Quan điểm giáo dục học sinh tiểu học

Giải Ba trong hội thi Cô giáo Tài năng – Duyên dáng quận Tây Hồ là minh chứng rõ ràng nhất cho cả vẻ đẹp con người, tâm hồn và tri thức của cô giáo Nguyễn Thanh Hằng. Gắn bó với học sinh Tiểu học Phenikaa, cô luôn coi học sinh là những người cần được “yêu thương, thấu hiểu”.

Tình yêu thương trẻ nhỏ, đam mê truyền đạt tri thức cho học sinh là lý do khiến cô Nguyễn Thanh Hằng chọn theo học ngành Sư phạm. Có lẽ, công việc này cũng phù hợp với tính cách nhẹ nhàng, con người có chiều sâu tâm hồn như cô. Tốt nghiệp ĐH Sư phạm Hà Nội, chuyên ngành Giáo dục Tiểu học, cô Thanh Hằng công tác tại một số trường trên địa bàn Hà Nội.

Cô Hằng thường gắn bó với những môi trường sư phạm đổi mới, sáng tạo bởi bản thân cô cũng luôn mong muốn có những sáng kiến, phương pháp giảng dạy mới truyền đạt kiến thức đến học sinh. Nhiều năm công tác, cô có nhiều đóng góp cho ngành giáo dục và nhiều lần được tặng bằng khen vì những thành tích trong công việc.

Cô đạt giải Ba cuộc thi Giáo viên dạy giỏi cấp quận [Tây Hồ] năm 2010 – 2011, giải Ba hội thi Cô giáo Tài năng – Duyên dáng cấp quận [Tây Hồ] và đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp Quận [Tây Hồ] cùng năm đó. Cô còn đạt giải Ba cuộc thi Giáo viên dạy giỏi cấp Quận [huyện Từ Liêm] năm 2013 – 2014.

Đạt nhiều thành tích trong công tác nhưng cô Thanh Hằng vẫn không ngừng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ của mình bằng cách tham gia nhiều khóa học. Cô tham gia “Đề án Bảo vệ môi trường – Chống biến đổi khí hậu” năm 2011, “Đổi mới dạy học theo mô hình TLIM” năm 2015 và “Tâm lý học và quản lý lớp học MIE” năm 2018.

“Với tôi, trẻ em cần được yêu thương, tôn trọng, học tập, tìm hiểu và khám phá với đúng lứa tuổi của các em. Tôi luôn mong muốn tạo ra được môi trường học tập thú vị, nhiều trải nghiệm, thân thiện cho học sinh của mình để các em  thực sự thấy rằng mỗi ngày đến trường là một ngày vui, coi ngôi trường của mình là ngôi nhà thứ hai và ở đó có một người mẹ dạy dỗ các em bằng cả trái tim. Và trên hết, tôi mong muốn các em có một tuổi thơ tươi đẹp với những giờ học không chỉ về kiến thức, những kỹ năng mà còn bởi những phút giây trò chuyện, vui chơi ngoài giờ của cô và trò để sau này khi trưởng thành, các em sẽ trở thành những người hạnh phúc, có ích cho xã hội.” cô Thanh Hằng chia sẻ.

Cảm ơn các bạn đã ghé thăm website của Nguyễn Thị Bích Hà

Nguyễn Thị Bích Hà tốt nghiệp khoa Giáo dục Tiểu học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội; Là giáo viên tiểu học từ năm 2003 đến năm 2009, sau đó trở thành cán bộ quản lý, chuyên sâu về giáo dục học sinh tiểu học.

Từ những kiến thức và trải nghiệm của bản thân, từ những tiếp cận với học sinh, phụ huynh học sinh, giáo viên, Hà nhận thấy có biết bao điều trong tâm tư mà chúng ta chưa gặp được nhau trong việc giáo dục học sinh, dạy dỗ con em mình.

Giáo dục học sinh từ góc nhìn là phụ huynh …

Thành công! Đó có lẽ là mong ước lớn nhất mỗi phụ huynh đang mong đợi từ con cái của mình. Chỉ là, có những người nhìn thành công ở một giai đoạn dài, nhưng cũng người nhìn thành công đó ở từng giai đoạn ngắn cụ thể. Có người hình dung hình ảnh thành công của con cái khi chúng 18-20 tuổi. Cũng có người hình dung sự thành công ngay từ năm học đầu đời. Bởi thế, nên cách thức rèn luyện con cái của mỗi gia đình hoàn toàn khác nhau. Hợp lý với gia đình này trong giai đoạn này, lại thành không hợp lý với gia đình kia ở giai đoạn khác. Và vì vậy, mong muốn về hình ảnh thầy cô giáo của con cũng hoàn toàn khác nhau ở mỗi gia đình.

Giáo dục học sinh từ góc nhìn là giáo viên …

Hạnh phúc! Đó là điều mà mỗi người đều mong muốn đạt được trong cuộc đời. Giáo viên cũng vậy. Cảm giác hạnh phúc của giáo viên không chỉ đơn giản nằm trên trang giáo án, trong lớp học, trong nhà trường.

Giáo viên cũng có cuộc sống cá nhân giống như bao phụ huynh với những ngành nghề khác. Có người tìm thấy hạnh phúc trong việc giảng dạy. Có người thấy hạnh phúc tại chính gia đình mình, hay tại các mối quan hệ xã hội, … Dù vậy, nhưng với công việc của mình, mỗi giáo viên đều mong muốn một kết quả chung nhất. Đó là sự thành công của từng lứa học sinh do chính mình dìu dắt! Và vì thế, mọi giáo viên đều có một mong muốn lớn nhất. Đó là sự hợp tác của phụ huynh học sinh với công việc của mình.

Từ góc nhìn là học sinh …

Càng ở lứa tuổi nhỏ, em lại càng mong được vui chơi hơn là được học. Mỗi tiết học ở trường, chắc em sẽ nhớ nhất những phút giây được chơi. Ở nhà, với lứa tuổi tiểu học, các em cũng thích được chơi hơn là học. Chơi với bố mẹ, ông bà, hàng xóm láng giềng, trẻ em xung quanh, …

Chúng ta cùng đồng hành …

Các trò chơi cũng đều có nội dung, có quy luật. Thế nên, Hà nhận thấy, việc sáng tạo, tích hợp các kiến thức, các phẩm chất, năng lực thành những trò chơi cho trẻ có lẽ là một con đường học tập dễ chịu nhất với các em.

Bằng kiến thức chuyên môn, trải nghiệm thực tế, ghi chép về tâm lý lứa tuổi, Hà mong muốn mang đến những thông tin hữu ích cho mọi người. Các bậc phụ huynh có thể dễ dàng cùng con học tập ở nhà. Các thầy cô giáo có thể giáo dục học sinh nhẹ nhàng nhất. Phụ huynh và giáo viên có thể cùng đồng hành trong việc nuôi và dạy một đứa trẻ.

Hơn thế nữa, Hà mong muốn mang đến những giải pháp nhỏ giúp các thầy cô giáo không chỉ sống được với nghề bằng những đồng lương ít ỏi, mà còn có thể đam mê, tâm huyết với nghề để có được một cuộc sống cá nhân sung túc, tự do.

Về giáo dục học sinh …

Đối tượng mà các nền giáo dục hướng tới chính là con người, là học sinh.

Hà hiểu rằng, mỗi học sinh đều mang một giá trị riêng biệt. Nhiều giá trị riêng biệt làm nên nét toàn diện của một tập thể. Những giá trị ấy có thể khác nhau ở từng học sinh bởi những năng lực cá nhân khác nhau. Tuy nhiên, quá trình vận hành tư duy để tạo ra thành công của các em lại hoàn toàn giống nhau. Theo tác giả T.Harv Eker, quá trình vận hành ấy thể hiện bởi quy tắc.

Quy tắc đó là: Suy nghĩ sinh ra cảm xúc. Cảm xúc đưa đến hành động. Hành động tạo ra kết quả. Một kế hoạch thành công ở lĩnh vực nào chính là sự kết hợp giữa tư duy, cảm xúc và những hành động về lĩnh vực ấy.

Bởi vậy, hơn hết tất cả, Hà mong muốn những người lớn hiểu được giá trị cốt lõi để tạo nên thành công thực sự cho thế hệ nhỏ tuổi. Có thể tác động trực diện vào tư duy của các em. Từ đó, hướng tới việc từ trong tâm thức, các em sẽ tự hình thành kế hoạch thành công của bản thân trong tương lai.

Mọi sự trừu tượng đều bắt đầu từ những cái cụ thể.

Bằng cách bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống, Hà tin rằng tư duy về sự thành công của các em sẽ được hình thành ngay từ khi còn nhỏ. Cách bạn làm một việc chính là cách bạn làm tất cả mọi việc trong cuộc đời. Vì vậy, Hà hướng tới giáo dục sự tự giác, ý thức, sáng tạo và sự quyết tâm của học sinh trong việc học tập, rèn luyện. Chủ trương chính cho các em: “Tôi luôn luôn kết thúc những việc mà tôi đã bắt đầu”

Khởi nguồn từ đam mê, thành công nhờ đam mê!

Qua chia sẻ với thầy Trần Mạnh Tùng – giáo viên Toán trường Trung học phổ thông Lương Thế Vinh, tôi được biết, thầy Văn Như Cương chính là người mở đường cho anh Tùng. 

Anh Tùng kể: “Năm 1994, nghe danh tiếng thầy Cương, từ Hưng Yên tôi tìm đến trường Phổ thông dân lập Lương Thế Vinh xin được học lớp 10 dù khi đó nhiều bạn bè, người thân can ngăn vì đây là trường tư thục và chưa có tên tuổi nhiều. 

Đến năm 1997, chúng tôi đăng kí thi đại học. Tôi cũng yêu thích nghề sư phạm nhưng nhiều người cũng can ngăn vì lúc đấy các ngành khối kinh tế đang rất hấp dẫn. 

Đúng lúc đó tôi đọc được bài thơ của thầy:

“Các em vào đại học thầy vui

Duy chút băn khoăn, chút ngậm ngùi

Ít em mong muốn vào sư phạm

Ai sẽ thay thầy lúc mấy mươi?”

Và rồi tôi đã chọn trường sư phạm, từ đó cho đến bây giờ, với 20 năm đi dạy, tôi vẫn thấy lựa chọn của tôi hoàn toàn đúng đắn, tôi biết ơn thầy về điều đó”. 

Cậu học trò khóa 1994-1997 trường Lương Thế Vinh năm nào nay đã trở thành giáo viên dạy Toán tại chính mái trường ấy chia sẻ thêm rằng, hàng năm, điểm thi đại học của học sinh Lương Thế Vinh nằm trong top đầu của cả nước. 

Điều gì làm nên thành công như vậy?

Theo cậu học trò Trần Mạnh Tùng đó là sự nỗ lực cố gắng của cả thầy và trò, được định hướng bởi quan điểm giáo dục của thầy Văn Như Cương. 

Chia sẻ với thầy Trần Mạnh Tùng – giáo viên Toán trường Trung học phổ thông Lương Thế Vinh, tôi được biết, thầy Văn Như Cương là người mở đường cho anh Tùng. [Ảnh thầy Tùng cung cấp]

Tại hội thảo chuyên đề “Thầy Văn Như Cương – người mở đường” nằm trong chuỗi sự kiện kỉ niệm 30 năm ngày thành lập Trường Lương Thế Vinh diễn ra ngày 1/10, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam và Trường trung học cơ sở và trung học phổ thông Lương Thế Vinh tổ chức, cậu học trò Trần Mạnh Tùng đã nêu cụ thể 5 quan điểm này. 

Một là quan điểm đi trước, đón đầu

Trường dân lập đầu tiên: Năm 1989, thầy Cương mở trường dân lập đầu tiên, trường Phổ thông Dân lập Lương Thế Vinh với mục tiêu kép: 

“Giáo dục toàn diện cho học sinh thi đỗ tốt nghiệp và chuẩn bị tốt nhất cho học sinh thi đỗ vào các trường đại học và cao đẳng”.

Trường cũng đề cao tính dân chủ trong trường học, khắc phục những điểm yếu của ngành lúc bấy giờ và tạo điều kiện cho mọi học sinh, đặc biệt là các em không có hộ khẩu Hà Nội.

Mục tiêu này nhận được sự hưởng ứng rất mạnh mẽ trong xã hội và tạo một cú hích tích cực trong ngành giáo dục.

Lựa chọn ban cơ bản: Sau 3 năm dạy thí điểm ở 11 tỉnh thành với 50 trường, năm 2006, Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai chương trình phân ban, gồm 3 ban: Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội và ban Cơ bản.

Ngay từ đầu, thầy Cương đã cho rằng 2 ban Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội là nặng nề và Lương Thế Vinh chọn ban Cơ bản rồi chọn các môn nâng cao phù hợp với khối thi [Khối A: Toán - Lý - Hóa, Khối D: Toán – Văn - Anh].

Năm 2014, đề thi đại học, cao đẳng của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã bỏ phần nâng cao – đây được coi là dấu chấm hết cho chương trình phân ban của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đặc biệt, hiện nay, hầu hết các nhà trường đều học ban cơ bản. 

Điều này chứng tỏ, lựa chọn của thầy Cương là hoàn toàn hợp lí và có tầm nhìn xa, trông rộng.

Chủ động thích ứng với đổi mới chương trình và sách giáo khoa:

Thầy Cương cho rằng, để đổi mới giáo dục thì việc đầu tiên là đổi mới chương trình và sách giáo khoa.

Là người làm sách giáo khoa nhiều năm, thầy rất quan tâm và là tấm gương sáng về tự học, tự nghiên cứu, rèn luyện.

Quan điểm của thầy cũng lan tỏa đến đội ngũ giáo viên chúng tôi, giúp chúng tôi chủ động tiếp cận và tự đào tạo, từng bước thay đổi để nâng cao kiến thức, coi trọng dạy học phân hóa cá nhân, dạy học tích hợp, làm chủ công nghệ thông tin,… 

Hai là quan điểm thẳng thắn phản biện

Hơn hai mươi năm qua, trong những đổi mới về chương trình sách giáo khoa  phổ thông, thử nghiệm các mô hình giáo dục, đổi mới thi cử... luôn có bóng dáng của thầy Văn Như Cương, trong vai người phản biện.

Tư duy sắc sảo, đặc biệt là quan điểm luôn đặt quyền lợi của học sinh lên trên đã khiến tiếng nói của thầy được sự quan tâm, đồng thuận của dư luận xã hội.
Người ta ví von: thầy thuộc "thế hệ vàng" những chuyên gia giàu tâm huyết và cũng thẳng thắn đến gay gắt.

Quan điểm ấy của thầy cũng ngấm vào các thế hệ giáo viên trường Lương Thế Vinh. Ở trường chúng tôi, việc tranh luận chuyên môn, phát biểu ý kiến, góp ý, phê bình,… là một việc làm thường xuyên, liên tục và hết sức tự nhiên, không cần né tránh.

Tất cả đều hướng đến việc nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục.

Ba là, quan điểm giáo dục yêu thương học sinh

Tình yêu của thầy với các em học sinh là điều rất dễ nhận thấy, thầy như một người ông, yêu thương và gần gũi.

Thầy chuyển đến trường ở để được ở cạnh học sinh, tranh thủ giờ nghỉ vui chơi, chuyện trò cùng các em.

Khi được hỏi: Nếu ngược về quá khứ để thay đổi, thầy sẽ thay đổi điều gì? Thầy bảo, tôi vẫn sẽ làm thầy giáo vì tôi không hình dung ra cuộc sống của tôi sẽ thế nào nếu thiếu các em học sinh.

Ở trường Lương Thế Vinh, khi tuyển giáo viên bao giờ cũng có phần phỏng vấn. Thầy Cương rất chú trọng tiêu chí thầy cô yêu thương, gần gũi và nhiệt tình với học sinh. 

Quan điểm đặt học sinh vào trung tâm, luôn lắng nghe và tạo điều kiện tốt nhất cho các em sẽ là kim chỉ nam cho mọi hoạt động giáo dục của trường Lương Thế Vinh.

Bốn là quan điểm chống bệnh thành tích 

Bệnh thành tích là một căn bệnh trầm kha của ngành giáo dục và đang có phần nặng thêm. 

Thầy Cương thường xuyên lên án những biểu hiện của bệnh thành tích đang vắt kiệt sinh lực thầy và trò, làm sai lệch, méo mó giá trị đích thực của giáo dục.

Bất bình với con số tốt nghiệp trung học phổ thông hàng năm lên đến 98%, 99% nên thầy Cương đã khẳng định rằng: "Phải chống được căn bệnh này thì mới mong đổi mới giáo dục toàn diện".

Khi được hỏi, với những đóng góp lớn lao như vậy, tại sao trường Lương Thế Vinh chưa có được bằng khen hay huân chương ghi nhận, thầy bảo: “Sự đánh giá của xã hội và sự ghi nhận của học sinh, phụ huynh mới chính là hạnh phúc lớn nhất của người thầy”.

Ở trường Lương Thế Vinh chúng tôi, các hoạt động không thiết thực, không cần thiết thì không cần phải tổ chức. 

Các em học sinh không phải gồng mình để gán vào một danh hiệu định trước.
Là giáo viên, chúng tôi không phải chạy theo một thành tích nào cả, chỉ cần cố gắng làm hết sức của mình.

Thầy trò chúng tôi coi đấy là một niềm hạnh phúc!

Năm là quan điểm dạy thật, học thật

Người ta hỏi thầy Cương: Bí kíp nào để Lương Thế Vinh đạt kết quả cao như thế? Thầy trả lời đơn giản: "Dạy thật, học thật".

Thầy quan niệm: Học sinh cần môi trường giáo dục sạch vì nếu không sạch thì sẽ không có nền giáo dục tốt và có trò giỏi được. Nếu dạy trẻ con trung thực mà chúng ta lại nói dối thì không gì phản giáo dục bằng.

Tôn chỉ của thầy Cương là theo sát mọi hoạt động giáo dục của trường Lương Thế Vinh suốt 30 năm nay, các kết quả được xã hội ghi nhận và đánh giá cao.

Ở trường Lương Thế Vinh, kênh đánh giá giáo viên chủ yếu thông qua học sinh. Cuối mỗi năm học nhà trường phát phiếu để hỏi ý kiến học sinh, thậm chí ngay trong quá trình dạy, nếu giáo viên không đáp ứng được yêu cầu, học sinh có thể đề nghị đổi.

Trường nghiêm cấm giáo viên dạy thêm học sinh đã học mình trên lớp và như thế là các tiêu cực của dạy thêm, học thêm không hề xuất hiện.

Chúng tôi tin tưởng rằng, những quan điểm giáo dục hết sức tiến bộ và nhân văn của thầy Văn Như Cương sẽ là tôn chỉ trong hành động, là định hướng nhất quán để trường Lương Thế Vinh tự tin xây dựng và phát triển thương hiệu của mình trong tương lai.

Thùy Linh

Video liên quan

Chủ Đề