Phát triển chương trình đào tạo là gì

  • Tư vấn - Phản biện
Thứ năm, 25/11/2010 19:23 [GMT+7]

Phát triển chương trình đào tạo trong các trường cao đẳng nghề

Hàng năm các trường này đào tạo nghề từ 1 1,5 triệu người trở lên, góp phần nâng cao tỉ lệ lao động qua dạy nghề lên 26%. Chất lượng đào tạo dạy nghề được nâng cao. Nhiều mô hình dạy nghề có hiệu quả như dạy nghề trình độ cao, dạy nghề cho nông dân, dạy nghề cho thanh niên, dân tộc thiểu số, cho bộ đội xuất ngũ, cho xuất khẩu lao động, cho các đối tượng chính sách xã hội khác góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, góp phần ổn định xã hội [1].

Tuy nhiên, trước yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế, sự nghiệp đào tạo nghề nước ta đã bộc lộ những tồn tại, bất cập. Mạng lưới cơ sở dạy nghề, quy mô và chất lượng đào tạo chưa đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, yêu cầu đa dạng của xã hội. Một bộ phận học sinh, sinh viên tốt nghiệp ra trường vẫn khó khăn trong tìm việc làm vì trình độ, kĩ năng nghề yếu, thường phải đào tạo lại mới đáp ứng với yêu cầu doanh nghiệp. Nội dung, chương trình nặng nề dàn trải, áp đặt. Cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc, phương tiện phục vụ cho giảng dạy, học tập còn cũ kĩ, lạc hậu Sự hợp tác, liên kết giữa các cơ sở dạy nghề với các doanh nghiệp chưa chặt chẽ [2]. Trong các yếu tố gây nên các bất cập nêu trên cần phải nhắc đến chương trình dạy nghề. Để chất lượng đào tạo nghề đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động thì chương trình dạy nghề phải được xây dựng sát với yêu cầu của thị trường lao động, đáp ứng được sự thay đổi của khoa học, kĩ thuật và công nghệ mới; chương trình dạy nghề phải được xây dựng theo một phương pháp khoa học, đồng thời phải được thường xuyên cập nhật, bổ sung, sửa đổi. Mặt khác, chương trình khung dạy nghề phải được xây dựng và quản lí thống nhất, góp phần đảm bảo chất lượng đào tạo nghề giữa các cơ sở dạy nghề trên phạm vi toàn quốc.

Để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề gắn với thị trường lao động, bài viết này tập trung tìm hiểu việc phát triển chương trình đào tạo trong các trường cao đẳng nghề, từ đó đưa ra một số đề xuất, giải pháp cho việc xây dựng và phát triển chương trình đào tạo trong các trường cao đẳng nghề đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.

1. Một số khái niệm cơ bản về phát triển chương trình đào tạo nghề

1.1 Khái niệm chương trình đào tạo nghề

Trước hết ta cần làm rõ thuật ngữ chương trình đào tạo [CTĐT]. Nghĩa thông thường được sử dụng là một văn bản quy định mục đích và các mục tiêu cụ thể đặt ra đối với một ngành đào tạo, các khối kiến thức và các môn học, tổng thời lượng cùng thời lượng dành cho mỗi môn mà nhà trường tổ chức giảng dạy để trang bị các kiến thức, kĩ năng, thái độ cần thiết cho sinh viên theo học một ngành nào đó. Nghĩa này tương đương với nội dung của thuật ngữ tiếng Anh curriculum. Có thể lấy ví dụ CTĐT ngành Cơ khí Động lực, hay ngành Công nghệ thông tin

Tiếp theo ta cần tìm hiểu khái niệm CTĐT nghề: Đó là một văn bản quy định mục đích và các mục tiêu cụ thể đặt ra đối với một nghề đào tạo. Nghĩa này tương đương với nội dung của thuật ngữ tiếng Anh training program hay job training program. Trong một ngành nào có thể có một hoặc nhiều nghề, theo ví dụ trên thì trong ngành cơ khí động lực có thể có các nghề sửa chữa Gầm, Sửa chữa Điện, hoặc sửa chữa Động cơ ô tô trong ngành Công nghệ thông tin có thể có nhiều nghề như Lập trình, Thiết kế Web, hay Sửa chữa, bảo trì máy tính [5].

1.2 Khái niệm Xây dựng phát triển CTĐT nghề

Có rất nhiều quan niệm khác nhau về xây dựng chương trình [XDCT] và phát triển CTĐT. Người ta thường hiểu XDCT đào tạo là xây dựng một chương trình mới, còn phát triển CTĐT là cải tiến, sửa chữa cập nhật một CTĐT cũ thành một CTĐT mới. Quan điểm trên chỉ đúng một nửa, bởi vì ngay khi XDCT, người ta cũng cần phải có những nền tảng của kiến thức, kĩ năng và thái độ sẵn có, do vậy XDCT và Phát triển CTĐT là hai khái niệm hết sức gần gũi, có thể thay thế cho nhau, không nên tách bạch chúng một cách rạch ròi. Theo quan diểm của Tyler, một nhà giáo dục người Mỹ, về cơ bản, sự phát triển CTĐT là một kế hoạch xây dựng môi trường để phối hợp các yếu tố thời gian, không gian, vật chất, thiết bị và con người theo một trật tự nhất định.

Để xây dựng và phát triển CTĐT, chúng ta cần lưu ý đến 10 nguyên tắc sau: 1. Thay đổi chương trình là cần thiết và không thể tránh được; 2. Thay đổi chương trình là sản phẩm của thời đại; 3. Các thay đổi trong chương trình xảy ra ở giai đoạn đầu có thể cũng tồn tại và đan xen với những thay đổi ở giai đoạn sau; 4. Thay đổi chương trình chỉ xảy ra ở giai đoạn sau; 4. Thay đổi chương trình chỉ xảy ra khi con người bị thay đổi; 5. XDCT là một hoạt động nhóm hợp tác; 6. XDCT về cơ bản là một quá trình chọn lựa giữa nhiều khả năng thay thế; 7. XDCT không bao giờ kết thúc; 8. XDCT sẽ hiệu quả hơn nếu như đó là một quá trình toàn diện, chứ không phải là quá trình từng phần; 9. XDCT sẽ hiệu quả hơn nếu nó tuân theo một quá trình có hệ thống; 10. XDCT bắt đầu từ chương trình hiện hành [3].

Có rất nhiều mô hình phát triển CTĐT. Theo mô hình phát triển chương trình học của Tyler đã được Taba phát triển vào năm 1962, quá trình phát triển CTĐT gồm bảy giai đoạn chính như sau: 1. Đánh giá nhu cầu; 2. Xây dựng các mục tiêu; 3. Chọn lựa nội dung; 4. Sắp xếp nội dung; 5. Chọn lựa các yêu cầu học tập; 6. Tổ chức các hoạt động học tập; 7. Xác định đối tượng và phương pháp đánh giá.

Một số quy trình được đề nghị sau này, khác với Taba, ít phụ thuộc vào nội dung. Trong ví dụ sau đây Kathryn Feyereisen trình bày sự phát triển chương trình học như là một chuỗi giải quyết vấn đề: 1. Xác định vấn đề; 2. Khảo sát vấn đề; 3. Tìm kiếm giải pháp; 4. Chọn lựa giải pháp tốt nhất; 5. Giải pháp được cơ quan thông qua; 6. Giải pháp được chính thức chọn lựa; 7. Thử nghiệm giải pháp; 8. Chuẩn bị các tiền đề cho giải pháp; 9. Thực hiện giải pháp. 10. Định hướng và hướng dẫn cho người thực hiện; 11. Đánh giá tính hiệu quả [4].

Như vậy, sự quan tâm của Feyereisen phản ánh một xu hướng phát triển chương trình học theo quan điểm vĩ mô. Theo quan điểm này, phát triển chương trình học được xem là một quá trình phát triển có tính hệ thống.

2. Một số đặc điểm về XDCT của các trường cao đẳng nghề hiện nay

Từ 2003 đến nay, Chương trình dạy nghề xây dựng theo Quy định về nguyên tắc xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình dạy nghề được ban hành kèm theo Quyết định số 212/2003/QĐ-LĐTBXH của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và xã hội. Từ đó đến nay Bộ Lao động TBXH đã chỉ đạo các cơ sở dạy nghề và các cơ quan của Bộ tổ chức xây dựng và ban hành chương trình khung cho 164 nghề ở hai trình độ cao đẳng và trung cấp.

Chương trình khung cho từng nghề đào tạo là chương trình quy định khối lượng kiến thức, kĩ năng tối thiểu mà người học nghề ở một nghề xác định, một trình độ xác định phải đạt được sau khóa học. Khối lượng kiến thức, kĩ năng này còn gọi là phần cứng. Phần cứng chiếm khoảng 75% chương trình đào tạo.

Theo đó, một CTĐT [cao đẳng và trung cấp] gồm 3 phần: Các mô đun [môn học] chung như Chính trị, Pháp luật, Tin học, Ngoại ngữ, Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng; Các mô đun [môn học] cơ sở và các mô đun [môn học] chuyên ngành. Tổng thời lượng dành cho các mô đun chung là khoảng 1 học kì đối với các lớp 3 năm và một nửa học kì đối với lớp 2 năm, cho các môn du cơ sở là khoảng 1,5 học kì đối với các lớp 3 năm và 1 học kì đối với lớp 2 năm, cho các mô đun chuyên ngành vào khoảng 3 4 học kì còn lại, trong đó có cả giai đoạn thực hành, thực tập và tốt nghiệp.

Trên cơ sở chương trình khung cho từng nghề, các trường xây dựng chương trình đào tạo cho từng nghề của trường mình bằng cách lựa chọn khoảng 25% kiến thức và kĩ năng đã được xác định trong chương trình khung. Phần 25% này gọi là phần mềm hay còn gọi là phần kiến thức và kĩ năng nghề tự chọn. Các cơ sở dạy nghề lựa chọn các kiến thức, kĩ năng sao cho phù hợp với đặc điểm lao động của ngành và của từng vùng. Như vậy, chương trình đào tạo có thể khác nhau giữa các trường ở phần 25% kiến thức và kĩ năng tự chọn. Các trường tổ chức xây dựng và phê duyệt chương trình đào tạo để sử dụng cho trường mình. Trên cơ sở chương trình đào tạo, các trường tổ chức xây dựng, thẩm định và phê duyệt giáo trình và sách dùng cho giáo viên của trường mình.

3. Một số đề xuất, giải pháp về xây dựng và phát triển CTĐT trong các trường cao đẳng nghề giai đoạn hiện nay

Trên cơ sở lí luận về xây dựng và phát triển CTĐT, và đánh giá thực trạng việc xây dựng và phát triển CTĐT của các trường cao đẳng nghề trong thời gian vừa qua, tác giả bài viết xin mạnh dạn đưa ra một số đề xuất, giải pháp về xây dựng và phát triển CTĐT cụ thể như sau:

Thứ nhất, cần tổ chức nghiên cứu đánh giá một cách khách quan hiệu quả những CTĐT đã ban hành, trên cơ sở khảo sát các cơ sở đào tạo nghề và các doanh nghiệp sử dụng lao động qua đào tạo nghề. Cần tổ chức các buổi hội thảo, tọa đàm giữa các cơ sở dạy nghề với các công ty, xí nghiệp, doanh nghiệp và cơ quan sử dụng lao động để đánh giá hiệu quả của CTĐT.

Thứ hai,xây dựng và hoàn thiện nội dung, CTĐT nghề, gắn chặt đào tạo lí thuyết với rèn luyện kĩ năng thực hành, gắn đào tạo nghề với rèn luyện phẩm chất đạo đức nghề, tác phong công nghiệp, kỉ luật lao động; tăng cường cơ sở vật chất, trang bị máy móc, thiết bị, phương tiện phục vụ cho giảng dạy, học tập, từng bước tiếp cận với công nghệ, kĩ thuật tiên tiến, hiện đại, sát hợp với yêu cầu thực tế sản xuất của thị trường lao động. Đối với căn bản phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực hóa người học. Tăng thời gian thực hành, thực tập, giảm thời gian học lí thuyết để không ngừng nâng cao trình độ, kĩ năng nghề cho người học.

Thứ ba, cần xây dựng CTĐT liên thông giữa các cấp học, ngành học để người học có thể dễ dàng chuyển đổi nghề nghiệp và được tiếp tục đào tạo ở các bậc học cao hơn.

Thứ tư,đi đôi với việc xây dựng CTĐT, cần xây dựng chuẩn đầu vào và chuẩn đầu ra chặt chẽ cho các cấp độ đào tạo nghề, bảo đảm CTĐT đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của xã hội. Cần thiết thành lập các Trung tâm khảo khí, kiểm định chất lượng đào tạo độc lập nhằm đánh giá khách quan chất lượng đào tạo của các cơ sở đào tạo.

Thứ năm,Nhà nước cần tiếp tục đầu tư nâng cấp một số trường dạy nghề để đáp ứng trình độ khu vực và quốc tế, các trường đã đạt chuẩn cần được nhân rộng mô hình để chúng ta có thể nhanh chóng nắm bắt công nghệ dạy học mới cũng như công nghệ sản xuất, dịch vụ mới, gắn đào tạo dạy nghề với chiến lược phát triển của khu vực Đông Nam Á và thế giới.

Tài liệu tham khảo

1. Bài phát biểu của Bộ trưởng Bộ Lao động - TBXH - Nguyễn Thị Kim Ngân trong buổi lễ kỉ niệm 40 năm ngày thành lập Tổng Cục Dạy nghề - Hà Nội, tháng 10 năm 2009.

2. Per F. Ovila, Xây dựng chương trình học, Nxb Giáo dục, 2005.

3. John Wiles and Joseph Bondi, Xây dựng chương trình học, Hướng dẫn thực hành, Nxb Giáo dục, 2005.

4. Curtis R. Finch and John R. Crunkilton, Curriculum Development in Vocational and Technical Education,Virginia Polytechnic Institute and State University, 1993.

Video liên quan

Chủ Đề