Onshore and offshore là gì

Sử dụng gió để lấy năng lượng dẫn đến một ý tưởng khai thác tài nguyên gió bằng mọi cách. Mọi người đã tận dụng sức mạnh đáng kinh ngạc của gió trong nhiều thế kỷ. Ngày nay, năng lượng gió đang tăng tốc, mang lại tỷ lệ phát triển điện năng tăng dần qua từng năm. Thực tế, tổng công suất của tất cả các tuabin gió được lắp đặt trên toàn thế giới vào cuối năm 2018 đạt 597 Gigawatt, theo thống kê gần đây được công bố bởi Hiệp hội Năng lượng gió Thế giới [WWEA ], đủ để đáp ứng gần 6% nhu cầu điện toàn cầu.

Các trang trại gió có thể dựa trên bờ [trên đất liền] hoặc ngoài khơi [biển hoặc nước ngọt]. Từ trước, các tuabin gió trên bờ chỉ chiếm lĩnh thị trường, cho đến khi tuabin gió đầu tiên được lắp đặt ngoài khơi bờ biển Đan Mạch vào năm 1991.

  • Năng lượng gió trên bờ [onshore] là các tua-bin được đặt trên đất liền và sử dụng gió để tạo ra điện.
  • Năng lượng gió ngoài khơi [offshore] là khi gió trên mặt nước mở [thường là đại dương] được sử dụng để tạo ra điện.

Đặc điểm của điện gió trên bờ [onshore]

  • Các trang trại gió trên bờ thường nằm ở những khu vực có giá trị bảo tồn hoặc môi trường sống thấp [chẳng hạn như ít dân cư].
  • Cơ sở hạ tầng cần thiết để truyền tải điện từ các tua-bin trên bờ ít hơn đáng kể so với ngoài khơi do có ít sự sụt giảm điện áp giữa tuabin gió và người tiêu dùng.
  • Tua bin gió trên bờ có thể triển khai rất nhanh. Do dễ lắp đặt, vận chuyển và các yếu tố khác ảnh hưởng đến chi phí vốn, các trang trại gió trên bờ ít tốn kém hơn các trang trại gió ngoài khơi.
  • Ít bị hao mòn [độ ẩm có sẵn trong khu vực lắp đặt tua-bin gió trên bờ có độ xói mòn rất thấp], chi phí bảo trì cũng thấp hơn so với các trang trại gió ngoài khơi.
  • Một số người cho rằng tuabin gió chiếm cảnh quan và cũng ồn ào.
  • Tốc độ gió trên bờ không thể dự đoán được như tốc độ gió ngoài khơi. Tương tự, hướng gió trên bờ thay đổi thường xuyên hơn. Vì các tuabin được tối ưu hóa ở một tốc độ cụ thể, điều này có thể hạn chế hiệu quả của chúng.

Đặc điểm của gió ngoài khơi [offshore]

  • Các trang trại gió ngoài khơi được xây dựng trong các vùng nước nơi có tốc độ gió cao hơn.
  • Tốc độ gió ngoài khơi có xu hướng nhanh hơn có nghĩa là nhiều năng lượng hơn có thể được tạo ra. Không có giới hạn vật lý như đồi hoặc tòa nhà có thể chặn luồng gió.
  • Tốc độ và hướng gió ngoài khơi cũng ổn định hơn và do đó cung cấp một nguồn năng lượng đáng tin cậy và hiệu quả hơn.
  • Tua bin gió ngoài khơi có thể được xây dựng lớn hơn và cao hơn nhiều so với các tua-bin trên bờ, cho phép thu thập nhiều năng lượng hơn.
  • Tuy nhiên, do các cấu trúc lớn hơn và hậu cần phức tạp của việc lắp đặt, các trang trại gió ngoài khơi rất tốn vốn và xây dựng tốn kém hơn đáng kể so với các trang trại gió trên bờ. Thông thường, các tua-bin ngoài khơi có giá cao hơn 20%, các tháp và móng có giá cao hơn 2,5 lần so với một dự án có kích thước tương tự trên bờ. Chi phí cho các cơ sở ngoài khơi, xây dựng, lắp đặt và kết nối mạng lưới cũng cao hơn đáng kể so với trên bờ.
  • Khi cơ sở được xây dựng, chi phí vận hành và bảo trì cũng cao hơn nhiều đối với các cơ sở ngoài khơi. Điều này là do : Bất chấp những nỗ lực nhằm giảm thiểu tác động của sự ăn mòn, nước biển gây ra các nhu cầu bảo trì bổ sung mà tuabin trên bờ không mắc phải. Tua bin gió ngoài khơi cũng chịu đựng nhiều hao mòn do sóng và tốc độ gió cao hơn so với tua bin trên bờ, bất kỳ bảo trì tuabin tại một cơ sở ngoài khơi là một công việc quan trọng liên quan đến một máy bay trực thăng đầy đủ các kỹ thuật viên được đào tạo chuyên nghiệp, và bất kỳ bảo trì lớn nào cũng cần phải thuê một giàn khoan tự nâng rất đắt tiền.
  • Bởi vì có xu hướng ở xa ngoài biển, nên các trang trại gió ngoài khơi có xu hướng ít ảnh hưởng [như tiếng ồn, che cảnh quan] đến con người.
  • Trang trại gió ngoài khơi không chiếm diện tích trên đất liền.
  • Gió ngoài khơi thậm chí có thể có lợi cho hệ sinh thái biển. Trên thực tế, các nghiên cứu chỉ ra rằng các trang trại gió ngoài khơi bảo vệ sinh vật biển bằng cách hạn chế tiếp cận các vùng nước nhất định và tăng môi trường sống nhân tạo.

Kết luận

Nhìn chung, các tuabin gió, bất kể vị trí của chúng trên bờ [onshore] hay ngoài khơi [offshore], đều được lắp đặt nhanh chóng, đặc biệt khi so sánh với các nguồn năng lượng khác. Năng lượng gió đã chứng tỏ mình là nhân tố chính trong việc cung cấp năng lượng cho con người, năng lượng gió sẽ tiếp tục là một phần không thể thiếu trong câu chuyện về năng lượng miễn là gió còn thổi. Khi năng lượng gió trở thành một nguồn năng lượng tái tạo ngày càng phổ biến, các nhà nghiên cứu dự đoán những cải tiến đáng kể trong cả công nghệ gió trên bờ và ngoài khơi.

Khang Đức là đối tác chính thức [partner] của Vestas tại Việt Nam. Chúng tôi chuyên tư vấn, thi công, triển khai, lắp đặt các dự án điện gió trên bờ [onshore] và ngoài khơi [offshore]:

Thực tế, công ty Offshore không còn quá xa lạ với giới kinh doanh. Thế nhưng, chỉ sau khi Hồ sơ Panama được công bố kèm theo danh sách các tổ chức, cá nhân mở công ty tài khoản ở nước ngoài, mới được nhiều người biết đến.

Sau khi danh sách cụ thể được công bố, nhiều nhân vật có tiếng trong giới kinh doanh ở Việt Nam đã xuất hiện trong danh sách này như bà Nguyễn Thị Phương Thảo, TGĐ Vietjet Air; ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch Chứng khoán SSI hay bà Đàm Bích Thủy - cựu Giám đốc điều hành của Ngân hàng ANZ...

Vậy Offshore là gì?

Offshore là tổng hợp của tất cả các hoạt động quản lý, đăng ký, hoạt động ở quốc gia bên ngoài, thường là quốc gia có ưu đãi về tài chính, luật pháp và thuế.

Dùng Offshore như thế nào để có lợi nhuận khủng?

Dưới đây là cách phân tích một cách đơn giản và dễ hiểu nhất của CEO Đỗ Hoài Nam, chúng tôi xin được trích lại giới thiệu đến bạn đọc:

"Hãy thử tưởng tượng, bạn có một công ty công nghệ, nghĩ ra 1 sản phẩm và bán nó online trên toàn cầu. Khi đó, một công ty offshore ở BVI, Cayman hay là Panama sẽ có lợi thế nào?

Nếu mở công ty trong nước, đặt hàng sản phẩm hết 100 USD, chi phí hoạt động hết 100 USD, bán sản phẩm được 300 USD, lãi 100USD và phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp 30. Bạn sẽ còn lại 70USD.

Nào, nếu bây giờ ta mở thêm cái offshore, chuyên để bán hàng online đi khắp toàn cầu. Công ty này sẽ "mua bản quyền" công nghệ của công ty trong nước với giá 100 USD, vẫn đặt hàng nhà sản xuất hết 100 USD cho sản phẩm và vẫn thu 300 USD từ người mua hàng.

Khi đó, công ty trong nước của bạn sẽ có doanh thu 100 USD và chi phí hoạt động là 100 USD . Tức là kinh doanh hoà vốn, không phải đóng thuế. Còn công ty offshore thì lại vẫn lãi 100 USD nhưng cũng ko phải đóng thuế vì được setup [lập công ty] ở Tax Haven [thiên đường thuế] như Panama, BVI, Cayman..v.v...

Nếu số tiền lãi này được chia cổ tức lại cho bạn thì bạn vẫn phải đóng thuế như thường. Tuy nhiên, cái hay nó lại nằm ở chỗ này: Nếu bạn "tái đầu tư" số tiền lãi đó thì sẽ được "hoãn" thuế. Nếu cứ tiếp tục làm như vậy thì bạn sẽ "hoãn" thuế mãi mãi.

Giả sử mỗi năm lãi của bạn là 1 triệu USD, bạn tái đầu tư liên tiếp và lợi nhuận là 20%, thì sau 10 năm, công ty offshore của bạn sẽ có 26 triệu USD. Trong khi nếu đặt toàn bộ công tty ở trong nước [với 30% thuế thu nhập doanh nghiệp] thì sau 10 năm bạn chỉ có 13,5 triệu USD.

Điều đó có nghĩa là sau 10 năm, bạn có gấp đôi số tiền nếu thành lập offshore, nói cách khác, bạn "đẩy" được lãi trung bình lên thành 2,5 triệu USD/năm thay vì 1 triệu USD/năm.

Lợi ở chỗ bạn có thể "hoãn" thuế chứ không phải là "trốn" thuế.

HỆ THỐNG NHƯ TRÊN LÀ HOÀN TOÀN HỢP PHÁP. Chính vì vậy, không phải ai có tên trong Panama Paper là phạm pháp. Họ chỉ phạm pháp khi nguồn gốc số tiền của họ không hợp pháp thôi".

Ông Nam cho biết, ví dụ đơn giản trên đây chỉ lí giải một cách thuần túy cho những ai chưa hiểu về công ty offshore, chứ chưa thật sự chính xác với thực tế, vì thực tế các mô hình công ty sẽ phức tạp hơn nhiều lần.

Những lợi thế mà công ty offshore mang lại như kể trên chính là lý do khiến các thiên đường thuế trở nên hấp dẫn với các tổ chức và cá nhân trên khắp thế giới.

Mặc dù để vận hành hệ thống này, cũng tốn chi phí để thuê các công ty luật có tính bảo mật cao chuyên xây dựng các mối quan hệ. Tuy nhiên, chi phí bỏ ra luôn thấp hơn lợi ích các công ty nhận được [né được phần lớn tiền thuế].

Ngoài ra, đối với những người giàu có, việc mở công ty và tài khoản tại các thiên đường thuế còn có ý nghĩa giúp bảo vệ tài sản và bảo mật thông tin, bởi các thiên đường thuế này không bao giờ chia sẻ thông tin khách hàng, đảm bảo bí mật tuyệt đối.

Việc hồ sơ Panama được công bố gây ra cơn sốt lớn trên toàn thế giới một phần là vì sự tò mò của thế giới, muốn biết các tỷ phú đang cất giấu tài sản là ai và hoạt động như thế nào.

Tô Mạn

Video liên quan

Chủ Đề