Phân tích đánh giá tặng cho tài sản có điều kiện

Sau đây là một trường hợp về tặng cho tài sản có điều kiện. Cụ thể:

Tại Bản án 101/2019/DS-PT ngày 19/09/2019 của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Phước xét xử phúc thẩm vụ án tranh chấp hợp đồng tặng cho giữa nguyên đơn cụ Phạm C và bị đơn ông Phạm văn L và bà Nguyễn Thị H.

"Ngày 17/8/2006 cụ C có lập “Giấy cho đất và nhà ở” cho con là Ông L, với nội dung cụ C cho ông L đất và nhà ở, cùng một số vật dụng, đồng thời ông L phải cam kết có trách nhiệm đối với cụ C gồm: “Nuôi cha và lo thuốc thang khi cha đau ốm; khi cha chết thì phải phối hợp với anh, chị, em lo ma chay và mồ mả cho cha mình; hàng năm phải lo giỗ chạp ông bà gồm: giỗ mẹ, giỗ bà nội, giỗ ông nội, giỗ bác hai, tế xuân và các đại lễ của Phật như: Rằm tháng Tư, rằm tháng Bảy; có trách nhiệm nạp các khoản cho nhà nước theo quy định có liên quan...”.Giấy này được Ban lãnh đạo thôn N; Ban tư pháp xã và Uỷ ban nhân dân xã S chứng thực.

Ngày 1/10/2014 các bên đến Phòng công chứng công chứng hợp đồng tặng cho tài sản cho ông L diện tích đất 607,2m2 [trong đó có 200m2 đất ở nông thôn] và được Ủy ban nhân dân thị xã P cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ngày 20-10-2014 cho Ông L. Hợp đồng tặng cho không ghi 03 điều kiện trên.

Trên thực tế cụ C chỉ giao cho ông L diện tích đất 310,9m2 [trong đó có 100m2 đất ở nông thôn] để ông L, bà H xây nhà trên đất. Còn cụ C vẫn sử dụng diện tích 296,3m2 đất [trong đó có 100m2 đất ở nông thôn], tọa lạc tại Thôn N, xã L, thị xã P, tỉnh Bình Phước và tài sản trên đất.

Cụ C cho rằng ông L và bà H nhiều lần ngược đãi và xúc phạm, không chăm lo sức khỏe và đuổi ông nên ông không có chổ ở. Nay cụ C yêu cầu Tòa án buộc Ông Phạm Văn L và bà Nguyễn Thị H trả lại diện tích 296,3m2 đất [trong đó có 100m2 đất ở nông thôn]. Chỉ đồng ý cho phần diện tích đất mà ông H và bà L  đang sinh sống là 310,9m2 [trong đó có 100m2 đất ở nông thôn]."

Mặc dù hợp đồng tặng cho không ghi điều kiện tặng cho nhưng tại “Giấy cho nhà và đất” thể hiện các bên đã có thỏa thuận, thống nhất về điều kiện tặng cho và điều kiện tặng cho là hợp pháp. Vì vậy, Tòa án đã xác định hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất của cụ C là hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện.

Tuy nhiên, Hội đồng xét xử không chấp nhận yêu cầu hủy bỏ một phần hợp đồng tặng cho tài sản của cụ C với các lý do sau:

Thứ nhất, theo “Giấy cho nhà và đất” là điều kiện tặng cho tài sản không trái pháp luật, đạo đức và người được tặng cho thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho. Tuy nhiên, trong giấy lại không thỏa thuận nếu ông L không thực hiện nghĩa vụ đối với cụ C thì sẽ chịu hậu quả ra sao. Do đó, Tòa án xác định đây chỉ là văn bản cho tài sản có điều kiện nhưng không bị ràng buộc về hậu quả pháp lý mà chỉ có ý nghĩa ràng buộc về mặt niềm tin, bổn phận của con cái với cha mẹ, ông bà và đạo đức xã hội.

Thứ hai, qua các lời khai và chứng cứ thu thập được thì không chứng minh được ông L và bà H có hành vi ngược đãi cũng như không thực hiện nghĩa vụ chăm sóc cụ C.

Về việc cụ C cho rằng bà Nguyễn Thị H lớn tiếng, chửi bới cụ “Ông đi đâu thì đi, vợ chồng tôi từ nay không chấp nhận nuôi ông nữa”, nhưng sự việc không có ai chứng chứng kiến, phía bà H thì phủ nhận. Do đó không có căn cứ để Hội đồng xét xử chấp nhận. Và nếu có chăng như cụ C nói thì hành vi của bà H chỉ đáng bị lên án về mặt đạo đức, chứ không bị ràng buộc là vi phạm nghĩa vụ trong quan hệ hợp đồng tặng cho giữa ông Phạm C và Ông Phạm Văn L, vì ông L mới là đối tượng phải thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng tặng cho này.

Mâu thuẫn trong gia đình giữa cụ C và vợ chồng ông L chỉ là mâu thuẫn nhỏ trong gia đình, phần nhiều là do bất đồng quan điểm dẫn đến tranh cãi nhất thời, không có hệ thống và không phải là hành vi ngược đãi.

Thứ ba, cụ C cho rằng mình bị bà H đuổi đi dẫn đến không có chổ ở là không có căn cứ. Vì hiện tại, cụ C vẫn đang có nhà đất trên diện tích 296,3m2, trước giờ cụ vẫn sống trong căn nhà riêng.

Theo quy định tại Điều 462 của Bộ luật dân sự năm 2015 về tặng cho tài sản có điều kiện như sau:

“1. Bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ trước hoặc sau khi tặng cho. Điều kiện tặng cho không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

2. Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ trước khi tặng cho, nếu bên được tặng cho đã hoàn thành nghĩa vụ mà bên tặng cho không giao tài sản thì bên tặng cho phải thanh toán nghĩa vụ mà bên được tặng cho đã thực hiện.

3. Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho không thực hiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.”

Qua nội dung vụ án, ta thấy việc tặng cho tài sản có điều kiện của cụ C và ông L là hợp pháp. Điều kiện tặng cho không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức.

Theo quan điểm của tác giả, việc xác định “Giấy cho nhà và đất” chỉ là văn bản cho tài sản có điều kiện và không ràng buộc hậu quả pháp lý của Tòa phúc thẩm là không hợp lý. Căn cứ theo khoản 3 Điều 462 Bộ luật dân sự 2015, khi bên được tặng cho không thực hiện nghĩa vụ, bên tặng cho vẫn có quyền đòi lại tài sản cho dù trong hợp đồng tặng cho không ghi rõ nếu vi phạm các nghĩa vụ thì phải chịu hậu quả như thế nào. Theo đó, cụ C vẫn có quyền đòi lại tài sản đã tặng cho nếu ông L không thực hiện nghĩa vụ như đã cam kết. Tuy nhiên, trong trường hợp bản án trên thì cụ C không chứng minh được việc vi phạm nghĩa vụ của ông L nên không hủy được hợp đồng tặng cho là hợp lý.

Tặng cho tài sản có điều kiện là trường hợp rất hay gặp trong thực tiễn. Việc tặng cho tài sản có thể đi kèm hoặc không đi kèm theo một điều kiện nhất định của bên tặng cho. Bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ trước hoặc sau khi tặng cho, với điều kiện tặng cho không được trái pháp luật và đạo đức xã hội.

1. Hợp đồng tặng cho tài sản là gì?

Tặng cho tài sản là việc chủ sở hữu tài sản có nguyện vọng muốn trao lại quyền sở hữu tài sản đó cho người khác có thể không có điều kiện hoặc có điều kiện nhưng sẽ không vì mục đích kinh tế.

Điều 457 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:

“Điều 457. Hợp đồng tặng cho tài sản

Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận.”

Tặng cho tài sản có điều kiện là trường hợp rất hay gặp trong thực tiễn. Theo quy định tại Điều 462 Bộ luật Dân sự 2015, tặng cho tài sản có điều kiện là việc “bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ trước hoặc sau khi tặng cho. Điều kiện tặng cho không được vi phạm điều cấm của luật; không trái đạo đức xã hội”.

Điều kiện ở đây là bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ. Thời điểm phát sinh là trước hoặc sau khi tặng cho. Như vậy, có hai trường hợp:

Thứ nhất: Điều kiện phát sinh trước khi tặng cho. Theo đó, bên được tặng cho phải thực hiện nghĩa vụ trước thì hợp đồng tặng cho mới có hiệu lực.

Thứ hai: Hợp đồng tặng cho đã có hiệu lực. Bên được tặng cho thực hiện nghĩa vụ sau khi được tặng cho.

2. Về khái niệm tặng cho tài sản theo quan điểm lập pháp của các nước trên thế giới

Theo quy định của Bộ luật dân sự Cộng hòa Pháp, việc tặng cho tài sản là một phương thức xác lập quyền sở hữu, việc tặng cho được coi như một chứng thư tương tự như di chúc: "‘Một người chỉ có thể định đoạt tài sản của mình mà không yêu cầu đền bù bằng cách lập chứng thư tặng cho hoặc di chúc”1. Một người đã lập chứng thư tặng cho thì không còn có cơ hội sửa đổi chứng thư đó: “Chứng thư tặng cho là văn bản theo đó bên tặng cho từ bỏ ngay lập tức và vĩnh viễn tài sản tặng cho cho bên được tặng cho và bên được tặng cho đồng ý nhận”. Quy định này của Bộ luật dân sự Cộng hòa Pháp khẳng định tặng cho tài sản được thể hiện là một giao dịch hợp đồng, nó thể hiện ý chí của hai bên, bên tặng cho “đoạn tuyệt” với tài sản của mình, bên được tặng cho đồng ý nhận tài sản đó. Điều khác biệt rõ nét nhất của Bộ luật dân sự Cộng hòa Pháp là tặng cho tài sản bắt buộc phải lập thành văn bản, nên tính chất của hợp đồng tặng cho không bao giờ là hợp đồng thực tế, mà luôn luôn là hợp đồng ưng thuận.

Theo quy định của Bộ luật dân sự của Cộng hòa Liên bang Đức [BGB] thì tặng cho tài sản cũng được thể hiện là một giao dịch hợp đồng chuyển dịch tài sản và quyển sở hữu từ bên tặng cho sang bên được tặng cho . Tương tự, Bộ luật dân sự Liên bang Nga quy định tặng cho tài sản thể hiện là một hợp đồng nhằm chuyển giao từ bên tặng cho tài sản và quyển tài sản cho bên được tặng cho1. Đối vối các hợp đồng tặng cho có sự đền bù tương ứng giá trị tài sản tặng cho thì không được công nhận. Đồng thời, bên được tặng cho có quyền từ chối nhận tài sản bất kỳ lúc nào trước khi nhận tài sản. Tặng cho tài sản phải lập thành văn bản hay phải đăng ký thì từ chối nhận tài sản cũng phải lập thành văn bản hoặc phải đăng ký .

Bộ luật dân sự Nhật Bản xác định rõ: việc tặng cho tài sản thể hiện là một loại hợp đồng, theo đó, hợp đồng tặng cho được ký kết thể hiện ý chí của bên tặng cho chuyển giao quyển sở hữu tài sản mà không lấy một khoản tiền nào cho bên được tặng cho và được sự đồng ý của bên đó: “Hợp đồng có hiệu lực, khi một bên tuyên bố chuyển giao không hoàn lại tài sản của mình cho bên kia và bên kia đồng ý nhận nó” . Đây là một loại hợp đồng đặc thù không có thanh toán và đơn phương, mặc dù việc chuyển giao vật cùng với quyền sở hữu không buộc bên nhận tài sản phải thanh toán giá trị tài sản, thì việc có được tài sản của bên được tặng cho hay việc chuyển giao nó cho người khác của bên tặng cho cũng dẫn đến việc bắt buộc phải ký kết một hợp đồng. Đốỉ vối Bộ luật dân sự Nhật Bản, hợp đồng tặng cho có hiệu lực từ khi “tuyên bố”, mà không cần xác định bên được tặng cho đã nhận tài sản hay chưa, điều này có nghĩa là, hợp đồng tặng cho theo quy định của Bộ luật dân sự Nhật Bản cũng là hợp đồng ưng thuận.

Về khái niệm tặng cho tài sản, Bộ luật dân sự và thương mại Thái Lan lại xác định: “Tặng cho là một hợp đồng trong đó một người gọi là người cho, chuyển một tài sản của chính mình cho một người khác, gọi là người nhận mà không lấy tiền và người nhận nhận tài sản đó”. Như vậy, theo Bộ luật dân sự và thương mại Thái Lan thì tặng cho lại là một hợp đồng thực tế, vì pháp luật chỉ quan tâm đến việc “cho” và “nhận” không mang tính đền bù.

Như vậy, chúng ta có thể nhận thấy, Bộ luật dân sự các nưốc đều đưa ra khái niệm tặng cho tài sản được thực hiện thông qua giao dịch là hợp đồng, không có tính chất đền bù, nhưng phốp luật các nước có sự khác biệt về xác định tính chất, đặc điểm của hợp đồng, có thể là hợp đồng thực tế, cũng có thể là hợp đồng ưng thuận, từ đó, có sự khác biệt về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng, cũng như thời điểm chuyển giao quyền sở hữu đối vối tài sản. So sánh vối pháp luật một số nước nêu trên thì khái niệm tặng cho tài sản theo pháp luật Việt Nam là khá tương đồng.

3. Tặng cho tài sản có điều kiện theo quan điểm lập pháp của các nước trên thế giới

Theo Bộ luật dân sự Cộng hòa Pháp, việc tặng cho cũng có thể kèm theo các điều kiện đối vổi bên được tặng cho: “Nếu trong chứng thư tặng cho có các điều kiện không thê thực hiện được, các điều kiện trái pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội thì coi như không có các điều kiện đó”1; đồng thời, “người được hưởng tài sản theo chứng thư tặng cho có thể yêu cầu Tòa án xem xét lại những điều kiện và nghĩa vụ kèm theo mà họ đã chấp nhận nếu do hoàn cảnh thay đổi việc thực hiện các điều kiện và nghĩa vụ đó trở nên đặc biệt khó khăn hoặc gây thiệt hại cho họ” . Trước hết, các điều kiện đôi với bên được tặng cho trái pháp luật và đạo đức thì không có giá Trị thực hiện. Sau đó, các điều kiện này làm ảnh hưởng hoặc gây thiệt hại thì bên được tặng cho có quyền yêu cầu hủy bỏ điều kiện. Riêng về khía cạnh này, nhà làm luật nước ta nên nghiên cứu tham khảo quy định của các nước để có thể bổ sung vào pháp luật dân sự Việt Nam những quy định phối hợp nhằm áp dụng để các điểu kiện ràng buộc đối vối bên được tặng cho không chỉ phù hợp với pháp luật, đạo đức mà còn phải phù hợp vởi thực tế.

Bộ luật dân sự Đức [BGB] quy định hợp đồng tặng cho có điều kiện nếu giá trị tài sản tặng cho không đủ để thực hiện các điều kiện thì bên được tặng cho có quyền từ chối thực hiện hợp đồng; nếu bên được tặng cho đã thực hiện một phần các điểu kiện thì có quyền yêu cầu bên tặng cho hoàn trả các chi phí đã thực hiện các điều kiện đó. Đồng thời, nếu bên được tặng cho không thực hiện các điểu kiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và hủy bỏ hợp đồng.

Theo Bộ luật dân sự Liên bang Nga, hợp đồng tặng cho có điều kiện được xác định là ưu đãi của bên tặng cho đối với bên được tặng cho; tài sản tặng cho chỉ được sử dụng phù hợp với mục đích bên tặng cho đặt ra; nếu do hoàn cảnh thay đổi, việc sử dụng tài sản không đúng mục đích phải được sự đồng ý của bên tặng cho .

Bộ luật dân sự Nhật bản cũng quy định hợp đồng tặng cho có điều kiện là việc áp đặt các nghĩa vụ đối với bên được tặng cho. Các học giả Xaca Vacaxum và Tori Aritdumi cho rằng, đây là loại nghĩa vụ lựa chọn, mà “nghĩa vụ lựa chọn là nghĩa vụ trong đó cho phép lựa chọn một số các đề nghị đáp ứng”, và “thực hiện quyền lựa chọn nghĩa là một bên phải phụ thuộc vào sự thể hiện ý chí của bên kìa”2. Hợp đồng tặng cho kèm theo nghĩa vụ của người được tặng cho được pháp luật Nhật Bản xác định là loại hợp đồng song phương vì nó phát sinh nghĩa vụ của cả đôi bên người tặng cho cũng như người được tặng cho: “Các quy định liên quan tới hợp đồng song phương được áp dụng đối với việc tặng cho do bổn phận để bô sung cho các quy định của mục này”1. Điều đó cũng có nghĩa là, người được tặng cho thực hiện nghĩa vụ của mình sẽ dẫn đến quyền của người đó đốì vối việc yêu cầu của người tặng cho thực hiện hợp đồng.

Bộ luật dân sự và thương mại Thái Lan quy định những điều kiện kèm theo việc tặng cho đối vối người được tặng cho coi như là trách nhiệm đốì vối họ: “Nếu việc tặng cho có kèm theo một trách nhiệm và người nhận không thực hiện trách nhiệm đó, thi người cho có thể, theo những điều kiện về quyền hủy bỏ trong trường hợp là các hợp đồng song phương, yêu cầu hoàn trả vật tặng cho theo các quy định về hoàn trả phần làm giàu không chính đáng trong chừng mực mà vật tặng cho phải được sử dụng để thực hiện trách nhiệm trên”, có nghĩa là, người được tặng cho không thực hiện điều kiện mà người tặng cho đặt ra đối vói họ, thì ngoài việc phải hoàn trả lại vật tặng cho, họ còn phải hoàn trả cả lợi ích phát sinh từ sử dụng tài sản. Giống như Bộ luật dân sự Nhật Bản, tặng cho có điều kiện được Bộ luật dân sự và thương mại Thái Lan coi như hợp đồng song phương.

Như vậy, hầu hết pháp luật các nưốc đều có quy định về tặng cho tài sản có điểu kiện, có thể là những nghĩa vụ hay trách nhiệm được đặt ra trong hợp đồng buộc bên được tặng cho phải thực hiện khi nhận tài sản tặng cho, có một số nướcc coi đó là hợp đồng song phương vì ràng buộc nghĩa vụ của đôi bên, bên được tặng cho có quyền nhận tài sản không phải đền bù, đồng thời, họ lại phải thực hiện các nghĩa vụ kèm theo. Các nghĩa vụ đó không những phù hợp vối pháp luật, với đạo đức mà còn phải phù hợp với thực tế là bên được tặng cho có khả năng thực hiện được [chẳng hạn như quy định của Bộ luật dân sự Pháp].

So với pháp luật một số nước nêu trên thì tặng cho tài sản có điều kiện theo pháp luật Việt Nam không coi là hợp đồng song vụ; riêng đối với nghĩa vụ mà bên được tặng cho phải thực hiện, nhà làm luật nưốc ta nên tham khảo các quy định pháp luật nêu trên của các nước trong việc bổ sung, hoàn thiện pháp luật dân sự hiện hành nhằm bảo đảm quy định việc thực hiện nghĩa vụ nêu trên phải phù hợp vối thực tế để bên được tặng cho có khả năng thực hiện được và căn cứ tính hợp pháp của các điều kiện đó.

4. Về hiệu lực của hợp đồng tặng cho tài sản:

Bộ luật dân sự Cộng hòa Pháp quy định vể hiệu lực của việc tặng cho như sau: “Một chứng thư tặng cho phải được lập trước công chứng viên, theo hỉnh thức thông thường của hợp đồng và được công chứng viên lưu bản chính. Nếu không tuân thủ các quy định này, chứng thư tặng cho sẽ vô hiệu”; “Việc tặng cho coi như được hoàn tất ngay sau khi có sự đồng ý của hai bên; quyền sở hữu tài sản tặng cho được chuyển cho người được tặng cho mà không cần phải chuyển giao tài sản trên thực tế’\ Như trên đã nói, tặng cho theo Bộ luật dân sự Cộng hòa Pháp bắt buộc phải lập hợp đồng. Thời điểm phát sinh hiệu lực là thời điểm bên được tặng cho đồng ý nhận tài sản, trùng vối thời điểm giao kết hợp đồng, là một hợp đồng ưng thuận tuyệt đôì, không cần xác định bên được tặng cho khi nào được nhận tài sản trên thực tế.

Khác vối quy định của pháp luật Cộng hòa Pháp, Bộ luật dân sự Nhật Bản quy định hợp đồng có hiệu lực khi một bên tuyên bố chuyển giao không hoàn lại tài sản của mình cho bên kia và bên kia đồng ý nhận nó, có nghĩa là, việc ký kết hợp đồng tặng cho không phải tuân theo hình thức nhất định. Song, nếu việc tặng cho không phải bằng văn bản thì phần nghĩa vụ chưa được thực hiện có thể bị hủy bỏ đối với các bên: “Các bên đều có thể rút lui khỏi hợp đồng tặng cho, nếu hợp đồng này không được lập thành văn bản. Điều này không được áp dụng đối vôi phần tài sản đã được tặng chỏ. Việc tặng cho không nhất thiết phải lập hợp đồng còn thể hiện ở chỗ, người tặng cho có thể thể hiện ý định bằng văn bản, còn người được tặng cho có thể chấp nhận bằng miệng [không nhất thiết người được tặng cho phải ký vào hợp đồng]. Trường hợp hợp đồng tặng cho có hình thức bằng văn bản hay không bằng văn bản thì việc kết thúc thực hiện cũng không bị hủy bỏ. Riêng tặng cho bất động sản, tuy luật không quy định cụ thể buộc phải bằng văn bản, nhưng trong trường hợp tặng cho bất động sản vì liên quan đến thuế, đáng ký, nên coi như hình thành hợp đồng mua bán [...]. Trong trường hợp tặng cho bất động sản thì việc kết thúc thực hiện là việc chuyển giao vật tặng cho; như căn cứ Quyết định ngày 27-01-1956 của Tòa án tôì cao Nhật Bản làm án lệ cho việc xét xử thì việc phát sinh hiệu lực của hợp đồng là khi giao bất động sản hay căn cứ Quyết định ngày 26-3-1965 của Tòa án tối cao làm án lệ cho việc xét xử là trường hợp chưa giao bất động sản, nhưng việc đăng ký thay đổi quyền sở hữu đối vổi bất động sản đã được đăng ký vào sổ đăng ký thì hợp đồng coi như đã phát sinh hiệu lực.

Bộ luật dân sự của Đức [BGB] quy định có điểu khác biệt là bên tặng cho ấn định một thời gian cho bên được tặng cho có đồng ý nhận tài sản hay không; nếu hết thời gian đó không từ chối có nghĩa là đồng ý nhận. Bên tặng cho có thể yêu cầu lấy lại tài sản nếu bên được tặng cho dùng tài sản để làm giàu bất chính.

Theo Bộ luật dân sự Liên bang Nga thì hợp đồng tặng cho có thể được thực hiện bằng miệng; hợp đồng tặng cho động sản phải lập thành văn bản trong trường hợp như tài sản tặng cho lớn gấp 5 lần lương tôì thiểu hoặc là tài sản hứa tặng trong tương lai. Còn hợp đồng tặng cho bất động sản phải đăng ký với Nhà nước. Như vậy, thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng có thể là thời điểm bên được tặng cho nhận tài sản hay chỉ là đồng ý nhận [ký văn bản nhận tài sản trong tương lai] hoặc từ thời điểm đăng ký vối Nhà nước.

Bộ luật dân sự và thương mại Thái Lan, quy định hiệu lực của việc tặng cho phát sinh khi: “Việc tặng cho chỉ có giá trị khi giao tài sản được cho”. Tuy Bộ luật không quy định cụ thể hiệu lực của việc tặng cho đối với bất động sản phải đăng ký phát sinh khi nào, song luật quy định: “việc mua bán một tài sản phải được thực hiện bằng văn bản và được viên chức có thâm quyền đăng ký, thi việc tặng cho tài sản đó chỉ có giá trị khi được thực hiện bằng văn bản và đăng ký bởi viên chức có thẩm quyền. Trong trường hợp đó, việc tặng cho có hiệu lực mà không cần có sự giao nhận tài sản”. Như vậy, luật thừa nhận việc tặng cho bất động sản về hình thức giốhg như hợp đồng mua bán bất động sản, phải hoàn tất thủ tục đăng ký mới phát sinh hiệu lực, nhưng lại không nhất thiết buộc phải giao tài sản.

Từ phân tích trên cho thấy, hiệu lực của hợp đồng tặng cho tài sản ở các nưốc quy định có sự khác nhau, nhìn chung, đối với động sản, hợp đồng có hiệu lực khi bên được tặng cho nhận tài sản, còn đốì với bất động sản thì hợp đồng có hiệu lực có khi từ thời điểm “tuyên bố” tặng cho, có khi từ thòi điểm bên được tặng cho đồng ý nhận tài sản, có khi từ thòi điểm bên được tặng cho nhận tài sản hay bên được tặng cho làm đăng ký tài sản. So sánh vối pháp luật Việt Nam thì đối với tặng cho động sản, hợp đồng có hiệu lực khi bên được tặng cho nhận tài sản, còn đốỉ với bất động sản thì hợp đồng có hiệu lực khi bên được tặng cho đăng ký quyền sở hữu.

5. Về hạn chế đối với tài sản tặng cho theo quan điểm lập pháp của các nước trên thế giới

Theo quy định của Bộ luật dân sự Pháp về hạn chế phần tài sản để dùng vào việc tặng cho, một người không thể tặng cho toàn bộ tài sản của mình được, mà một phần tài sản của người đó phải dành cho những người thân thuộc giông như dành tài sản cho những người thừa kế không phụ thuộc vào di chúc. Có ý kiến cho rằng: “Chỉ có thê tô chức việc tặng cho hoặc di tặng khi phân chia tài sản của một người trong chừng mực định xuất có thể sử dụng được, tức là cái còn lại sau khi mỗi người thừa kê'bắt buộc đã nhận đủ cái mà luật bắt buộc phải để cho họ”. “Phần tài sản dùng để tặng cho không được vượt quá một nửa số tài sản của người tặng cho, nếu tại thời điểm người này chết để lại một người con; không vượt quá một phần ba nếu người này để lại hai người con; không vượt quá một phần tư nếu người này để lại ba người con trở lên không phân biệt con trong giá thú hay con ngoài giá thú, Phần tài sản dùng để tặng cho không được vượt quá một nửa số tài sản của người tặng cho, nếu tại thời điểm người này chết không có con, nhưng có một hoặc nhiều tôn thuộc thuộc dòng họ nội và dòng họ ngoại và không được vượt quá ba phần tư nếu chỉ còn các tôn thuộc trong một dòng họ [nội hoặc ngoại]; đồng thòi, “Phần tài sản dùng đê tặng cho không vượt quá ba phần tư số tài sản của người tặng cho, nếu người này khi chết không đê lại ti thuộc hoặc tôn thuộc nhưng có vợ hoặc chồng còn sống chưa ly hôn, chưa có bản án ly thân có hiệu lực pháp luật và chưa tiến hành kiện xin ly hôn hoặc ly thân; “Trong trường hợp không có ti thuộc, tôn thuộc và vợ hoặc chồng còn sống chưa ly hôn, chưa có bản án ly thân có hiệu lực pháp luật hoặc chưa tiến hành kiện xin ly hôn hoặc ly thân, việc tặng cho có thê thực hiện đối với toàn hộ tài sản”.

Bộ luật dân sự chính quyền Sài Gòn năm 1972 đã sao chép các quy định trên của Bộ luật dân sự Pháp, nhưng nó trở nên xa lạ vối phong tục, tập quán của người Việt như: “Sự tặng cho thuận nhận rồi có tính cách nhất định, bất khả truăt mãi. Tuy nhiên người chủ tặng không có con cháu có thê dành quyền truất bãi việc tặng cho, nếu sau này sinh con, sự dành quyền phải minh thị ghi vào chứng thư tặng cho.

Một hạn chế quyền sở hữu tài sản đối vối bên được tặng cho theo Bộ luật dân sự Pháp khi người tặng cho có thể bảo lưu cho mình quyền hường dụng hoặc quyền hưởng hoa lợi, lợi tức đối với các động sản và bất động sản đã tặng cho. Tương tự như Bộ luật dân sự Pháp, Bộ luật dân sự của Chính quyền Sài Gòn năm 1972 cũng quy định: “Người tặng cho một bất động sản có thể dành quyền hưởng hoa lợi cho mình hay cho một người đệ tam; cũng có thể buộc người thụ tặng phải thi hành một vài trách vụ” .

Như vậy, quy định trên đây của Bộ luật dân sự Cộng hòa Pháp là một biệt lệ, không giông pháp luật các nước khác. Giông như di chúc, một người không thể tự do ý chí định đoạt tài sản của mình, mà không quan tâm đến bất động sản nói riêng, vể cơ bản là có sự tương đồng về khái niệm tặng cho tài sản, về tặng cho tài sản có điều kiện, về hiệu lực của việc tặng cho, cũng như trường hợp được quyền hủy bỏ việc tặng cho. Tuy nhiên, pháp luật các nưốc cũng có những điểm quy định khác biệt nhau như khái niệm hợp đồng tặng cho có thể là hợp đồng thực tế hay hợp đồng ưng thuận; tặng cho có điều kiện có thể xác định là hợp đồng đơn phương hay song phương; hiệu lực của hợp đồng tặng cho có thể từ thời điểm tuyên bố hay thời điểm bên được tặng cho đồng ý nhận hoặc có thể từ thòi điểm nhận tài sản hay thời điểm đăng ký quyền sỏ hữu. Pháp luật các nước đều thừa nhận quyền sở hữu tư nhân đối với đất đai và đất đai là một loại bất động sản, nên việc tặng cho đất được áp dụng theo các quy định của pháp luật dân sự về tặng cho bất động sản, mà không cần có quy chế pháp lý riêng như tặng cho quyền sử dụng đất ở Việt Nam.

Video liên quan

Chủ Đề