Sữa mẹ hút ra để máy hâm được bao lâu

Ủ nóng, ủ ấm sữa mẹ sau khi hút vắt sữa chính là một trong những cách ngăn chặn và làm chậm quá trình sữa mẹ bị hư hỏng, trong những trường hợp mẹ không thể cho bé ti trực tiếp được, chẳng hạn như mẹ đi làm, mẹ đi vắng, bé không chịu ngậm ti mẹ…

Ủ nóng, ủ ấm sữa mẹ sau khi vắt ra rất thích hợp trong những trường hợp như:

  • Mẹ không có tủ lạnh để bảo quản sữa cho trẻ.
  • Nhà bị mất điện và không thể bảo quản sữa mẹ bằng tủ lạnh được.

Tuy nhiên, việc ủ nóng và ủ ấm sữa mẹ cũng có những nhược điểm riêng. Ví dụ như ủ nóng, ủ ấm sữa mẹ thường có thời gian bảo quản không được dài bằng để sữa mẹ trong tủ lạnh hoặc nếu ủ ở nhiệt độ quá nóng thì sẽ làm phân hủy một số chất không bền với nhiệt có trong sữa mẹ.

Theo các chuyên gia y tế, nhiệt độ thích hợp trong quá trình ủ nóng, ủ ấm sữa mẹ sau khi vắt ra là 40 độ C. Nhiệt độ này chỉ cao hơn một chút so thân nhiệt trong cơ thể của mẹ  và nhiệt độ của sữa mẹ sau khi vắt ra [37 độ C].

Do vậy, ủ nóng sữa mẹ ở 40 độ C là rất phù hợp để bé sử dụng, tránh trường hợp ủ sữa mẹ quá nóng thì dễ gây bỏng vùng miệng của trẻ hay sữa mẹ để quá lạnh có thể gây kích thích niêm mạc vùng hầu họng ở trẻ nhỏ.

2. Sữa mẹ ủ nóng, ủ ấm 40 độ C để được bao lâu?

Sữa mẹ sau khi vắt ra ủ nóng, ủ ấm ở 40 độ C chỉ nên sử dụng trong vòng 1 giờ đầu. Nếu quá 1 giờ thì mẹ không được cho bé dùng loại sữa này, hoặc cũng không được hâm nóng lại tiếp hay đem vào tủ lạnh bảo quản tiếp.

Tuy nhiên, nhiều mẹ lại thấy rằng sữa mẹ ủ ấm ở 40 độ C có thể để được 4 – 5 tiếng mà sữa vẫn chưa bị hỏng hay bị ôi thiu và thắc mắc không biết có sử dụng được không. Câu trả lời là nếu mẹ sử dụng loại sữa này cho bé thì sẽ gây nguy hiểm tới sức khỏe của trẻ.

Lý do chính là vì ở nhiệt độ 40 độ C tạo điều kiện cho nhiều loại vi khuẩn sinh sôi, phát triển mạnh mẽ trong sữa mẹ. Chính vì vậy, nếu cho trẻ sử dụng sữa mẹ quá 1 giờ đầu ủ ấm thì trẻ rất dễ bị rối loạn tiêu hóa như: tiêu chảy, nôn trớ…

Sẽ không có từ ngữ nào có thể diễn tả hết những lợi ích nuôi con bằng sữa mẹ tuyệt vời đến như thế nào. Những giọt sữa quý giá kia của mẹ chính là nguồn sống của bé và cũng là sợi dây tình cảm gắn kết...

Xem thêm

3. Hướng dẫn một số cách ủ sữa mẹ thường dùng

Cách ủ nóng, ủ ấm sữa mẹ là rất quan trọng để không những đảm bảo sữa mẹ không bị ôi, thiu trong một thời gian nhất định lại vừa giữ trọn vẹn các chất dinh dưỡng có trong sữa mẹ không bị mất đi trong quá trình bảo quản. Mẹ có thể tham khảo một số cách ủ sữa mẹ phổ biến dưới đây.

3.1. Dùng bình hoặc túi ủ sữa mẹ

Với thiết kế nhỏ gọn, bình hoặc túi ủ sữa rất tiện lợi để ủ ấm sữa cho bé dùng khi đi ra ngoài hay đi du lịch. Hơn thế nữa, sử dụng bình hoặc túi sữa có thể giúp mẹ tiết kiệm được kha khá thời gian khi cho bé đi ra ngoài, mẹ chỉ cần thực hiện một vài thao tác đơn giản như: hút vắt sữa mẹ cho ra bình đã được tiệt trùng bằng nước nóng ở nhà và bỏ vào bình hoặc túi ủ sữa. Mẹ cần chú ý rằng không được vắt trực tiếp sữa mẹ vào bình ủ sữa.

Những loại bình hoặc túi ủ sữa này mẹ có thể dễ dàng tìm mua ở các trung tâm thương mại, siêu thị uy tín. Ngoài ra, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bé thì mẹ nên chọn loại bình hoặc túi ủ sữa có chất lượng tốt với thông tin rõ ràng về nhà sản xuất, nguyên liệu sản xuất bình ủ sữa…

Bình ủ sữa mẹ

3.2. Dùng máy ủ sữa mẹ

Một gợi ý khác cho mẹ để ủ ấm sữa mẹ cho bé đó chính là sử dụng các loại máy ủ sữa mẹ. Mẹ có thể sử dụng loại máy này với nhiều mục đích như: để hâm nóng sữa mẹ sau khi lấy ra từ tủ lạnh hoặc giữ ấm sữa mẹ ở nhiệt độ nhất định hoặc tiệt trùng bình sữa [với một số máy ủ sữa hiện đại]

Để sử dụng loại thiết bị này với tính năng ủ sữa mẹ, mẹ cần tiến hành theo các bước:

  • Quay núm điều khiển ở vị trí “OFF”.
  • Tiếp theo, thêm lượng nước vào máy ủ sữa sao cho mực nước bên ngoài cao hơn mực nước bên trong của máy ủ sữa
  • Đặt 1 hoặc 2 bình sữa mẹ vào máy và đóng nắp lại.
  • Cắm điện vào máy ủ sữa.
  • Quay núm điều khiển tới mức nhiệt độ mong muốn.
  • Khi nút điều khiển chuyển sang vị trí “OFF”, đèn sẽ tắt.
  • Rút dây cắm điện sau khi sử dụng.

Người mẹ nào cũng mong cho con được hưởng bầu sữa mẹ ngọt ngào và ấm áp. Tuy nhiên, khi chưa có kinh nghiệm nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ đúng cách thì cần làm gì là băn khoăn của nhiều mẹ. Sau đây, ...

Xem thêm

Máy ủ sữa mẹ

3.3. Ủ sữa mẹ bằng nước nóng

Ủ sữa mẹ bằng nước nóng là một trong những cách làm đơn giản nhất, mẹ chỉ cần chuẩn bị một chiếc bát sứ và rót thêm nước ấm khoảng 40 độ C [có thể kiểm tra nhiệt độ của nước trong bát bằng nhiệt kế] rồi đặt bình sữa vào là được.

Cách làm này rất thuận tiện, có thể áp dụng trong các trường hợp mẹ không có các thiết bị ủ sữa như: bình hoặc máy ủ ấm, ủ nóng sữa mẹ.

Tuy nhiên, do nhiệt độ của nước có thể giảm xuống rất nhanh [đặc biệt là với thời tiết mùa đông lạnh giá] nên mẹ cần thay nước ấm liên tục để ủ sữa cho bé. Ngoài ra, phương pháp ủ sữa mẹ này chỉ giữ ấm được sữa mẹ trong khoảng thời gian ngắn, khoảng trong vòng 30 phút.

Để đủ sữa mẹ mọi lúc khi cần, mẹ nên sử dụng thêm các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược hỗ trợ tăng cường tiết sữa, kích sữa  giúp sữa về nhiều, đặc, thơm, mát hơn cho con ví dụ như ví dụ như sản phẩm ÍCH MẪU LỢI NHI.

ÍCH MẪU LỢI NHI có chứa Thiên Môn Chùm [Shatavari]  - thảo dược lợi sữa 5000 năm tìm thầy trên đỉnh Hymalaya Ấn Độ, còn gọi với cái tên: “ Nữ hoàng của các thảo dược lợi sữa”, giúp tăng 3.5 lần hóc môn tạo sữa mẹ prolactin.

Ngoài ra trong ÍCH MẪU LỢI NHI, các nhà kết hợp cùng với một số thảo dược quý như: Hoài Sơn có tác dụng kiện kỳ vị giúp mẹ ăn ngon, hấp thu tốt; Hương Phụ phối hợp với Diệp Hạ Châu tác động hiệp đồng tại gan, giúp chuyển hóa năng lượng từ cơ thể mẹ vào sữa, giúp sữa giàu dinh dưỡng, đảm bảo nguồn sữa tốt, chất lượng, đặc hơn, thơm và sánh hơn.

Ưu điểm 1: Giúp tăng Số lượng & Chất lượng sữa mẹ

Sau 5-7 ngày: Nhờ thành phần Shatavari giúp tăng 3,5 lần hóc môn tạo sữa => Số lượng sữa mẹ tăng rõ rệt, mẹ cảm thấy ngực căng tức, sữa xuống dần, lượng sữa tiết ra nhiều hơn, thơm hơn. Mẹ vắt sữa ra mỗi cữ đủ/thừa cho bé bú.

Sau 10 – 15 ngày: Chất lượng sữa mẹ tăng, sữa đặc [đục] sánh, bé bú no lâu hơn, tăng cân đều.

Sau 30 ngày: Mẹ ăn ngon, ngủ ngon [nhờ thành phần Hoài Sơn kiện tỳ vị và thành phần Hương Phụ và Diệp Hạ Châu giúp mẹ tăng chuyển hóa năng lượng vào sữa.

=> Lượng sữa mẹ duy trì ổn định, sữa mẹ ĐẶC, SÁNH, NHIỀU CHẤT DINH DƯỠNG hơn. 

Ưu điểm 2: GIúp mẹ nhanh lấy lại vóc dáng sau sinh, bé bú no bụ bẫm phổng phao

- Sau 60 ngày: cơ thể mẹ có đủ thời gian để hấp thu chất dinh dưỡng từ thức ăn và chuyển hóa năng lượng vào sữa, giảm bớt lượng mỡ thừa => mẹ nhanh lấy lại vóc dáng thon gọn sau sinh.

Số lượng và chất lượng sữa ổn định => bé tăng cân đều, khỏe mạnh, bụ bẫm phổng phao.

Hy vọng rằng qua những thông tin mà bài viết đã chia sẻ đã giúp các mẹ gỡ rối được câu hỏi  sữa mẹ vắt ra ủ nóng được bao lâu? Sữa mẹ ủ 40 độ để được bao lâu? Cách ủ sữa mẹ bằng túi ủ sữa, bình ủ sữa, máy ủ sữa mẹ.

Dược sỹ: Mai Anh

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trong sữa mẹ có rất nhiều chất dinh dưỡng giúp bé phát triển và tăng sức miễn dịch. Tuy nhiên không phải lúc nào mẹ cũng có thể cho con bú trực tiếp mà cần vắt sữa cho con. Vậy sữa mẹ vắt ra để được bao lâu? Bảo quản sữa mẹ như thế nào để giữ nguyên dưỡng chất?

1. Sữa mẹ vắt ra để được bao lâu?

Trong sữa mẹ chứa rất nhiều chất dinh dưỡng giúp cho trẻ phát triển toàn diện. Trong đó có khá nhiều đường, gồm cả dạng đường đơn và đường đôi. Đường trong sữa mẹ giúp trẻ dễ hấp thu hơn, song cũng dễ lên men, nhanh bị biến chất khi để ngoài môi trường.

Đạm cũng là thành phần chứa nhiều sữa sữa mẹ, gồm đa dạng các loại acid amin. Loại đạm này cũng rất phù hợp, dễ hấp thụ với cơ thể trẻ, song cũng là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi phát triển.

Sữa mẹ để ngoài môi trường quá lâu có nguy cơ bị biến chất, mất chất, nếu bé uống vào có thể bị tiêu chảy, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa.

Theo WHO, UNICEF, Viện Dinh Dưỡng quốc gia Việt Nam khuyến cáo về việc lưu giữ sữa mẹ sau khi vắt như sau:

- Nếu sữa mẹ vắt ra để ở nhiệt độ từ 25 độ C đến 35 độ C giữ được 6 giờ đến 8 giờ.

- Nếu để ngăn mát tủ lạnh nhiệt độ từ 4 độ C giữ được từ 3 đến 5 ngày, nếu để ngăn đá tủ lạnh sẽ giữ được 3 tháng.

- Khi lưu trữ trong tủ đông lạnh riêng biệt ở tủ đông chuyên biệt < -18 độ C, có thể bảo quản đến tận 6 tháng.

Trước khi cho trẻ ăn làm ấm sữa, không đun sôi, không dùng lò vi sóng,...

Trữ sữa đông là cách bảo quản sữa mẹ khá phổ biến

Như vậy, sữa mẹ có thể bảo quản sử dụng được khá lâu nếu biết bảo quản đúng cách.

2. Hướng dẫn vắt sữa mẹ và bảo quản đúng cách

2.1. Cách vắt sữa mẹ để lưu trữ

Trữ sữa mẹ nên được thực hiện trong các túi lưu trữ hoặc chai làm từ thủy tinh, nhựa không chứa BPA. Khi vắt sữa mẹ để trữ cần lưu ý:

- Cần vệ sinh sạch sẽ dụng cụ đựng sữa, tay và bầu vú mẹ trước khi vắt.

- Nên vắt thành các chai nhỏ đủ một bữa uống của trẻ, tránh lãng phí.

- Sữa vắt ra cần làm lạnh ngay.

- Không trữ đông lại phần sữa trẻ uống dư.

- Không hòa chung sữa đã trữ đông với sữa mới vắt.

Việc vắt sữa trữ nhiều mỗi ngày có thể khiến mẹ thiếu sữa, không đủ cung cấp cho trẻ bú. Vì thế, mẹ không nên cố ép sữa, cần nghỉ ngơi thoải mái, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để tạo sữa tự nhiên, an toàn.

2.2. Cách vệ sinh dụng cụ hút sữa và đựng sữa

Trước mỗi lần sử dụng, mẹ đều phải vệ sinh sạch sẽ cả dụng cụ hút sữa lẫn đựng sữa như sau:

- Dùng chổi và miếng cọ rửa chuyên dụng vệ sinh sạch.

- Rửa qua dụng cụ hút sữa và đựng sữa bằng nước lạnh.

- Lau rửa kỹ lại phần đáy và các góc kẽ nhỏ.

- Để ráo tự nhiên.

- Tiệt trùng lại bằng nước sôi.

2.3. Lưu ý khi bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh

Thông thường, mẹ sẽ vắt sữa thành nhiều bình mỗi lần trữ trong tủ lạnh dùng dần. Do đó, mẹ nên dán nhãn cho mỗi chai sữa để tiện quản lý, theo dõi dễ dàng hơn, bao gồm các thông tin như:

- Ngày vắt.

- Đánh số thứ tự sử dụng.

- Bao nhiêu ml.

- Có thể có hướng dẫn rã đông nếu cần thiết.

Nên vệ sinh sạch sẽ dụng cụ trước khi hút sữa

3. Hướng dẫn rã đông và sử dụng sữa mẹ đúng cách

3.1. Sử dụng sữa mẹ sau khi vắt

Nếu vắt sữa mẹ để bé sử dụng trong 1 vài giờ thì không nhất thiết phải bảo quản trong ngăn mát hoặc ngăn đá tủ lạnh. Mẹ nên trữ sữa vào các chai sạch, có thể thấy sữa sẽ tự tách thành các lớp khác nhau. Trước khi dùng, bạn xoay chai nhẹ nhàng để trộn đều các lớp, không khuấy hoặc lắc mạnh.

Sau đó có thể cho trẻ uống từ cốc hoặc bình, dùng đủ lượng bé uống một bữa. Nếu dư, không sử dụng lại mà vứt bỏ vì có thể vi khuẩn từ miệng trẻ đã xâm nhập vào sữa.

3.2. Cách rã đông sữa mẹ

Nếu sữa mẹ được bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh, mẹ chỉ cần bỏ ra ngoài để nguội ở nhiệt độ phòng hoặc ngâm trong nước ấm là có thể sử dụng được.

Nếu trữ sữa mẹ trong ngăn đá thì đầu tiên mẹ để sữa xuống ngăn mát tủ lạnh để rã đông, sau đó mới cho ra ngoài hâm nóng ở 40oC. Nên hâm bằng máy hâm sữa hoặc ngâm trong nước nóng.

Hâm sữa từ từ để rã đông

Lưu ý hâm sữa từ từ, không thay đổi nhiệt độ sữa đột ngột làm biến chất các chất dinh dưỡng trong sữa. Nếu không có máy hâm sữa, bạn xả nước ấm làm ấm chai sữa từ từ, sau đó mới tăng nhiệt độ của nước lên cho tới khi nhiệt độ sữa phù hợp.

Tuyệt đối không dùng lò vi sóng hoặc đun sữa trực tiếp để hâm nóng vì việc tăng nhiệt đột ngột, làm nóng không đều sẽ gây phá hủy một số chất và kháng thể trong sữa.

Sữa mẹ trữ đông nếu quá ngày sử dụng không nên cố dùng cho trẻ uống vì một số chất trong sữa có thể đã biến đổi.

4. Sữa mẹ trữ đông đổi màu có sao không?

Thông thường, sữa trữ lạnh sau khi rã đông sử dụng có thể có màu khác so với sữa tươi vừa vắt ra. Màu sữa có thể là hơi vàng, hơi xanh hoặc nâu nhẹ, có thể bị tách thành các lớp như sữa chua. Sữa rã đông có thể xuất hiện mùi như xà phòng do sự phân tán của các chất béo.

Nếu sữa mẹ được trữ đông đúng cách, còn thời gian dùng thì mẹ cứ yên tâm cho bé uống, sữa này vẫn an toàn nhé.

Màu sắc sữa rã đông có thể hơi khác sữa vừa vắt

Như vậy, MEDLATEC đã trả lời thắc mắc sữa mẹ vắt ra để được bao lâu và hướng dẫn trữ sữa, rã đông đúng cách. Mẹ hãy áp dụng để chăm sóc trẻ tiện lợi và dễ dàng hơn nhé. Nếu cần hỗ trợ tư vấn thêm, hãy liên hệ với bệnh viện đa khoa MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được giải đáp.

Video liên quan

Chủ Đề