Phiếu đánh giá cuối năm ngành tòa án năm 2024

Trong 2 ngày 12-13/10, tại TP Hạ Long, Cụm thi đua số IV ngành Tòa án [do TAND tỉnh Quảng Ninh làm trưởng cụm] đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác thi đua khen thưởng năm 2023 và ký giao ước thi đua năm 2024. Hội nghị có sự tham dự của đồng chí Nguyễn Thị Hồng Nhung, Vụ phó Vụ Thi đua-khen thưởng, TAND Tối cao.

Các đơn vị trong cụm thi đua số IV ngành Tòa án ký kết giao ước thi đua năm 2024.

Cụm thi đua số IV gồm 6 TAND các tỉnh: Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Quảng Ninh, Hải Dương, Thái Bình [6 TAND cấp tỉnh và 59 TAND cấp huyện]. Tổng biên chế các đơn vị trong Cụm thi đua số IV hiện có là 993 công chức, trong đó [06 Thẩm phán cao cấp, 181 Thẩm phán trung cấp, 256 Thẩm phán sơ cấp, 76 Thẩm tra viên, 407 Thư ký, 67 chức danh khác] và 174 nhân viên hợp đồng. Công chức tại các đơn vị có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức, nhiệt tình trong công tác. Đại đa số có trình độ Đại học, có nhiều công chức có trình độ Thạc sĩ luật, học vị Tiến sĩ.

Nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò, ý nghĩa to lớn của phong trào thi đua yêu nước, cấp ủy, người đứng đầu các đơn vị TAND hai cấp trong Cụm thi đua số IV luôn quan tâm, trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về công tác thi đua, khen thưởng.

Từ ngày 01/10/2022 đến ngày 30/9/2023, các đơn vị trong Cụm thi đua đã giải quyết, xét xử 36.046/38.333 vụ, việc các loại, đạt tỷ lệ 94%. Bình quân mỗi thẩm phán trong Cụm đã giải quyết 82 vụ, việc/năm, 6,8 vụ, việc/tháng. Trong đó, TAND cấp tỉnh giải quyết, xét xử 4.615/4.988 vụ, việc, đạt tỷ lệ 92,5%; TAND cấp huyện giải quyết, xét xử 31.431/33.345 vụ, việc, đạt tỷ lệ 94,3%. Tỷ lệ án hủy, sửa do lỗi chủ quan của từng đơn vị đều thấp hơn mức quy định của Tòa án nhân dân tối cao.

Các đơn vị trong Cụm đã làm tốt công tác hòa giải, đối thoại. Số lượng các vụ việc hòa giải thành, đối thoại thành theo Luật tố tụng dân sự, hành chính là 13.440/22.420 vụ, việc đã giải quyết, đạt tỷ lệ 59,9%. Số lượng các vụ việc hòa giải thành, đối thoại thành theo Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án là 5.902/8.749 vụ, việc Tòa án chuyển sang hòa hòa giải, đối thoại, đạt tỷ lệ 67,5%. Tỷ lệ hòa giải, đối thoại thành là 62,1%.

Bên cạnh việc phát động và tổ chức phong trào thi đua về công tác chuyên môn, các đơn vị trong Cụm tiếp tục thực hiện tốt các phong trào thi đua do Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương phát động như: phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”; phong trào “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”, phong trào “Cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở giai đoạn 2019 - 2025”, đặc biệt là triển khai thực hiện phong trào thi đua “Đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí” trong TAND, tạo khí thế thi đua sôi nổi, phát huy sức mạnh của toàn thể công chức TAND hai cấp của tỉnh trong đẩy mạnh xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội đồng bộ, hiện đại trên địa bàn tỉnh.

Các đơn vị trong Cụm đã phát động phong trào thi đua năm 2024, trong đó tập trung vào việc nâng cao chất lượng công tác xét xử, văn hóa công sở; thực hiện tốt mục tiêu cải cách tư pháp...

Hội nghị tiến hành bỏ phiếu suy tôn các đơn vị có nhiều thành tích nổi bật trong công tác năm 2023, bầu các đơn vị Trưởng cụm, phó cụm thi đua năm 2024 và ký giao ước thi đua giữa các đơn vị trong cụm thi đua số IV.

Góp ý vào nội dung dự thảo Luật, đại biểu Lê Nhật Thành [Đoàn Hà Nội] cho biết, dự thảo Luật cần tiếp tục kế thừa quy định của Luật hiện hành đã phát huy hiệu quả thời gian qua. Đồng thời, dự thảo luật này về bản chất là một luật quy định về tổ chức bộ máy, nên đại biểu đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo không quy định sang các lĩnh vực khác, không quy định lại những vấn đề luật khác đã quy định. Tất cả quy định mới phải bảo đảm tính thống nhất.

Đại biểu Lê Nhật Thành cho biết, trong dự thảo Luật, dự kiến đổi tên Tòa án nhân dân các cấp nhưng không thay đổi về chức năng, nhiệm vụ và vẫn dùng tên tỉnh và thành phố, địa phương đặt sau cụm từ sơ thẩm, phúc thẩm. Vì thế, cơ quan chủ trì soạn thảo cần đánh giá kỹ lưỡng giữa chi phí và lợi ích của việc đổi tên [cần phải sửa đổi bao nhiêu văn bản quy phạm pháp luật có liên quan và chi phí cho việc sửa đổi con dấu, biển hiệu, các loại mẫu giấy tờ, bảng chức danh…] và bảo đảm tính đồng bộ với các cơ quan tiến hành tố tụng khác như thế nào?

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Hải Trung, Giám đốc Công an thành phố Hà Nội phát biểu.

Thảo luận tại tổ, Trung tướng Nguyễn Hải Trung, Giám đốc Công an thành phố Hà Nội nhất trí với sự cần thiết sửa đổi, bởi sau 8 năm thi hành, Luật Tòa án nhân dân đã bộc lộ những tồn tại, vướng mắc. Hơn nữa, cần thiết phải tổng kết, sửa đổi luật để giải quyết những vấn đề mới đặt ra trong bối cảnh, tình hình hiện nay cũng như thời gian tới.

Dù vậy, đại biểu Nguyễn Hải Trung cho biết, còn băn khoăn về hai nội dung. Trước hết, theo tờ trình về dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân [sửa đổi] cũng như báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp đều nhấn mạnh, việc xây dựng luật phải phù hợp với thể chế của Việt Nam. Cụ thể, Tờ trình dự thảo luật nêu rõ, việc xây dựng dự án Luật phải bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, thể chế hóa được các chủ trương, nghị quyết của Đảng; bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật…

“Thể chế của Việt Nam là Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ. Quyền lực Nhà nước là tập trung thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa 3 quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Trong Nghị quyết số 49-NQ/TƯ đã nêu và khi tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 49 cũng đã bổ sung quan điểm phải có sự giám sát lẫn nhau giữa 3 quyền này”, Trung tướng Nguyễn Hải Trung nói.

Đại biểu Nguyễn Hải Trung đặt câu hỏi: “Thực tế dự thảo Luật đã phù hợp với thể chế này hay chưa? Đây là vấn đề còn ý kiến băn khoăn thì chúng ta phải giải đáp cho thấu đáo”.

Vấn đề băn khoăn thứ hai mà đại biểu Nguyễn Hải Trung nêu ra, theo dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân [sửa đổi] thì hoạt động xét xử của Tòa án hoàn toàn là nhánh tư pháp. Trong khi đó, theo Nghị quyết số 49-NQ/TƯ và theo nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác thì vấn đề tư pháp rất rộng. Tư pháp bao gồm cả hoạt động của cơ quan điều tra; hoạt động hỗ trợ tư pháp của ngành công an như bảo vệ, dẫn giải, áp giải ra phiên tòa; rồi cả vấn đề về bổ trợ tư pháp.

Cần cân nhắc

Phát biểu tại tổ, Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình [đại biểu Đoàn Bắc Giang] cho hay, về nội dung đổi tên tòa án cấp tỉnh thành tòa án phúc thẩm và tòa án cấp huyện thành tòa án sơ thẩm, vẫn còn nhiều ý kiến. Đại biểu nêu việc đổi tên này thực hiện theo đúng Nghị quyết về tổ chức tòa án theo thẩm quyền xét xử. Thẩm quyền xét xử theo Hiến pháp quy định 2 cấp là phúc thẩm, sơ thẩm. Trường hợp đặc biệt có giám đốc thẩm, tái thẩm.

Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình phát biểu.

“Tổ chức tòa án theo thẩm quyền xét xử là đúng bản chất tố tụng, phù hợp thẩm quyền, bảo đảm tính độc lập và cũng phù hợp với tổ chức tòa án quốc tế. Các nước họ cũng tổ chức theo thẩm quyền xét xử”, đại biểu Nguyễn Hòa Bình nói.

Đại biểu Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh, ở đây cần hiểu rõ tòa án là cơ quan xét xử của Nhà nước, thực hiện quyền tài phán quốc gia, chứ không phải quyền tài phán của huyện, tỉnh. Việc tổ chức theo tỉnh, huyện có thể dễ ngộ nhận là tỉnh chỉ đạo huyện về mặt hành chính, không bảo đảm độc lập.

“Việc đổi này đơn thuần là một cái tên nhưng nội hàm là bước tiến lớn, phù hợp với các quy định chung của thế giới, phù hợp với truyền thống pháp lý của chúng ta”, đại biểu Nguyễn Hoà Bình nêu rõ.

.jpg]Đại biểu Quốc hội Mai Văn Hải [Đoàn Thanh Hóa] phát biểu.

Tại thảo luận tổ, đại biểu Mai Văn Hải [Đoàn Thanh Hóa] cho biết, về tổ chức bộ máy tòa án, dự luật quy định tổ chức Tòa án nhân dân phúc thẩm thay cho Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân sơ thẩm thay cho Tòa án nhân dân cấp huyện. Về đề xuất thay đổi này, ông Hải cho rằng, phải cân nhắc. Bởi chức năng, nhiệm vụ của Tòa sơ thẩm, phúc thẩm vẫn giống như Tòa án nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh.

“Nên chăng đặt ra vấn đề đổi tên hay không?”, ông Hải đặt câu hỏi và nêu vấn đề, đi kèm với sự thay đổi này là một loạt thủ tục hành chính thay đổi.

Chủ Đề