Phong cách ngôn ngữ của bài thơ vội vàng

Nếu Huy Cận là nhà thơ của nỗi khắc khoải không gian thì Xuân Diệu là nhà thơ của nỗi ám ảnh thời gian và cũng là nhà thơ mới nhất của các nhà thơ mới. Tiêu biểu cho sự nghiệp sáng tác vô cùng độc đáo, tiến bộ của Xuân Diệu là thi phẩm “Vội vàng”. 

Ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng Thầy Phạm Hữu Cường [giáo viên môn Văn tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI] đi phân tích bài thơ “Vội vàng”.

  • Xuân Diệu tên thật là Ngô Xuân Diệu, còn có bút danh là Trảo Nha, quê làng Trảo Nha, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh nhưng sinh ra tại Gò Bồi, thôn Tùng Giản, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định.
  • Xuân Diệu sinh ngày 2/2/1916, mất ngày 18/12/1985.
  • Ông là thành viên của Tự Lực văn đoàn.

Ông là cây đại thụ của nền thi ca hiện đại Việt Nam, Xuân Diệu đã để lại khoảng 450 bài thơ, một số truyện ngắn và nhiều bút kí, tiểu luận, phê bình văn học.

Tác phẩm tiêu biểu: Thơ thơ [1938], Gửi hương cho gió [1945], truyện ngắn Phấn thông vàng [1939],…

Nét nổi bật trong sáng tác:

  • Xuân Diệu là “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”, cũng là cây bút có sức sáng tạo mãnh liệt, dồi dào, bền bỉ và có nhiều đóng góp to lớn.
  • Trước Cách mạng, Xuân Diệu đem đến cho thơ ca đương thời một sức sống mới, một nguồn cảm xúc mới, thể hiện quan niệm sống mới mẻ cùng với những cách tân nghệ thuật đầy sáng tạo. Ông là nhà thơ của tình yêu, của mùa xuân và tuổi trẻ với một giọng thơ sôi nổi, đắm say, yêu đời thắm thiết.
  • Sau Cách mạng, thơ Xuân Diệu hướng mạnh vào thực tế đời sống và rất giàu tính thời sự. Ông cổ vũ và hăng hái thể hiện khuynh hướng tăng cường chất hiện thực trong thơ.

2. Tác phẩm

  • “Vội vàng” in trong tập Thơ thơ [1938] – tập thơ đầu tay và cũng là tập thơ khẳng định vị trí của Xuân Diệu.
  • “Vội vàng” là cuộc chạy đua với thời gian và quan niệm sống tích cực, tiến bộ của Xuân Diệu.

II. Tìm hiểu văn bản

1. Khát vọng vượt quyền tạo hóa.

“Tôi muốn tắt nắng đi Cho màu đừng nhạt mất; Tôi muốn buộc gió lại

Cho hương đừng bay đi.”

Điệp khúc “Tôi muốn”, Xuân Diệu đã bộc lộ ý muốn chủ quan, khát vọng cá nhân của mình một cách thành thực và mạnh mẽ.

Xuân Diệu triệt để sử dụng lối thơ vắt dòng, nghệ thuật điệp từ, hình thức lặp cấu trúc cũng như nhiều hình ảnh có ý nghĩa tượng trưng.

“nắng” và “gió” không chỉ là hình ảnh thiên nhiên mà còn là biểu tượng chỉ thời gian -> Khát vọng giữ thời gian ngừng trôi, một khát vọng vượt quyền tạo hóa.

=> Khát vọng kì lạ đến ngông cuồng: kháo khát đoạt quyền tạo hóa, cưỡng lại quy luật tự nhiên, những vận động của đất trời.

“màu” “hương” là hiện thân cho những vẻ đẹp của cuộc đời.

Với Xuân Diệu, nếu tắt được nắng, buộc được gió màu sẽ không nhạt, hương sẽ không phai; nếu giữ được thời gian ngừng trôi thì những vẻ đẹp của cuộc đời sẽ được lưu giữ vĩnh hằng, sẽ tồn tại mãi.

“đừng nhạt mất” “đừng bay đi” như có cả nỗi lòng phấp phỏng chờ mong, vừa đầy hi vọng.

2. Vẻ đẹp thiên đường của cuộc sống trần gian.

“Của ong bướm này đây ; Này đây hoa của đồng nội xanh rì; Này đây lá của cành tơ phơ phất; Của yến anh này đây khúc tình si. Và này đây ánh sáng chớp hàng mi; Mỗi sáng sớm, thần vui hằng gõ cửa; Tháng giêng ngon như một cặp môi gần; Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:

Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.”

a. Bức tranh thiên nhiên mùa xuân đẹp tựa thiên đường:

Hình ảnh “ong bướm” “yến anh” là hình ảnh thiên nhiên có đôi có lứa, ẩn dụ chỉ tình yêu đôi lứa.

“tuần tháng mật”: thời điểm ngọt ngào nhất của hạnh phúc lứa đôi.

“khúc tình si”: âm thanh say đắm, si mê của tình yêu đôi lứa.

“hoa” “lá” hiện thân cho vẻ đẹp quyến rũ, hấp dẫn của mùa xuân.

“thần Vui” “gõ cửa”: cái nhìn nhân hóa thể hiện niềm vui hiện diện cụ thể, sáng nào cũng gõ cửa mỗi nhà.

“ngon như một cặp môi gần”: Tháng giêng ngon, quyến rũ như đôi môi thiếu nữ đang gọi mời.

=> Thế giới thiên nhiên mùa xuân đẹp tựa thiên đường.

b. Niềm sung sướng và nỗi hoài xuân:

“sung sướng”: Niềm vui, niềm hạnh phúc được bộc lộ bồng bột, chân thành.

“vội vàng”: Cảm giác vội vàng, cuống quýt, lo âu bất ngờ ập đến.

=> Nghệ thuật đối lập tương phản.

“không chờ nắng hạ mới hoài xuân”: Xuân Diệu lại tiếc nhớ mùa xuân ngay khi mùa xuân vẫn còn đang hiện diện trên mặt đất này trong thực tại.

3. Nỗi ám ảnh về thời gian và những dự cảm về sự tàn phai rơi rụng, chia li của những vẻ đẹp thiên đường [16 câu cuối].

a. Sự mong manh ngắn ngủi của mùa xuân.

“Xuân đang tới, nghĩa là xuân đang qua, Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,

Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.”

-> Câu thơ thể hiện sự mong manh, ngắn ngủi của mùa xuân và cái đẹp -> Cảm giác bất an ngấm ngầm của thơ mới, ý thức đầy phấp phỏng lo âu trước thời gian trôi chảy.

-> Lối thơ định nghĩa, điệp từ, liệt kê, lặp cấu trúc, tương phản.

b. Sự mong manh, ngắn ngủi của tuổi trẻ con người.

“Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật, Không cho dài thời trẻ của nhân gian,”

  • Nhà thơ cũng như mỗi người lại muốn tuổi trẻ kéo dài mãi mãi
  • Quy luật khách quan của cuộc đời khiến tuổi trẻ con người ngắn ngủi, mong manh.
  • Ý thức sâu sắc về sự đối lập giữa khát vọng cá nhân và chủ quan của mỗi người với quy luật khách quan khắc nghiệt của cuộc đời.

“Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,

  • Lời thơ trở nên gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày.
  • Vừa như tự nhủ với mình, vừa như tranh luận với mọi người.
  • Vì tuổi trẻ một đi không trở lại nên mùa xuân cũng chẳng tuần hoàn.
  • Cái đẹp hình như bao giờ cũng rất mong manh.

c. Sự hữu hạn của kiếp người.

“Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi,
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời;”

  • Đối lập tương phản giữa cái còn và cái mất, giữa “trời – đất” và bản thân.
  • Ý thức sâu sắc về cái mong manh, ngắn ngủi, hữu hạn của kiếp người.
  • Chính ý thức về sự đối lập giữa cái hữu hạn của bản thân với cái mênh mang vô hạn của cuộc đời là cội nguồn làm nảy sinh nỗi lòng bâng khuâng, nuối tiếc của nhà thơ.

d. Những dự cảm về sự tàn phai, rơi rụng, chia li.

“Mùi tháng, năm đều rớm vị chia phôi, Khắp sông, núi vẫn than thầm tiễn biệt… Cơn gió xinh thì thào trong lá biếc, Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi? Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi,

Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?”

  • Dù chỉ mới xuất hiện nhưng sự chia li như đã ẩn mình trong mỗi phạm vi thời gian, trong từng không gian. Đó cũng là cảm nhân về sự chia li đang diễn ra ở mọi nơi, đang lan tỏa khắp đất trời.
  • Sự tàn phai, rơi rụng, chia li đã thấm đẫm trong từng tiếng chim, tiếng gió, đã hiện diện trên khắp đất trời, ăn sâu vào cảnh vật.
  • Những dự cảm đầy phấp phỏng lo âu trước sự tàn phai, trước áp lực thời gian trôi chảy.

e. Nỗi lo âu, hốt hoảng.

“Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa…”

Nhà thơ như sực tỉnh và nhận ra rẳng, nếu không nhanh chóng tận hưởng những vẻ đẹp của cuộc đời thì sẽ không bao giờ còn có cơ hội nữa.

4. Cuộc chạy đua với thời gian và niềm ham yêu, khát sống tới cuống quýt, vồ vập:

a. Khát vọng giữ thời gian ngừng trôi:

“Tôi muốn tắt nắng đi Cho màu đừng nhạt mất; Tôi muốn buộc gió lại

Cho hương đừng bay đi.”

b. Nỗ lực tăng tốc độ sống, tăng cường độ sống để chống lại thời gian, để tận hưởng vẻ đẹp cuộc đời:

“Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm,”

Nhà thơ hối hả cất lên lời giục giã chính mình, giục giã mọi người hãy tăng tốc độ sống, hãy sống nhanh sống gấp để tận hưởng thời gian tươi đẹp của tuổi trẻ, của mùa xuân ngay khi những vẻ đẹp ấy chưa ngả về chiều, chưa bị tàn phai.

c. Tăng tốc độ sống chưa đủ, Xuân Diệu còn thúc giục chính mình tăng cường độ sống, phát huy mọi giác quan để tận hưởng mọi vẻ đẹp của cuộc đời:

“Ta muốn ôm Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn; Ta muốn riết mây đưa và gió lượn, Ta muốn say cánh bướm với tình yêu, Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều Và non nước, và cây, và cỏ rạng, Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng Cho no nê thanh sắc của thời tươi;

– Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!”

  • Điệp khúc “Ta muốn” khiến khát vọng cá nhân chủ quan của nhà thơ được bộc lộ ngày càng mạnh mẽ. mãnh liệt, thiết tha.
  • Nhà thơ muốn tận hưởng tất cả, không muốn bỏ sót bất cứ một vẻ đẹp nào của cuộc đời, của mùa xuân và sự sống.

III. Tổng kết.

1. Nội dung

Bài thơ là những cảm nhận tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp mùa xuân thiên đường, niềm ham mê khát sống của nhà thơ trước cõi trần. Đồng thời thể hiện nỗi ám ảnh của nhà thơ trước sự trôi chảy của thời gian.

2. Nghệ thuật

  • Cảm xúc chân thành, tinh tế, sâu sắc của nhà thơ.
  • Hình ảnh thơ sáng tạo độc đáo.
  • Ngôn ngữ thơ hàm súc, gợi nhiều hơn tả.
  • Tiếp thu và sử dụng nhuẩn nhuyễn nhiều dấu ấn thơ Pháp.

Hy vọng với bài viết này sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học môn Ngữ văn lớp 11.

Tổng hợp các đề văn về bài thơ Vội vàng cùng các câu hỏi đọc hiểu bài thơ Vội vàng được THPT Sóc Trăng tổng hợp dưới đây, nhằm giúp các em học sinh hiểu thêm về bài thơ Vội vàng của thi sĩ Xuân Diệu. Thêm vào đó là việc giúp các em học sinh như tiếp cận được nhiều dạng câu hỏi, đề bài liên quan đến tác phẩm này hơn để không bỡ ngỡ trước các câu hỏi của đề kiểm tra, đề thi Văn lớp 11 và đề thi môn Văn THPT Quốc gia.

Bạn đang xem: Tổng hợp các đề văn về bài thơ Vội vàng – Xuân Diệu hay nhất

I. Các câu hỏi đọc hiểu bài thơ Vội vàng

Ngoài những câu hỏi đọc hiểu bài Vội vàng qua phần soạn bài Vội vàng – Xuân Diệu trong SGK Ngữ văn lớp 11, các em học sinh còn có thể mở rộng thêm kiến thức với những câu hỏi được THPT Sóc Trăng tổng hợp dưới đây nhằm phục vụ cho các em làm các đề văn về bài thơ Vội vàng được đầy đủ và đạt điểm cao trong các bài thi, kiểm tra quan trọng.

Các dạng bài thường gặp trong các đề kiểm tra 15 phút hay câu hỏi đọc hiểu trong đề thi sẽ có dạng đề văn về bài Vội vàng như sau:

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm.  Ta muốn ôm Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn. Ta muốn riết mây đưa và gió lượn, Ta muốn say cánh bướm với tình yêu, Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều Và non nước, và cây, và cỏ rạng, Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng, Cho no nê thanh sắc của thời tươi;

– Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!

[Trích Vội vàng – Xuân Diệu]

1. Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt của đoạn thơ trên. Lí giải vì sao?  2. Tìm các biện pháp tu từ được sử dụng, nêu tác dụng của nó trong đoạn thơ.

3. Đoạn thơ có đề cập đến tình yêu, theo anh/chị, ở đây là tình yêu đối với điều gì? Hãy viết một bài văn ngắn để nêu suy nghĩ của anh/ chị về tình yêu ấy.

Gợi ý trả lời:

1. Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt của đoạn thơ trên. Lí giải vì sao?  – Thể thơ: Tự do, số câu chữ không giới hạn, theo sáng tạo của nhà thơ. – Phương thức biểu đạt: Biểu cảm.

Lí giải: Đoạn thơ thể hiện khát vọng mãnh liệt và tình yêu cuộc sống cuồng nhiệt của Xuân Diệu.

2. Tìm các biện pháp tu từ được sử dụng, nêu tác dụng của nó trong đoạn thơ.  – Biện pháp điệp: Ta muốn, và, cho… Tác dụng: Nhịp thơ gấp gáp, sôi nổi; ý thơ nhấn mạnh khát vọng tận hưởng vẻ đẹp cuộc đời và sống đẹp từng giây từng phút. – Biện pháp liệt kê: mây đưa, gió lượn, cánh bướm, tình yêu, non, nước, mây, cỏ…

Tác dụng: Gợi tả vẻ đẹp tươi, mơn mởn, sự đa dạng, phong phú của thiên nhiên, của cuộc đời khiến nhà thơ đắm say, ngây ngất…

3. Đoạn thơ có đề cập đến tình yêu, theo anh/chị, ở đây là tình yêu đối với điều gì? Hãy viết một bài văn ngắn để nêu suy nghĩ của anh/ chị về tình yêu ấy.  – Đoạn thơ trên đề cập đến tình yêu cuộc sống cháy bỏng của Xuân Diệu. – Bài văn về tình yêu cuộc sống: Yêu cầu về kĩ năng:

Biết cách viết một bài văn NLXH, lập luận chặt chẽ, logic, dẫn chứng thuyết phục, văn sinh động, không sai lỗi dùng từ, đặt câu.

Đọc đoạn thơ sau trả lời các câu hỏi:

Của ong bướm này đây tuần tháng mật; Này đây hoa của đồng nội xanh rì; Này đây lá của cành tơ phơ phất; Của yến anh này đây khúc tình si; Và này đây ánh sáng chớp hàng mi, Mỗi sáng sớm, thần Vui hằng gõ cửa; Tháng giêng ngon như một cặp môi gần; Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:

Tôi không chờ nắng hạ mới hoaì xuân.

Câu hỏi:

1. Nêu các phương thức biểu đạt chính, phong cách ngôn ngữ, các kiểu câu [xét về mục đích nói] của đoạn thơ trên.
2. Nêu ý nghĩa của đoạn văn sau?

Gợi ý trả lời

1.  – Phương thức biểu đạt: biểu cảm – Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

– Các kiểu câu [ xét về mục đích nói ]: câu trần thuật, câu cảm thán

2. Ý nghĩa đoạn thơ:

+ Cuộc sống trần gian hiện lên qua đó thật sống động, tươi tốt, đáng yêu, tràn ngập âm thanh, màu sắc , đó là một thiên đường trên mặt đất
+ Bộc lộ tình yêu thiên nhiên, yêu đời, tâm trạng vội vàng cuống quýt của Xuân Diệu khi sống giữa cuộc đời này

Ví dụ:

Nghĩa sự việc và nghĩa tình thái:

Của ong bướm này đây tuần tháng mật:

Những từ ngữ biểu hiện nghĩa sự việc: Của ong bướm này đây tuần tháng mật
=> Câu biểu hiện quan hệ.

Nghĩa tình thái: bề ngoài thì khách quan, trung hòa về cảm xúc nhưng trong lòng tác giả đang rất hồ hởi, vui tươi đón nhận cuộc sống, sự cảm nhận cuộc sống lúc nào cùng ngọt ngào như tuần trăng mật…

II. Các đề văn về bài thơ Vội vàng

Các đề văn về bài thơ Vội vàng được THPT Sóc Trăng tổng hợp và hướng dẫn các em học sinh cách lập dàn ý, cách viết bài với nhiều bài văn mẫu tham khảo cho mỗi đề bài. Các em có thể tìm hiểu chi tiết cho từng đề bài dưới đây.

Đề 1: Phân tích khổ thơ đầu bài thơ Vội vàng – Xuân Diệu

Đề 2: Phân tích bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu

Đề 3: Cảm nhận khổ cuối bài thơ vội vàng – Xuân Diệu

Đề 4: Cảm nhận 13 câu thơ đầu bài Vội vàng của Xuân Diệu

Đề 5: So sánh quan niệm sống trong bài Vội vàng và Từ ấy

Đề 6: Phân tích 13 câu thơ đầu bài thơ Vội vàng

Đề 7: Phân tích quan niệm nhân sinh của Xuân Diệu trong bài thơ Vội vàng

Đề 8: Phân tích 9 câu thơ cuối bài Vội Vàng

Đề 9: So sánh khát vọng tình yêu qua đoạn thơ trong Vội vàng và Sóng

Đề 10: Cảm nhận khổ thơ 1 bài Vội vàng

Đề 11: Phân tích đoạn thơ cuối bài thơ Vội vàng – Xuân Diệu

Đề 12: Phân tích quan niệm sống vội vàng của Xuân Diệu

Với các đề văn về bài thơ Vội vàng cùng các câu hỏi đọc hiểu bài thơ Vội vàng ở trên, THPT Sóc Trăng đã tổng hợp đầy đủ những nội dung chính xoay quanh tác phẩm, các em học sinh có thể từ đó liên hệ vào với đề bài cụ thể của mình để triển khai thành những bài văn chi tiết.

Tổng hợp các đề văn về bài thơ Vội vàng cùng các câu hỏi đọc hiểu bài thơ Vội vàng được tổng hợp đầy đủ, chi tiết cho các em học sinh lớp 11, 12 ôn luyện về tác phẩm này

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo dục

Video liên quan

Chủ Đề