn phổ biến trong y khoa, tỷ lệ nhiễm khuẩn sẽ giảm nếu thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa kiểm soát nhiễm khuẩn.

1. Nhiễm khuẩn tiết niệu là gì
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu trên người bệnh nằm viện là một trong những nhiễm khuẩn thường gặp liên quan đến chăm sóc y tế. Theo các nghiên cứu có tới 25% - 40% người bệnh nhập viện phải đặt ống thông tiểu ít nhất một lần. Tỷ lệ nhiễm khuẩn tiết niệu chiếm khoảng 25% số người bệnh mắc nhiễm khuẩn bệnh viện, trong đó 80% các trường hợp nhiễm khuẩn tiết niệu liên quan đến đặt ống thông tiểu dẫn lưu bàng quang.

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu có tỷ lệ tử vong thấp hơn các nhiễm khuẩn khác nhưng là nguy cơ cao dẫn đến nhiễm khuẩn huyết và tăng chi phí điều trị. Vì vậy việc phòng ngừa nhiễm khuẩn tiết niệu đóng vai trò rất quan trọng với các bác sĩ lâm sàng cũng như người bệnh.

2. Tác nhân - đường lây truyền và yếu tố nguy cơ
- Tác nhân gây nhiễm khuẩn tiết niệu: Căn nguyên gây nhiễm khuẩn tiết niệu gồm vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng nhưng vi khuẩn là nguyên nhân thường gặp nhất, trong đó chủ yếu là do vi khuẩn gram âm.

- Các đường lây truyền dẫn đến nhiễm khuẩn tiết niệu:
+ Tiếp xúc trực tiếp: Là con đường chủ yếu chiếm tới 90% số ca mắc nhiễm khuẩn tiết niệu trong bệnh viện.
+ Theo đường máu: Vi khuẩn gây nhiễm khuẩn máu xâm nhập vào đường tiết niệu gây nhiễm khuẩn máu, các trường hợp này thường nặng, tỷ lệ tử vong cao do hậu quả của nhiễm khuẩn máu.
+ Theo đường bạch huyết: Nhiễm khuẩn từ các khu vực xung quanh bàng quang theo đường bạch mạch lan đến đường tiết niệu.

- Các yếu tố nguy cơ gây nhiễm khuẩn tiết niệu
+ Các yếu tố nguy cơ gây nhiễm khuẩn tiết niệu liên quan đến đặt ống thông tiểu và dẫn lưu
* Tắc nghẽn ứ đọng nước tiểu: Đường dẫn lưu bị tắc nghẽn tạo điều kiện cho các vi sinh vật có thời gian phát triển nhân lên tại niệu đạo, bàng quang gây nhiễm khuẩn tiết niệu.

* Trào ngược nước tiểu khi dẫn lưu: Nước tiểu trong túi dẫn lưu trào ngược đưa vi khuẩn theo nước tiểu vào bàng quang gây nhiễm khuẩn tiết niệu.

* Thời gian đặt ống thông tiểu kéo dài: Thời gian đặt ống thông tiểu tỷ lệ thuận với tỷ lệ nhiễm khuẩn tiết niệu trên người bệnh.

* Hệ thống dẫn lưu bị hở: Do các mối nối bị hở hoặc tuột ra trong quá trình chăm sóc khiến hệ thống dẫn lưu không kín, một chiều, dẫn đến nguy cơ nhiễm khuẩn ngược dòng.

* Chất liệu ống thông tiểu, điều kiện vô khuẩn, bảo quản không bảo đảm có thể dẫn tới nhiễm khuẩn tiết niệu.

+ Các yếu tố nguy cơ từ người bệnh do sức đề kháng cơ thể người bệnh kém [già yếu, suy giảm miễn dịch, đái tháo đường…], người bệnh mang dẫn lưu nước tiểu dài ngày, người bệnh mang dẫn lưu mắc nhiễm khuẩn khu vực lân cận.

+ Kỹ thuật đặt ống thông tiểu không vô khuẩn: Không thực hiện vô khuẩn tốt khi đặt và chăm sóc ống thông tiểu [vệ sinh tay, mang găng, quy trình không vô khuẩn…]. vi sinh vật có thể xâm nhập vào đường tiết niệu qua bàn tay của nhân viên y tế, dụng cụ, dung dịch bôi trơn bị nhiễm khuẩn.


Đường xâm nhập của vi khuẩn dẫn đến nhiễm khuẩn tiết niệu [Hình ảnh minh họa]


Đường xâm nhập của vi khuẩn dẫn đến nhiễm khuẩn tiết niệu [Hình ảnh minh họa]


3. Phòng ngừa nhiễm khuẩn tiết niệu ở bệnh nhân đặt ống thông tiểu
- Chỉ thực hiện đặt sonde theo chỉ định của bác sĩ.
- Vệ sinh tay ngay trước và sau khi đặt ống thông tiểu hoặc khi thực hiện bất kỳ thao tác nào có tiếp xúc với thiết bị hoặc vị trí đặt ống thông tiểu.
- Sử dụng các dụng cụ, thiết bị đặt ống thông tiểu đã được tiệt khuẩn.
- Cố định ống thông tiểu ngay sau khi đặt [cố định mặt trong đùi ở vị trí thấp hơn bàng quang] để tránh di lệch ống và kéo giãn niệu đạo.
- Sử dụng ống thông tiểu có đường kính nhỏ nhất có thể với khả năng dẫn lưu tốt để giảm thiểu chấn thương niệu đạo và cổ bàng quang.
- Khi di chuyển người bệnh phải kẹp [khóa] đường dẫn nước tiểu để tránh trào ngược từ túi chứa nước tiểu vào bàng quang người bệnh.
- Duy trì hệ thống dẫn lưu nước tiểu kín khi thay túi nước tiểu, loại bỏ nước tiểu trong túi và khi lấy bệnh phẩm nước tiểu.
- Thay dẫn lưu nước tiểu khi phát hiện rò rỉ nước tiểu từ các vị trí kết nối giữa ống thông tiểu với ống dẫn lưu hoặc kết nối giữa ống dẫn lưu với túi lưu nước tiểu.
- Đặt túi dẫn lưu luôn thấp hơn so với bàng quang, giữ ống thông và túi/ống dẫn lưu nước tiểu không bị gấp, xoắn vặn để duy trì luồng nước tiểu thông suốt. Không để túi dẫn lưu chạm sàn nhà.
- Loại bỏ nước tiểu trong túi dẫn lưu thường xuyên tránh để căng, đầy túi, sử dụng túi lưu nước tiểu dùng riêng cho mỗi người bệnh.
- Mang găng khi thực hiện bất kỳ thao tác nào có động chạm tới ống thông tiểu hoặc túi lưu nước tiểu.
- Thay thế dẫn lưu nước tiểu theo chỉ định của bác sĩ, không thay thế định kỳ hoặc thường xuyên.

Video liên quan

Chủ Đề