Phương pháp so sánh số tuyệt đối

Khái niệm phân tích hoạt động kinh doanh? Phương pháp so sánh?

Hiện nay, mỗi doanh nghiệp khi muốn hoạt động hiệu quả thì sẽ đều cần phải biết cách phân tích hoạt động kinh doanh. Phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ giúp các chủ thể là các nhà quản lý nhìn thấy rõ bức tranh phát triển của doanh nghiệp mà còn định hướng những bước tiến tiếp theo trong tương lai. Tại Việt Nam, hoạt động phân tích kinh doanh có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với các đơn vị kinh tế. Các hoạt động phân tích kinh doanh được xem là công cụ đề ra định hướng và chương trình phát triển của các doanh nghiệp để chiến thắng trong môi trường đầy rẫy cạnh tranh. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu phương pháp so sánh trong phân tích hoạt động kinh doanh là gì?

Phương pháp so sánh số tuyệt đối

Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

1. Khái niệm phân tích hoạt động kinh doanh:

Theo nghĩa chung nhất ta có thể hiểu phân tích hoạt động kinh doanh chính là quá trình nghiên cứu tất cả các hiện tượng, các sự vật có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của con người. Quá trình phân tích sẽ được tiến hành từ bước khảo sát thực tế đến tư duy trừu tượng, tức là từ việc quan sát thực tế, thu thập thông tin số liệu, xử lý phân tích các thông tin số liệu, tìm nguyên nhân đến việc đề ra các định hướng hoạt động và các giải pháp thực hiện các định hướng đó.

Sự cần thiết của phân tích hoạt động kinh doanh được thể hiện ở quá trình lịch sử phát triển gắn với sự phát triển của sản xuất hàng hóa. Với những thành tựu to lớn về phát triển kinh tế, văn hóa, trình độ kỹ thuật thì việc phân tích hoạt động kinh doanh cũng quan trọng trong quá trình quản lý doanh nghiệp. Bởi vì mục tiêu cao nhất của việc phân tích hoạt động kinh doanh đó chính là tìm ra phương án kinh doanh hiệu quả về mặt kinh tế – xã hội cũng như bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất.

2. Phương pháp so sánh:

Khái niệm phương pháp so sánh:

Phương pháp so sánh được hiểu là phương pháp được sử dụng lâu đời và phổ biến nhất trong hoạt động phân tích hoạt động kinh doanh. So sánh trong phân tích được hiểu cơ bản là đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hóa, có nội dung và tính chất tương tự để xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu.

Phương pháp so sánh hiện nay là một trong những phương pháp tính toán kĩ thuật được sử dụng trong khoa học phân tích kinh tế.

So sánh là một phương pháp được sử dụng rất rộng rãi trong phân tích hoạt động kinh doanh. Việc sử dụng phương pháp so sánh trong phân tích là đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hoá có cùng một nội dung, một tính chất tương tự để nhằm mục đích xác định xu hướng và mức độ biến động của các chỉ tiêu đó. Phương pháp so sánh sẽ cho phép chúng ta tổng hợp được những nét chung, tách ra được những nét riêng của các hiện tượng kinh tế đưa ra so sánh, trên cơ sở đó sẽ đưa ra đánh giá được các mặt phát triển hay các mặt kém phát triển, hiệu quả hay kém hiệu quả để từ đó tìm các giải pháp nhằm quản lý tối ưu trong mỗi trường hợp cụ thể.

Để nhằm mục đích để tiến hành so sánh cần phải thực hiện những vấn đề cơ bản sau đây:

Xem thêm: Mẫu đơn đề nghị chấm dứt hoạt động kinh doanh chi tiết nhất

– Thứ nhất: Lựa chọn tiêu chuẩn để so sánh:

Tiêu chuẩn so sánh là chỉ tiêu được lựa chọn để làm căn cứ so sánh, được gọi là kỳ gốc so sánh. Tuỳ theo mục đích nghiên cứu mà lựa chọn kỳ gốc so sánh cho thích hợp. Các gốc so sánh có thể là:

+ Tài liệu của năm trước (kỳ trước hay kế hoạch) nhằm đánh giá xu hướng phát triển của các chỉ tiêu.

+ Các mục tiêu đã dự kiến (kế hoạch, dự đoán, định mức) nhằm đánh giá tình hình thực hiện so với kế hoạch, dự đoán và định mức.

+ Các chỉ tiêu trung bình của ngành, của khu vực kinh doanh; nhu cầu hoặc đơn đặt hàng của khách hàng… nhằm khẳng định vị trí của các DN và khả năng đáp ứng nhu cầu.

Các chỉ tiêu của kỳ được chọn để so sánh với kỳ gốc được gọi là chỉ tiêu kỳ thực hiện và là kết quả kinh doanh đã đạt được.

– Thứ hai: Ðiều kiện so sánh:

Ðể có thể thực hiện phương pháp so sánh có ý nghĩa thì điều kiện kiên quyết đó chính là các chỉ tiêu được sử dụng trong so sánh phải đồng nhất. Trong thực tế, chúng ta cần quan tâm cả về thời gian và không gian của các chỉ tiêu và điều kiện có thể so sánh được giữa các chỉ tiêu kinh tế

Xem thêm: Phân biệt hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác

Về thời gian: đây là các chỉ tiêu được tính trong cùng một khoảng thời gian hạch toán và phải thống nhất trên ba mặt cụ thể như sau:

+ Phải phản ánh cùng nội dung kinh tế.

+ Các chỉ tiêu phải cùng sử dụng một phương pháp tính toán.

+ Phải cùng một đơn vị đo lường.

Khi tiến hành so sánh về mặt không gian: yêu cầu các chỉ tiêu đưa ra phân tích cần phải được quy đổi về cùng quy mô và điều kiện kinh doanh tương tự như nhau.

– Thứ ba: Kỹ thuật so sánh:

Ðể có thể đáp ứng các mục tiêu nghiên cứu, các chủ thể thông hường sử dụng các kỹ thuật so sánh cơ bản sau:

+ So sánh bằng số tuyệt đối:

Xem thêm: P&L là gì? Cách tính báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh?

Số tuyệt đối: là số biểu hiện qui mô, khối lượng của một chỉ tiêu kinh tế nào đó ta thường gọi là trị số của chỉ tiêu kinh tế. Nó là cơ sở để tính toán các loại số liệu khác.

So sánh bằng số tuyệt đối: là so sánh giữa trị số của chỉ tiêu kinh tế kỳ phân tích so với kỳ gốc. Kết quả so sánh biểu hiện biến động khối lượng, quy mô của các hiện tượng kinh tế.

+ So sánh mức biến động tương đối điều chỉnh theo hướng quy mô chung: được hiểu là kết quả so sánh của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với trị số kỳ gốc đã được điều chỉnh theo hệ số của chỉ tiêu phân tích có liên quan theo hướng quyết định quy mô chung.

+ So sánh bằng số tương đối: Có nhiều loại số tương đối, tùy theo yêu cầu của phân tích mà sử dụng cho phù hợp: Cụ thể như số tương đối hoàn thành kế hoạch tính theo tỉ lệ; Số tương đối kết cấu; Số bình quân động thái. Cụ thể:

Số tương đối hoàn thành kế hoạch tính theo tỉ lệ được hiểu cơ bản là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Nó phản ánh tỉ lệ hoàn thành kế hoạch của chỉ tiêu kinh tế.

Số bình quân động thái: So sánh số tương đối kết cấu sẽ thể hiện chênh lệch về tỉ trọng của từng bộ phận chiếm trong tổng số giữa kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu phân tích. Số bình quân động thái sẽ phản ánh biến động bên trong của chỉ tiêu.

Số bình quân động thái: Biểu hiện sự biến động về tỷ lệ của chỉ tiêu kinh tế qua một khoảng thời gian nào đó. Số bình quân động thái sẽ được tính bằng cách so sánh chỉ tiêu kỳ phân tích với chỉ tiêu kỳ gốc. Chỉ tiêu kỳ gốc có thể cố định hoặc liên hoàn, căn cứ theo mục đích phân tích. Nếu kỳ gốc cố định sẽ phản ánh sự phát triển của chỉ tiêu kinh tế trong khoảng thời gian dài. Nếu kỳ gốc liên hoàn phản ánh sự phát triển của chỉ tiêu kinh tế qua hai thời kỳ kế tiếp nhau.

+ So sánh bằng số bình quân: Số bình quân được đánh giá là dạng đặc biệt của số tương đối, nó biểu hiện tính chất và đặc trưng chung về mặt số lượng nhằm phản ánh đặc điểm chung của một đơn vị, một bộ phận hay một tổng thể chung nào đó có cùng một tính chất.

Xem thêm: Hiệu quả kinh doanh cá biệt và hiệu quả kinh tế – xã hội là gì? Mối quan hệ

Nói tóm lại, ta nhận thấy:

Phương pháp so sánh ra đời đã cho phép các chủ thể có thể tổng hợp được những nét chung cũng như tách ra được những nét riêng của các hiện tượng được so sánh, trên cơ sở đó đánh giá được các mặt phát triển hay kém phát triển, hiệu quả hay kém hiệu quả để tìm ra các giải pháp quản lí tối ưu trong mỗi trường hợp cụ thể.

Chính bởi vì vậy nhằm mục đích để tiến hành phương pháp so sánh bắt buộc phải giải quyết những vấn đề cơ bản như việc xác định số gốc để so sánh, xác định điều kiện so sánh, mục tiêu so sánh:

– Số gốc để so sánh: căn cứ vào mục đích cụ thể của hoạt động phân tích mà ta sẽ xác định số gốc nhằm mục đích để tiến hành so sánh. So sánh các số liệu thực hiện với các số liệu định mức, kế hoạch giúp chúng ta đánh giá mức độ biến động so với mục tiêu đề ra.

– So sánh số liệu kì này với số liệu kì trước sẽ giúp ta nghiên cứu nhịp độ biến động, tốc độ tăng trưởng của hiện tượng.

– So sánh số liệu của thời gian này với số liệu cùng kì của thời gian trước giúp ta nghiên cứu nhịp độ thực hiện kinh doanh trong từng khoảng thời gian.

– So sánh số liệu thực hiện với các thông số kinh tế kĩ thuật trung bình hoặc tiên tiến giúp ta đánh giá được mức độ phấn đấu của doanh nghiệp.

– So sánh số liệu của doanh nghiệp mình với doanh nghiệp tương đương, điển hình hoặc doanh nghiệp thuộc đối thủ cạnh tranh giúp ta đánh giá được thế mạnh, yếu của doanh nghiệp.

– So sánh số liệu thực tế với mức hợp đồng đã kí, tổng nhu cầu sẽ giúp ta biết được khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường.

– So sánh các thông số kinh tế kĩ thuật của các phương án kinh tế khác nhau giúp ta lựa chọn được phương án tối ưu.

             Trong thống kê có rất nhiều phương pháp phân tích tình hình họat động của một doanh nghiệp nói riêng và của các hiện tượng kinh tế xã hội nói chung. Trong phạm vi giáo trình này chúng tôi chỉ đề cập ba phương pháp thường sử dụng nhất trong họat động doanh nghiệp đó là phương pháp phân tích bằng số tương đối, phương pháp chỉ số và dự báo dựa vào dãy số thời gian. Vì tầm quan trọng của phương pháp dự báo dựa vào dãy số thời gian nên phương pháp này sẽ được trình bày trong chương 12.

I.       PHƯƠNG PHÁP SỐ TƯƠNG ĐỐI 

Top

            Mục đích của phương pháp này là so sánh hai chỉ tiêu cùng loại hay khác nhau nhưng có liên hệ nhau để đánh giá sự tăng lên hay giảm xuống của một chỉ tiêu nào đó qua thời gian, hoặc đánh giá mức độ hoàn thành kế họach của một doanh nghiệp hay các nhà quản trị muốn đánh giá một vấn đề nào đó ở hai thị trường khác nhau. Phương pháp số tương đối còn giúp ta nghiên cứu cơ cấu của một hiện tượng như cơ cấu ngành, cơ cấu doanh thu. Ngoài ra, số tương đối còn giữ bí mật cho số tuyệt đối, ví dụ ở Việt Nam tốc độ tăng GDP năm 1995 là ( 9%, nhưng thực tế ta không biết số tuyệt đối là bao nhiêu. Căn cứ vào nội dung và mục đích phân tích ta có 5 lọai số tương đối như sau: 

    1.     Số tương đối động thái (lần, %)

Top

Số tương đối động thái (lần, %): là kết quả so sánh giữa hai mức độ của cùng một chỉ tiêu nào đó ở hai thời kỳ hay hai thời điểm khác nhau. Trong hai mức độ đó, mức độ ở tử số (y1) là mức độ cần nghiên cứu (hay còn gọi là mức độ kỳ báo cáo), và mức độ ở mẫu số (y0) là mức độ kỳ gốc (hay mức độ dùng làm cơ sở so sánh). 

Ví dụ: Số lượng gạo xuất khẩu của xí nghiệp A qua hai năm như sau:

            Năm 1998: 1000 tấn (y0)

            Năm 1999: 1400 tấn (y1)

Þ Số tương đối động thái: 

                                        

Phương pháp so sánh số tuyệt đối

Vậy, số lượng gạo xuất khẩu của xí nghiệp A năm 1999 so với năm 1998 bằng 140% hay tăng 40%, cụ thể là tăng 400tấn (y1 - y0).   

Chú ý:

·         Nếu y0 cố định qua các năm khi so sánh ta có kỳ gốc cố định: dùng kỳ gốc cố định để so sánh một chỉ tiêu nào đó ở hai thời gian tương đối xa nhau. 

Ví dụ: ta ký hiệu y là doanh thu của một công ty qua 5 năm 1990-1995. Nếu chọn giá trị năm 1990 làm gốc ta có số tương đối động thái như sau:

                                     

Phương pháp so sánh số tuyệt đối

·         Nếu y0 thay đổi theo kỳ nghiên cứu (thay đổi qua các năm) khi so sánh ta có kỳ gốc liên hoàn: dùng kỳ gốc liên hoàn để nói lên sự biến động của hiện tượng liên tiếp nhau qua các năm. Tương tự như ví dụ trên ta có:

Phương pháp so sánh số tuyệt đối
   

      Trong thực tế phân tích cần kết hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp để nêu lý do tăng giảm của doanh thu (hay bất kỳ một chỉ tiêu nào khác), nói lên hướng phát huy hoặc khắc phục để doanh nghiệp hoạt động tốt hơn. Ứng dụng tính chất phân tích kỳ gốc liên hoàn ta có thể phân tích ảnh hưởng của một số nhân tố đến lợi nhuận doanh nghiệp qua hai năm (ví dụ năm 1999 so với năm 1998 hoặc năm 1999 so với kế họach năm 1999) trên cơ sở toán học như sau: 

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận (LN) công ty: Lợi nhuận năm 1999 so với năm 1998 

Phương pháp so sánh số tuyệt đối
 trong một doanh nghiệp có thể ảnh hưởng bởi chênh lệch lợi nhuận tổng cộng từ doanh số bán 
Phương pháp so sánh số tuyệt đối
, tỷ lệ lãi gộp 
Phương pháp so sánh số tuyệt đối
 , tỷ suất chi phí 
Phương pháp so sánh số tuyệt đối
 và tỷ suất thuế 
Phương pháp so sánh số tuyệt đối
.  

Phương pháp so sánh số tuyệt đối

         Trong đó:  

                        

Phương pháp so sánh số tuyệt đối

Chú ý: cách tính tỷ lệ hoặc tỷ suất của chỉ tiêu nào thì bằng giá trị của chỉ tiêu đó chia cho doanh thu).     

Cách phân tích này đúng về mặt logic toán học, tuy nhiên trong thực tế bản thân doanh số bán trừ đi chi phí (hoặc doanh số mua) chính là lãi gộp ảnh hưởng đến lợi nhuận ròng của doanh nghiệp, lúc này nhân tố lãi gộp trong công thức trên gần như chưa hợp lý.

     2.    Số tương đối kế hoạch (%):

Top

 Số tương đối kế hoạch (%): dùng để lập kế hoạch và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch của doanh nghiệp.

     2.1) Số tương đối nhiệm vụ kế hoạch (KH): là việc lập kế họach cho một chỉ tiêu nào đó tăng hay giảm so với thực tế năm trước.

Phương pháp so sánh số tuyệt đối

    2.2 Số tương đối hoàn thành kế họach (HT): đánh giá xem doanh nghiệp thực tế hoàn thành bao nhiêu % so với kế họach đề ra cho chỉ tiêu trên.

Phương pháp so sánh số tuyệt đối
   

                    

Phương pháp so sánh số tuyệt đối

Ví dụ: Tình hình doanh thu của một công ty như sau:                                                                            

        

Phương pháp so sánh số tuyệt đối

Số tương đối nhiệm vụ kế họach = Ġ = 130% vượt 30%

Số tương đối hoàn thành kế họach = Ġ = 80,7%

Nhận xét: Công ty đặt kế họach doanh thu năm 1999 khá cao so với thực tế năm 1998 là 30%, điều này có thể vượt quá khả năng của công ty nên năm 1999 công ty chỉ đạt được có 80,7% kế họach đề ra mà thôi. 

·        Mối liên hệ giữa số tương đối động thái và số tương đối kế họach: số tương đối động thái bằng số tương đối nhiệm vụ kế họach nhân với số tương đối hoàn thành kế họach.

                                      

Phương pháp so sánh số tuyệt đối

Ví dụ: Trưởng phòng kế họach của một công ty cho biết rằng so với thực tế năm trước, kế họach năm nay sản lượng của công ty đưa ra tăng 10%. Nhưng thực tế thực hiện năm nay so với kế họach giảm 10%. Vậy thực tế năm nay so với thực tế năm trước về chỉ tiêu trên như thế nào?

Phương pháp so sánh số tuyệt đối

      3. Số tương đối kết cấu (%):

Top

Số tương đối kết cấu (%): dùng để xác định tỉ trọng của từng bộ phận cấu thành nên một tổng thể, chẳng hạn như kết cấu nam, nữ trong tổng công nhân trong một nhà máy, hoặc có bao nhiêu phần trăm doanh thu của sản phẩm A trong tổng doanh thu của công ty. Tổng tất cả các tỷ trọng của các bộ phận trong một tổng thể bằng 100%.

Phương pháp so sánh số tuyệt đối

Ví dụ: Trong công ty A có 500 công nhân, trong đó có 300 công nhân nam và 200 công nhân nữ: 

    ·       Tỉ trọng nam trong tổng công nhân = Ġ  x 100 (%) =  60% 

    ·       Tỉ trọng nữ trong tổng công nhân = Ġ x 100 (%)  =  40%

Nhận xét: Trong tổng công nhân của công ty, nam chiếm 60% và nữ chiếm 40%.

       4. Số tương đối cường độ:

Top

Số tương đối cường độ: là so sánh hai chỉ tiêu hoàn toàn khác nhau nhưng có liên hệ nhau, đơn vị tính của số tương đối cường độ là đơn vị kép, nó phụ thuộc vào đơn vị tính của tử số và mẫu số trong công thức tính. 

Phương pháp so sánh số tuyệt đối

Phương pháp so sánh số tuyệt đối

      5. Số tương đối so sánh (lần, %):

Top

Số tương đối so sánh (lần, %): là xác định tỉ lệ giữa các bộ phận trong tổng thể với nhau. Trở lại ví dụ về số công nhân của công ty A nói trên, ta so sánh tỉ lệ công nhân nam và tỉ lệ công nhân nữ.

* Tỉ lệ công nhân nam so với công nhân nữ Ľ  = 1,5lần =  150%

            Nghĩa là nam nhiều hơn nữ 50%

* Tỉ lệ công nhân nữ so với công nhân nam Ľ = 0,66lần= 66,6% Nghĩa là nữ ít hơn nam 33,4%. Mặc dù cả hai tỉ lệ được tính ở trên có cùng số tuyệt đối là nam nhiều hơn nữ 100 người, nhưng có số tương đối khác nhau vì có gốc so sánh khác nhau.  

II.   PHƯƠNG PHÁP CHỈ SỐ 

 Hiện nay, các nhà doanh nghiệp có thể nắm bắt thông tin trên nhiều phương tiện thông tin khác nhau, họ quan tâm đêïn giá cả (hoặc khối lượng sản phẩm) từng mặt hàng hay nhiều mặt hàng tăng lên hay giảm xuống qua thời gian trên một thị trường hay nhiều thị trường khác nhau. Những thông tin này được tính toán thông qua phương pháp chỉ số.

Ngoài ra, phương pháp chỉ số còn giúp chúng ta phân tích cơ cấu biến động của các hiện tượng phức tạp. Vì vậy, trong thực tế đối tượng của phương pháp chỉ số là các hiện tượng kinh tế phức tạp bao gồm nhiều chỉ tiêu không cộng được với nhau. Chẳng hạn như dùng chỉ số nói lên biến động của toàn bộ sản phẩm công nghiệp. Trong phạm vi giáo trình này, các bạn sẽ được tiếp cận một cách đơn giản, dễ hiểu về phương pháp chỉ số.

      2. Một số ký hiệu được dùng trong phương pháp chỉ số:

Top

Phương pháp so sánh số tuyệt đối

      3. Các lọai chỉ số và cách tính:

Top

Căn cứ vào phạm vi tính toán có hai lọai chỉ số tương ứng với việc nghiên cứu hai lọai chỉ tiêu chất lượng và số lượng: 

3.1 Chỉ số cá thể: là lọai chỉ số chỉ nghiên cứu sự biến động về một chỉ tiêu nào đó của từng đơn vị, từng phần tử của hiện tượng phức tạp. Ví dụ, chỉ số giá của một loại sản phẩm nào đó.                                   

·        Chỉ số cá thể nghiên cứu sự biến động của giá: ip

Phương pháp so sánh số tuyệt đối

Trong đó p1  và  p0  là giá cả kỳ nghiên cứu và kỳ gốc. 

·        Chỉ số cá thể nghiên cứu sự biến động của khối lượng sản phẩm: iq

Phương pháp so sánh số tuyệt đối

Trong đó q1  và  q0  là khối lượng sản phẩm kỳ nghiên cứu và kỳ gốc.

Ví dụ: Có tình hình về số lượng gạo xuất khẩu và giá bán ở  thị trường Châu Phi qua hai năm như sau: 

Năm

1998

1999

Số lượng xuất khẩu (tấn)

120.000

140.000

Giá bán (USD/tấn)

145

150

     

Phương pháp so sánh số tuyệt đối

hay tăng về số tuyệt đối là (p1- p0) =  150 - 145 = 5 USD/tấn

Như vậy, giá gạo xuất khẩu sang Châu Phi năm 1999 so với năm 1998 bằng 103% (tăng 3%) hay tăng 5 USD/tấn.                   

Phương pháp so sánh số tuyệt đối

hay tăng về số tuyệt đối là (q1- q0) =  2.000 tấn.

Như vậy, lượng gạo xuất khẩu năm 1999 so với năm 1998 ở thị trường Châu Phi bằng 116,5% (tăng 16,5%) hay tăng 2000 tấn. 

3.2 Chỉ số tổng hợp: là lọai chỉ số chỉ nghiên cứu sự biến động về một chỉ tiêu nào đó của nhiều đơn vị, nhiều phần tử của hiện tượng phức tạp. Ví dụ, nghiên cứu sự biến động về giá cả của tất cả các mặt hàng trên cùng một thị trường hay ở các thị trường khác nhau qua thời gian. 

            Vì nghiên cứu tổng hợp nhiều sản phẩm có đơn vị tính khác nhau. Do đo,ï ta dùng một quyền số để qui đổi thành đơn vị tính chung và cộng lại được với nhau, quyền số này được cố định ở tử số và mẫu số trong khi tính toán. Thông thường, khi nghiên cứu chỉ tiêu chất lượng (p) thì quyền số là chỉ tiêu số lượng và được cố định ở kỳ báo cáo (q1), và khi nghiên cứu chỉ tiêu số lượng (q) thì quyền số là chỉ tiêu chất lượng và được cố định ở kỳ gốc (p0). 

            Thông thường một chỉ tiêu chất lượng (hay khối lượng) có nhiều chỉ tiêu khối lượng (hay chất lượng) có liên quan, việc chọn chỉ tiêu nào để nghiên cứu là tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu. Chẳng hạn, nếu muốn nghiên cứu về chi phí thì khối lượng sản phẩm có liên quan đến giá thành sản phẩm, còn nghiên cứu về doanh số thì khối lượng sản phẩm có liên quan đến giá bán của sản phẩm. 

·        Chỉ số tổng hợp nghiên cứu sự biến động của giá: Ip

Phương pháp so sánh số tuyệt đối

Trong đó q1 là quyền số. Nhận xét về số tuyệt đối ta lấy tử  số trừ đi mẫu số 

Phương pháp so sánh số tuyệt đối

·        Chỉ số tổng hợp nghiên cứu sự biến động của khối lượng sản phẩm:Iq

Phương pháp so sánh số tuyệt đối
              

Trong đó  p0 là quyền số. Nhận xét về số tuyệt đối ta lấy tử số trừ đi mẫu số 

Phương pháp so sánh số tuyệt đối

Ví dụ: Có tình hình tiêu thụ ba mặt hàng trên thị trường Y qua hai năm 1998 và 1999 (trong bảng). Hãy nghiên cứu sự biến động về giá và khối lượng tiêu thụ ba mặt hàng trên 

Tên hàng

Ðơn vị tính

Lượng bán ra

Giá đơn vị (1000đ)

Doanh số tiêu thụ

1998

(q0)

1999

(q1)

1998

(p0)

1999

(p1)

1998

(p0 q0)

1999 (p1q1)

A

kg

1000

1100

5,0

4,5

5000

4950

B

mét

2000

2400

3,0

2,4

6000

5760

C

lít

4000

6000

4,0

4,0

16000

24000

 ·        Nghiên cứu sự biến động về giá của ba mặt hàng:

Về số tương đối:

 

Phương pháp so sánh số tuyệt đối

Về số tuyệt đối:

                                    34710 - 36700 =  -1990  (ngàn đồng)       

Nhận xét: Nhìn chung giá cả ba mặt hàng năm 1999 so 1998 bằng 94,5%, giảm 5,5% làm giảm giá trị tiêu thụ (hay doanh số tiêu thụ) một lượng là 1990 (ngàn đồng).  

·        Nghiên cứu về sự biến động của khối lượng bán ra của ba mặt hàng:

Về số tương đối:

Phương pháp so sánh số tuyệt đối
    

Về số tuyệt đối:         36760 - 27000 =  9700 (ngàn đồng)         

Nhận xét: Nhìn chung khối lượng bán ra ba mặt hàng năm 1999 so 1998 bằng 135,9%, tăng 35,9% làm tăng giá trị tiêu thụ một lượng là 9,7 triệu đồng. 

3.3. Chỉ số trung bình tính từ chỉ số tổng hợp:

·        Chỉ số trung bình điều hòa về biến động của chỉ tiêu chất lượng: Trong trường hợp tài liệu chỉ cho giá trị ở kỳ báo cáo (p1q1) và chỉ số cá thể (ip).

Ta có:

Phương pháp so sánh số tuyệt đối

·        Chỉ số trung bình số học về biến động của chỉ tiêu khối lượng: Trong trường hợp tài liệu chỉ cho giá trị ở kỳ gốc (p0q0) và chỉ số cá thể (iq) Ta có:

Phương pháp so sánh số tuyệt đối

3.4 Chỉ số không gian: là chỉ số so sánh các hiện tượng cùng loại nhưng qua các điều kiện không gian khác nhau. Ví dụ, nghiên cứu sự biến động về lượng bán ra và giá cả các mặt hàng ở hai thị trường - thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ. 

·        Chỉ số tổng hợp nghiên cứu sự biến động của chỉ tiêu chất lượng ở hai thị trường A và B:

  

Phương pháp so sánh số tuyệt đối
    

Trong đó:        

Phương pháp so sánh số tuyệt đối
 : Khối lượng sản phẩm cùng lọai của hai thị trường A và B 

·        Chỉ số tổng hợp nghiên cứu sự biến động của chỉ tiêu khối lượng ở hai thị trường A và B: Trong trường hợp này có thể có các quyền số khác nhau là các chỉ tiêu chất lượng, chẳng hạn như giá cố định cho từng mặt hàng (pc) hoặc tính với giá trung bình từng mặt hàng ở hai thị trường Ĩ).

Phương pháp so sánh số tuyệt đối
            

Ví dụ:  Trong bảng dưới đây là tình hình tiêu thụ hai mặt hàng X và Y tại hai chợ A và B trong một tuần. Hãy nghiên cứu sự biến động về giá cả và lượng bán ra của hai mặt hàng ở hai khu vực trên? 

Chợ A

Chợ B

Mặt hàng

Lượng bán (kg) qA

Gía đơn vị (đ) pA

Lượng bán (kg) qB

Gía đơn vị (đ) pB

X

Y

480

300

12000

10000

520

200

10000

18000

·        Chỉ số tổng hợp nghiên cứu sự biến động của giá cả hai mặt hàng ở hai chợ A và B:

Ta có:                        

                        Qx   =  qA + qB  =  480 + 520 = 1000 kg

                        QY =  qA + qB   =  300 + 200 = 500 kg  

Phương pháp so sánh số tuyệt đối
Phương pháp so sánh số tuyệt đối

 Về số tuyệt đối:         (17 x 106 ) - (19 x 106 ) =  - 2 triệu đồng 

Nhận xét: Nói chung giá  cả của hai mặt hàng ở chợ A thấp hơn chợ B là 10,5%, điều này làm giảm giá trị tiêu thụ chợ A so chợ B là hai triệu đồng. 

·        Chỉ số tổng hợp nghiên cứu sự biến động của giá cả hai mặt hàng ở hai chợ A và B: Trong phần nghiên cứu này, ta sử dụng giá trung bình (tính bằng số trung bình số học gia quyền) của mỗi mặt hàng ở hai chợ làm quyền số chung.

            - Giá trung bình mặt hàng X:           

 

Phương pháp so sánh số tuyệt đối

-         Giá trung bình mặt hàng Y:        

Phương pháp so sánh số tuyệt đối

·        Chỉ số tổng hợp nghiên cứu sự biến động của lượng bán ra hai mặt hàng ở hai chợ A và B:

            

Phương pháp so sánh số tuyệt đối

Về số tuyệt đối:         9.220.800 đ - 8.339.200 đ =  881.600 đ 

Nhận xét: Nói chung, lượng tiêu thụ của hai mặt hàng ở chợ A cao hơn chợ B là 10,6%, điều này làm tăng giá trị tiêu thụ chợ A so chợ B lên 881.600 đồng.

4.1 Hệ thống chỉ số liên hoàn hai nhân tố:

            Hệ thống chỉ số được thành lập trên cơ sở các phương trình kinh tế bằng cách kết hợp các chỉ số tổng hợp được tính riêng lẻ thành một hệ thống. Chỉ số phụ thuộc gọi là Chỉ số tòan bộ (Ipq) và các chỉ số độc lập gọi là các chỉ số nhân tố (Ip và Iq). 

Ví dụ:

·        Chỉ số giá trị tiêu thụ (hay doanh số bán) = Chỉ số giá bán  x Chỉ số lượng tiêu thụ

·        Chỉ số tổng chi phí sản xuất = Chỉ số giá thành x Chỉ số khối lượng sản phẩm.

        Tổng quát:                              Ipq  =    Ip        x          Iq                     (1.15) 

        

Phương pháp so sánh số tuyệt đối

Chú ý: Trong phần hệ thống chỉ số chúng tôi chỉ đề cập hệ thống chỉ số với các quyền số của chỉ số nhân tố có thời gian khác nhau. 

Ví dụ: Trở lại ví dụ ở phần 3 mục (b) của chương này về tình hình tiêu thụ 3 mặt hàng A, B và C trên một thị trường, ta sẽ nghiên cứu ảnh hưởng của giá bán và lượng bán ra đến doanh số bán của công ty. Theo hệ thống chỉ số ta có:

                     Chỉ số doanh số bán = Chỉ số giá x Chỉ số lượng tiêu thụ

                                                 Ipq  =    Ip         x          Iq 

Nhận xét về số tương đối:

                             

Phương pháp so sánh số tuyệt đối

Nhận xét về số tuyệt đối:

Phương pháp so sánh số tuyệt đối
  

Nhận xét về số tương đối khi so với giá cả kỳ gốc:

Phương pháp so sánh số tuyệt đối
   

                                          

Phương pháp so sánh số tuyệt đối

Nhận xét chung: Doanh số bán ra (hay giá trị tiêu thụ) năm 1995 so với năm 1994 ở thị trường Y tăng 29% hay tăng 7710 (ngàn đồng) là do ảnh hưởng của hai nhân tố: 

·        Do giá cả các mặt hàng nói chung năm 1995 giảm 5% so với năm 1994 làm giảm giá trị tiêu thụ của thị trường Y là 1990 (ngàn đồng).

·        Do khối lượng các mặt hàng bán ra nói chung năm 1995 so năm 1994 tăng 36% làm   tăng giá trị tiêu thụ của thị trường Y là 9700 (ngàn đồng). 

·        Trong 29% tăng lên của giá trị tiêu thụ chủ yếu do lượng bán ra tăng 36%, còn giá cả nói chung làm giảm 7%. 

4.2 Hệ thống chỉ số liên hoàn nhiều nhân tố:

            Trường hợp chỉ số toàn bộ bị ảnh hưởng bởi nhiều chỉ số nhân tố qua hai kỳ (kỳ báo cáo và kỳ gốc) ta có thể xây dựng hệ thống chỉ số liên hoàn bằng cách lần lượt thay đổi quyền số trong các chỉ số nhân tố khi nhân chúng lại với nhau. Cách chọn quyền số cho các chỉ số nhân tố theo nguyên tắc thông thường ở phần (4.1), nghĩa là nếu nghiên cứu biến động của chỉ tiêu chất lượng thì dùng quyền số là chỉ tiêu số lượng được cố định ở kỳ báo cáo, và ngược lại nghiên cứu biến động của chỉ tiêu số  lượng thì dùng quyền số là chỉ tiêu chất lượng được cố định ở kỳ gốc. 

Ví dụ: Chi phí sản xuất của một công ty qua hai năm 1996-1997 ảnh hưởng bởi giá thành sản xuất một sản phẩm (z) và khối lượng sản phẩm sản xuất ra (q). Trong đó, khối lượng sản phẩm sản xuất ra lại phụ thuộc vào năng suất lao động một công nhân (n) và số công nhân sản xuất trực tiếp trong công ty (s). Tùy theo cách sắp xếp của các chỉ số nhân tố theo thứ tự ưu tiên cho chỉ tiêu số lượng hay chất lượng được triển khai theo nguyên tắc toán học, ta có thể sử dụng một trong hai công thức tổng quát sau đây:

Phương pháp so sánh số tuyệt đối

                   

Phương pháp so sánh số tuyệt đối

Các công thức nhận xét về số tuyệt đối được thành lập giống như trong phần (4.1), ta lấy tử số trừ đi mẫu số rồi cộng lại với nhau. Trở lại ví dụ về chi phí sản xuất, ta có hệ thống chỉ số ảnh hưởng bởi ba nhân tố - giá thành (z), năng suất lao động (n) và số lượng công nhân (s) như sau:

Phương pháp so sánh số tuyệt đối
 

      5. Chỉ số giá người tiêu thụ (CPI): (Cïonsumers price indexes)

Top

            Một ứng dụng quan trọng của phương pháp chỉ số là sử dụng chỉ số giá cả. Khi xây dựng chỉ số giá cả cần phải xác định những nhóm sản phẩm nào có tầm quan trọng đối với túi tiền của người tiêu thụ. Cục thống kê là cơ quan có chức năng lập danh mục các sản phẩm được chọn để ước lượng biến động của giá cả thị trường qua thời gian và thường xuyên tổ chức điều tra để theo dõi và tính toán sự biến động của giá. Chỉ số giá cả quan trọng nhất là chỉ số giá người tiêu thụ (CPI)û. Chỉ số này dùng để  đánh giá ảnh hưởng của biến động giá cả trên thu nhập của người tiêu thụ, và cũng là chỉ tiêu để đo lường lạm phát (inflation), đồng lương thật (real wage) hay thu nhập thật (real income). Có hai loại chỉ số giá người tiêu thụ: 

5.1 Chỉ số Laspeyres:

Chỉ số Laspeyres được thể hiện qua công thức sau:

Phương pháp so sánh số tuyệt đối
                    

Trong đó pn và p0 là giá tại thời điểm n và thời điểm gốc; q0 là lượng sản phẩm tiêu thụ trung bình ở thời điểm gốc, và q0 thường được đo lường qua điều tra chọn mẫu và là lượng sản phẩm tiêu thụ trung bình của một hộ gia đình trên một đơn vị thời gian. Như vậy, để đo lường biến động của giá, lượng sản phẩm được dùng như là gia trọng (quyền số) phản ánh mức độ quan trọng của sản phẩm đó đến túi tiền của người tiêu thụ.

Ví dụ: Có tình hình giá cả và lượng tiêu thụ bốn mặt hàng của một hộ gia đình/tháng qua hai năm 1998-1999 như trong bảng sau:  

Sản phẩm

Giá

(1000đ/kg)

Lượng tiêu thụ (kg)

Chi tiêu 

(1000đ)

1998

1999

1998

1998

1999

1. Thịt bò

24,0

27,0

5,0

120,0

135,0

2. Sườn heo

18,0

18,4

2,0

36,0

36,8

3. Cá thu

22,4

19,8

1,0

22,4

19,8

4. Thịt gà

10,2

11,4

4,0

40,8

45,6

Tổng cộng

219,2

237,2

 

Phương pháp so sánh số tuyệt đối

Như vậy, năm 1999 giá cả bốn mặt hàng nói chung tăng 8% so với năm 1998 (hay chỉ số giá tiêu dùng của bốn mặt hàng nói chung tăng 8% qua hai năm 1998-1999). Cần chú ý rằng chi tiêu của hộ gia đình tăng lên là do lạm phát (trượt giá) chứ không phải do lượng tiêu dùng thật sự tăng (hoặc sự tăng lên của chất lượng thực phẩm do thay đổi cơ cấu thức ăn). 

5.2 Chỉ số Peasche:

            Ngược lại với chỉ số Laspeyres, chỉ số Peasche chọn lượng sản phẩm tiêu thụ ở thời điểm n làm quyền số. Chúng ta biết rằng thói quen tiêu thụ và thị hiếu của người tiêu dùng thay đổi với thời gian. Một loại sản phẩm có thể được dùng thịnh hành cách đây 10 năm nhưng hiện nay không còn quan trọng nữa. Vì vậy, để phản ánh đúng những biến động trong thói quen tiêu dùng (hay thói quen tiêu dùng của khách hàng thay đổi theo xu hướng nào để các công ty có thể đáp ứng đúng thị hiếu thay đổi đó), việc chọn lượng sản phẩm qn ở thời điểm nào là rất quan trọng, chính điều này chỉ số Peasche được ứng dụng nhiều trong thực tế.

 

Phương pháp so sánh số tuyệt đối

            Trở lại ví dụ trên, trong năm 1999 nếu lượng cá thu tiêu thụ/tháng của hộ gia đình giảm còn 0,5kg và thịt gà tăng lên 4,5kg/tháng thì:

Phương pháp so sánh số tuyệt đối
 

Lúc này chỉ số giá trở thành:

 

Phương pháp so sánh số tuyệt đối

Nhận xét: Chỉ số giá của bốn mặt hàng nói chung tăng 9% qua hai năm 1998-1999. Sự tăng lên này bao gồm cả việc tăng do cơ cấu lượng thức ăn thay đổi, chất lượng thức ăn cũng thay đổi theo chứ không đơn thuần chỉ do nguyên nhân giá tăng lên.    

1. Có tài liệu về tình hình sản xuất của một công ty qua hai năm như sau: 

Phương pháp so sánh số tuyệt đối
           

            1. Hãy xác định sự biến động về giá thành và khối lượng chung của cả hai lọai sản phẩm của công ty?

            2. Phân tích sự thay đổi tổng chi phí sản xuất của công ty trong hai năm 1998 và 1999? 

2. Tại công ty thương nghiệp của một thành phố, công ty này kinh doanh 5 mặt hàng thiết yếu cung ứng cho thị trường này, doanh thu qua hai năm 1998 và 1999 như trong bảng dưới đây:

Hãy phân tích sự biến động doanh thu của cả 5 mặt hàng nói trên của công ty qua hai năm biết rằng giá cả năm 1999 so với năm 1998: đường tăng 16%, xà phòng bột tăng không đáng kể, bột ngọt tăng 10%, quần áo may sẳn giảm 8% và bánh kẹo tăng 12%.

Phương pháp so sánh số tuyệt đối

3. Có tài liệu về tổng giá trị sản lượng của các xí nghiệp thuộc tổng công ty X qua hai năm 1998-1999 như trong bảng sau.

Hãy tính:

1.      Số tương đối nhiệm vụ kế hoạch của mỗi xí nghiệp và của tổng công ty?

2.      Số tương đối hoàn thành kế hoạch của mỗi xí nghiệp và của tổng công ty?

3.      Số tương đối động thái của mỗi xí nghiệp và của tổng công ty?
Trình bày các kết quả tính toán được thành bảng thống kê. 

Tổng giá trị sản lượng  (nghìn đồng)

Tên xí nghiệp

1998

1999

Thực tế

Kế hoạch

Thực tế

A

  4.300

  4.500

  6.150

B

10.600

12.000

14.200

C

  5.000

  5.500

  4.300

D

  1.200

  1.300

  1.310

Cộng

21.100

23.300

25.960

 4.

1.      Kế hoạch của một xí nghiệp dự kiến hạ giá thành đơn vị sản phẩm 5% so với kỳ gốc. Thực tế so với kỳ gốc giá thành đơn vị sản phẩm đã giảm 7%. Hãy tính số tương đối hoàn thành kế hoạch giảm giá thành?

2.      Kế hoạch của xí nghiệp dự kiến giảm lượng thời gian hao phí để sản xuất một đơn vị sản phẩm là 4% so với kỳ gốc. Thực tế so với kỳ gốc lượng thời gian hao phí để sản xuất một đơn vị sản phẩm tăng 2%. Hãy tính số tương đối hoàn thành kế hoạch về chỉ tiêu nói trên?

3.      Kế hoạch của xí nghiệp dự kiến tăng tổng giá trị sản lượng 8% so với kỳ gốc. Thực tế so với kỳ gốc tổng giá trị sản lượng đã tăng 12%. Hãy tính số tương đối hoàn thành kế hoạch về chỉ tiêu nói trên? 

18. Diện tích đất đai của một tỉnh là 4.000 km2, dân số trung bình trong năm 1999 là 808.000 người. Cũng trong năm 1999 các cơ quan hành chánh của tỉnh đã đăng ký khai sinh 40.400 người và khai tử 9.696 người.

Hãy tính:

1.        Mật độ dân số của tỉnh?

2.        Hệ số sinh, hệ số chết và hệ số tăng tự nhiên của nhân khẩu trong tỉnh?
 

5. Có tài liệu về chi phí sản xuất trong tháng 12-1999 của một xí nghiệp như sau:

                                      Ðvt:  1000 đồng

Các khoản chi phí

Kế hoạch

Thực tế

Nguyên, nhiên, vật liệu

1.000

1.400

Khấu hao tài sản cố định

   100

   130

Tiền lương

   600

   900

Quản lý xí nghiệp

   300

   450

Cộng

2.000

2.880

 Biết thêm rằng sản lượng kế hoạch là 200 tấn và thực hiện được 300 tấn. Yêu cầu:

1.      Tính số tương đối hoàn thành kế hoạch giảm giá thành đơn vị sản phẩm của xí nghiệp?

2.      Chỉ rõ các nguyên nhân chính đã làm cho giá thành thực tế đơn vị  sản phẩm giảm so với kế hoạch?

6. Tốc độ phát triển doanh thu của một công ty năm 1995 so với năm 1990 là 2,2 lần. Nhiệm vụ kế hoạch năm 2000 so với năm 1990 phải phát triển chỉ tiêu này lên 4,4 lần. Hãy tính xem tốc độ phát triển trung bình hàng năm từ 1995 đến năm 2000 phải là bao nhiêu để hoàn thành kế hoạch đó?

7. Có các tài liệu về doanh thu tiêu thụ của ba loại hàng như sau: 

Tên hàng

Mức tiêu thụ hàng hóa (1000đ)

Chỉ số cá thể (%)

Kỳ gốc

Kỳ báo cáo

giá cả

lượng tiêu thụ  

A

300

300

100,0

100,0

B

250

420

  93,3

180,0

C

450

780

  86,6

200,0

  Hãy tính:

1.      Chỉ số chung về giá cả?

2.      Chỉ số chung về lượng hàng hóa tiêu thụ?

3.      Ảnh hưởng của thay đổi giá cả và lượng hàng hóa tiêu thụ đối với sự thay đổi mức tiêu thụ hàng hóa chung?

8. Có tài liệu như trong bảng dưới đây. Hãy tính:

1.      Chỉ số chung về giá thành?

2.      Chỉ số chung về khối lượng sản phẩm, biết thêm rằng chi phí  sản xuất kỳ báo cáo tăng 7% so với kỳ gốc? 

Sản phẩm

Tỷ trọng chi phí sản xuất kỳ báo cáo (%)

Tỷ lệ tăng (+) giảm (-) giá thành so với kỳ gốc (%)

A

38,0

-5

B

23,5

-6

C

13,8

-8

D

19,6

-2

E

  5,1

+2