Phiếu khảo sát học sinh THPT về dự định ngành nghề tương lai

DANH MỤC CÁC NGÀNH NGHỀ TUYỂN SINH HỆ CAO ĐẲNG

STTTÊN NGÀNHMÃ NGÀNHTỔ HỢP XÉTTHỜI GIAN ĐÀO TẠO
1Tin học ứng dụng6480205A00 [Toán, Lý, Hóa] - A01 [Toán, Lý, Tiếng Anh]2.5 năm
2Thiết kế đồ họa6210402A00 [Toán, Lý, Hóa] - A01 [Toán, Lý, Tiếng Anh]2.5 năm
3Công nghệ kỹ thuật máy tính6480105A00 [Toán, Lý, Hóa] - A01 [Toán, Lý, Tiếng Anh]2.5 năm
4Công nghệ Kỹ thuật cơ điện tử6510304A00 [Toán, Lý, Hóa] - A01 [Toán, Lý, Tiếng Anh]2.5 năm
5Công nghệ Kỹ thuật cơ khí6510201A00 [Toán, Lý, Hóa] - A01 [Toán, Lý, Tiếng Anh]2.5 năm
6Công nghệ Kỹ thuật ô tô6510202A00 [Toán, Lý, Hóa] - A01 [Toán, Lý, Tiếng Anh]2.5 năm
7Dược6720201B00 [Toán, Hóa, Sinh] - D07 [Toán, Hóa, Tiếng Anh]3 năm
8Điều dưỡng6720301B00 [Toán, Hóa, Sinh] - B08 [Toán, Sinh, Tiếng Anh]3 năm
9Hộ sinh6720303B00 [Toán, Hóa, Sinh0 - B08 [Toán, Sinh, Tiếng Anh]3 năm
10Tiếng Anh6220206D01 [Toán, Văn, Tiếng Anh] - A01 [Toán, Lý, Tiếng Anh]2.5 năm
11Hướng dẫn du lịch6810103D01 [Toán, Văn, Tiếng Anh] - C00 [Văn, Sữ, Địa]2.5 năm
12Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống6810205C00 [Văn, Sử, Địa] - D14 [Văn, Sử, Tiếng Anh]2.5 năm
13Chăm sóc sắc đẹp6810404B03 [Toán, Văn, Sinh] - D13 [Văn, Sinh, Tiếng Anh]2.5 năm
14Kế toán6340301A00 [Toán, Lý, Hóa] - A01 [Toán, Lý, Tiếng Anh]2.5 năm
15Quản trị kinh doanh6340404A00 [Toán, Lý, Hóa] - A01 [Toán, Lý, Tiếng Anh]2.5 năm
16Điện công nghiệp6520227A00 [Toán, Lý, Hóa] - A01 [Toán, Lý, Tiếng Anh]2.5 năm
17Chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ6760204B00 [Toán, Hóa, Sinh] - D01 [Toán, Văn, Tiếng Anh]2.5 năm
18Tiếng Nhật6220212D01 [Toán, Văn, Tiếng Anh] - A01 [Toán, Lý, Tiếng Anh]2.5 năm

DANH MỤC CÁC NGÀNH NGHỀ TUYỂN SINH HỆ TRUNG CẤP

Hướng đăng ký tuyển sinh: tại đây

Phiếu đăng ký xét tuyển sinh Cao đẳng – Trung cấp: tại đây

NGUYỄN THỊ KIM NHUNG

Trường THPT Đô Lương

Nghệ An là một tỉnh có diện tích lớn nhất cả nước, với dân số trên 3 triệu người. Do đó Nghệ An là tỉnh có nguồn nhân lực dồi dào và chất lượng nguồn lao động ngày càng được nâng cao. Học sinh Nghệ An nói riêng và người Nghệ An nói chung nổi tiếng với truyền thống cần cù, hiếu học. Phần lớn học sinh THPT đều có xu hướng học lên cao để thoát nghèo, hàng năm có khoảng 20.000 học sinh đậu vào ĐH, CĐ, đứng tốp đầu của cả nước [1]. Cùng với sự phát triển chung của đất nước xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của học sinh THPT Nghệ An cũng có sự thay đổi. Số lượng học sinh thi đại học, cao đẳng sụt giảm đáng kể, số lượng học sinh học nghề và đi làm có xu hướng tăng. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là học sinh đã chọn ngành nghề cho mình như thế nào? Dựa vào đâu để chọn nghề nghiệp cho mình? Để trả lời các câu hỏi này, mục tiêu của bài báo là xác định, đánh giá thực trạng định hướng nghề nghiệp và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố then chốt đến định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT. Từ đó đề xuất những biện pháp thiết thực nhằm định hướng và tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh THPT Nghệ An trong lựa chọn hướng đi tương lai của mình.

2.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu

          Để làm rõ thực trạng định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT tỉnh Nghệ An, một khảo sát đã được thực hiện cho 12 trường phổ thông trên địa bàn tỉnh với tổng số phiếu thu được là 317 phiếu. Trong đó, đối tượng trả lời phỏng vấn là 93 học sinh ở miền núi, chiếm 29,4% [gồm các trường THPT Kì Sơn, trường THPT Quỳ Hợp, trường THPT Tây Hiếu], 51 học sinh ở trung du, chiếm 16,1% [gồm trường THPT Anh Sơn 2, trường THPT Đô Lương 2, trường THPT Đô Lương 4], 173 học sinh ở đồng bằng, ven biển chiếm 54, 6% [trường THPT Hà Huy Tập, trường THPT Hoàng Mai, trường THPT Quỳnh Lưu 1, trường THPT Quỳnh Lưu 2, trường THPT THDTNT 2]. Trong đó, học sinh khu vực thành thị có 85 học sinh [26,8%], học sinh khu vực nông thôn có 232 học sinh [73,2%]. Theo thành phần dân tộc: học sinh dân tộc Kinh có 236 em chiếm 74,4 %, 43 HS dân tộc Thái chiếm 13,6%, 19 HS dân tộc H’mông chiếm 6,0%, 9 HS dân tộc Thổ chiếm 2,8%, 8 HS dân tộc Khơ mú chiếm 2,5%, 2 HS dân tộc Thanh chiếm 0,6%.

Trong tổng số 317 kết quả, có 189 nữ chiếm 59,6% và 128 nam chiếm 40,4% tham gia trả lời phỏng vấn. Các bạn học sinh bắt đầu có sự lựa chọn trường đại học dự định dự thi ở lớp 12 là 58,3%; từ lớp 11 là 16,7%; từ lớp 10 là 12,7% và trước lớp 10 là 12.3%; 66,7% và 33,3% là hai tỷ lệ tương ứng cho sự lựa chọn trường đại học công và trường đại học tư nhận được từ 317 kết quả khảo sát. Số học sinh phân theo khối lớp thì khối 12 là 127 học sinh chiếm, 40,1%; 94 học sinh khối 11 chiếm 29,7% và 96 học sinh khối 10 chiếm 30,2 %. Trong số đó số học sinh đăng kí dự thi khối A nhiều nhất 175 HS, chiếm 55,4 %, tiếp đến là khối C 61 HS đăng kí chiếm 17,7%; khối B có 27 HS, chiếm 8,5%. Các khối còn lại chiếm tỉ lệ thấp, khối A1 có 11 HS, chiếm 3,5%; ít nhất là khối E chỉ có 1 HS, chiếm 0,3%.

2.2. Nhận thức của học sinh về vai trò của định hướng nghề nghiệp và giá trị nghề

Học sinh THPT hiện nay rất quan tâm đến định hướng nghề nghiệp. Có 47,6% học sinh được hỏi tỏ rõ thái độ rất quan tâm đến định hướng nghề nghiệp; 20,6% học sinh có quan tâm đến yếu tố nghề nghiệp và chỉ có 2,8% học sinh chưa quan tâm đến định hướng nghề nghiệp.

Mức độ quan tâm đến định hướng nghề nghiệp của các em thuộc các khối cũng rất khác nhau. Trong đó sự quan tâm nhiều nhất thuộc về các em lớp 12 chiếm tỉ lệ rất cao 75%, tiếp đến là học sinh lớp 11 chiếm 65%; ở học sinh lớp 10 là 45%. Sự quan tâm của các em học sinh về định hướng nghề nghiệp đặc biệt là học sinh lớp 12 là xu thế tất yếu. Bởi vì các em đang đứng trước nhiều sự lựa chọn cho nghề nghiệp tương lai của mình.

Khi được hỏi về giá trị của nghề của học sinh phổ thông thì có đến 43,5% học sinh cho rằng nghề là để kiếm tiền; 29,7% cho rằng nghề để ổn định cuộc sống. Chỉ có 9,1% học sinh cho rằng nghề để thỏa mãn ước mơ lý tưởng; 6,6% học sinh cho rằng nghề để thể hiện tài năng, còn lại là các giá trị khác. Như vậy có thể thấy còn nhiều bất cập hạn chế trong năng lực định hướng nghề nghiệp của người học. Một chỉ số đánh giá năng lực định hướng của học sinh cho thấy có 95% học sinh được hỏi có xác định mục tiêu. Tuy nhiên chỉ có 14,5% kiên định với mục tiêu; 36,6% ít thay đổi mục tiêu và 34,4% hay thay đổi mục tiêu.

2.3. Các xu hướng lựa chọn nghề

Từ khảo sát thực tế 317 học sinh một cách ngẫu nhiên thì đa số học sinh muốn học tiếp lên ĐH, CĐ chiếm 77,6%, số học sinh học nghề hoặc tham gia xuất khẩu lao động chiếm 20,8%, rất ít học sinh không học tiếp, ở nhà tham gia lao động chiếm 1,6%. 

 

    Do việc định hướng nghề chưa làm tốt nên các em không thể hình dung ra nghề nghiệp sau này của mình như thế nào. Vì thế, việc lựa chọn trường và nghề nghiệp của các em còn theo cảm tính. Đa phần các em vào ĐH, CĐ là lựa chọn đầu tiên. Tuy nhiên, nhiều em năng lực có hạn mà vẫn cố thi vào ĐH, CĐ đã gây ra lãng phí cả về tiền của, công sức và thời gian.

Kết quả điều tra cho thấy học sinh chọn nghề y chiếm vị trí thứ nhất 48/317 học sinh chiếm [15,1%]. Ngành kinh tế chiếm vị trí thứ 2 với số học sinh lựa chọn là 47/317 chiếm [14,8%], ngành sư phạm và an ninh - quốc phòng chiếm vị trí thứ 3 và thứ 5 với tỉ lệ 12,9% và 12,6%. Mặc dù điểm đầu vào của ngành y năm nào cũng cao, xong học sinh lựa chọn ngành này đông, đặc biệt là những em có học lực giỏi. Do ở nước ta hiện nay tỉ lệ bác sĩ/vạn dân còn ở mức thấp nên nhu cầu nhân lực ngành y rất lớn. Nhiều học sinh lựa chọn ngành kinh tế vì nghĩ rằng học những ngành này có cơ hội tìm việc làm, làm việc trong môi trường tiện nghi, lương cao, trong khi nhiều ngành nghề kĩ thuật - công nghệ đang thiếu nhân lực. Kết quả trên cũng cho thấy lựa chọn của học sinh có phần mang tính an toàn, không năng động, tự tin và dám mạo hiểm cho những ngành nghề phù hợp hơn.

Bảng 1: Thống kê những nghề nghiệp được học sinh lựa chọn

Lựa chọn nghề

Số lượng

Tỉ lệ %

Xếp thứ tự

Bác sĩ

48

15.1

1

Kinh tế

47

14.8

2

Sư phạm

41

12.9

3

Công an, cảnh sát, quân đội

40

12.6

5

Xuất khẩu lao động

38

12.0

8

Kĩ thuật, công nghệ

36

11.4

11

Công nhân, ở nhà sản xuất

23

7.3

6

Ngoại giao

16

5.0

7

Công tác xã hội, du lịch

10

3.2

11

Luật

10

3.2

9

Nghiên cứu, khác

5

1.6

14

Nghệ thuật

3

0.9

12

Tổng số

317

100

 [Nguồn: Xử lí số liệu điều tra bằng SPSS 20]

Các ngành nghề ít được học sinh lựa chọn là truyền thông, hàng không, quản lí nhân sự, phiên dịch, kĩ thuật công nghệ, nghệ thuật… Đây cũng thể hiện sự thiếu hiểu biết của học sinh về ngành và nghề trong cuộc sống, do chưa cung cấp cho các em đầy đủ thông tin về nghề khiến các em lựa chọn nghề nghiệp vẫn mang tính bị động, bị phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan của nghề như có thu nhập cao, ổn định, dễ xin việc và được xã hội đánh giá cao… chứ chưa thật sự căn cứ vào năng lực, sở trường.

Kết quả điều tra cho thấy có sự khác nhau giữa học lực của học sinh trong việc lựa chọn trường; nhóm học sinh có học lực giỏi và khá có tỉ lệ đăng kí thi vào các trường ĐH, CĐ cao hơn hẳn so với tỉ lệ lựa chọn trường TCCN [267/317 học sinh có học lực giỏi và khá]; học sinh có học lực trung bình và yếu tham gia thi ĐH, CĐ với tỉ lệ khá cao [trong 47/317 học sinh có học lực trung bình, yếu thì có đến 29 học sinh đăng kí thi ĐH, CĐ] điều này thể hiện số học sinh này còn thiếu hiểu biết trong việc lựa chọn nghề nghiệp, đăng kí dự thi còn theo cảm tính, theo phong trào thấy các bạn thi vào ĐH, CĐ cũng thi mà không đánh giá được khả năng, năng lực của bản thân.

Về xu hướng chọn nơi làm việc, học sinh chủ yếu mong muốn được làm việc ở thành phố, tỉ lệ này chiếm [53,3%]; khu vực nông thôn [33,4%]; chỉ có 3,8% học sinh mong muốn làm việc ở nước ngoài và chủ yếu là những học sinh không đăng kí dự thi ĐH, CĐ mà đi xuất khẩu lao động; có đến 9,1% học sinh chưa xác định được là làm việc ở đâu, tỉ lệ này cũng rơi vào số học sinh chưa hiểu được rõ ngành nghề mình theo học là như thế nào, các em cũng chưa hình dung được công việc mình làm sau khi học xong.

Như vậy, những hiểu biết của học sinh về bản thân mới chỉ dừng lại ở việc hiểu biết về năng lực học tập của mình, và các em lấy đây là căn cứ chính để quyết định chọn nghề, trong khi đó những thông tin rất quan trọng như năng khiếu, khí chất, tính cách... lại ít được các em quan tâm. Chính sự thiếu hụt những thông tin về bản thân là một nguyên nhân làm cho việc lựa chọn nghề của học sinh hiện nay thiếu cơ sở khoa học.

2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp của học sinh

Việc lựa chọn nghề nghiệp của học sinh THPT chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố với mức độ tác động khác nhau đối với việc định hướng nghề nghiệp của mình. Theo thứ tự từ cao xuống thấp thì học sinh chọn nghề bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi yếu tố bản thân [yếu tố cá nhân người học 7,26 điểm]; thứ hai là sự ảnh hưởng của gia đình [5,52 điểm]; thứ 3 là xu hướng phát triển kinh tế - xã hội [5,46 điểm]; thứ 4 là yếu tố hoạt động hướng nghiệp của các trường ĐH, CĐ, TCCN [4,57]; thứ 5 là yếu tố nhà trường; thứ 6 là hoạt động truyền thông và cuối cùng là yếu tố bạn bè. Như vậy có thể khẳng định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố như bạn bè, hoạt động truyền thông của các phương tiện thông tin đại chúng tới việc học sinh lựa chọn ngành nghề là không lớn. Các em đã biết dựa vào khả năng của bản thân để xác định hướng đi cho mình.

Bảng 3:  Các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT

TT

Các yếu tố

Thang điểm

1

Sự lựa chọn của bản thân

7,26

2

Sự tác động của gia đình

5,52

3

Xu hướng phát triển của xã hội

5,46

4

Tư vấn hướng nghiệp của các trường ĐH, CĐ, TCCN

4,57

5

Định hướng của nhà trường

4,06

6

Hoạt động của truyền thông

3,89

7

Sự tác động của bạn bè

3,02

8

Các lí do khác

1,65

[Nguồn: Xử lí số liệu bằng SPSS 20]

Qua khảo sát có thể nhận thấy hai nhân tố bản thân cá nhân người học và gia đình là những yếu tố quyết định tới định hướng nghề nghiệp của học sinh hoàn toàn phù hợp với thực tế hiện nay. Tuy nhiên việc lựa chọn nghề của người học phần lớn không xuất phát từ sở trường, năng lực hay ước mơ, lý tưởng của người học mà chủ yếu là do nhận thức của người học về sự tác động của học lực đến lựa chọn nghề cũng như ảnh hưởng của hoàn cảnh gia đình đến lựa chọn nghề.

Bên cạnh đó, yếu tố gia đình [sự quan tâm của bố, mẹ] cũng ảnh hưởng không nhỏ đến định hướng nghề nghiệp của người học. Đối với định hướng nghề nghiệp của con chỉ có 5,3 % bố mẹ không quan tâm; 17% bố mẹ quan tâm nhưng không can thiệp; 52,1% có tư vấn phân tích nhưng không can thiệp; 22,1% can thiệp vào định hướng nghề nghiệp của con và 3,5% quyết định nghề nghiệp tương lai của con. Khi phân tích tương quan giữa mức độ can thiệp của bố mẹ với trình độ nghề nghiệp của bố mẹ, có thể nhận thấy trình độ của bố mẹ càng cao thì mức độ can thiệp vào định hướng nghề nghiệp của con càng lớn.

Do nhận thức về nghề nghiệp, việc làm còn đơn giản, phiến diện cho nên học sinh vẫn còn chủ yếu đặt mục tiêu vào ĐH, CĐ, không muốn đi học nghề hay có xu hướng kinh doanh, buôn bán. Học sinh cũng chủ yếu lựa chọn những ngành nghề mà các em cho là ổn định, không phải lo đầu ra, những ngành nghề có thu nhập cao… và có xu hướng muốn làm việc ở thành phố. Mặc dù học sinh đã hiểu được vai trò của định hướng nghề nghiệp, xác định được đúng yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn nghề nghiệp là do bản thân. Tuy nhiên khi nêu lên nguyện vọng về ngành nghề thì vẫn còn dựa vào cảm tính, ít tính tới năng lực, chưa tìm hiểu khí chất, tính cách, năng khiếu… của bản thân trong mối quan hệ với nghề nghiệp mình đã chọn.

Để học sinh lựa chọn được đúng ngành nghề theo năng lực, phù hợp với thực tiễn, xin đề xuất một số giải pháp sau:

3.1. Công tác định hướng nghề cho học sinh nên bắt đầu sớm hơn.

Hiện nay công tác hướng nghiệp cho học sinh thường bắt đầu từ thời điểm kết thúc cấp học THCS [lớp 9]. Đây là thời điểm vừa hướng nghiệp, vừa triển khai phân luồng cho học sinh khi tiếp tục học lên đại học hoặc gắn với nghề cần chọn cho mỗi học sinh.

Để chuẩn bị tâm thế cho học sinh và những kiến thức cơ bản về định hướng nghề, chọn nghề thì việc định hướng nghề phải được tiến hành bắt đầu từ lớp 8 để khi kết thúc cấp học THCS học sinh đủ điều kiện tự tin trong chọn nghề.

3.2. Về chương trình học hướng nghiệp

Ngoài việc tiếp tục hoàn thiện chương trình giáo dục hướng nghiệp hiện nay, các cơ sở giáo dục cần bổ sung thêm một số nội dung mới vào chương trình như: Khởi nghiệp; kỹ năng nghề; ngoại ngữ gắn với hội nhập kinh tế quốc tế. Mặt khác cần đa dạng hóa các hình thức tổ chức giáo dục hướng nghiệp cho học sinh như: chuyên gia tư vấn hướng nghiệp; hoạt động của Hội phụ huynh trong công tác hướng nghiệp; tổ chức các hội thi về chủ đề hướng nghiệp.

3.3. Định hướng nghề nghiệp cho học sinh phải gắn chặt với công tác phân luồng. Định hướng tốt nhưng công tác phân luồng kém thì chắc chắn là không mang lại kết quả và ngược lại phân luồng chính là tạo cho học sinh tâm thế chủ động lựa chọn con đường tiếp tục học tập hoặc đi vào lĩnh vực nghề nghiệp nào đó phù hợp với năng lực và hoàn cảnh cụ thể của bản thân và gia đình.

3.4. Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho phụ huynh, học sinh.

Trước hết tuyên truyền từng bước thay đổi nhận thức về “học để làm quan”, học để có việc làm “nhàn hạ” của người Nghệ có truyền thống hiếu học sang nhận thức học để có việc làm cho bản thân và cống hiến cho xã hội. Học đại học ra mà không có việc làm thì cũng không giải quyết được vấn đề gì.

Các em cần đánh giá được đúng năng lực của bản thân, cần phải tự thực hiện sự hướng nghiệp cho chính mình. Đối với gia đình cần phải có một quan niệm, cách nhìn nhận đúng đắn về giá trị nghề, sự phát triển nghề trong xã hội để hỗ trợ các em trong việc tìm kiếm thông tin, hướng đến việc lựa chọn nghề phù hợp với bản thân, gia đình và xã hội.

Tài liệu tham khảo

  1. Người Lao Động online, Trên 64% người tìm việc không xác định mục tiêu nghề nghiệp [18.08.2015].
  2. Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An, Kế hoạch phân luồng, hướng nghiệp, dạy nghề học sinh sau THCS và THPT đến năm 2020, năm 2015.
  3. Sở GD&ĐT Nghệ An, Báo cáo tổng kết năm học 2015 - 2016.
  4. Phạm Tất Dong, Giáo dục hướng nghiệp, sách Giáo viên lớp 9, Nhà xuất bản Giáo dục 2005.

Video liên quan

Chủ Đề